您现在的位置是:Thời sự >>正文
Nhận định, soi kèo Newcastle vs Nottingham Forest, 21h00 ngày 23/2: Rút ngắn khoảng cách
Thời sự7367人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 23/02/2025 08:17 Ngoại Hạng Anh ...
Tags:
相关文章
Siêu máy tính dự đoán Celta Vigo vs Osasuna, 3h00 ngày 22/2
Thời sựChiểu Sương - 21/02/2025 05:00 Máy tính dự đo ...
【Thời sự】
阅读更多Sắp cưới, người yêu tôi vẫn nặng tình với người yêu cũ
Thời sựNgày cưới của chúng tôi đang đến gần, nhưng mọi thứ cứ rối như canh hẹ. Cô người yêu cũ liên tục gọi điện nhắn tin truy vấn chồng sắp cưới của tôi. Cô ta nói rằng, nếu anh cưới tôi, cô ấy sẽ tự vẫn trong ngày cưới của chúng tôi. Chồng tôi khá bấn loạn, anh đã nhờ cậu bạn thân đến để khuyên giải cô ta, nhưng có vẻ không mấy tác dụng. Bạn của chồng tôi nói rằng, cô ta trông khá tiều tụy và có thể sẽ làm thật những gì cô ấy nói. Điều đó càng làm cho chồng tôi lo lắng.
Anh bàn với tôi, tạm hoãn đám cưới lại, để mọi việc yên ổn thì chúng tôi sẽ tổ chức, bây giờ chỉ tạm thời đăng ký kết hôn. Tôi không đồng ý vì cưới xin là việc hệ trọng của cả đời người, không phải vì cô ta mà lại thay đổi mọi thứ. Với lại, hai bên gia đình đã rất vất vả, lo lắng cho đám cưới của chúng tôi, mọi việc cũng đã định sẵn, chúng tôi biết ăn nói thế nào.
Dù tôi nói thế, nhưng anh vẫn muốn dừng đám cưới. Anh nói không muốn ngày vui của chúng tôi thành ngày buồn vì cô người yêu cũ làm liều. Với lại anh đã có quãng thời gian đẹp đẽ bên cô ấy, dù không đến được với nhau nhưng anh vẫn muốn giữ lại chút gì đó tốt đẹp cho nhau.
Chúng tôi tranh cãi rất nhiều về việc này. Cũng có lúc tôi cảm thấy ghen tỵ với tình cảm anh dành cho cô ta. Hay anh vẫn còn tình cảm với người yêu cũ nên muốn hoãn đám cưới của chúng tôi. Nếu như vậy khi lấy anh, tôi có thực sự hạnh phúc sống bên người chồng vẫn còn vấn vương tình cũ.
Nhiều lúc tôi chán nản muốn hủy hôn với anh, nhưng nghĩ đến danh dự của gia đình, tôi lại không dám. Ngày cưới càng đến gần, tôi càng thấy hoang mang quá.
Say tình ông chủ viện thẩm mỹ, tôi có nguy cơ mất trắng 1,2 tỷ đồng
Anh nói hàng tháng sẽ đưa cho tôi 70 triệu đồng tiền lãi nhưng chỉ đưa vài tháng rồi chấm dứt.
">...
【Thời sự】
阅读更多Bưu điện Việt Nam chi trả gộp lương hưu 2 tháng đầu năm 2024
Thời sựDự kiến, kỳ chi trả gộp lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 1 và 2/2024 cho các đối tượng thụ hưởng sẽ bắt đầu ngay từ tuần đầu tháng 1/2024. (Ảnh minh họa: Q.Bảo) Cũng như các kỳ chi trả trước, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và người nhận thay được người hưởng ủy quyền, khi đến nhận tại điểm chi trả, cần mang theo các giấy tờ như thẻ chi trả, giấy ủy quyền còn hiệu lực.
Bưu điện các tỉnh, thành phố sẽ chủ động phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 1 và 2/2024 vào cùng kỳ chi trả tháng 1/2024 phù hợp với các chỉ đạo của UBND tỉnh, thành phố, các yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội và hướng dẫn của Vietnam Post.
Lãnh đạo Vietnam Post cũng đã yêu cầu các đơn vị tập trung tối đa nhân lực, đảm bảo chi trả kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người thụ hưởng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình chi trả để xử lý, giải quyết các tình huống phát sinh (nếu có).
Những ngày tới, cùng với chính quyền địa phương, Bưu điện Việt Nam sẽ phối hợp tổ chức truyền thông, thông báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, hệ thống loa phát thanh cơ sở để người hưởng nắm được các nội dung thay đổi trong kỳ chi trả gộp tháng 1 và 2/2024.
Song song đó, các đơn vị cũng sẽ niêm yết kế hoạch chi trả lương hưu tháng 1 và 2/2024 tại các điểm chi trả; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người hưởng trong dịp Tết Nguyên đán, tổ chức chi trả tại nhà cho người hưởng già yếu, cô đơn, ốm đau, bệnh tật không có khả năng đi đến nhận.
Dự kiến, kỳ chi trả gộp lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 1 và 2/2024 cho các đối tượng thụ hưởng sẽ bắt đầu ngay từ đầu tháng 1/2024, với thời gian cụ thể tùy thuộc vào kế hoạch của Bảo hiểm xã hội và Bưu điện địa phương.
Đại diện Vietnam Post cam kết: “Với kinh nghiệm của các lần chi trả lương hưu và các chính sách an sinh xã hội trong thời gian vừa qua, cùng với sự gắn bó và trách nhiệm với cộng đồng, chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để thực hiện chi trả đúng, đủ, an toàn, kịp thời cho người hưởng chế độ”.
">...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Arsenal vs West Ham, 22h00 ngày 22/2: Chiến thắng thuyết phục
- ‘Cô gái vàng’ Olympic quốc tế sau 6 năm đỗ thủ khoa kỳ thi nội trú Y Hà Nội
- Nhà trăm tỷ xây cho Thứ trưởng bỏ hoang giữa Hà Nội
- Gần 90% sinh viên phải học thêm tiếng Anh ở ngoài trường đại học
- Nhận định, soi kèo Ipswich vs Tottenham, 22h00 ngày 22/2: Bất ngờ hợp lý
- Lần đầu tiên lĩnh vực hoạt hình xác lập 2 kỷ lục Việt Nam
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Las Palmas vs Barca, 03h00 ngày 23/2: Khó thắng cách biệt
-
Bất chấp những nỗ lực của chính phủ và cả xã hội, năng lực tiếng Anh của Hàn Quốc vẫn không có nhiều biến chuyển đáng kể. Tiếng Anh là môn học bắt buộc đến bậc trung học phổ thông tại Hàn Quốc. Chương trình giảng dạy được xây dựng bao gồm 4 kỹ năng ngôn ngữ chính: đọc, viết, nghe và nói.
Tuy nhiên, trọng tâm trong các trường công lập trước đây chủ yếu là đọc hiểu và ngữ pháp, do các phần này chiếm tỷ trọng lớn trong các bài kiểm tra chuẩn hóa như Bài kiểm tra năng lực học tập của trường đại học (CSAT).
Tầm quan trọng của trình độ tiếng Anh được nhấn mạnh rất nhiều trong các lĩnh vực giáo dục đại học và việc làm của Hàn Quốc. Các kỳ thi như TOEIC (Kiểm tra tiếng Anh giao tiếp quốc tế) và TOEFL (Kiểm tra tiếng Anh như một ngoại ngữ) được sử dụng rộng rãi làm chuẩn mực đánh giá khả năng tiếng Anh. Điểm cao trong các kỳ thi này thường là yêu cầu để xét tuyển vào trường đại học, xin việc và cơ hội thăng tiến.
Thanh niên Hàn Quốc ngày nay khó xin việc nếu không có bằng TOEIC trên 900 điểm. Điều này đã dẫn đến một nền văn hóa coi trọng điểm thi, trong đó thành công trong tiếng Anh được đánh giá bằng kết quả kiểm tra chứ không phải năng lực giao tiếp.
Bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm cải thiện giáo dục tiếng Anh tại các trường công, nhiều học sinh Hàn Quốc vẫn theo học tại các học viện tư nhân sau giờ học, được gọi là Hagwon, để được gia sư thêm về tiếng Anh. Các học viện này cung cấp chương trình giáo dục tiếng Anh chuyên sâu, được cá nhân hóa hơn và tập trung vào việc cải thiện điểm thi.
Theo The Diplomat, người Hàn Quốc chi 17 tỷ USD mỗi năm và thuê 30.000 giáo viên Anh ngữ bản địa để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh. Những gia đình giàu sẽ gửi con tới trường học ở những nước nói tiếng Anh.
Chính sách tuyển dụng gây tranh cãi
Một trong những sáng kiến quan trọng nhất trong chính sách tiếng Anh của Hàn Quốc là tuyển dụng giáo viên bản ngữ nói tiếng Anh. Các chương trình như Chương trình tiếng Anh tại Hàn Quốc (EPIK) nhằm đưa những người bản ngữ nói tiếng Anh vào các trường công lập. Đây là một phần trong nỗ lực chung nhằm cải thiện kỹ năng nói và nghe của học sinh - vốn thường kém phát triển trong môi trường lớp học truyền thống.
Tuy nhiên, đất nước này cũng đặt ra quy định nghiêm ngặt về việc ai có thể giảng dạy, chủ yếu dựa trên quốc tịch thay vì năng lực giảng dạy.
Các giáo viên đến từ các quốc gia đang phát triển, dù có trình độ tiếng Anh hay bằng cấp xuất sắc đến đâu, đều không được phép giảng dạy trong các chương trình uy tín như EPIK hay Chương trình Học và Giảng dạy tại Hàn Quốc (TaLK). Các chương trình này chỉ chấp nhận công dân của nhóm 7 quốc gia phát triển - nơi chủ yếu nói tiếng Anh đơn ngữ như: Australia, New Zealand, Vương quốc Anh, Ireland, Nam Phi, Mỹ và Canada.
Trong khi các giáo viên trong chương trình EPIK được khuyến khích gia hạn hợp đồng bao lâu tùy ý thì các chương trình giảng dạy khác lại hạn chế hơn.
Ví dụ, theo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA), các giáo viên Ấn Độ chỉ được phép ở lại Hàn Quốc một năm và họ được trả lương thấp hơn so với các đồng nghiệp đến từ nhóm 7 quốc gia nêu trên. Giáo viên trong Chương trình Giảng dạy Tiếng Trung tại Hàn Quốc (CPIK) cũng đối mặt với hạn chế tương tự, chỉ được phép ở lại 2 năm.
Các giáo viên đến từ các quốc gia khác thuộc Khối Thịnh vượng chung nói tiếng Anh, chẳng hạn như Philippines, Ấn Độ, Malaysia, Singapore không được phép giảng dạy tiếng Anh tại các trường công lập bởi tiếng Anh của họ được coi là “không chính thống”.
Mặc dù có một kẽ hở trong luật cho phép các trường tư thục thuê giáo viên không yêu cầu quốc tịch cụ thể nhưng hầu hết các trường này vẫn tuân theo mô hình tương tự, ưu tiên các ứng viên đến từ nhóm 7 quốc gia.
Quan điểm có phần khắt khe của Hàn Quốc về quốc tịch này đi ngược với nghiên cứu cho thấy rằng giáo viên song ngữ có thể mang lại những lợi thế đáng kể trong lớp học. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người dạy song ngữ thường nhạy bén hơn với những phức tạp của ngôn ngữ, bao gồm ngữ pháp, sắc thái ngữ nghĩa và bối cảnh văn hóa.
Mặc dù vậy, nhiều người Hàn Quốc tin rằng việc nói 2 ngôn ngữ làm giảm khả năng thông thạo cả hai. Điều này giải thích tại sao nhiều bậc cha mẹ Hàn Quốc khi gửi con ra nước ngoài học thường cố gắng để con mình có rất ít hoặc không có sự tương tác với những người bạn Hàn Quốc khác.
Theo thống kê, có hơn 500.000 gia đình Hàn Quốc sống trong tình cảnh mẹ theo con ra nước ngoài trong khi cha ở lại để kiếm tiền.
Bất chấp những nỗ lực của chính phủ và cả xã hội, năng lực tiếng Anh của Hàn Quốc không có nhiều biến chuyển đáng kể. Các chuyên gia giáo dục cho rằng việc học tiếng Anh tập trung quá nhiều vào điểm số có thể là nguyên nhân khiến khả năng tiếng Anh cải thiện chậm.
"Mọi người học tiếng Anh chủ yếu để đạt điểm cao hơn trong các kỳ thi, thay vì để nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Đây là lý do chính khiến năng lực tiếng Anh của người học ít tiến bộ, dù chi phí dành cho việc học rất cao", một chuyên gia nhận định trên Korea Times.
Quốc gia nhiều năm đứng số 1 về trình độ tiếng Anh, giáo dục song ngữ từ sớmHà Lan được biết đến là quốc gia có khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo nhất trong các nước không nói tiếng Anh bản địa. Điều này không chỉ là kết quả của nền giáo dục tiên tiến mà còn xuất phát từ nhiều yếu tố văn hóa, kinh tế và xã hội." alt="Quốc gia từng thuê 30.000 giáo viên Anh ngữ bản địa về dạy Tiếng Anh giờ ra sao?">Quốc gia từng thuê 30.000 giáo viên Anh ngữ bản địa về dạy Tiếng Anh giờ ra sao?
-
Mẹ vợ vay tiền đi chữa bệnh, sự thật phía sau khiến tôi choáng váng
Từ khi cưới nhau đến nay, mẹ vợ thường xuyên tìm cách moi tiền của chúng tôi, cho dù bà không hề nghèo.
" alt="Trót phản bội 'chồng điểm 10' vì ngã lòng trước người đàn ông trẻ">Trót phản bội 'chồng điểm 10' vì ngã lòng trước người đàn ông trẻ
-
Xuất hiện trong trang phục màu đen, Giáng My kiêu sa khi kết hợp cùng áo choàng sequin màu bạc lấp lánh. Thiết kế có kiểu dáng suông cơ bản, vừa giấu dáng vừa tạo nên vẻ sang trọng cho người mặc. Hà Kiều Anh trẻ trung trong thiết kế màu trắng với điểm nhấn là phần vai ôm, xoắn nơ nữ tính. Chi tiết xẻ tà giúp tôn đôi chân dài của Hà Kiều Anh. Cô chọn giày mũi nhọn màu trắng để hoàn thiện outfit của mình. Hương Giang thanh lịch khi diện đầm ôm dáng dài màu trắng với phần lưng trễ mềm mại, kết hợp cùng kiểu tóc búi thấp và phụ kiện ngọc trai. Thiết kế nửa kín nửa hở giúp người đẹp tôn lên vẻ đẹp hình thể. Cùng chọn kiểu đầm trắng dáng dài, Minh Tú lại cá tính hơn với thiết kế hở vai và cut-out nhẹ nhàng. Cô trang điểm theo tone nude quen thuộc, tóc búi cao hiện đại và phụ kiện tối giản. Tú Anh điệu đà với đầm cocktail hoa ren cùng phần tà rời được làm từ chất liệu voan lưới thường dùng cho trang phục cưới. Nàng á hậu chọn phụ kiện màu gold bắt mắt, kết hợp cùng túi xách và giày đính đá tone-sur-tone. Tóc Tiên xuất hiện với mái tóc ngắn cổ điển trong thiết kế màu marble khá kín đáo. Giọng ca “1 cọng tóc mai” phối cùng túi da màu đen, chọn màu son đỏ thuần tạo nên diện mạo ấn tượng. Bảo Ngọc tạo dáng đầy thần thái trong chiếc đầm màu bạc với phần tà xẻ cao hút mắt. Thiết kế gồm những dải đá xếp chồng tựa như những rặng san hô, vừa tinh tế vừa khoe khéo vóc dáng thanh mảnh của á hậu. Khả Ngân gợi cảm với thiết kế màu đen lấp lánh cùng những đường cắt xẻ táo bạo. Nữ diễn viên phối cùng phụ kiện màu bạc, trang điểm nhấn vào mắt và môi tạo nên tổng thể cuốn hút. Quỳnh Anh khoe khéo vóc dáng chuẩn siêu mẫu trong chiếc đầm body màu đen dáng ngắn được làm từ chất liệu voan phối lưới trendy. Nàng mẫu 9X phối cùng trang sức dáng mảnh và giày da đế “khủng” phù hợp với trang phục. Anh Thư dịu dàng trong thiết kế lụa màu hồng với phần cổ sâu và đường cut-out lạ mắt khoe khéo eo thon. Nàng mẫu chọn make up theo tone hồng đất nhã nhặn kết hợp cùng trang sức đính đá. Thùy Tiên tỏa sáng với trang phục final walk màu xanh – vàng được thiết kế phù hợp với vương miện danh giá. Chiếc đầm độc đáo có phần cúp ngực cánh tiên lạ mắt, dọc thân váy gắn những dải đá bắt sáng và chân váy được đính lông cầu kỳ. Linh Chi
" alt="Giáng My kiêu sa, Hà Kiều Anh, Hương Giang thanh lịch với đồ trắng">Giáng My kiêu sa, Hà Kiều Anh, Hương Giang thanh lịch với đồ trắng
-
Siêu máy tính dự đoán Leicester vs Brentford, 3h00 ngày 22/2
-
Học sinh được sử dụng điện thoại trong 1 tiết học ở Lào Cai. Tại Việt Nam, từ đầu năm học 2024-2025, một trường THPT ở Quận 12, TPHCM cấm học sinh dùng điện thoại di động trong suốt 8 tiết học trong trường, kể cả giờ ra chơi. Việc này nhằm giúp học sinh tập trung học tập, kết nối nhiều hơn với thầy cô, bạn bè.
Đây cũng là một trong số ít trường THPT công lập ở TPHCM có nội quy nghiêm cấm học sinh dùng điện thoại di động trong suốt thời gian diễn ra 8 tiết học chính khóa trong ngày ở trường, kể cả giờ ra chơi.
Việc để bóng dáng của những chiếc smartphone hiện diện trong trường học đã bao lần khiến dư luận “chia phe” ủng hộ - phản đối.
Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ban hành điều lệ trường THCS, THPT cho phép học sinh từ ngày 1/11/2020 được sử dụng điện thoại trong lớp phục vụ việc học tập nhưng phải được giáo viên đồng ý.
Thông tư 32 đã có hiệu lực, điện thoại thông minh vào trường học suốt mấy năm nay hỗ trợ học sinh tra cứu tài liệu, kết nối nhóm nghiên cứu đề tài, sử dụng các phần mềm tiên tiến để bổ trợ việc học… Đó là bức tranh quá đẹp trong bối cảnh công nghệ số ngày càng thâm nhập sâu hơn vào đời sống con người.
Tuy nhiên, bên cạnh khát vọng mở lối cánh cửa thần kỳ đưa học sinh trở thành công dân toàn cầu trong những lớp học ứng dụng công nghệ số, một nỗi lo không nhỏ đã hiện diện bấy lâu nay.
Điện thoại vào lớp học sẽ biến trẻ thành chủ nhân của công nghệ hay là nạn nhân của thế giới ảo? Trẻ sẽ nghiêm túc học hành hay sa đà vào nhiều thú vui khác? Thế giới ảo đầy cuốn hút, giàu sức ma mị vẫn tiềm ẩn quá nhiều rủi ro chực chờ những đứa trẻ “ăn chưa no, lo chưa tới” ấy.
Kỹ năng sử dụng công nghệ còn nhiều lỗ hổng, trẻ làm sao có thể trang bị đầy đủ sức đề kháng trước nỗi lo nghiện mạng xã hội, mê game online, thích sống ảo và sa bẫy tin giả? Cạm bẫy bên trong màn hình di động nhiều vô kể, rủi ro ẩn mình đằng sau vẻ bóng bẩy của không gian số nhiều vô cùng trong khi phần mềm kiểm soát tin xấu, lọc tin giả, chặn tin phản cảm vẫn chưa hoàn thiện. Người lớn lắm lúc còn sa đà và sa ngã, thử hỏi làm sao có thể tạo “tấm lưới an toàn” để bảo vệ trẻ một cách toàn diện?
Mặt khác, áp lực dường như đang dồn vào vai giáo viên khi 40-50 chiếc điện thoại cùng xuất hiện trong lớp học. Hãy thử tưởng tượng người thầy phải vất vả thế nào mới quản được nội dung hiện lên trên màn hình trong thời gian yêu cầu sử dụng điện thoại. Hoặc khi không cần thiết, liệu những mệnh lệnh kiểu như “tắt điện thoại ngay”, “cất ngay vào cặp” có phát huy hiệu quả không nếu học sinh thiếu hẳn ý thức tự giác và đang mê mẩn với lượt share, số like, dòng comment…?
Nhà trường vẫn đang gánh vô số áp lực từ xã hội, nhất là những phản ứng dữ dội liên quan đến lạm thu và phương pháp giáo dục học sinh. Khi học sinh sử dụng điện thoại tràn lan và không đúng mục đích, luồng ý kiến trái chiều từ dư luận lại đổ dồn vào nhà trường và thầy cô. Người thầy sẽ hứng chịu chỉ trích: “Cô cho dùng điện thoại thì cô phải quản lý được!”, “Thầy biết con tôi nghiện điện thoại mà sao không có giải pháp?”… Đáng buồn vô cùng!
Bên cạnh đó, những ứng xử của giáo viên liên quan đến việc tịch thu điện thoại khi học sinh sử dụng tùy tiện sẽ dễ dàng vấp phải phản ứng tiêu cực của học sinh và phụ huynh. Lúc đó, ai sẽ bảo vệ người thầy? Chế tài ràng buộc cùng những quy định cứng về việc sử dụng điện thoại trong lớp học còn khá mơ hồ…
Nên, nhìn về hàng loạt quốc gia đang kiên trì với quyết sách cấm học sinh sử dụng điện thoại trong trường học, liệu rằng chúng ta có cần nhiều hơn những quy định nghiêm ngặt để quản lý chặt chẽ việc học sinh tiếp cận điện thoại?
Mong rằng mỗi đứa trẻ đến trường đều nhận được sự quan tâm đúng mực để kịp thời uốn nắn những lệch lạc, điều chỉnh những thông tin, hành vi sai lệch từ không gian ảo…
Thanh Ny
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Bạn đọc có ý kiến về vấn đề này có thể gửi về email: [email protected]. Bài viết được đăng tải trên VietNamNet sẽ nhận nhuận bút theo quy định của tòa soạn. Xin trân trọng cảm ơn!" alt="'Nới tay' để học sinh mang điện thoại vào lớp: Thêm gánh nặng cho thầy cô">'Nới tay' để học sinh mang điện thoại vào lớp: Thêm gánh nặng cho thầy cô