Với quy định về giá tính lệ phí trước bạ mới của Bộ Tài chính,độtngộttănggầntriệuđồlịch thi đấu world cup một chiếc Honda SH 150i CBS tăng gần 20 triệu khi hoàn tất các thủ tục thuế, phí.
Giá Honda SH mode đột ngột tăng 3,5 triệu đồngHonda SH 150i đột ngột tăng gần 20 triệu đồng
相关文章
- 、
-
Soi kèo phạt góc Man City vs Liverpool, 23h30 ngày 23/2 -
- Điểm chuẩn đại học 2016 của những ngành mà thí sinh ưa chuộng sẽ có khả năng cao hơn năm ngoái. Đó là nhận định chung của nhiều trường ĐH lớn của phía Bắc trong ngày cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển, hôm nay, 12/8.
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Lê Văn. Theo PGS. TS Trịnh Minh Thụ, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi, từ hồ sơ các thí sinh đăng ký về trường có thể dự đoán, điểm chuẩn năm nay sẽ không có nhiều xáo trộn so với năm ngoái.
Một số ngành thu hút sẽ có điểm chuẩn đại học 2016 cao hơn, còn ngành nào ít thu hút các thí sinh sẽ có điểm chuẩn thấp hơn một chút.
Theo đó, điểm chuẩn các ngành cao nhất của trường là 20-21 điểm, các ngành thấp có thể có điểm chuẩn từ 17-17,5 điểm.
Tuy nhiên, đây chỉ là dự đoán ban đầu, việc đưa ra điểm chuẩn xét tuyển còn phụ thuộc vào phân tích số liệu cụ thể mà Bộ GD-ĐT cung cấp trong chiều tối nay.
Ngoài ra, ông Thụ cũng cho rằng, điểm chuẩn của các trường trong nhóm GX còn phụ thuộc vào nguyện vọng 2 của nhiều em. Các em được điểm cao nhưng không vào được nguyện vọng 1 sẽ chuyển sang nguyện vọng 2-3 thì khi đó điểm chuẩn sẽ dâng lên.
"Vì thế, năm nay rất khó phán đoán điểm chuẩn" - ông Thụ cho hay.
Theo ông Thụ, các ngành "hot" trong nhóm xét tuyển GX (12 trường ĐH phía Bắc) là các ngành Công nghệ thông tin (khối ngành kỹ thuật) và ngành Quản lý, Kế toán (khối ngành kinh tế).
Trong khi đó, ông Cao Quốc An, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Lâm nghiệp cũng cho biết, năm nay, lượng hồ sơ gửi vào một số ngành "hot" của trường như Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Khoa học môi trường, Quản lý đất đai, Công nghệ sinh học có lượng hồ sơ lớn.
Vì vậy, theo dự đoán của ông Cao Quốc An, năm nay, điểm chuẩn một số ngành của Trường ĐH Lâm nghiệp dự kiến sẽ có điểm chuẩn cao hơn.
Tuy nhiên, đồng quan điểm với ông Thụ, ông An cho rằng, đây chỉ mới là những dự đoán bước đầu. Vì năm nay, thí sinh có thể đăng ký 2 trường nên không thể biết được thí sinh đậu vào trường như có học không.
Các trường khó xác định điểm chuẩn vì lượng "ảo" lớn
Lượng thí sinh ảo lớn gây khó khăn cho các trường trong việc đưa ra phương án điểm chuẩn. Ông Trịnh Minh Thụ cho biết, để đưa ra được phương án điểm chuẩn với hệ số tăng thêm vừa đủ để có thể tuyển vừa đủ chỉ tiêu, nhóm GX đã nhóm họp ngày 11/8 để thống nhất phương án.
Theo đó, nhóm GX đã thống nhất các trường trong nhóm sẽ phân tích, nghiên cứu kỹ dữ liệu đăng ký xét tuyển mà Bộ GD-ĐT cung cấp trong chiều nay để quyết định điểm chuẩn.
Điều khó khăn nhất, theo ông Thụ là phương án điểm chuẩn phải tránh được thí sinh ảo để khỏi hụt chỉ tiêu đồng thời cũng không thể đưa ra phương án điểm chuẩn với hệ số tăng thêm quá lớn, có thể dẫn đến vượt chỉ tiêu đã đăng ký.
Để làm được điều này, các trường phải phân tích kỹ phổ điểm mà thí sinh nộp vào từng ngành, từng trường, bên cạnh đó, nghiên cứu xem bao nhiêu thí sinh đăng ký cả nhóm GX và ngoài nhóm GX.
Tuy nhiên, ông Thụ cho rằng, năm nay, việc phân tích dữ liệu để đưa ra phương án điểm chuẩn vẫn khá khó khăn vì khả năng hồ sơ ảo rất lớn. "Vì nhiều thí sinh điểm có thể đỗ nhiều trường ngoài nhóm GX, các em có thể lựa chọn trường ngoài chứ không lựa chọn trường thuộc nhóm" - ông Thụ nói.
Đồng quan điểm, ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa cho biết, nhóm GX được lập ra nhằm mục tiêu giảm bớt lượng thí sinh ảo. Tuy nhiên, đến cuối chỉ có 12 trường tham gia nên không được như mong đợi.
Ông Sơn cũng cho biết, để đưa ra phương án điểm chuẩn, các trường sẽ phải phân tích rất kỹ dữ liệu để giảm lượng thí sinh ảo. Tuy nhiên, đây chỉ là dự báo mang tính tương đối vì nhiều thí sinh còn tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia và đã có kết quả.
Là một trường thuộc tốp dưới, Trường Đại học Lâm nghiệp cũng khá lo lắng vì thí sinh ảo. Ông Cao Quốc An cho biết, tới thời điểm ngày 11/8, trường đã nhận được tổng số 1.950 hồ sơ trên tổng số 2.190 chỉ tiêu.
Số lượng hồ sơ đã đạt gần bằng chỉ tiêu tuyển sinh, song ông An cho rằng, do năm nay thí sinh được đăng ký 2 trường nên lượng thí sinh ảo đăng ký vào trường sẽ lớn.
"Số lượng thí sinh thực tế có nguyện vọng đăng ký vào trường có thể chỉ đạt 50% số lượng hồ sơ đăng ký mà thậm chí có thể thấp hơn" - ông An cho hay.
Chính vì vậy, việc xác định điểm chuẩn năm nay khá khó khăn với Trường ĐH Lâm nghiệp.
Lê Văn
"> Điểm chuẩn đại học 2016: Các ngành hot sẽ cao hơn năm ngoái -
“Đúng rồi, tôi sống như bà hoàng dù bà hoàng này giống nô tỳ nhiều hơn vì trên bà ấy còn có 2 hoàng tử mẫu giáo và một công chúa ẵm ngửa phải bế, cho bú”, cô "Pao" nói với Zing.
Là diễn viên Việt đầu tiên và duy nhất đến nay đóng chính trong một bộ phim của Hollywood - Người Mỹ trầm lặng (The Quiet American). Đã chiến thắng hạng mục Nữ chính xuất sắc ở cả Cánh diều vàng lẫn Bông sen vàng với vai diễn trong Chuyện của Pao. Đỗ Hải Yến, được xem là gương mặt đã được định danh của điện ảnh, dù số phim chị tham gia chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nhưng, sau vai diễn trong Cha và con và... của Phan Đăng Di năm 2015, ở độ tuổi được cho là sung sức nhất của nghề diễn, Đỗ Hải Yến đã gần như biến mất khỏi màn ảnh và showbiz. Hạn chế tham dự sự kiện và từ chối các cuộc phỏng vấn.
Sau thời gian được cho là "ở ẩn", Đỗ Hải Yến có cuộc trò chuyện đầu tiên với Zing. "Phượng" của Người Mỹ trầm lặng lần đầu chia sẻ về việc 5 năm sinh ba con với chồng đại gia và cuộc sống của một "bà mẹ bổi", đọc sách cho con mỗi tối.
- Chị đóng không nhiều phim nhưng đã sớm trở thành một thương hiệu, có thể gọi tên, nhận diện. Theo chị, điều đó đến từ đâu?
- Chắc tôi cũng là người có duyên, mà duyên lớn nhất là được Tổ Nghề đãi, được bố mẹ cho một diện mạo hợp với màn bạc, được chồng ủng hộ đóng phim.
Rồi có lẽ cũng là do hệ quả của bản tính tôi, làm cái gì cũng muốn đến nơi đến chốn, nỗ lực tới lúc không còn sức nữa mới thôi. Cho nên, rốt cuộc cả trong diễn xuất hay trong cuộc sống cũng đạt chút thành tựu. Nhưng cũng vì thế chả bao giờ tôi được an nhàn (cười).
- Vậy mà nhiều người lại nghĩ chị ở ẩn vì muốn cuộc sống an nhàn. Mà, với lợi thế về ngoại hình, diễn xuất lẫn cốt cách Á Đông, chị có thể trở thành một diễn viên, biết đâu rực rỡ và đại chúng hơn?
- Càng ngày tôi càng không nghĩ vậy đâu. Dù quả thật tôi từng rất may khi vừa chân ướt chân ráo vào nghề đã trúng vai chính trong một phim lớn của Hollywood.
Mối duyên từ cái thời Người Mỹ trầm lặng - The Quiet American ấy giờ chỉ còn là hoài niệm đẹp và nó chẳng hề khiến tôi ở thời điểm hiện tại mảy may nuối tiếc rằng mình có cơ hội bước chân vào Hollywood mà rồi đã để vuột mất.
Hollywood nói thật vẫn là miếng bánh khó nhằn ngay cả với những nữ diễn viên lớn của châu Á. Cỡ như Củng Lợi, Chương Tử Di hay Dương Tử Quỳnh mà còn chỉ lâu lâu được dạo chơi vòng ngoài và còn mệt nhoài ra, dù họ đến từ một thị trường điện ảnh quan trọng nhất với Hollywood sau nước Mỹ, và bản thân họ cũng đã vang danh quốc tế rồi.
Tôi tự cho mình chỉ là một diễn viên nhỏ đến từ một nền điện ảnh nhỏ, dù được vào vai chính trong một phim kinh phí lớn của Hollywood, được chỉ đạo bởi đạo diễn tầm cỡ như Phillip Noyce, diễn cạnh các ngôi sao lừng lẫy như Sir Michael Caine hay nổi tiếng như Brendan Fraser, thì với tôi nó cũng chỉ là cơ hội được trải nghiệm và học hỏi thôi bạn à!
- Hà cớ gì chị lại không mơ lớn hơn nhỉ, dù câu hỏi này e cũng đã có phần hơi muộn?
- Tôi chẳng hề mơ xa hay ảo tưởng đâu. Ngay cả nếu bạn cho rằng tôi có thể thành một gương mặt điện ảnh đại chúng, tôi cũng nghi ngờ chính mình đấy. Khuôn mặt của tôi dù được nhiều đạo diễn chọn vì có chất điện ảnh thanh tú kiểu Á Đông nhưng nó chẳng “đại chúng” được đâu.
Tôi thấy mình hợp với các phim kiểu nghệ thuật hơn, đây là dòng phim khiến tôi hứng thú chứ không phải phim thương mại. Tôi thực sự cũng chưa diễn trong bất kỳ phim thương mại nào cả, như vậy thì sao mà đại chúng được.
Còn tại sao tôi ở ẩn thì thực ra tôi có ở ẩn đâu (cười), chỉ là tôi có một đam mê khác, lớn hơn phim ảnh. Nói ra có vẻ buồn cười nhưng sau bộ phim cuối cùng tôi đóng cách đây năm, sáu năm gì đó của Phan Đăng Di có tên Cha và con và… tôi chuyển sang chuyên tâm làm mẹ, tôi sinh liền ba nhóc tì và đành phải quyết định gác những dự án phim ảnh lại hết. Đấy cũng là đam mê đó chứ!
- Có bao giờ chị tiếc nuối hay hối hận vì nghệ thuật cũng đầy khốc liệt, dừng bước hôm qua dễ gì bắt được nhịp ngày mai?
- Có chứ, sau khi sinh em bé đầu tiên, điều tôi tiếc là sao mình đã không sinh con sớm hơn và có nhiều con hơn. Tiếc là đến mức giờ tôi đã là mẹ ba con rồi đấy (cười).
- Vậy là "cô Pao" không quá khó khăn để giảm đi nỗi nhớ phim trường, nghệ thuật?
- Bạn biết không, một phụ nữ có ba con nhỏ như tôi thì chẳng còn thời gian nào để nhớ nhung cái gì, ngay cả nghệ thuật hay phim ảnh. Sinh và nuôi con nhỏ có lẽ là giai đoạn kỳ lạ trong đời người đàn bà mà khi đó hormone yêu của họ bị hướng hết vào con.
Chỉ cần hít hà mùi hoi hoi sữa trên da chúng là đủ, không cần thêm gì nữa. Tôi thì có 3 đứa để hít hà và đồng thời phân xử những hờn dỗi và tranh giành của chúng cơ mà. Chưa kịp nhớ đã hết mất ngày.
- Nhưng tham vọng với phim ảnh có còn không khi mà dù gì chị cũng từng được kỳ vọng là diễn viên Việt hiếm hoi có thể phần nào... ra thế giới?
- Thực ra khi chọn sinh con trong thời điểm son rỗi và tự tin nhất về nghề diễn, tôi đã có cho mình lời đáp rõ ràng cho câu hỏi này. Tôi từng tìm hiểu về đời của những nữ minh tinh tôi rất ngưỡng mộ và nhận ra rằng thường để dốc hết năng lượng cho nghiệp diễn và đạt đến đỉnh cao nghề nghiệp nhiều người đã chọn không sinh con, với tôi đó là quyết định quá khó khăn.
Ngoài ra mơ ước vươn ra thế giới, trở thành diễn viên toàn cầu nó không đơn giản là chuyện người diễn viên nỗ lực là được, nó là chuyện của cả một môi trường làm phim phải trở nên chuyên nghiệp với thật nhiều người giỏi, tiềm lực tài chính phải mạnh, lúc đấy mới có lực đẩy để bật lên được.
Thực ra, diễn viên là vị trí hấp dẫn và nổi bật nhất trong đoàn phim nhưng cũng lại là vị trí đầy thụ động, họ có thể quyết định một vai diễn là hay hoặc dở nhưng không thể quyết định việc mình sẽ toả sáng đến đâu. Nếu mình thuộc về một nền điện ảnh nhỏ thì sẽ là viển vông để mơ thành ngôi sao thế giới.
Để thực tế hơn, tôi thà cứ dốc toàn lực cho những vai diễn mà mình ưa thích trong những phim “made in Vietnam” ra được các liên hoan phim quan trọng của thế giới, như vậy là tôi đã có thể hài lòng được rồi.
- Ở những phim "made in Vietnam", truyền thông từng gọi chị là “diễn viên không ngại cảnh nóng”. Giờ nhìn lại, chị có e ngại với sự định danh ấy?
- Cái chữ cảnh nóng ở Việt Nam cũng hay bị lạm dụng lắm, có 10 diễn viên nữ thì đến 9 người được gắn cái mác đó rồi à. Thế nên tôi cũng không bận tâm hay nghĩ ngợi nhiều.
- Có người bảo Đỗ Hải Yến giờ sống như một “bà hoàng”, phải không?
- Đúng rồi, dù “bà hoàng” này thực ra giống nô tỳ nhiều hơn vì trên bà ấy còn có 2 hoàng tử mẫu giáo và một công chúa ẵm ngửa phải bế ẵm, cho bú. Được cái “nhà vua" chồng cũng chăm chỉ kiếm tiền và “hoàng thái hậu” bà ngoại thì giúp quấy bột, nấu ăn cho nên "bà hoàng" này cũng đỡ xất bất xang bang được phần nào.
- Công việc chính của chị?
- Xoay như chong chóng quanh 3 đứa con thôi.
- Không nhiều người đẹp sinh con thứ 3 nhưng chị đã làm điều đó. Vì sao vậy?
- Có lẽ tôi mắc chứng nghiện con đấy. Khi có bầu bé thứ nhất tôi tăng cân nhiều, người phù ra và còn bị tiểu đường thai kỳ nữa, mệt rã rời. Mỗi khi nhìn vào gương trời ơi sao thấy mình xấu thế không biết nữa.
Đã thế đến tháng thứ 7, khi ồ ề nhất còn phải đi thảm đỏ ở LHP Berlin giữa trời rét căm nữa. Lúc đó tôi cứ nghĩ một lần là quá đủ rồi, sau thì chừa đi chứ diễn viên sao lại để cho mình xấu thế này.
Thế rồi sinh con xong, bế nó hàng ngày, hôn hít nó, bao ám ảnh về ngoại hình biến đâu hết, lại nghĩ đến việc có thêm đứa nữa, thế rồi lại mang bầu lại xấu và có thêm đứa nữa.
May đến em bé thứ 3 là bé gái, chắc cùng là phụ nữ nên em hiểu làm mẹ xấu suốt 9 tháng là không nên, thế là suốt thời gian mang em mẹ không bị phù nữa, đỡ giống mẹ bổi đi rất nhiều (cười).
- 5 năm 3 con và nhất quyết không thuê người giúp việc. Kể cũng lạ?
- Vất vả lắm, nhưng may tụi nhỏ còn có bà ngoại tháo vát, đầy kinh nghiệm trông trẻ, có dì cùng chơi với các cháu và tôi cũng thích tự chăm sóc con nên thấy không phải thuê người giúp việc.
Hai anh lớn tuy đang học mẫu giáo nhưng ngay từ bé được rèn cho tính tự lập nên rất có kỷ luật, không làm mẹ phải vất vả nhiều. Từ khi có em thứ 3 tôi bận nhiều hơn với em bé nên tôi cũng mời cô giáo riêng hàng ngày đến chơi và dạy học thêm cho hai con trai lớn.
- Chẳng lẽ một Đỗ Hải Yến từng vượt qua tới 2.000 ứng viên để đóng ''Người Mỹ trầm lặng'', giờ chỉ chăm con, làm nội trợ và không có kế hoạch nào khác?
- Tôi sẽ làm giáo dục, đầu tiên là hoàn thiện một ngôi trường dành cho các bé mẫu giáo và mầm non. Vì là trường cho trẻ em nên mọi thứ tôi đều phải tự tay chăm sóc kỹ càng.
Bạn đừng ngạc nhiên nếu giữa trưa nắng thấy tôi đội nón lá đi tìm mua cây đến trồng hay đích thân ôm tranh mà hai vợ chồng nhiều khi phải rất vất vả mới có được ở phiên đấu giá. Tất cả sẽ là để trang trí cho ngôi trường.
Trong thời điểm này, có lẽ đây là mối quan tâm chính và tôi làm việc này với một niềm háo hức. Đây có lẽ là ngôi trường mẫu giáo tôi đã mơ đến từ rất lâu và đã thành hình, tôi muốn các con tôi và bạn bè cùng trang lứa mầm non mẫu giáo của chúng được chơi, học, đắm mình trong thiên nhiên và nghệ thuật ở một ngôi trường đẹp, an toàn mà tôi có thể hình dung và tạo ra.
- Chị có phải người hay đọc sách không, và những cuốn sách ra sao sẽ là cảm hứng cho chị?
- Nếu mà rỗi thì tôi đôi lúc cũng đọc sách, nhưng đó không phải là thói quen thường xuyên như khi tôi còn son rỗi. Sau này có con rồi thì tôi hay đọc hơn, đó hầu hết là sách dạy kỹ năng chăm sóc trẻ, sách về tâm lý trẻ em, thỉnh thoảng tôi cũng đọc tiểu thuyết nhưng nhiều nhất là sách tranh.
Tối nào tôi cũng phải đọc vài trang cho hai anh lớn không thì chúng không chịu ngủ, có khi đọc xong cho con ngủ thì mẹ cũng ngủ luôn. Giờ bé thứ 3 mới được 3 tháng nên ban đêm vẫn phải dậy cho bú, vì thế tôi luôn thèm ngủ, có thời gian rỗi là ngủ được ngay!
- Có thể chờ đợi bà mẹ 3 con trở lại phim trường không?
- Tôi không biết nữa vì điều này còn tuỳ vào việc có ai can đảm mời bà mẹ ba con này nữa không? Trong 5 năm sinh con, chăm con cũng có vài lời mời mà tôi đành từ chối hết.
Có lẽ tôi cũng hơi điên rồ khi chọn nghề diễn mà nghỉ sinh lâu như vậy chăng? Nhưng biết làm sao được, hối cũng không kịp nữa rồi. Mỗi tối khi nằm trên giường ngắm 3 đứa con vây quanh tôi thấy thành tựu lớn nhất của đời mình đã ở hết cả đây rồi. Tôi đành tạm thời tạ lỗi với phim trường vậy.
- Ông xã có ủng hộ chị quay trở lại với nghệ thuật?
- Ai mà biết được anh ấy vì giờ nếu tôi mà quay lại đóng phim ngay chắc lại chả lo ngay ngáy ai sẽ chăm hai đứa lớn với cho cô út bú vì bé vừa tròn 3 tháng đây. Anh ấy dù rất khéo chăm con nhưng không biết cách quản một lúc 3 đứa đâu. Việc này chắc chắn là khác với cái công ty mấy trăm con người anh ấy đang vận hành rất nhiều.
- Chị có thể nói gì về ông xã, một đại gia như cách gọi thông thường?
- Anh ấy là người đàn ông yêu thương gia đình, luôn dành thời gian cho gia đình, chăm sóc và chơi cùng các con. Công việc hàng ngày của anh thì không dính dáng gì đến nghệ thuật nhưng anh lại có thể dạy tôi rất nhiều trong cách nhìn về cuộc sống và thưởng lãm nghệ thuật, nhất là hội hoạ vì là niềm đam mê đặc biệt của anh.
Đỗ Hải Yến sinh năm 1982, tại Bắc Ninh. Cô nổi tiếng khi vượt qua 2000 ứng viên để có được vai Phượng trong phim Người Mỹ trầm lặng (2002) của Hollywood, chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của tác giả người Anh Graham Greene. Ngoài ra, Đỗ Hải Yến nhận nhiều khen ngợi, giải thưởng với vai nữ chính trong Chuyện của Pao, chuyển thể từ truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thúy hay Sương trong Cánh đồng bất tận, chuyển thể từ cuốn sách cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
(Theo Zing)
Diễn viên Đỗ Hải Yến sinh con thứ 3 cho chồng đại gia
Nữ diễn viên "Người Mỹ trầm lặng" vừa chào đón thiên thần thứ 3 đến với gia đình.
"> Đỗ Hải Yến: 'Đúng, tôi sinh 3 con trong 5 năm và sống như bà hoàng' -
Thời đại vi chip sắp kết thúc, hãy chuẩn bị chào đón kỷ nguyên của siêu chipĐể mở rộng khả năng xử lý, các kỹ sư bán dẫn đang tìm cách chồng chất các vi mạch này lên nhau. Nghĩa là thay vì chỉ chồng các bóng bán dẫn lên nhau thành những tòa chung cư cao ngất ngưởng, cả các tấm silicon phẳng bên trong máy tính – ví dụ chip nhớ, chip quản lý năng lượng và cả chip đồ họa – cũng được chồng lên thành nhiều lớp khác nhau.
Nguyên nhân đằng sau xu hướng thiết kế chip này rất đơn giản: nhu cầu làm ra các chip ngày càng nhanh hơn và nhiều tính năng hơn vẫn không ngừng lại và khả năng ngành công nghiệp chip đáp ứng được các yêu cầu bằng cách thu nhỏ hơn nữa bóng bán dẫn đã gặp phải nhiều rào cản kỹ thuật.
Do vậy, các kỹ sư bán dẫn đang gia tăng hiệu năng của chúng bằng cách đặt các con chip này gần nhau hơn nữa. Giống như các đại lộ kết nối các thành phố với nhau, khoảng cách này càng được thu ngắn lại, dữ liệu di chuyển giữa chúng càng nhanh hơn, khả năng xử lý vì vậy cũng được cải thiện hơn. Nhờ đó, trong nhiều trường hợp, các khu đô thị silicon được chạm khắc tỉ mỉ này đã lớn đến mức hiếm thấy đối với các con chip.
Hiện tại hầu hết các chip thường có kích thước bằng một đồng xu nhỏ, nhưng một số chip mới đã có kích thước tương đương một tấm thẻ bài, và thậm chí, đã có con chip bằng cả chiếc đĩa.
Không chỉ xuất hiện trong các siêu máy tính mạnh nhất thế giới, các con chip này còn xuất hiện cả trong các thiết bị điện tử gia dụng. Máy chơi game Xbox mới của Microsoft và máy PS5 của Sony đều đang sử dụng bộ xử lý do AMD thiết kế. Apple cũng khai thác thiết kế này cho bộ xử lý M1 Ultra trong máy tính Mac Studio của họ. Cách tiếp cận này cũng được Intel sử dụng cho bộ xử lý Ponte Vecchio dùng trong các siêu máy tính và máy chủ dữ liệu của công ty.
Điều này không có nghĩa họ đang vi phạm định luật Moore. Chip có thể không rẻ hơn theo phát biểu của nhà đồng sáng lập Intel, nhưng hiệu năng và tính năng của nó đang ngày càng tốt hơn. Ngay cả ASML, công ty sản xuất ra các cỗ máy sản xuất chip tiên tiến nhất thế giới, cũng tin rằng, để duy trì nhịp độ của Định luật Moore, thu nhỏ các bóng bán dẫn trong chip là không đủ.
Chip M1 Ultra của Apple, về cơ bản là 2 chip M1 Max ghép lại với nhau để gia tăng hiệu năng.
Chồng các thành phố lên nhau và kết nối bằng thang máy
Cũng giống khi so sánh với khu đô thị, nếu một thành phố không thể thu nhỏ hơn nữa kích thước của các ngôi nhà hay làm việc vận chuyển trở nên hiệu quả hơn, thành phố đó không còn cách nào khác ngoài việc mở rộng ra bên ngoài. Một ví dụ dễ thấy là Singapore, diện tích đất của quốc đảo này đã mở rộng 25% trong vòng 50 năm qua.
Làm các chip siêu lớn cũng khó khăn không kém so với thu nhỏ nó. Thử tưởng tượng đến việc bạn phải sắp xếp từng thành phần của con chip với độ chính xác ở cấp độ nanomet và kết nối chúng lại với nhau mà không có mỏ hàn siêu nhỏ nào.
Điều này được thực hiện nhờ các cải tiến gần đây trong công đoạn có tầm quan trọng chỉ sau công đoạn quang khắc chip: đóng gói chip. Mọi người thường không chú ý đến công đoạn này, nhưng nó lại là giai đoạn không thể thiếu trong khi sản xuất chip. Tại công đoạn này, nhà sản xuất sẽ tìm cách kết nối các dây dẫn siêu nhỏ trong các con chip với nhau và bọc vỏ nhựa cho nó trước khi đặt vào bản mạch để kết nối với phần còn lại của thiết bị.
Hệ thống N3XT, ý tưởng về việc đóng gói chip nhớ và chip xử lý theo dạng 3D từng được TSMC trình bày vào năm 2019
Trong các thiết bị truyền thống, một chip gửi và nhận sóng vô tuyến (ví dụ chip Wifi) có thể kết nối với một chip khác để cùng thực hiện công việc tính toán và kết nối đó được gọi là "bus". Giống như chiếc xe buýt đi trên đại lộ kết nối các thành phố với nhau, các "bus" này khó có thể vận chuyển nhanh bất kỳ thứ gì.
Thế nhưng, với phương pháp đóng gói chip mới, những chip độc lập này được kết nối trực tiếp với nhau để trở thành các siêu chip. Thay vì kết nối với nhau thông qua các "bus", những con chip này được chồng lên nhau để ở cùng trong một tòa nhà cao tầng.
Theo Subramanian Iyer, cựu giám đốc Bộ phận Đóng gói của IBM, một vi chip thông thường dành gần 1/3 diện tích của nó – cũng như năng lượng tiêu thụ – cho các mạch truyền kết quả tính toán của con chip tới phần còn lại của thiết bị. Điều đó dĩ nhiên không hiệu quả cho sức mạnh của nó.
Các con chip xếp chồng lên nhau giúp việc liên lạc giữa chúng nhanh hơn khi cho phép có nhiều hơn kết nối giữa chúng với nhau – điều này cũng giống như việc di chuyển bằng thang máy giữa các tầng trong một tòa nhà chọc trời sẽ nhanh hơn đi bộ băng qua đường để đến hàng xóm gần nhất.
Chíp nhớ 232 lớp của Micron
Trên thực tế, đối với các chip nhớ, điều này đã trở thành tiêu chuẩn từ lâu. Hãng chip nhớ Micron Technology đã giới thiệu một chip nhớ với 232 lớp. Tuy nhiên, giờ đây, thiết kế này mới bắt đầu tiến đến các loại vi chip khác.
Nền tảng cho việc tạo nên các siêu chip và các chip chồng lên nhau này là một loại vi chip mới có tên gọi "chiplet". Nó loại bỏ các mạch giao tiếp kiểu cũ để kết nối trực tiếp hơn với các chiplet khác. Bằng cách tạo ra các kết nối ngắn, trực tiếp – thường được sản xuất từ chính loại silicon tạo nên các con chip thay vì các dây kim loại khác – các chiplet này có thể được hợp nhất với nhau để tạo thành những siêu chip và hoạt động như một bộ xử lý khổng lồ.
Ví dụ điển hình là bộ xử lý đồ họa Ponte Vecchio mới được Intel giới thiệu gần đây. Nó được tạo thành từ 63 chiplet khác nhau. Các chiplet này được xếp chồng và ngay cạnh nhau, có tổng diện tích 3.100 mm2, bao gồm 100 tỷ bóng bán dẫn. Trong khi đó CPU thông thường của laptop có diện tích khoảng 150 mm2, bằng 1/20 con chip này, và chỉ có khoảng 1,5 tỷ bóng bán dẫn, bằng 1.5% so với Ponte Vecchio.
Thiết kế chiplet chồng chất này (stacked chiplet) rõ ràng là tương lai của Intel – hầu hết các bộ xử lý được công bố nhưng chưa xuất xưởng của công ty đều được sản xuất với công nghệ này, vì "mang lại một cách tiếp cận mới về sản xuất chip nhanh hơn và hiệu quả chi phí hơn các phương pháp truyền thống" – Ông Debendra Das Sharma, thành viên cấp cao của Intel cho biết.
Các chiplet chồng chất cũng giúp Intel gia tăng hiệu năng cho các bộ xử lý desktop và máy chủ mà không phải gia tăng diện tích (footprint của con chip) hay điện năng tiêu thụ. Quả thật, các chiplet chồng lên nhau cho phép các kỹ sư gia tăng số lượng bóng bán dẫn so với các thiết kế hiện tại bằng cách tối ưu thời gian và năng lượng để các thành phần trong con chip giao tiếp với nhau.
Công nghệ chồng chip 3D Foveros được Intel mang đến trong thế hệ chip Intel Lakefield
Người tiên phong về công nghệ chiplet, AMD cũng đã đưa ra các bộ xử lý với một phần nhỏ chiplet bên trong. Công ty nhận ra rằng, bằng cách chồng chip nhớ lên trên CPU của mình, họ có thể tăng đáng kể tốc độ tính toán trong bộ xử lý của mình.
Mọi người cùng chung một con tàu
Theo Marc Swinnen, giám đốc tiếp thị của Ansys, trong khi các siêu chip trên nền chiplet mới chỉ chiếm số ít và xuất hiện trong các hệ thống tính toán lớn, xu hướng tạo ra chúng đang tăng tốc trong toàn ngành chip. Ansys là công ty xây dựng phần mềm mô phỏng vật lý, vốn được sử dụng rộng rãi trong ngành thiết kế chip.
Công ty cho biết, số dự án do khách hàng Ansys triển khai có liên quan đến chiplet chồng lên nhau đã tăng gấp 20 lần so với năm 2019.
Vào tháng Ba vừa qua, một liên doanh trong ngành chip có tên Universal Chiplet Interconnect Express, hay UCIe, thông báo đang hợp tác cùng cả Intel và AMD để phát triển một tiêu chuẩn mới. Tiêu chuẩn này sẽ giúp bất kỳ ai tham gia có thể tạo ra các chiplet kết nối được với sản phẩm của các nhà sản xuất khác. Ngoài Intel, AMD, liên doanh này còn có cả ARM, TSMC, Samsung và các hãng thiết kế, sản xuất chip khác.
Thiết kế chiplet mã nguồn mở tiêu chuẩn phiên bản 1.0 của UCIe
Tiêu chuẩn này được lập ra với hy vọng, trong tương lai, bất công ty nào cũng có thể mua chiplet từ công ty khác và ghép chúng lại theo cách họ muốn hoặc theo mục đích sử dụng của của chúng. Thử tưởng tượng, bạn có thể chọn lấy những phần tốt nhất của New York, Rio và Tokyo, sau đó ghép chúng lại với nhau thành thành phố trong mơ theo sở thích của bạn.
Nhưng chính điều này làm tiến sĩ Kumar của Đại học Illinois không tin tưởng vào thành công của tiêu chuẩn này: "Tiêu chuẩn hóa bất kỳ thứ gì trong ngành này đều là một thách thức quá khó khăn, bởi vì sẽ phải có thỏa hiệp và không phải ai cũng có động lực để chơi đẹp với người khác."
Động lực chính cho công nghệ này là việc ngày càng nhiều công ty lớn – bao gồm Amazon, Google, Tesla, Microsoft và những người khác – khao khát tạo ra các bộ xử lý riêng của họ với sức mạnh ngày càng lớn để vận hành mọi thứ: các dịch vụ đám mây, smartphone, máy chơi game và xe tự lái.
Bên cạnh đó, theo tiến sĩ mối quan tâm đến các siêu chip còn đến từ nhu cầu gia tăng theo cấp số nhân của việc đặt các hệ thống máy học và trí tuệ nhân tạo ngay trên phần cứng. Trong khi một số công ty đáp ứng nhu cầu này bằng xây dựng các vi chip khổng lồ theo cách cũ – như chip AI của Cerebras với kích thước bằng toàn bộ tấm wafer. Giờ đây các chiplet có thể mở ra phương pháp mới để xây dựng các bộ xử lý AI mạnh hơn nhưng nhỏ gọn hơn.
Từ siêu máy tính đến thiết bị đeo
Không chỉ giới hạn ứng dụng trong các hệ thống ưu tiên hiệu năng cao, sự nhiệt tình dành cho các siêu chip một ngày nào đó sẽ đưa nó vào trong các thiết bị ưu tiên tuổi thọ pin.
Nền tảng chiplet của AMD đã sẵn sàng kết nối với các chiplet bên thứ ba
Theo tiến sĩ Kumar, giống như các thành phố kết nối với vùng ngoại ô bằng các hệ thống giao thông nhanh chóng, các chiplet trong tương lai có thể kết nối với nhau ở các khoảng cách xa hơn và bằng các phương tiện mới hơn.
Điều này tưởng chừng vô lý khi khoảng cách xa hơn sẽ làm tăng thời gian liên lạc và xử lý dữ liệu. Tuy nhiên, nó mang lại một lợi ích khi giúp các chip nhỏ hơn có thể kết nối với các vi mạch linh hoạt hơn, để tạo nên các máy tính linh hoạt hơn. Thậm chí nó có thể tạo ra các loại thiết bị điện toán hoàn toàn mới.
Các thử nghiệm do nhóm của tiến sĩ Kumar thực hiện cho thấy, các chiplet có thể kết nối với nhau bằng những mạch điện dẻo trong những thiết bị đeo, hoặc các hệ thống có thể quấn xung quanh bề mặt như cánh máy bay. Thậm chí, tiến sĩ Iyer cho biết nhóm của mình còn đang phát triển các khối bán dẫn cần thiết cho điện thoại dẻo.
Cho dù các thách thức của siêu chip vẫn đang tồn tại, nỗ lực đưa các đột phá trong vi chip ngày nay thành những chiplet nhỏ hơn có thể lắp ghép với nhau vẫn đang được thúc đẩy. Định luật Moore sẽ không thể tiếp tục duy trì mà không có nó.
(Theo Trí Thức Trẻ, WSJ)
Có đúng chip càng nhỏ sẽ càng cao cấp?
Trong nhiều năm qua, người ta tin vẫn rằng thông số nanomet càng nhỏ thì chip càng cao cấp, khó chế tạo và tốn kém hơn. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn mới đang được các nhà sản xuất đặt ra cho riêng mình.
">