Gần 1.000 căn nhà thuộc Block A-B tại Dự án khu chức năng đô thị Đại Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Alaska làm chủ đầu tư là một trong số 9 dự án vừa được Sở Xây dựng Hà Nội công bố đủ điều kiện được “bán nhà trên giấy”…Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố thêm 9 dự án đã được Sở có văn bản chấp thuận bất động sản hình thành trong tương lai đủ điều kiện được đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật.
|
Hà Nội có trên 200 dự án được Sở Xây dựng Hà Nội công bố đủ điều kiện "bán nhà trên giấy" kể từ đầu năm đến nay. Ảnh: Minh Thư |
Theo đó, 9 dự án vừa được công bố đủ điều kiện gồm:
Nhà CT2 thuộc dự án nhà ở chung cư kết hợp dịch vụ, thương mại nằm ở ô CT03 khu đô thị Nam Thăng Long (Phú Thượng, Tây Hồ) do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Thượng làm chủ đầu tư (450 căn).
Tòa nhà số 2 và Tòa nhà số 3 (Block A-B) ở lô đất HH-02 của Dự án khu chức năng đô thị Đại Mỗ - giai đoạn 1 (Nam Từ Liêm) do Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Alaska làm chủ đầu tư (966 căn).
Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở thấp tầng ở ngõ 38 Xuân La (Tây Hồ) do Công ty CP Xây dựng và Phục chế công trình văn hóa làm chủ đầu tư (17 căn).
Khu nhà ở thấp tầng Sài Đồng ở 85 phố Sài Đồng (Long Biên) do Công ty CP xây dựng công nghiệp làm chủ đầu tư (4 căn).
Dự án tổ hợp Trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ ở Cầu Vĩnh Tuy (Long Biên) do Công ty CP xây dựng Sông Hồng làm chủ đầu tư (192 căn).
Khu thấp tầng thuộc dự án khu nhà ở Văn Phú Hibrand ở phường Phúc La (Hà Đông) do Công ty TNHH Hibrand Việt Nam làm chủ đầu tư (359 căn).
Khu nhà thấp tầng BT4 thuộc khu đô thị mới Đặng Xá 2 ở (Gia Lâm) do Tổng Công ty Viglacera làm chủ đầu tư (67 căn).
Tòa nhà CT2-105 thuộc ô đất CT2 Khu đô thị Văn Khê mở rộng ở La Khê (Hà Nội) do Công ty CPcổ phần đầu tư Hải Phát Thủ đô làm chủ đầu tư với 752 căn.
Dự án đầu tư nhà ở thấp tầng và cây xanh tại lô đất NC7, NC8, CX7 thuộc Khu đô thị mới Cầu Bươu, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội do Công ty CP đầu tư và xây dựng công trình đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư (93 căn).
Như vậy, tại Hà Nội đã có trên 200 dự án được Sở Xây dựng Hà Nội công bố danh sách các dự án đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai trong các lần công bố từ đầu năm đến nay.
Theo Infonet
Hà Nội: Công bố 113 dự án được bán nhà "trên giấy"Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố danh sách 113 dự án đã được Sở có văn bản chấp thuận bất động sản hình thành trong tương lai đủ điều kiện đưa vào kinh doanh. ">
Thêm 9 dự án đủ điều kiện được “bán nhà trên giấy” tại Hà Nội
Fox News, dẫn thông báo từ Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Vận tải Quốc gia Mỹ (NTSB) Bruce Landsberg, hôm 17/3 đưa tin chiếc xe bán tải do thiếu niên này điều khiển đã đi vào làn ngược chiều trên một xa lộ ở khu vực Tây Texas, và đâm trực diện vào xe bus chở các thành viên đội golf của một trường đại học vào buổi tối hôm 15/3. | Hiện trường vụ tai nạn đâm xe khiến 9 người thiệt mạng ở Texas (Mỹ). Ảnh: Fox News |
Vụ va chạm khiến cả hai phương tiện bốc cháy dữ dội, 6 thành viên trong đội golf cùng huấn luận viên đã thiệt mạng. Thiếu niên cầm lái chiếc bán tải và người bố ngồi cạnh cũng đã tử vong. Tai nạn cũng khiến 2 người khác ngồi cùng xe của đội golf bị thương nặng, và nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Theo ông Landsberg, vào thời điểm xảy ra va chạm, cả hai xe đều di chuyển với vận tốc gần 120 km/giờ. Luật của bang Texas quy định người đủ 14 tuổi mới có thể tham gia các lớp học thi bằng lái và tới năm 15 tuổi mới được cấp giấy phép lái xe tạm thời, tức vẫn phải có người hướng dẫn đi kèm trên xe. NTSB đang tiếp tục điều tra sự việc và sẽ công bố báo cáo trong khoảng 2 đến 3 tuần tới. >>> Đọc tin thế giới trên VietNamNet Việt Anh Xe chở người tị nạn Ukraine bị lật ở Italia, nhiều người thương vongMột phụ nữ thiệt mạng và nhiều người khác bị thương khi một xe buýt chở người tị nạn Ukraine bị lật trên đường cao tốc ở Italia. ">
Thiếu niên Mỹ tự lái xe gây tai nạn khiến 9 người thiệt mạng
Trong Chiến lược dữ liệu của tỉnh đến năm 2030, Hải Dương phấn đấu kinh tế số chiếm 30% GRDP (ảnh minh họa)Chiến lược dữ liệu tỉnh Hải Dương đến năm 2030 nêu rõ các mục tiêu cụ thể trong các nhóm vấn đề, gồm phát triển hạ tầng dữ liệu, dữ liệu số trong phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng. Các chỉ tiêu chủ yếu bao gồm: kinh tế số chiếm 30% GRDP của tỉnh; xây dựng và hoàn thành 100% các bộ dữ liệu ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, năng lượng. Hoàn thành số hóa, lưu trữ và chia sẻ thông tin rộng rãi, kết hợp xây dựng các nền tảng số du lịch đồng bộ đối với 100% các danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch trong tỉnh để quảng bá, phát triển du lịch Hải Dương, đưa du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững. Cung cấp và bảo đảm cập nhật chính xác, kịp thời 100% các bộ dữ liệu mở về lực lượng, thị trường lao động, việc làm, nhu cầu tuyển dụng lao động và yêu cầu trình độ, kỹ năng tương ứng. Bảo đảm nhu cầu kết nối về trung tâm giám sát tập trung của ngành tài nguyên và môi trường theo thời gian thực đối với 100% dữ liệu giám sát, quan trắc tự động việc xả thải của các khu công nghiệp, các điểm nóng về ô nhiễm môi trường, phục vụ phân tích, cảnh báo khi có nguy cơ về sự cố môi trường. Số hóa, cập nhật kịp thời 100% dữ liệu về hạ tầng giao thông công cộng, phương tiện giao thông, dữ liệu về kho, bãi, các trung tâm logistics. Hỗ trợ giải quyết khó khăn, vướng mắc của ngành giao thông, đáp ứng nhu cầu xây dựng chuỗi cung ứng giao nhận - kho vận và logistics. Triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ và mô hình bảo vệ 4 lớp đối với 100% cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyên ngành của các sở, ngành, địa phương… Để thực hiện các mục tiêu đề ra, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương ưu tiên xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và ứng dụng chuyên ngành để hình thành cơ sở dữ liệu thống nhất, chia sẻ dùng chung. Tránh tình trạng cát cứ dữ liệu trong mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương. Liên thông, tích hợp với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành bảo đảm theo các quy định, quy chuẩn, hướng dẫn của bộ, ngành chủ quản. Theo HÀ KIÊN (Báo Hải Dương) ">
Hải Dương phấn đấu đến năm 2030 kinh tế số chiếm 30% GRDP
|
Những câu chuyện chân thực được thuật lại với lời văn dung dị, mộc mạc trong tác phẩm Người thầy đã làm toát lên phong thái lớn của ông Ba Quốc - một người thầy trên lĩnh vực công tác cũng như cuộc sống. Ngoài ra, thẳm sâu trong đó thể hiện sự kính trọng, biết ơn của tác giả - người học trò đối với sự dìu dắt, chỉ bảo của thầy.
Cuốn sách được xem như là một sự bổ khuyết cho nhu cầu của độc giả tìm hiểu thông tin về ngành tình báo quân đội lâu nay được coi là “bí mật, khó tiếp cận”, đồng thời có giá trị giáo dục, tuyên truyền cho thế hệ trẻ khắc ghi những cống hiến, hy sinh của thế hệ đi trước - thế hệ Hồ Chí Minh.
Gửi gắm những bài học từ người thầy tình báo cho thế hệ trẻ
Cuốn sách dày 500 trang khổ lớn được bố cục thành 7 chương theo phong cách hiện đại, là truyện nhưng phi hư cấu, vừa giống thể tài hồi ức nhưng cũng mang phong cách tiểu thuyết chương hồi.
Nhân vật trung tâm trong cuốn sách là ông Ba Quốc, tức thiếu tướng, Anh hùng LLVTND Đặng Trần Đức từ những ngày hoạt động tình báo ở Campuchia cho tới lúc ông nghỉ hưu ở quân hàm thiếu tướng tình báo. Ông là một nhà tình báo xuất sắc của tình báo quốc phòng Việt Nam, một cán bộ tình báo tài năng, hội tụ đầy đủ những phẩm chất của một điệp viên "chui sâu, leo cao" hoàn hảo.
Câu chuyện được kể dưới góc nhìn của người học trò Nguyễn Chí Vịnh. Tác giả, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh thừa nhận rằng để viết về một nhân vật như ông Ba Quốc thật sự rất khó bởi ngoài những bí mật của ngành tình báo không thể tiết lộ, ông Ba Quốc rất hiếm khi nói về bản thân.
Nhưng với lợi thế của người trong cuộc, rất am hiểu công việc tình báo và mối quan hệ thầy trò gần gũi với nhân vật trong công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt đời thường, tác giả đã tìm ra một lối tiếp cận mới và phương pháp xử lý khối lượng thông tin ngồn ngộn một cách hoàn hảo.
Chia sẻ trong buổi giao lưu với độc giả, các đoàn viên, thanh niên tại TP.HCM sáng ngày 11/3, tác giả Nguyễn Chí Vịnh cho rằng câu chuyện về ông Ba Quốc cũng như những người bạn của ông không chỉ là câu chuyện tình báo và quân đội, mà còn là câu chuyện của thế hệ Hồ Chí Minh với những giá trị của dân tộc, của đất nước.
“Tôi luôn cho rằng mình không thể để những giá trị ấy mất đi, phải truyền lại cho các thế hệ con cháu. Chính vì vậy mà tôi viết về chú Ba Quốc, bởi vì tôi là người gần gũi chú Ba Quốc và tôi tự đặt trách nhiệm cho tôi là phải viết. Và nếu chú Ba Quốc còn sống, tôi sẽ nói rằng cháu không viết về chú, cháu viết về thế hệ Hồ Chí Minh, mà chú là một trong những tấm gương. Và cháu không viết cho chú, cháu viết cho thế hệ trẻ. Đó là lý do tôi viết cuốn sách này”, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói.
|
Tác phẩm Người thầyđược viết theo phong cách hiện đại, là truyện nhưng phi hư cấu, về huyền thoại tình báo Quốc phòng Việt Nam, thiếu tướng Đặng Trần Đức (Ba Quốc). Ảnh: Thanh Trần. |
Trong cuốn sách này, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết ông cố gắng viết những gì mình biết và hiểu về ông Ba Quốc, trừ những điều không được nói ra. Vì vậy, chắc chắn sẽ có những điểm mờ và tạo ra nhiều câu hỏi. Song, ông vẫn mong những bài học về nghề, về người, về đời của ông để giúp cho thế hệ trẻ, đặc biệt là các bạn trẻ trong ngành tình báo tiếp thu trong quá trình trưởng thành.
Hơn 20 năm hoạt động trong lòng địch có lẽ là thời kỳ khó khăn, gay cấn, nguy hiểm mà ông Ba Quốc phải chịu mất mát, hy sinh nhiều nhất. Đó là những câu chuyện về sự ứng phó nhạy bén, cơ trí, chuẩn xác để bản thân ông có thể tồn tại, hoạt động, thu thập thông tin giữa sào huyệt địch. Chính vì vậy, ông đã thu thập, khai thác, lấy được rất nhiều thông tin quý giá của địch, phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
“Nói về công lao, đóng góp, tài năng của ngành tình báo Việt Nam mà nói về một mình chú Ba Quốc thì không đủ. Và tôi tin nếu ông còn sống thì ông cũng không đồng ý chỉ nói về một mình ông Ba Quốc, mà phải nói đến một chùm sao, một rừng sao đều tỏa sáng của ngành tình báo Việt Nam”, tác giả chia sẻ.
Những bài học về tình báo, về cách mạng
Bên cạnh công việc của một nhà chỉ huy có tầm nhìn chiến lược, sắc sảo, quyết liệt, thiếu tướng Đặng Trần Đức còn là một người thầy có cá tính đặc biệt, nghiêm khắc nhưng cũng rất nhân văn, sâu sắc.
Cho đến ngày nay, gần 20 năm sau khi người thầy ra đi, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh vẫn nhớ như in những bài học "rất đời thường, rất con người" mà ông từng nhận được: “Ông đã dạy tôi rằng yêu cái gì thì hãy sống chết với thứ đó, đấy là điều tôi thấy được xuyên suốt trong hàng chục năm ở cạnh ông, cũng là bài học tôi tâm đắc nhất ở ông”.
|
Tác giả, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh ký sách tặng độc giả tại TP.HCM sáng ngày 11/3. Ảnh: Thanh Trần. |
Theo tác giả, trong suốt sự nghiệp ông Ba Quốc đã kinh qua nhiều cương vị khác nhau, và ông không từ chối bất kỳ công việc nào dù là nhỏ nhất, những việc không tên. Ông làm tất cả bằng sự say mê, tâm huyết, toàn tâm toàn ý hoàn thành tốt nhiệm vụ. Năm 2000, lần đầu tiếp xúc với báo chí, thiếu tướng Đặng Trần Đức, hay ông Ba Quốc đã nói một câu nói nổi tiếng rằng: “Tình báo không phải là nghề của tôi”.
Lý giải câu nói đó, tác giả, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng thầy muốn tôn vinh sự nghiệp cách mạng chứ không tuyệt đối hóa nghề tình báo. “Nghề của tôi là nghề làm cách mạng, là nghề bảo vệ Tổ quốc, nghề tình báo chỉ là phương tiện”, tác giả nhắc lại câu nói của ông Ba Quốc. Trải qua thời gian được dẫn dắt và đồng hành cùng thầy mình, tác giả nhận ra những bài học về nghề tình báo thực chất cũng chính là những bài học vỡ lòng về cách mạng.
“Sự đi theo cách mạng của ông rất minh triết. Đó không phải lý tưởng người ta gán cho ông mà là từ sâu trong lòng ông. Tôi nghĩ nhờ những lý tưởng như vậy mà chú Ba Quốc vẫn tồn tại hàng chục năm sau trong lòng người dân”, tác giả chia sẻ.
Tương tự, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng cho rằng tác phẩm của ông không hoàn toàn viết về nghề tình báo, dù đã có người nói với ông rằng nhan đề sách nên có nhắc đến nghề tình báo trong đó. Thế nhưng cuối cùng ông chọn đặt tên cuốn sách của mình bằng hai tiếng Người thầyđơn giản mà sâu lắng.
“Tôi là người viết cuốn sách và tôi không muốn nó trở thành cuốn sách viết về nghề tình báo, mà là về con người, về tình thầy trò, về nhân cách của ông Ba Quốc. Tất nhiên có nhiều điều mà tôi vẫn chưa nói hết được qua tác phẩm này”, ông nói.
Ngườithầykhông chỉ kể về những đóng góp quan trọng của ông Ba Quốc đối với ngành tình báo quốc phòng mà còn nói về sự mất mát, hy sinh thầm lặng của cá nhân ông và gia đình, người thân.
Trong tác phẩm, tác giả cũng cho bạn đọc cơ hội được “tiếp xúc” với một số nhân vật lịch sử nổi tiếng như: đại tướng, Chủ tịch nước Lê Ðức Anh; các vị tướng đứng đầu ngành tình báo quân đội như: Đặng Vũ Chính, Nguyễn Như Văn; những nhà tình báo huyền thoại như: Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Nguyễn Văn Khiêm, Lê Hữu Thúy...
Mỗi tên tuổi cùng câu chuyện cuộc đời và những điệp vụ, chiến công của họ đều lấp lánh xuất hiện trong mỗi chương phần của cuốn sách, góp phần làm cho tác phẩm thêm cuốn hút người đọc.
(Theo Zing)
">