Theo dự thảo, thông tư này hướng dẫn việc quản lý kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thực hiện (theo quy định tại Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông).
![]() |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Nguồn kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông gồm:
Nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề thuộc ngân sách trung ương) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn huy động hợp pháp, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Dự thảo cũng nêu rõ về từng nội dung và mức chi thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Chi tổ chức họp thẩm định sách giáo khoa
Chi thuê hội trường, phòng họp, trang thiết bị phục vụ cho các cuộc họp thẩm định (nếu có), bao gồm thuê thiết bị công nghệ thông tin, máy chiếu, thuê đường truyền, các chi phí trực tiếp khác có liên quan; Chi khác phục vụ trực tiếp họp Hội đồng thẩm định (điện, nước, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, chuyển phát tài liệu đến thành viên của Hội đồng và các khoản chi trực tiếp khác): theo thực tế phát sinh.
Các khoản chi phí thực tế nêu trên khi thanh toán phải có đầy đủ chứng từ, hoá đơn theo quy định.
Các khoản chi cho thành viên Hội đồng thẩm định sách giáo khoa
Chi tiền công đọc thẩm định tài liệu trước phiên họp: tối đa 35.000 đồng/tiết/người.
Chi thanh toán tiền phương tiện đi lại, tiền thuê phòng nghỉ.
Chi phụ cấp tiền ăn: Theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC và văn bản của Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện Thông tư số 40/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Chi tiền công họp thẩm định: Tối đa 200.000 đồng/người/buổi với chủ tịch Hội đồng thẩm định; tối đa 150.000 đồng/người/buổi với phó chủ tịch, ủy viên, thư ký Hội đồng thẩm định.
Mức chi này áp dụng đối với thành viên Hội đồng thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, và sẽ hết hiệu lực sau khi có quy định về chế độ tiền lương mới (theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018).
Các mức chi quy định tại Thông tư này là mức chi làm căn cứ để lập dự toán chi cho công tác thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Hải Nguyên
Năm 2020 ngành giáo dục gặp phải tiền lệ chưa từng có: nghỉ kéo dài vì dịch Covid-19, thi THPT quốc gia thành 2 lần... Nhưng gây xôn xao hơn cả là việc thay SGK lớp 1, bước khởi động của đưa chương trình giáo dục phổ thông mới vào đại trà.
" alt=""/>Lấy ý kiến quản lý kinh phí việc thẩm định sách giáo khoa mới![]() |
Gần 2 năm nay người dân sinh sống trong khu đô thị Ao Sào không có nước sạch để sử dụng |
Ở nhà cao cấp, dùng nước giếng khoan
Xách xô nước nổi cặn ra cho chúng tôi xem, bà Nguyễn Thị T sinh sống tại Khu đô thị Ao Sào bức xúc: “Khi đi mua nhà họ tư vấn ngon ngọt lắm, nào là hiện đại, nào là hạ tầng, dịch vụ tốt, nhưng gần 2 năm qua chúng tôi phải sử dụng nguồn nước như thế này đây”.
Theo bà T, cuối năm 2014 khi nhận nhà bà T phát hiện không có nguồn nước sinh hoạt để sử dụng, tuy nhiên vì đầu tư hết tiền để mua nhà nên gia đình bà T đành ngậm ngùi dọn đến ở. Để có nguồn nước sinh hoạt, bà phải bỏ tiền ra mua nguồn nước sạch của các hộ dân sinh sống cạnh khu đô thị. “Mua mỗi mét khối nước mất 50.000 đồng, tháng ít cũng hết 25 khối, tháng nào cũng mất hơn triệu tiền nước. Bức xúc lắm, phản ánh đến chủ đầu tư mấy lần rồi nhưng không thấy động tĩnh gì” - bà T cho biết.
![]() |
Nhiều hộ dân phải sử dụng nước giếng khoan |
Để có nguồn nước sử dụng, một số hộ dân ở đây đành phải “làm liều” bỏ ra hơn 50 triệu đồng để khoan giếng và cung cấp nguồn nước cho các hộ dân tại đây. Dù đã lọc qua nhưng nguồn nước vẫn đục ngầu, hôi tanh. Nhiều hộ gia đình bỏ tiền tỉ ra mua nhà nhưng không dám dọn đến ở vì không có nước sạch, con đường dẫn vào khu đô thị nham nhở ổ voi, ổ gà, ngày nắng thì bụi bặm, mưa lầy lội. Ông Quý - một hộ dân sinh sống tại đây - cho biết, theo cam kết, khi bàn giao nhà chủ đầu tư phải bàn giao sổ đỏ cho người dân nhưng đã gần hai năm nay, gần 100 hộ dân mua nhà tại đây vẫn chưa nhận được sổ đỏ. “Chúng tôi sắp không chịu nổi rồi.
Nhiều người lỡ bỏ tiền mua nhà giờ bán lại không thể nào bán được vì không ai dám mua” - ông Quý cho biết. Cũng theo ông Quý, bao quanh khu đô thị này có rất nhiều ao hồ, mương nước đen ngòm, hôi thối nên muỗi rất nhiều và ô nhiễm, người dân luôn sống trong tình trạng lo ngại sốt xuất huyết. “Chúng tôi già rồi thế nào cũng được, nhưng tội mấy đứa trẻ” - ông Quý nói.
Trước những bức xúc của người dân, mới đây Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Quang Hiếu đã có buổi làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị hữu trách. Tại đây, ông Hiếu yêu cầu, ngay trong tháng 5 này chủ đầu tư phải phối hợp với chính quyền địa phương, Xí nghiệp nước sạch của quận Hoàng Mai đấu nối đường ống của Khu đô thị Ao Sào với đường ống cấp nước của thành phố để cấp nước cho người dân.
Thế nhưng, chiều 31.5, các hộ dân Khu đô thị Ao Sào cho biết, chủ đầu tư vẫn chưa cấp được nguồn nước sạch cho người dân sử dụng. “Mấy hôm trước có thấy một số người mang đồng hồ nước đến lắp, tuy nhiên chỉ làm mang tính đối phó, lắp cho một vài nhà rồi thôi. Mỗi tuần họ dùng xe téc chở nước sạch tới cấp miễn phí cho mỗi nhà một khối, chừng đó nước chúng tôi dùng sao đủ” - chị Lan - một người dân sống tại đây bức xúc.
Bỏ 4 tỉ đồng mua nhà tường nứt
Vì không kham nổi khoản tiền thuê nhà trọ nên gần 1 tháng nay gia đình ông Nguyễn Văn H phải chuyển về Khu đô thị Ao Sào để sinh sống. Theo ông H, ông mua một căn hộ tại đây với giá hơn 3 tỉ đồng, sửa sang, sắm sửa trong nhà xong xuôi cũng hết gần 4 tỉ nhưng vì không có nguồn nước sạch nên mấy năm qua gia đình ông không dám đến ở.
Chỉ tay vào những vết nứt trên tường nhà, ông H cho biết, ông không khỏi lo ngại về chất lượng của căn nhà. “Hồi mới mua tôi có đi hỏi một số người dân ở đây thì họ kể thợ xây họ làm nhanh lắm, chưa vào ở nhưng tường nhà đã xuất hiện nhiều vết nứt, hôm rồi phải trát lại các vết nứt. Về lâu dài không biết chất lượng nhà thế nào nhưng với số tiền này mà mua được nhà nên không dám kêu” - ông H bày tỏ.
Chiều 31.5, trước phản ánh của người dân, phóng viên Báo Lao Động đã liên hệ với Công ty CP Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5 để tìm hiểu tình hình. Tuy nhiên, một lãnh đạo công ty cho biết đang đi công tác nên chưa thể trả lời về những vấn đề liên quan.
Theo Lao động