Bốn cầu thủ có giá trị chuyển nhượng cao nhất tuyển Việt Nam gồm: Quế Ngọc Hải, Tiến Linh, Văn Toàn và Quang Hải. Mức giá được Transfermarkt định là tương đương: 300 ngàn Euro (hơn 8 tỷ đồng).Trong top 4 cầu thủ đắt nhất tuyển Việt Nam, Quang Hải và Văn Toàn là 2 cái tên mới, thế chỗ cho Công Phượng, Đặng Văn Lâm như định giá cách nay 1 tháng. Riêng Quang Hải được định giá tăng thêm 50 ngàn Euro chỉ trong vòng 1 tháng.
 |
Quang Hải và dàn sao Hà Nội FC được định giá cao nhất Việt Nam |
Điều đáng nói, bốn tuyển thủ được đính giá 300 ngàn Euro trong bối cảnh tuyển Việt Nam không đá trận nào trong năm 2020.
Hiện tại, 4 cái tên nằm top chuyển nhượng cao nhất của tuyển Việt Nam đều đang hội quân với HLV Park Hang Seo. Tuy nhiên, trong buổi tập mới nhất, Quang Hải đã phải bỏ dở vì chấn thương. Điều này làm HLV người Hàn Quốc rất lo lắng cho tiền vệ con cưng.
Ngoài ra, theo đánh giá của Transfermarkt, Á quân V-League Hà Nội FC đang là đội bóng có giá trị chuyển nhượng cao nhất Việt Nam. Hà Nội FC có dàn cầu thủ được định giá 3,93 triệu Euro (110 tỷ đồng), cao hơn nhà tân vô địch V-League gần 500 ngàn Euro (Viettel được định giá 3,49 triệu Euro- tương đương khoảng 98 tỷ đồng).
 |
Công Phượng không đứng trong top 4 cầu thủ đắt nhất Việt Nam |
CLB TPHCM đứng ở vị trí thứ 3 với giá trị cầu thủ là 3,21 triệu Euro (91 tỷ đồng). HAGL được định giá 2,73 triệu Euro (77 tỷ đồng), xếp thứ 5 trong top các CLB có giá trị chuyển nhượng cao của bóng đá Việt Nam.
Theo kế hoạch, ngày 23 và 27/12, tuyển Việt Nam đấu 2 trận với U22 Việt Nam. Hai trận đấu này diễn ra tại Cẩm Phả (Quảng Ninh) và Phú Thọ. VFF sẽ bán vé để quyên góp làm từ thiện.
H.Khúc
" alt="Công Phượng văng khỏi top 4 cầu thủ đắt nhất Việt Nam"/>
Công Phượng văng khỏi top 4 cầu thủ đắt nhất Việt Nam
Trong tham luận gửi tới Hội thảo “Tự chủ đại học - Từ chính sách đến thực tiễn” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, giảng viên Trương Tuấn Linh và Nguyễn Phương Thảo của Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông ( ĐH Thái Nguyên) đã phân tích sự chồng chéo trong quy định của pháp luật về vấn đề sử dụng nhân sự trong các đơn vị sự nghiệp công lập.Cụ thể, khi phân tích các quy định mới về tự chủ trong Luật Giáo dục Đại học sửa đổi và các văn bản pháp quy liên quan, không khó để nhận thấy bất cập và sự vướng mắc giữa các luật và các quy định trong khung pháp lý hiện hành.
Ví dụ, theo Khoản 4, Điều 32 Luật Giáo dục Đại học tại Văn bản hợp nhất số 42/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 cũng như tại Khoản 2, Điều 13 Nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học quy định rõ “Cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự...; về số lượng người làm việc và vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, có quyền tự chủ về tổ chức, bộ máy và nhân sự để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhưng không được làm tang số lượng người làm việc hưởng lương, mức lương (bao gồm cả lương và phụ cấp) từ quỹ lương do ngân sách nhà nước cấp;…” và “… Các cơ sở giáo dục đại học phải ban hành, tổ chức thực hiện quy định nội bộ về tổ chức bộ máy và nhân sự; thực hiện các quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự khác…”.
Tuy nhiên, theo Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thực hiện lại có sự không đồng nhất.
Ví dụ, tại Điều 7, Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (còn hiệu lực) quy định đơn vị sự nghiệp công được"thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ”.
Nhưng tại Khoản 3, Điều 3, Nghị định 161/2018/NĐ-CP lại quy định rằng đơn vị sự nghiệp công lập không thực hiện việc ký hợp đồng lao động đối với “Những người làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở các vị trí việc làm được xác định và công chức trong cơ quan hành chính hoặc viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên”.
Như vậy, Nhà nước muốn giao quyền tự chủ về nhân sự nhưng lại yêu cầu chỉ được tuyển dụng viên chức, trong khi số lượng biên chế không đảm bảo để thực hiện các nhiệm vụ trong đơn vị.
 |
Cơ sở giáo dục đại học công lập muốn tăng chỉ tiêu tuyển sinh thì phải tăng số lượng giảng viên cơ hữu. Nhưng nếu chưa tự chủ, trường ĐH không có quyền tăng biên chế (Ảnh minh họa) |
Theo các giảng viên này, trước đây, khi văn bản quy phạm pháp luật chưa quy định rõ và chi tiết, hầu như các đơn vị sử dụng 2 hình thức tuyển dụng viên chức và tuyển dụng hợp đồng lao động. Như vậy, bắt buộc phải áp dụng song song 2 bộ Luật là Luật Viên chức và Bộ Luật Lao động...
Áp dụng Luật Viên chức, nhưng nếu xảy ra tranh chấp về hợp đồng làm việc như đền bù chi phí đào tạo, kỷ luật lao động… thì lại yêu cầu thực hiện như Luật Lao động dù các quy định của 2 luật này không hoàn toàn đồng nhất.
Hầu như các trường đại học sử dụng mã ngạch, hệ số lương của công chức, viên chức để áp dụng cho người lao động mà theo quy định thì việc này là không cần thiết, hoặc mức lương cho người lao động phải áp dụng các quy định của Bộ Luật lao động và phải sử dụng mức lương tối thiểu vùng làm căn cứ để chi trả.
Thực tế cho thấy, đối với một giảng viên được ký hợp đồng lao động của mã ngạch giảng viên 15.111, tổng lương khởi điểm được tính: 2.34 x mức lương cơ sở + 0.25% đứng lớp, nhưng tổng mức lương này vẫn chưa thể bằng mức lương tối thiểu vùng quy định tại Bộ Luật Lao động.
Chồng chéo...
Còn theo TS. Phan Thị Lan Hương và TS. Nguyễn Thị Thanh Tú, Trường ĐH Luật Hà Nội, thì việc trả lương theo vị trí việc làm tạo ra thách thức nhất định cho các cơ sở giáo dục đại học chưa tự chủ về chi thường xuyên và đầu tư.
Cũng đưa ra dẫn chứng là theo Điều 12, Khoản 2 Nghị định 99/2019/NĐ-CP “không được làm tăng số lượng người làm việc hưởng lương, mức lương (bao gồm cả lương và phụ cấp) từ quỹ lương do ngân sách Nhà nước cấp”, 2 vị tiến sĩ cho rằng quy định này rõ ràng không bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở đại học công lập. Nếu như yêu cầu mở rộng mã ngành đào tạo, liên kết đào tạo nhưng chưa tự chủ về tài chính thì cơ sở đại học công lập không có quyền tăng biên chế.
Điều đáng nói là số lượng giảng viên cơ hữu sẽ là căn cứ để xác định chỉ tiêu tuyển sinh, nếu cơ sở giáo dục đại học công lập muốn tăng chỉ tiêu tuyển sinh thì phải tăng số lượng giảng viên cơ hữu.
"Quy định này lại cho thấy sự chồng chéo trong cách tiếp cận của các cơ chế, chính sách bảo đảm tự chủ ở nước ta" - các tiến sĩ của Trường ĐH Luật Hà Nội nhận định.
Khó xử lý giảng viên “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”
Theo ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, vì các trường đại học tự chủ vẫn phải tuân theo Luật Viên chức, nên một bộ phận cán bộ giảng viên dù làm việc không hiệu quả nhưng trường không thể cho nghỉ việc. Do đó, dù xảy ra tình trạng giảng viên “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” thì trường cũng không xử lý được. Khi thực hiện tự chủ đáng ra hiệu suất công việc tăng lên, nhưng khi yêu cầu mọi người phải làm việc nhiều hơn thì bị phản ứng.
PGS.TS Lê Trung Thành, Viện trưởng Viện Đào tạo Sau đại học (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân), cũng đồng quan điểm, cho rằng một trong những bất cập trong vấn đề nhân sự hiện nay là vẫn áp dụng theo Luật Viên chức trong các trường đại học tự chủ. Mà theo đó, để tăng lương cho một cá nhân xuất sắc, tài năng hay sa thải đối với cá nhân yếu kém là rất khó.
Vì vậy, để có thể thực hiện được tự chủ đúng nghĩa, ông Thành đề xuất cho các trường áp dụng Luật Lao động.
“Với cơ chế tự chủ, các trường phải được căn cứ vào trình độ, đóng góp từ đó đưa ra mức lương cụ thể tới từng người, ngay cả với hiệu trưởng, thì mới khuyến khích được người tài. Còn ai không đảm bảo năng lực thì sa thải. Chứ như hiện nay, để sa thải một cá nhân theo Luật Viên chức là rất khó, dẫn đến chỉ cần một nhóm người nhỏ trong tổ chức hoạt động không tốt là kéo lùi cả tập thể đi xuống”.
Ngân Anh - Lê Huyền - Thanh Hùng

Tự chủ đại học: Nhiều hiệu trưởng vẫn muốn mình là to nhất
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhiều hiệu trưởng không muốn mất quyền, không muốn chuyển giao bớt quyền sang Hội đồng trường, vẫn muốn hiệu trưởng là to nhất.
" alt="Quy định pháp luật chồng chéo, trường gặp khó khi tự chủ nhân sự"/>
Quy định pháp luật chồng chéo, trường gặp khó khi tự chủ nhân sự
Ông Nguyễn Văn Hoàng, cựu Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Huệ, mấy hôm nay đóng vai trò đặc biệt: Trông cháu ngoại là học sinh lớp 1 của chính ngôi trường này đang phải ở nhà để phòng chống dịch Covid-19.Trường Tiểu học Nguyễn Huệ cùng với Trường Tiểu học Võ Văn Tần là hai trường phải cho học sinh nghỉ học sớm nhất trong TP.HCM vì có người liên quan tới bệnh nhân Covid-19.
Nguyên do là ngày 22/11, bệnh nhân 1347 đến thăm một cô giáo của Trường Tiểu học Võ Văn Tần. Cô giáo này lại ở cùng nhà với 3 đồng nghiệp là giáo viên Trường Tiểu học Võ Văn Tần và Trường Tiểu học Nguyễn Huệ…
 |
Học sinh toàn Trường Tiểu học Nguyễn Huệ phải nghỉ học từ ngày 1/12 |
Ông Hoàng cho biết hàng ngày, cô giáo chủ nhiệm lớp của cháu vẫn gửi thông báo qua sổ liên lạc điện tử cho học sinh, bao gồm nội dung bài học ngày hôm đó do cô soạn, bài tập, các câu hỏi… Sau khi các em làm bài, phụ huynh sẽ nhập vào cho cô kiểm tra.
Tuy nhiên, ông Hoàng nhận xét, việc học kiểu này và học trực tuyến chỉ thuận lợi với các cháu từ lớp 3, lớp 4 trở lên chứ với các cháu nhỏ thì thật sự khó khăn, đặc biệt là với học sinh lớp 1.
“Nhất là năm nay lớp 1 vào chương trình mới, nên rất vất vả cho cả các cô và phụ huynh. Chữ các cháu còn chưa biết hết, phải có sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ phụ huynh, việc học mới hiệu quả.
Ở gia đình tôi thì cả bà ngoại của cháu cũng là giáo viên, nên việc hướng dẫn cháu học khá thuận lợi, dù bố mẹ cháu phải đi làm cả ngày. Nhưng với những bé con nhà lao động, phụ huynh sẽ rất vất vả đột ngột phải bố trí thời gian trông con, dạy con học như thế này”…
“Đây là chuyện không ai mong muốn. Là người từng làm việc trực tiếp tại trường và bây giờ là "phụ huynh", tôi rất thương nhà trường, các cô, các cháu. Mong rằng mọi chuyện sẽ sớm qua để việc học tập trở lại bình thường” - ông Hoàng bày tỏ.
Ngoài Trường Tiểu học Nguyễn Huệ, các trường phải cho học sinh nghỉ học trên địa bàn Quận 6 là Trường Tiểu học Võ Văn Tần, Trường Tiểu học Lê Văn Tám, Trường Tiểu học Bình Tiên đã khẩn trương cập nhật các clip bài giảng lên website của nhà trường.
 |
Trường Tiểu học Võ Văn Tần khẩn trương cập nhật các bài giảng trực tuyến lên website |
Ông Lưu Hồng Uyên, trường Phòng GD-ĐT Quận 6, cho biết ngoài 4 trường phải nghỉ toàn bộ, trên địa bàn còn một số trường cho một vài lớp hoặc một vài học sinh nghỉ học vì liên quan tới các ca bệnh Covid-19. Tuy nhiên, với việc dạy học trực tuyến để đảm bảo cho học sinh vẫn duy trì được việc học, các trường và giáo viên sẽ chủ động chứ Phòng không chỉ đạo cứng nhắc.
“Họ có thể gửi bài giảng qua Zalo, Viber, Mesenger hay bất cứ phần mềm nào họ thấy thích hợp. Cái nào giảng trực tuyến được thì giảng, cái nào quay clip lại thì các thầy cô thu xếp tự thực hiện. Chẳng hạn như các giáo viên lớp 1 ở Trường Tiểu học Võ Văn Tần đã tập trung lại người giảng, người quay clip để dạy học sinh” - ông Uyên nói.
Ông Uyên cho biết ở Trường THCS Bình Tây có 2 học sinh sống trong khu vực bị phong tỏa. Trong khi các bạn đi học bình thường thì 2 em phải ở nhà. Vì vậy, giáo viên cũng phải thu xếp thời gian để dạy trực tuyến cho các em.
“Ở một số trường chỉ cho nghỉ vài lớp, các giáo viên cũng sắp xếp thời gian để giảng cho những học sinh phải ở nhà. Nhưng dù sao, sau khi đi học lại bình thường, các thầy cô cũng sẽ kiểm tra lại để bổ sung kiến thức cho các em".
Từ đầu năm học tới nay, tại Quận 6 cũng như các địa bàn khác tại TP.HCM, giáo viên đã được tập huấn thêm về dạy trực tuyến. Cộng với hơn 2 tháng dạy học online hồi đầu năm nên đến thời điểm này, theo ông Uyên, cả giáo viên và học sinh đều phản ứng nhanh khi phải thay đổi hình thức giảng dạy.
“Hôm nay thông báo, ngày mai các thầy cô đã có thể dạy được ngay. Các thầy cô rất linh hoạt và tích cực trong việc dạy học ở giai đoạn hiện nay” – ông Uyên nói.
Với 4 giáo viên của Quận 6 đang phải cách ly tập trung tại Củ Chi, ông Uyên nói các cô vẫn rất mong muốn tham gia giảng dạy trong thời gian bị cách ly.
“Trong 4 cô, có 1 cô giáo dạy nhạc và 3 cô là giáo viên chủ nhiệm dạy nhiều môn. Khi các cô phải đi cách ly thì đã có 2 hiệu phó và các giáo viên khác đảm nhiệm phần việc của các cô. Tuy nhiên, các cô đều mong muốn tham gia dạy trực tuyến và có nhắn đề nghị nhà trường gửi cho cục phát wifi để thuận tiện hơn cho việc giảng dạy”.
Ông Uyên cũng hy vọng những lần xét nghiệm tiếp theo, các cô giáo cũng như tất cả những người liên quan tới các ca bệnh vừa qua đều có kết quả âm tính, để thầy cô và học sinh có thể tiếp tục tới trường.
Sau một ngày ở nhà học trực tuyến, 2.000 học sinh Trường THPT Trần Quang Khải (Quận 11) đã trở lại trường học bình thường. Bà Đặng Thị Thúy Ái, Hiệu trưởng nhà trường cho biết trường quyết định cho học sinh toàn trường nghỉ học từ 16h ngày 2/12 do có một học sinh khối 10 có liên quan đến một ca đã được cơ quan y tế xác nhận là mắc Covid-19. Việc dạy học trực tuyến của trường được thực hiện trong ngày 3/12. Cũng trong ngày 3/12, trường đã tổ chức phun thuốc khử khuẩn toàn bộ lớp học và khuôn viên. Sau khi có thông báo của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh thành phố về kết quả xét nghiệm ngày 3/12 của các trường hợp liên quan bệnh nhân Covid-19 và xin ý kiến của UBND Quận và Sở GD-ĐT, nhà trường đã quyết định cho học sinh đi học trở lại. Học sinh đến trường được đo thân nhiệt. Tất cả các em đều đeo khẩu trang khi đến và ở ngoài sân trường, còn khi vào trong lớp các em có thể đeo hoặc không đeo. Trước khi vào học, các em đã được bác sĩ của Trung tâm Y tế Quận 11 nói chuyện về cách thức phòng ngừa dịch Covid-19. |
Ngân Anh

Kiểm tra học kỳ I ra sao khi học sinh TP.HCM nghỉ học vì Covid-19?
Hàng nghìn học sinh ở TP.HCM phải nghỉ học do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm các trường kiểm tra học kỳ I.
" alt="Trường học ở TP.HCM nhanh chóng học trực tuyến vì Covid"/>
Trường học ở TP.HCM nhanh chóng học trực tuyến vì Covid