Nhận định, soi kèo Khonkaen United vs Prachuap, 19h00 ngày 2/2: Khó tin cửa trên
相关文章
- 、
-
Soi kèo phạt góc Girona vs Las Palmas, 3h00 ngày 4/2 -
Nghệ sĩ Việt: 'Hồng Tơ vợ đẹp, con ngoan không hiểu sao vướng đỏ đen'Tấn Beo kể anh biết thông tin Hồng Tơ bị bắt vào cuối tháng 4 từ những người bạn làm trong ngành công an. Nam nghệ sĩ nói cảm thấy tiếc thay cho Hồng Tơ khi không vượt qua cám dỗ, rơi vào con đường từng hủy hoại sự nghiệp, gia tài trước đây.
"Cách đây 8 năm, tôi là người thúc giục và hỗ trợ anh Hồng Tơ quay lại với sân khấu. Từ đó, anh chăm chỉ đi diễn, thường xuyên làm từ thiện, ăn chay, có cuộc sống êm ấm bên vợ con. Tôi nghĩ anh ổn rồi, không ngờ bây giờ lại vướng vào lao lý thế này. Thật đáng buồn cho người anh đồng nghiệp. Tôi mong sau khi cơ quan điều tra làm việc, anh ấy sẽ được khoan hồng", Tấn Beo buồn bã nói.
Duy Phương cũng buồn thay cho Hồng Tơ sau khi nghệ sĩ bị bắt vì đánh bạc, "Hồng Tơ đã ngoài 50 tuổi, hiểu đời, chứ không phải nhỏ dại mà không hiểu biết về quy định của pháp luật", Duy Phương nói. Theo ông, mỗi người có cuộc sống riêng, không thể đưa ra lời khuyên về cách sống, làm việc của người khác.
"Hồng Tơ từng ở đỉnh cao, cuộc sống giàu sang nhưng sau này trở lại, mọi thứ khó khăn hơn. Có lẽ vì thế cậu ấy muốn đốt cháy giai đoạn, tìm kiếm gì đó để vực dậy cuộc sống nên tìm đến cờ bạc", Duy Phương đưa quan điểm.
Nghệ sĩ hài Phú Quý cũng cho biết ông cảm thấy bất ngờ khi nghe tin Hồng Tơ bị bắt. "Vài năm qua, Hồng Tơ mua được nhà đẹp, có vợ đẹp, con ngoan. Ai cũng mừng cho cậu ấy. Không ngờ, Hồng Tơ lại vướng lao lý. Tôi tiếc cho đứa em của mình", ông nói.
'Hồng Tơ đánh bạc ai cũng biết'
Nhà của nam diễn viên nằm trong một hẻm rộng, khá yên tĩnh. Ngôi nhà 2 tầng lầu nổi bật bởi được sơn màu tím. Nội thất trong nhà cũng phủ màu tím, được trang trí bởi nhiều ảnh chân dung của Hồng Tơ.Nam diễn viên thiết kế tầng trệt làm không gian bán cà phê. Tuy nhiên, khi phóng viên đến, quán vắng vẻ, không có khách. Khi được hỏi về Hồng Tơ hay vợ nam diễn viên hài, người giúp việc tại quán cà phê từ chối trả lời.
Trao đổi với Zing.vn, anh T.A, một người hàng xóm của Hồng Tơ - cho biết: "Hồng Tơ bị bắt cách đây 2 tuần rồi. Chuyện anh ấy đánh bạc tại nhà là điều ở xóm này ai cũng biết".
Người này cho biết thêm mặc dù hoạt động đánh bạc của Hồng Tơ không ồn ào, không làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh nhưng không ai thích trong xóm có tệ nạn như vậy.
Anh B.H - người giữ xe ngay đầu hẻm nhà Hồng Tơ - cũng cho hay: "Hồng Tơ về đây sống hơn một năm nhưng ít giao tiếp với mọi người. Anh ấy mở quán cà phê ngay tại nhà, ban đầu cũng đông khách".
Trước đây, Hồng Tơ từng thừa nhận mất tất cả vì đam mê cờ bạc. Anh kể một lần cá độ, có khi anh thua 200 triệu đồng. Nam diễn viên hài từng nợ tới 10 tỷ đồng, phải bán biệt thự 550 cây vàng trả nợ. Không những thế, cây hài kể còn phải bỏ chạy vì xã hội đen truy đuổi.
Hồng Tơ kể nhớ mãi cảnh bị chủ nợ đến nhà bấm cháy chuông cửa. Khi không ra, nam diễn viên bị mắng chửi là “thằng nghệ sĩ hèn, vay nợ rồi giờ trốn”. Có lần, bị giang hồ vác mã tấu đến tìm, Hồng Tơ phải leo lên sân thượng, trèo gấp qua nhà khác trốn, bị trượt chân, tưởng té suýt chết.
Hồng Tơ tên thật là Cao Văn Tơ. Nam diễn viên sinh năm 1963 tại Mỹ Tho, Tiền Giang, xuất thân là diễn viên cải lương nhưng sau đó nổi tiếng ở lĩnh vực hài kịch.
Các vở cải lương Hồng Tơ tham gia như Hòn vọng phu, Tình yêu và tướng cướp... Khán giả cũng từng gặp Hồng Tơ trong các bộ phim như Khi đàn ông có bầu, Cái bóng bên chồng, Truyện cổ tích Việt Nam...
(Theo Zing)
Dính vào cờ bạc, danh hài Hồng Tơ vẫn sở hữu biệt thự tím 20 tỷ đồng
Hồng Tơ cùng với Bảo Quốc, Bảo Chung và Duy Phương là 'tứ trụ' làng hài một thời. Anh thậm chí từng được cho là giàu có hơn 3 người còn lại nếu không kết bạn với "bác thằng bần".
"> -
CES 2022: Sony trình làng các công nghệ TV mới nhấtTV sử dụng công nghệ OLED là các mẫu có chất lượng hình ảnh tốt nhất hiện nay. Dòng sản phẩm của Sony sẽ bao gồm 3 mẫu OLED: đáng chú ý nhất là A95K series, được cho là sản phẩm tốt nhất của hãng. Đây là mẫu TV công nghệ QD-OLED (ứng dụng công nghệ lượng tử kết hợp màu sắc và ánh sáng) thứ hai được công bố, sau sản phẩm của Samsung. Sony cũng ra mắt các TV OLED có góc nhìn và màu sắc tốt hơn như A90K và A80K.
Các sản phẩm không dùng công nghệ OLED, đáng chú ý có Z9K và X95K với độ phân giải lần lượt là 8K và 4K, cả hai đều sử dụng công nghệ mini-LED và công nghệ kiểm soát đèn nền (blacklight master drive). Ngoài ra, Sony còn tích hợp phiên bản vi xử lý “nhận thức” mới nhất từng được giới thiệu năm ngoái, hứa hẹn cải thiện màu sắc và độ sâu hình ảnh.
Ngoài chất lượng hình ảnh, công ty đem tới một số tính năng hỗ trợ người dùng như tìm kiếm điều khiển từ xa, tương tự trên Roku Ultra (thiết bị truyền phát trực tuyến kỹ thuật số) cho phép phát ra âm thanh khi người dùng không may đánh mất điều khiển.
Sony cũng mang đến mẫu camera mới có tên Bravia Cam, tích hợp trên 2 sản phẩm đắt nhất và là phụ kiện tùy chọn trên các mẫu TV khác. Ngoài dùng trong ứng dụng nhắn tin video như Google Duo, thiết bị này còn có thể điều chỉnh hình ảnh và âm thanh theo môi trường trong phòng hay khoảng cách người dùng, hiện thông báo khi ai đó tiếp cận quá gần màn hình, tự động chuyển sang chế độ tiết kiệm điện khi không có người ngồi trước, thậm chí còn có thể phản hồi với các cử chỉ điều khiển đơn giản. Những người chú ý tới bảo mật có thể lựa chọn phương án tích hợp camera có màn che hay đơn giản là điều khiển camera từ xa.
Tất cả sản phẩm TV 2022 của Sony đều có sẵn tính năng VRR thay vì phải cập nhật sau đó. Các tính năng mới khác có thể kể tới như PlayStation 5 tự động nhận diện các TV Sony và cài đặt HDR (dải tương phản động) tốt nhất hoặc chế độ Genre Picture cho phép PS5 phát hiện TV đang hiển thị nội dung game hay các chương trình truyền hình, từ đó tự động bật tắt chế độ Game Mode.
Các sản phẩm của Sony tiếp tục chạy trên hệ điều hành Google TV và một số mẫu sẽ có micro, với nút chuyển vật lý cho tính năng điều khiển giọng nói. Chế độ Netflix Calibrated (cân chỉnh màu sắc) sẽ tự động thích ứng với môi trường xem khác nhau.
Vinh Ngô (Theo Cnet)
Những sản phẩm nổi bật vừa ra mắt tại CES 2022
Samsung Galaxy S21 FE, hệ máy chơi game Alienware của Dell hay ứng dụng tìm chó lạc bằng nếp nhăn trên mũi… là các sản phẩm, dịch vụ đáng chú ý tại triển lãm CES 2022.
"> -
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến lĩnh vực công nghệ Việt NamVới chủ đề “Chuyển đổi số và xu hướng M&A trong lĩnh vực công nghệ năm 2022”, hội thảo nhằm nhận diện các cơ hội, thách thức do chuyển đổi số mang lại, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số. Giá trị giao dịch M&A lĩnh vực công nghệ đã tăng gấp 3 lần
Theo Tiến sĩ Nguyễn Công Ái, thị trường M&A Việt Nam đã cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021, với tổng giá trị được ghi nhận ở mức 8,8 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2021, tương ứng tăng trưởng 17,9% so với cả năm 2020.
Giá trị giao dịch bình quân đã tăng từ 28 triệu USD trong năm 2019 lên 43 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2021. Thị trường vẫn thể hiện xu hướng tăng mạnh, ngay cả trong trường hợp loại trừ các thương vụ có giá trị trên 300 triệu USD.
Mặc dù tài chính ngân hàng, hàng tiêu dùng và bất động sản vẫn là 3 ngành chính đóng góp nhiều nhất cho các thương vụ M&A tại Việt Nam thời gian qua, song số liệu của KPMG thu thập được đã cho thấy, ngành công nghệ đã trở thành 1 trong những những ngành quan trọng, với số thương vụ tăng từ 22 năm 2020 lên 42 vào năm 2021 và đóng góp gần 1 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2020.
Có thể kể đến một số giao dịch đáng chú ý như: Tiki (vòng gọi vốn 258 triệu USD do Bảo hiểm AIA dẫn dắt), Sky Mavis (vòng gọi vốn 152 triệu USD do Andreessen Horowitz dẫn dắt), Momo (vòng gọi vốn 100 triệu USD do Warburg Pincus dẫn dắt).
Theo Tiến sĩ Nguyễn Công Ái, năm 2021, số lượng giao dịch M&A lĩnh vực công nghệ đã tăng gấp đôi trong khi tổng giá trị giao dịch tăng hơn gấp 3 lần, đạt gần 1 tỷ USD. Tiến sĩ Nguyễn Công Ái cũng cho hay: “Sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam là rất lớn. Gần đây chúng tôi nhận được nhiều yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản quan tâm đến Internet Economy, Fintech, Edutech, Media tại Việt Nam”.
Lý giải về sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ, đại diện KPMG Việt Nam cho rằng, một nguyên nhân là do chính sách của Chính phủ Việt Nam đưa ra trong việc hỗ trợ startup, tạo dựng phong trào startup đã có tác dụng lan tỏa tới cộng đồng đầu tư quốc tế.
Cùng với đó, còn bởi chất lượng nguồn nhân lực công nghệ tại Việt Nam ngày càng dồi dào, đã có sự cải thiện đáng kể so với giai đoạn trước. “Đây cũng là một yếu tố thu hút các nhà đầu tư nước ngoài chọn tham gia vào lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam”, ông Nguyễn Công Ái nói.
Thương mại điện tử, Fintech sẽ tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư
Bàn về hoạt động M&A trong lĩnh vực CNTT thời gian qua, ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ TT&TT) thông tin: Trước năm 2015, M&A của Việt Nam chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực dịch vụ, kinh doanh bất động sản… không có M&A công nghệ số.
Giai đoạn 2015 - 2018, đã xuất hiện một số thương vụ M&A trong lĩnh vực công nghệ số có giá trị chuyển nhượng lớn như: VNG mua 38% vốn điều lệ, tương ứng sở hữu 3,72 triệu cổ phần của Tiki. Năm 2018, Vingroup mua 51% cổ phần Mundo Reader, công ty chủ quản của thương hiệu smartphone BQ.
Và đến giai đoạn 2019 – 2021, đã xuất hiện hàng loạt thương vụ lớn như VNPay nhận đầu tư 300 triệu USD từ SoftBank Vision Fund và Quỹ GIC; thương vụ Temasek đầu tư 100 triệu USD vào nền tảng thương mại điện tử Scommerce; Affirma Capital đầu tư 34 triệu USD vào Siêu Việt Group , FPT mua lại nền tảng quản trị doanh nghiệp Base...
Theo ông Nguyễn Thanh Tuyên, dự báo Việt Nam cũng có sự chuyển dịch làn sóng M&A ở hầu hết các lĩnh vực từ sản xuất hàng hoá đến công nghệ trên nền tảng Internet. Đại diện Vụ CNTT còn cho hay, trong 2 năm gần đây, do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đã thúc đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số, sẽ là tiềm năng cho M&A.
Thời gian tới, M&A lĩnh vực công nghệ số chính là mảng đầu tư rất hứa hẹn cho các nhà đầu tư. Hoạt động M&A mang cơ hội và nguồn lực cho các doanh nghiệp công nghệ số. Trong đó, thương mại điện tử, đi kèm với sự phát triển của các ứng dụng trung gian thanh toán là mảng thu hút dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ nhất. Fintech cũng là một điểm nhấn đầu tư trong giai đoạn chuyển đổi số sắp tới
Tuy vậy, vị Phó Vụ trưởng Vụ CNTT cũng chỉ ra hạn chế của hoạt động M&A lĩnh vực công nghệ, đó là: các công ty công nghệ ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn thành hình, phần nhiều vẫn còn ở hình thức các công ty khởi nghiệp. Nhiều công ty có thể có ý tưởng sản phẩm công nghệ tốt, nhưng chưa thể phát triển thành các doanh nghiệp hoạt động quy mô bài bản, có nền tảng, bởi còn hạn chế về năng lực quản trị điều hành doanh nghiệp, hoạch định chiến lược, cũng như năng lực tài chính chưa đủ mạnh.
Mặt khác, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang còn nhiều hạn chế và sản phẩm công nghệ số phần lớn đang chỉ phục vụ cho thị trường trong nước, chưa nhiều sản phẩm có tính khu vực và toàn cầu thì hoạt động M&A còn chưa thực sự bùng nổ, tạo nên kênh huy động vốn cho phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam.
“Chất lượng hàng hóa của các công ty công nghệ tại Việt Nam chưa thật sự “khớp” với kỳ vọng của bên mua, để đủ giúp làn sóng M&A trong lĩnh vực công nghệ thật sự bùng nổ”, ông Nguyễn Thanh Tuyên nhấn mạnh.
Ở góc độ của một nhà đầu tư trong nước, ông Nguyễn Thế Vinh, Giám đốc Công nghệ Nova Tech cho biết, đơn vị này lấy chiến lược M&A làm trọng tâm để nhanh chóng chuyển đổi số toàn diện.
Hiện Nova Tech đang tìm kiếm các doanh nghiệp CNTT có khả năng hiện thực hóa những mục tiêu phát triển, doanh nghiệp thực hiện những ý tưởng công nghệ sáng tạo và thực tế; doanh nghiệp có sự phát triển, định hình rõ ràng. “Ngoài ra, thu hút nhân tài trong lĩnh vực công nghệ cũng là nhiệm vụ trọng tâm để Nova Tech có thể tiến dài và nhanh trong thời gian tới”, ông Vinh chia sẻ thêm.
Vân Anh
Việt Nam đặt mục tiêu có 10 doanh nghiệp công nghệ số đạt doanh thu trên 1 tỷ USD
Việt Nam đặt mục tiêu hình thành ít nhất 10 doanh nghiệp công nghệ số, có năng lực cạnh tranh quốc tế và có doanh thu trên 1 tỷ USD vào năm 2025.
">