c0f636b3 451b 4b26 82af e1077cb586d9.jpeg
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng nơi cô V. công tác. Ảnh: CTV

Trước đó, sau khi nhận được đơn của chị N.T.L. (phụ huynh học sinh lớp 4B) tố cáo cô N.T.V. về việc con chị bị xúc phạm, lăng mạ, ép đi học thêm khi theo học tại trường, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng đã xác minh và yêu cầu cô V. viết bản tường trình.

Nhà trường cũng tạm đình chỉ công tác đối với cô V. từ chiều ngày 25/9 để làm rõ vụ việc. Nhà trường phối hợp với Phòng GD-ĐT TP Ninh Bình xác minh, làm rõ sự việc trên.

Đảng ủy phường Bích Đào cũng đã mời nhà trường, cô V. tới làm việc, cũng như yêu cầu cô viết bản tường trình, kiểm điểm và đưa ra các quy trình xử lý bằng hình thức kỷ luật cảnh cáo.

" />

Cô giáo có lời lẽ xúc phạm học sinh bị kỷ luật cảnh cáo

Thời sự 2025-02-04 07:19:47 9372

Ngày 20/10,ôgiáocólờilẽxúcphạmhọcsinhbịkỷluậtcảnhcáclip nóng ngân 98 thông tin với VietNamNet, lãnh đạo Đảng ủy phường Bích Đào, TP Ninh Bình (Ninh Bình) cho biết, Đảng ủy phường đã thi hành kỷ luật đối với cô giáo N.T.V. (giáo viên chủ nhiệm lớp 4B) Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng bằng hình thức cảnh cáo.

Cũng theo vị lãnh đạo này, về mặt chính quyền, phía Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng cũng thi hành hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với cô V.

c0f636b3 451b 4b26 82af e1077cb586d9.jpeg
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng nơi cô V. công tác. Ảnh: CTV

Trước đó, sau khi nhận được đơn của chị N.T.L. (phụ huynh học sinh lớp 4B) tố cáo cô N.T.V. về việc con chị bị xúc phạm, lăng mạ, ép đi học thêm khi theo học tại trường, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng đã xác minh và yêu cầu cô V. viết bản tường trình.

Nhà trường cũng tạm đình chỉ công tác đối với cô V. từ chiều ngày 25/9 để làm rõ vụ việc. Nhà trường phối hợp với Phòng GD-ĐT TP Ninh Bình xác minh, làm rõ sự việc trên.

Đảng ủy phường Bích Đào cũng đã mời nhà trường, cô V. tới làm việc, cũng như yêu cầu cô viết bản tường trình, kiểm điểm và đưa ra các quy trình xử lý bằng hình thức kỷ luật cảnh cáo.

本文地址:http://member.tour-time.com/html/005b699716.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Al Rayyan vs Al Gharafa, 20h30 ngày 29/1: Khó tin chủ nhà

{keywords}

Nguyễn Ngọc Phương Mai (SN 2001) là cựu học sinh chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam.

Nguyễn Ngọc Phương Mai (SN 2001) là cựu học sinh chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam. Mới đây, Phương Mai nhận được thư báo đỗ từ Đại học Pennsylvania kèm mức học bổng 272.000 USD (khoảng 6,3 tỷ đồng) cho 4 năm học.

Đây là niềm vui lớn với Mai bởi Đại học Pennsylvania là ngôi trường nổi tiếng thuộc khối Ivy League. Ngôi trường này được đánh giá có thế mạnh về các lĩnh vực Khoa học, Luật, Giáo dục,...

Những cuộc trò chuyện không khoảng cách

Có thiên hướng về các ngành Khoa học xã hội, Mai kỳ vọng đây sẽ là môi trường phù hợp nhất với mình để phát triển đam mê học thuật của bản thân.

Lý do Mai lựa chọn Đại học Pennsylvania là đích đến còn bởi “trường tọa lạc ở một thành phố em rất yêu thích là Philadelphia. Đây là thành phố có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời ở Mỹ và cũng là cái nôi sản sinh ra nhiều người có tầm ảnh hưởng như Steve Cohen hay Tổng thống Mỹ Donald Trump”.

“Mặc dù rất mơ ước nhưng em cũng lo lắng việc mình có đủ khả năng đỗ hay không? Tuy nhiên sau cùng em vẫn lấy hết can đảm để “thả” hồ sơ vào trường. May mắn trong số 15 trường đăng ký, Pennsylvania là ngôi trường em đỗ cao nhất và cho em nguồn tài chính hỗ trợ dồi dào nhất”.

Nhắc đến giấc mơ du học Mỹ, Mai bắt đầu nhen nhóm ý định này từ những năm cuối cấp 2. Nhưng phải đến đầu năm lớp 11, nữ sinh trường Ams mới thực sự chắc chắn về ước mơ của mình.

Người đầu tiên Mai tìm đến để chia sẻ chính là mẹ.

“Mẹ luôn là người đồng hành và có sức ảnh hưởng lớn tới em. Tuy nhiên, mẹ không bao giờ áp đặt mong muốn của mình lên con cái mà luôn để cho em tự lựa chọn con đường.

Ngày em chia sẻ với mẹ về ước mơ đi Mỹ, mẹ vẫn còn chưa hiểu lắm về quy trình “apply” hay việc em phải thi những loại chứng chỉ gì.

Mẹ chỉ hỏi: “Con đã suy nghĩ kỹ chưa? Nếu con thấy con đường ấy là đúng đắn nhất thì phải nỗ lực đến cùng”.

Một điều khác Mai cảm thấy thoải mái nhất trong ngôi nhà mình là giữa con cái và bố mẹ chưa từng có khoảng cách. Những cuộc trò chuyện với bố mẹ của Mai càng nhiều hơn khi em bắt đầu bước vào tuổi 16.

“Bố mẹ thường giành nhiều thời gian để hỏi han về tình hình trường lớp, các mối quan hệ và định hướng ngành nghề của em. Em thấy điều đó thực sự có ích vì những cuộc trò chuyện như thế giúp em có thể bày tỏ rõ ràng với bố mẹ về định hướng tương lai”.

Chính sự cởi mở, mạch lạc đã khiến bố mẹ luôn tin tưởng và ủng hộ mọi quyết định Mai đưa ra.

{keywords}

Lý do Mai lựa chọn Đại học Pennsylvania là đích đến còn bởi “trường tọa lạc ở một thành phố em rất yêu thích là Philadelphia.

Bố mẹ Mai đều là công chức nhà nước. Mặc dù không giàu có về tiền bạc, nhưng điều khiến Mai nể phục nhất là bố mẹ luôn sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho việc học tập của con cái.

“Bố mẹ không vì vấn đề tài chính mà ngăn cản em làm điều gì. Ví dụ, khi đi học em rất đam mê trống. Thấy vậy bố mẹ cũng cho em đi học một lớp như thế.

Hay mặc dù em nhận được mức hỗ trợ tài chính lớn nhưng bố mẹ vẫn phải chi trả một phần tiền cho trường. Đây là một sự đầu tư cho giáo dục, bởi việc đóng khoản phí này chắc chắn sẽ đắt hơn nhiều so với việc để em theo học một trường đại học nào đó trong nước. Nhưng bố mẹ luôn khuyến khích nếu em có cơ hội trải nghiệm những điều mới”.

Bài luận đậm chất văn hoá Việt

Cho rằng giá trị truyền thống gia đình là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự trưởng thành của một con người, trong bài luận gửi ngôi trường Pennsylvania, Mai nhắc nhiều đến những kỷ niệm thời thơ ấu dưới mái nhà có 3 thế hệ sinh sống.

“Việc lớn lên trong ngôi nhà có 3 thế hệ sinh sống cùng nhau đã hình thành trong em những bài học quan trọng về tình cảm gia đình, về sự cảm thông với các lối sống đa dạng và sự chấp nhận các giá trị sống khác biệt”.

Ngoài ra một nét văn hoá của người Việt cũng được Mai thể hiện trong bài luận là cách thể hiện tình cảm trong gia đình.

“Người châu Á thường không quá hào phóng với những câu nói như: “Bố mẹ yêu con”, “Ông bà yêu cháu” giống người phương Tây mà chủ yếu bộc lộ tình cảm qua những hành động quan tâm nhỏ bé trong cuộc sống thường ngày.

Ví dụ ông nội của em rất ghét tiếng ồn nhưng trong ngày sinh nhật, ông lại tặng em một quả bóng vì ông biết em rất thích đá bóng.

Hay trong những bữa ăn, bố mẹ em vẫn không quên phần em đùi gà - cũng là phần thịt ngon nhất.

Những sự quan tâm ấy tuy nhỏ bé nhưng với em lại vô cùng ý nghĩa và giá trị. Em nghĩ đó chính là điểm nhấn giúp hồ sơ của em nổi bật hơn”.

Ngoài ra, Phương Mai cũng cho rằng, “bí kíp” để thuyết phục hội đồng tuyển sinh còn phụ thuộc vào việc ứng cử viên thể hiện mình là ai và mình đam mê điều gì trong hồ sơ.

Ví như trong bài luận phụ, nữ sinh trường Ams đã thể hiện rõ ràng đam mê cũng như định hướng học thuật của bản thân trong tương lai.

Phương Mai có thế mạnh về tranh biện, và sự quan tâm đến các lĩnh vực xã hội. Điều này được thể hiện nhất quán trong các bài luận và hoạt động ngoại khoá gửi Đại học Pennsylvania.

{keywords}

Phương Mai tham gia hoạt động tranh biện, truyền thông.

Nắm trong tay nhiều giải tranh biện nhờ tư duy tiếp cận vấn đề sắc sảo, góc nhìn cá nhân đa chiều, logic, nhưng điều khiến Mai hài lòng nhất lại là quãng thời gian em được làm việc trong Tổ chức thúc đẩy bình đẳng giới Việt Nam.

“Những hoạt động tại đây giúp bản thân em trưởng thành hơn rất nhiều.

Ngày còn bé, em thường thích ăn mặc như con trai, thích chơi siêu nhân, lắp ráp thay vì mặc váy và thích chơi búp bê. Khi ấy em thường nhận được những câu nói như: “Sao con bé này chẳng giống những đứa con gái khác”.

Khi lớn hơn em cũng nhận thấy nhiều vấn đề liên quan đến bất bình đẳng giới. Ví dụ con gái khi ra ngoài đường rất dễ bị chòng ghẹo dù cho họ hoàn toàn không mong muốn.

Khi có một bất trắc gì xảy ra với bản thân người con gái, họ sẽ bị nói là không biết giữ gìn thay vì bắt người đàn ông phải chịu trách nhiệm.

Ngược lại giới tính nam cũng phải chịu những định kiến “là con trai phải mạnh mẽ”. Em không mong muốn một thế giới bị bao vây bởi những định kiến như thế. Do vậy em muốn làm điều gì đó để thay đổi tình trạng này”.

Đỗ vào ngôi trường danh giá tại nước Mỹ, cô gái Việt dự định sẽ tận dụng năm đầu tiên để khám phá những lĩnh vực mới mẻ như Chính sách công, Khoa học Chính trị, Kinh tế trước khi đưa ra quyết định chuyên ngành.

Tuy nhiên, Mai khá hứng thú với ngành Khoa học Chính trị và Chính sách công.

“Em cảm thấy những môn học này có sức tác động lên xã hội và xây dựng cho em những hiểu biết về nền tảng, cách thức hoạt động xã hội.

Với những kiến thức tích luỹ được, em mong muốn có thể góp phần xây dựng những chính sách tiến bộ và phát triển cộng đồng”.

Thúy Nga

Thủ khoa trường Tự nhiên giành học bổng tiến sĩ 8,4 tỷ

Thủ khoa trường Tự nhiên giành học bổng tiến sĩ 8,4 tỷ

-Từng thất bại khi trượt một số học bổng lớn, Đạt hỏi lý do thì được phản hồi là cậu còn quá khiêm tốn và không bày tỏ hết ước mơ của bản thân.

">

Bài học về tình cảm gia đình giúp 10X giành học bổng 6,3 tỷ

Nhận định, soi kèo Ipswich vs Southampton, 22h00 ngày 1/2: Chiếc pháo cứu sinh

hen an trua tap 416.jpg
Hai nhân vật tham gia chương trình Hẹn ăn trưa tập 416

Nguyễn Đức Hoàn chia sẻ, hiện tại anh có công ty ở Gia Lai. 9X xác định sẽ mở thêm hoạt động kinh doanh tại TP.HCM nên sẽ đi lại giữa 2 nơi: "Một tuần tôi sẽ ở TP.HCM 2/3 số ngày trong tuần và về Gia Lai thời gian còn lại. Ngoài việc điều hành công ty từ xa, tôi còn đi dạy nhảy, làm xe ôm công nghệ…".

Tú Uyên đang là sinh viên năm cuối Học viện Ngân Hàng, sống tại Thủ Đức. Ngoài giờ lên lớp, cô còn đi dạy bán thời gian tại trung tâm ngoại ngữ, đi làm người mẫu tự do, gia sư tại nhà, MC, ... 

Tự nói về ưu điểm của mình, Hoàn cho biết anh là người luôn vui vẻ, tích cực, có năng khiếu nhảy và diễn xuất. "Khi bạn nữ buồn tôi có thể phục vụ tinh thần cho bạn. Tôi quan tâm tới sức khỏe, tinh thần và kiến thức. Với tôi, tiền bạc là thứ ưu tiên sau cùng", anh Hoàn khẳng định. 

Khuyết điểm của anh Hoàn gói gọn trong từ "lụy": "Tôi làm việc gì sẽ làm tới cùng, quen ai, yêu ai là sẽ yêu tới cùng".

hen an trua tap 416 2.jpg

Tuy nhiên, không vì thế mà anh cuồng ghen, giám sát người yêu. "Yêu không phải là giam cầm, kiểm soát. Yêu là mình nên cho họ không gian tự do riêng", anh Hoàn chia sẻ quan điểm của mình.

Uyên cho biết mình là người có năng khiếu mỹ thuật. Thời gian rảnh cô sẽ nấu ăn và đọc sách. Khuyết điểm lớn nhất của Uyên thuộc về cảm xúc. Cô cho biết: "Khi gặp vấn đề, em thường không nói ra mà thể hiện qua hành động nhiều hơn nên để lâu sẽ thành bệnh tâm lý".

Uyên từng trải qua một mối tình với bạn trai lớn tuổi. Khi tình cờ quen và yêu nhau, bạn trai hỗ trợ và tặng quà cho cô rất nhiều. Tuy nhiên, do Uyên làm người mẫu tự do, có lúc phải ngồi làm mẫu nửa ngày không thể cầm điện thoại trả lời tin nhắn, bạn trai không hiểu và thông cảm nên hai người nảy sinh mâu thuẫn.

Khi chia tay, bạn trai đòi quà và đe dọa nếu Uyên không trả sẽ qua nhà gặp bố mẹ cô. Khi đó, Uyên đang là sinh viên nên không có khả năng trả lại những món quà. Cô đành phải nói mọi chuyện với mẹ. Mẹ Uyên đứng ra trả tiền cho người kia rồi hai người cắt đứt luôn mối quan hệ. "Dù câu chuyện không được hay lắm nhưng em chia sẻ để cảnh tỉnh cho các bạn nữ tránh gặp phải tình trạng tương tự".

Khi chia sẻ về mẫu người yêu mong muốn, Uyên cho biết cô mong tìm được bạn trai cao hơn, biết thấu hiểu và sẻ chia. Về phía Hoàn, anh mong gặp được bạn gái thích kinh doanh kiếm tiền hay hoạt động nghệ thuật. "Không cần phải yêu em mù quáng, chỉ cần bạn ấy biết yêu thương bạn bè, gia đình và phải có lòng nhân hậu".

Sau khi vách ngăn giữa 2 người được dỡ bỏ, Hoàn và Uyên cùng nhau bước vào thử thách của ban tổ chức. Trong phần đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, Hoàn chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp của mình. 

Hoàn chia sẻ thời điểm đại dịch Covid-19 bùng nổ, anh "tập tành" mở công ty nhưng chưa có khả năng quản lý được dòng tiền, không có kế hoạch quản lý tài chính nên bị vỡ nợ 3 tỷ đồng. 9X cho biết hiện anh đã trả được hơn 1 tỷ, còn nợ gần 2 tỷ. Công ty vẫn tồn tại, Hoàn rút lui không đứng tên công ty nhưng vẫn điều hành công việc từ xa. 

“Em tuyên bố với chủ nợ công ty đó không phải là của em nữa để họ không tới phá công ty. Thực chất công ty vẫn là của em. Em vẫn điều hành công ty từ xa, chỉ các chủ nợ không biết điều đó. Em làm vậy để giữ dòng tiền còn trả nợ cho họ. Em vào TP.HCM đi làm thêm bằng dạy năng khiếu và chạy xe ôm công nghệ để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống", anh Hoàn bật mí.

MC MaiKa thốt lên: "Nhưng sau khi em lên chương trình thì chủ nợ biết hết rồi!".

Anh Hoàn liền nói: “Em thẳng như ruột ngựa, có gì nói đấy. Em đi tìm bạn gái nên cần chân thành, không phông bạt phô trương hay giấu giếm để tránh bạn gái bỡ ngỡ".

hen an trua tap 416 4.jpg

Trước câu hỏi của Hoàn: "Nếu người bạn trai của em mắc nợ, em có sẵn sàng trả phụ cho anh ấy không?".

Uyên cho rằng chuyện đó là bình thường. Cô sẵn sàng hỗ trợ bạn trai nếu người đó gặp khó khăn trong việc chi tiêu sinh hoạt hàng ngày khi dồn hết tiền trả nợ. "Ai trong đời cũng có lúc gặp khó khăn. Trong kinh doanh, một người có kinh tế để đầu tư là một chuyện, còn họ gặp may hay không là chuyện khác", Uyên nói.

Kết thúc chương trình, hai người cùng bấm nút đồng ý cho nhau cơ hội tìm hiểu. MC MaiKa vui mừng nói: "Tôi cảm thấy cặp đôi không đến được với nhau thì còn cặp nào đến được nữa! Quá dễ thương, quá chân thành! Còn chần chừ gì nữa, quá dễ thương quá hợp nhau. Chúc cho hai bạn sẽ có mối tình thật đẹp, thật đáng yêu và hạnh phúc".

Trả nợ hộ bạn trai suốt 5 năm, cô chủ khách sạn sốc khi biết sự thật về anh

Trả nợ hộ bạn trai suốt 5 năm, cô chủ khách sạn sốc khi biết sự thật về anh

TRUNG QUỐC - Cô gái bỏ ra rất nhiều tiền để trả nợ hộ bạn trai nhưng không ngờ bị anh phản bội. Sự thật chỉ hé lộ khi cô báo cảnh sát.">

Cô gái xinh kể chuyện chia tay bị đòi quà, trong Hẹn ăn trưa tập 416

Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó nhiều điểm mới về xét tuyển sớm. Cụ thể, các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12, bắt buộc có Toán hoặc Văn, theo dự thảo của Bộ Giáo dục.

Cá nhân tôi cho rằng, điểm học bạ hiện tại rất thiếu chính xác, nó không phản ánh được năng lực thực chất của học sinh. Có em tổng kết học bạ 7, 8 phẩy nhưng kiểm tra thật có khi chỉ 3, 4 điểm. Ngày trước, ở cấp THPT, những lớp bình thường (không phải lớp chọn) chắc giỏi lắm được một, hai em đạt học lực giỏi và khoảng hơn chục em xếp loại khá. Điểm tổng kết trung bình chỉ khoảng 6,5 đến 7 phẩy là cũng thuộc học khá lắm rồi.

Giờ tôi thấy các lớp toàn 7, 8 phẩy nhưng các em có khi chẳng biết gì. Đừng nói sở trường với sở thích. Kiến thức căn bản phổ thông còn bập bẹ nói gì kiến thức đại học? Tôi có đứa em họ học dốt, nhưng vẫn đậu đại học nhờ xét tuyển học bạ. Học xong bốn năm, tốn mấy trăm triệu đồng của bố mẹ, nhưng khi ra trường em vẫn chẳng đi làm.

Tôi hỏi lý do thì em bảo: "Có biết gì chuyên môn đâu mà làm". Tôi không hiểu sao em vẫn có thể vào đại học rồi ra trường được với năng lực như thế? Giờ em đành cất tấm bằng đại học, xin đi bán hàng thuê cho người ta để kiếm sống qua ngày.

Có thể thấy, giờ để vào học đại học quá dễ dàng, nhưng chất lượng sinh viên thì rất tệ. Trừ mấy trường top đầu ra, còn lại đa phần những trường top dưới, xét tuyển bằng học bạ với mấy môn thi tốt nghiệp (điểm toàn 8, 9, 10) thì lấy đâu ra chất lượng thực tế?

>> Hai con tôi đỗ đại học nhờ học bạ đẹp

Dạo này, đi đâu tôi cũng thấy người ta hô hào, đấu tranh, đòi giảm áp lực học tập, giảm áp lực thi cử. Cấp một cũng đòi giảm, cấp hai cũng muốn giảm, thi vào 10 cũng đòi chỉ thi ba môn, xét tuyển đại học cũng yêu cầu giảm áp lực thi cử.

Khi học sinh không làm quen với những áp lực học tập đó, thử hỏi liệu các em có cố gắng hơn không? Không có áp lực thì chúng ta có tạo ra nhiều nhân tài hơn không? Và sau này đi làm, liệu những em đó có đòi hỏi không có áp lực mới làm được việc hay không? Hay cứ có áp lực là đòi nghỉ việc vì không quen chịu đựng từ nhỏ?

Với cấp một, cấp hai, tôi đồng ý rằng các cháu còn quá nhỏ, không cần tạo quá nhiều áp lực. Nhưng lên tới cấp ba, học sinh cũng cần phải lam quen dần với những áp lực cuộc sống, mà áp lực học tập mới là sự khởi đầu, chưa thấm vào đâu so với ngoài xã hội. Áp lực học tập chủ yếu là do các gia đình các em tự đặt quá nhiều kỳ vọng và gây sức ép cho con em mình, chứ chuyện chương trình học và thi cử theo tôi chẳng đến nỗi quá nặng nề.

Hiện nay, việc thi vào lớp 10 chỉ ba môn mà biết trước môn thi đã làm giảm đáng kể chất lượng giáo dục của các môn còn lại rồi. Lên cấp ba, định hướng khối thi cũng làm giảm luôn chất lượng các môn còn lại, vì học sinh chẳng cần học những môn đó nữa. Và dùng điểm học bạ để dùng xét tuyển đại học sẽ là rất thiếu công bằng với các học sinh ở những khu vực khác nhau.

Cá nhân tôi không ủng hộ việc tuyển sinh đại học chỉ bằng điểm học bạ. Tuy nhiên, chúng ta cũng không bỏ qua hoàn toàn điểm học bạ, để tránh việc học sinh học lệch, lười học các môn khác.

">

Em tôi học dốt vẫn đỗ đại học nhờ xét tuyển học bạ

Đây là dự báo trong "10 xu hướng công việc toàn cầu năm 2025" do công ty công nghệ chuyên cung cấp giải pháp quản lý nhân sự và trả lương Deel - trụ sở tại Francisco (Mỹ) - mới công bố.

Theo công ty này, từ các mô hình làm việc hiện đại đến những giải pháp nâng cao năng suất lao động, những xu hướng sau đây mở ra triển vọng tái định hình tư duy về công việc và cách thức hợp tác trong môi trường việc làm.

Chồng làm việc từ xa

Đây là xu hướng đảo ngược vai trò giới truyền thống. Khi người chồng làm việc trong các ngành công nghệ hoặc kỹ thuật, vốn có thể làm việc từ xa, sẽ tạo điều kiện để các cặp đôi linh hoạt hơn trong quá trình sắp xếp công việc. Qua đó mở đường cho sự phát triển sự nghiệp của người vợ.

Những yêu cầu phải có mặt ở văn phòng giờ đây không còn là trở ngại lớn khiến vợ hoặc chồng phải đánh đổi cơ hội thăng tiến, hy sinh vì nửa còn lại, theo Deel.

Làm việc "linh hoạt kín đáo"

Trong bối cảnh làn sóng trở lại văn phòng đang diễn ra mạnh mẽ, một nghịch lý đang âm thầm hình thành nơi công sở là mô hình làm việc "linh hoạt kín đáo" (hushed hybrid).

Theo đó, dù công ty không còn cho phép làm việc từ xa hoàn toàn, một số quản lý đang "ngầm" cho phép nhân viên của mình có thể linh động. Sự tồn tại của xu hướng này đang đặt ra những thách thức mới cho một số doanh nghiệp trong việc quản lý và đảm bảo hiệu quả vận hành.

Đến văn phòng chỉ để điểm danh

Coffee badging tức đến văn phòng chỉ để uống cà phê và điểm danh là xu hướng mới. Ảnh: Pixabay">

10 xu hướng làm việc năm 2025

友情链接