
Gia tăng các thủ đoạn lừa đảo tài chính trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam

相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Auckland FC vs Wellington Phoenix, 11h00 ngày 22/2: Tin vào cửa trên -
Tham vọng mới của AppleNhững động thái của Apple và tiết lộ từ đối tác cho thấy Táo khuyết có thể đang phát triển modem 5G, linh kiện hỗ trợ kết nối Internet tốc độ cao cho thiết bị di động. Trong tương lai, các sản phẩm tiềm năng như máy tính Mac, kính thực tế hỗn hợp cũng có thể tích hợp modem 5G để trao đổi thông tin, tải nội dung nhanh chóng hơn.
Không ngạc nhiên khi Apple muốn tự chủ thêm linh kiện sau thành công với chip xử lý M-series hay A-series. Tuy nhiên ngoài khả năng thiết kế, Táo khuyết cần đảm bảo độ ổn định và chất lượng để thuyết phục người dùng đón nhận sự thay đổi. Hiện nay, modem trên iPhone và iPad được sản xuất bởi Qualcomm, một trong những hãng phát triển modem lớn nhất thế giới.
Modem 5G phức tạp hơn chip bình thường
Một số ứng dụng như thực tế tăng cường, công nghệ kết hợp cảm biến để chèn thông tin lên thế giới thực rồi chiếu lên mắt người cần tốc độ truyền dữ liệu rất cao và độ trễ thấp. Durga Malladi, Phó chủ tịch Qualcomm cho biết các kỹ sư phải nghiên cứu, làm việc với yêu cầu "chưa từng có" để tạo ra modem tốc độ cao, trong khi đảm bảo kích thước điện thoại được giữ nguyên và năng lượng tiêu thụ không thay đổi.
Tương tự nhiều mảng kinh doanh khác, thông tin liên quan đến mảng phát triển chip của Apple được giữ kín, hầu như không tiết lộ về tầm nhìn hay chiến lược. Trong cuộc phỏng vấn hiếm hoi với WSJ, Johny Srouji, Phó chủ tịch Công nghệ Phần cứng của Apple chia sẻ về cách phát triển chip xử lý M-series và A-series, nhưng từ chối nhắc đến các kế hoạch trong tương lai.
Apple có kế hoạch thay thế modem 5G của Qualcomm bằng chip tự phát triển trong tương lai. Ảnh: WSJ.
Nhiều tín hiệu cho thấy Apple đang phát triển modem 5G của riêng mình. Năm 2019, Táo khuyết đã mua lại phần lớn hoạt động kinh doanh modem cho smartphone của Intel với 2.200 nhân viên, sau đó tiếp tục thuê kỹ sư. Họ làm việc tại các chi nhánh của Apple, nằm cùng thành phố với những đối tác hoặc đối thủ cạnh tranh tiềm năng trong lĩnh vực mạng không dây.
Tại San Diego, nơi Qualcomm đặt trụ sở, Apple đang tuyển khoảng 140 vị trí liên quan đến phát triển và tích hợp chip mạng di động. Táo khuyết cũng có chi nhánh và website tuyển dụng tại Irvine, bang California, nơi đặt trụ sở của hãng chip Broadcom.
Prakash Sangam, nhà sáng lập công ty tư vấn công nghệ Tantra Analyst, cựu kỹ sư AT&T cho rằng dù sở hữu nguồn lực hùng hậu, khó khăn dành cho Apple nằm ở thời gian thiết kế, sản xuất và thử nghiệm modem 5G.
"Nhiều người thường so sánh cách Apple tạo ra chip A-series rất nhanh chóng, nhưng mọi chuyện sẽ phức tạp hơn với modem", Sangam nhận định. Theo cựu giám đốc tiếp thị Qualcomm, sự phức tạp đến từ khả năng xử lý các trường hợp có thể gây nhiễu tín hiệu của modem. Apple từng trải qua điều này trên lỗi ăng-ten của iPhone 4 cách đây 12 năm.
"Nếu dành đủ thời gian, nguồn lực và tiền bạc, mọi thứ có thể hoàn tất. Tuy nhiên về khả năng làm được điều đó trong năm 2023, chỉ Apple mới có thể khẳng định", Sangam nói thêm.
Lợi ích khi sở hữu modem riêng
Tháng 11/2021, giám đốc tài chính Qualcomm cho biết công ty dự kiến cung cấp khoảng 20% modem 5G cho thiết bị di động của Apple trong năm 2023. Hiện tại, con số trên là gần 100% (trừ dòng Apple Watch vẫn dùng modem của Intel). Nhiều nhà phân tích nhận định 2023 cũng là thời điểm Táo khuyết công bố modem mạng của riêng mình.
Apple có thể bớt phụ thuộc vào bên thứ ba nếu sở hữu modem 5G tự phát triển. Ảnh: Getty Images.
Lịch sử phát triển chip của Apple khởi đầu với A-series trên iPhone và iPad. Khả năng giúp chúng mạnh hơn là lý do Táo khuyết tạo ra M-series cho máy tính Mac. Không chỉ cho hiệu năng cao hơn CPU Intel, dòng chip M còn tiêu thụ ít năng lượng, nhiệt độ thấp giúp hãng loại bỏ quạt tản nhiệt. Nếu tự tin vào nguồn lực và trình độ, Apple có thể tạo ra modem 5G với khả năng hoạt động thậm chí hiệu quả hơn modem của Qualcomm
Sử dụng modem 5G tự phát triển sẽ mang đến nhiều lợi thế cho Apple. Wayne Lam, Giám đốc Nghiên cứu tại hãng phân tích CCS Insight nhận định lợi ích đầu tiên nằm ở chi phí. Trên iPhone SE 2022, giá của modem 5G không chêch lệch so với chip A15 Bionic. Điều đó trái ngược với truyền thống khi chip xử lý điện thoại thường đắt hơn modem để gọi điện hay kết nối Internet.
Tiếp theo, Apple có thể phụ thuộc ít hơn vào các nhà cung ứng. Năm 2019, hãng đã giải quyết vụ kiện đầy tranh cãi với Qualcomm về phí cấp phép bằng sáng chế, phải trả ít nhất 4,5 tỷ USD và mua modem của Qualcomm trong vài năm. Khi sở hữu modem tự phát triển, Táo khuyết có thể thoải mái điều chỉnh, tối ưu để chúng hoạt động hiệu quả hơn trên từng thiết bị.
Chuẩn bị cho tương lai
Modem 5G tự phát triển đầu tiên của Apple có thể không nhanh và mạnh nhất. Tuy nhiên nếu ra mắt thành công, đó sẽ là minh chứng cho nguồn lực, sự kiên nhẫn của Táo khuyết để cải thiện phần cứng, tạo ra những thiết bị đủ khác biệt so với đối thủ để thu hút người dùng.
Modem tự phát triển còn dành cho những thiết bị tương lai như kính thực tế hỗn hợp. Ảnh: Business Insider.
Theo Lam, với modem 5G riêng, Apple có thể mang khả năng kết nối Internet tốc độ cao lên những thiết bị nhỏ như smartwatch hay kính thông minh.
Trang WSJ nhận định những khả năng mới cũng có thể mở ra cho hệ sinh thái Apple với modem tự phát triển như tính năng kết nối mạng cho thiết bị nhỏ như tai nghe không dây AirPods, hoặc mang đến trải nghiệm thực tế tăng cường chân thực hơn so với các công nghệ hiện nay.
"Khi Apple có thể hoàn thiện công nghệ dành cho modem 5G trên iPhone, những gì họ cần làm là thu nhỏ công nghệ ấy thành con chip vừa với kính thông minh", Lam chia sẻ.
(Theo Zing)
Apple khoe tiết kiệm được 550 ngàn tấn quặng nhờ loại bỏ cục sạc tặng kèm iPhone
Apple lại có thêm bằng chứng để củng cố quyết định loại bỏ cục sạc khỏi hộp đựng iPhone là chính xác.
"> -
Thể thao điện tử Việt Nam bắt đầu tranh tài tại SEA Games 31Các tuyển thủ Việt Nam thi đấu tại bộ môn Đấu trường sinh tồn (Free Fire). Ở bộ môn Liên minh huyền thoại, chiều 13/5 sẽ diễn ra các lượt đấu vòng bảng của nội dung đồng đội nam.
Tại đây, 6 đội tuyển thi đấu sẽ được chia làm 2 bảng. Đội tuyển chủ nhà Việt Nam nằm ở Bảng A cùng với sự góp mặt của Myanmar, Lào và Singapore. Trong khi đó, Bảng B là sự hiện diện của các đội tuyển Thái Lan, Malaysia và Philippines.
Đội hình tuyển nam Việt Nam tham dự bộ môn "Liên minh huyền thoại: Tốc chiến". Trong ngày hôm nay, đội tuyển Liên minh huyền thoại Việt Nam sẽ gặp đội tuyển Myanmar lúc 13h00. Đến 14h30, tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore trước khi thi đấu trận cuối cùng vòng bảng với đội tuyển Lào lúc 16h00.
Lượt về vòng bảng bộ môn Liên minh huyền thoại sẽ diễn ra vào ngày mai (14/5). Trong khi đó, trận chung kết nội dung thi đấu này sẽ diễn ra vào ngày 15/5 tới.
Các nội dung eSport tại SEA Games 31 đều được tổ chức tại Trung tâm Hội Nghị Quốc Gia (Hà Nội).
Trọng Đạt
"> -
Tiktok 5 năm thay 6 giám đốc điều hànhTheo lẽ thường, việc thay đổi lãnh đạo liên tục cho thấy 1 công ty đang có vấn đề về hoạt động. Tuy nhiên, trong vòng 5 năm, ứng dụng này lại đang trở thành 1 cơn bão càn quét Internet chưa hề thấy dấu hiệu suy yếu. Tính tới tháng 3/2022, TikTok thu hút gần 1,2 tỷ người dùng thường xuyên hàng tháng (MAU). Trong khi đó, Instagram sau 10 năm thuộc về Facebook, vẫn xếp sau với 1 tỷ MAU.
Khi bản quốc tế “nổi” hơn cả bản gốc
Sau mỗi lần thay tướng, TikTok lại tiến hóa nhanh chóng để bắt kịp với sự cạnh tranh toàn cầu đối với 1 sản phẩm phổ biến.
Mặc dù trụ sở chính thức của nền tảng đặt tại Los Angeles nhưng nhân viên công ty thường đùa nhau rằng, chính họ cũng không biết nơi nào mới là “trái tim” của công ty. Giống như các công ty đa quốc gia khác, TikTok hoạt động theo mô hình trục bánh xe và nan hoa (spoke-hub), với việc các lãnh đạo phụ trách hoạt động trong từng khu vực địa lý cụ thể, có sự hỗ trợ của hàng nghìn nhân viên tại các văn phòng của ByteDance ở Thượng Hải và Bắc Kinh, cũng như đội ngũ ở Singapore.
Khi TikTok ra mắt vào năm 2017, nó chỉ được coi là 1 phiên bản quốc tế của Douyin (tên nội địa của ứng dụng video ở trong nước). Tại thời điểm đó, Ren Lifeng, người có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền tảng ngày từ những đầu, đang phụ trách hoạt động của Douyin, được giao kiêm nhiệm thêm cả TikTok.
Tại thời điểm này, TikTok được xây dựng tương tự như Douyin. Cả 2 nền tảng cùng chia sẻ đội ngũ thiết kế thuật toán, tăng trưởng người dùng và R&D. TikTok cũng sử dụng các chiến lược của Douyin sử dụng các nội dung chứa những đoạn nhạc và vũ điệu cuốn hút để tiếp cận người dùng rộng rãi.
“Douyin có nhiều bài nhạc có sẵn, cũng như các hiệu ứng và filter tốt hơn, khiến nó trở nên cực kỳ mạnh mẽ so với các đối thủ nước ngoài”, 1 quản lý khu vực của công ty cho biết.
Tháng 10/2018, Musical.ly, 1 ứng dụng video ngắn tương tự đã có 6 triệu người dùng hàng ngày tại Mỹ bị thâu tóm bởi ByteDance và sáp nhập vào với TikTok. Phiên bản mới của TikTok được đặt dưới bàn tay quản lý của Kelly Zhang, người đang là CEO của ByteDance Trung Quốc.
Với thương vụ này, TikTok đã tận dụng được giao diện người dùng thu hút của Musical.ly, gồm các thao tác gạt ngón tay để chuyển tiếp nội dung 1 cách nhanh chóng, mượt mà với các thuật toán đề xuất ở phía sau do ByteDance phát triển.
Chưa kể, nhóm vận hành Douyin đã tích lũy kinh nghiệm đáng kể trong việc xây dựng cộng đồng người dùng. Tất cả những yếu tố này đã biến TikTok trở thành nền tảng khổng lồ như ngày nay, khi đưa video ngắn thành 1 thành tố có văn hoá tiêu dùng chính thống.
Theo LatePost, 1 thành viên của nhóm sản phẩm TikTok từng cho biết Kelly Zhang dành phần lớn thời gian tại Los Angeles và thường xuyên ghé thăm Nhật Bản, Ấn Độ để tìm hiểu các nghiên cứu về người dùng tại những thị trường này. Đến cuối năm 2019, TikTok có 500 triệu MAU, tăng 1.000% so với 2 năm trước đó và là khách hàng quảng cáo lớn nhất của Facebook.
Luôn thích ứng với sự biến đổi của tình hình
Khi ngày càng nhiều người tải ứng dụng TikTok, Facebook bắt đầu coi nền tảng từ Trung Quốc như 1 mối đe doạ chính với Instagram, ứng dụng đã phải phát triển tính năng Reels (video ngắn) để cạnh tranh. Không những vậy, chính quyền Tổng thống Trump xem xét vụ thâu tóm Musical.ly của ByteDance dưới góc nhìn an ninh quốc gia và đe dọa dừng hoạt động công ty này trên lãnh thổ Mỹ.
1 lần nữa, TikTok lại tiến hoá để thích ứng với hoàn cảnh mới. Kelly Zhang và đội ngũ Douyin rút lui khỏi ứng dụng. Đế chế được đặt vào tay Alex Zhu, nhà sáng lập Musical.ly và là 1 quản lý sản phẩm đại tài.
Tự coi mình chỉ là “CEO tạm thời”, Zhu nổi bật với mái tóc dài, đam mê thơ ca cổ Trung Quốc, thích hát kinh kịch, toát ra 1 phong thái hào hoa. Cùng với nhà sáng lập ByteDance, Zhang Yiming, Zhu bắt đầu tuyển dụng các vị trí quan trọng tại TikTok ở nước ngoài. Anh cũng trở thành Phó chủ tịch cấp cao của ByteDance, phụ trách quan hệ công chúng và chính phủ của TikTok.
Lần này, nhiệm vụ của Alex Zhy và Zhang Yiming là tìm kiếm 1 thuyền trưởng cho TikTok, người có thể xoay sở tốt với môi trường kinh doanh và chính trị tại Mỹ, có khả năng diễn thuyết trước công chúng xứ cờ hoa. Kevin Mayer, cựu Chủ tịch bộ phận tiêu dùng trực tiếp quốc tế của Walt Disney là nhân vật đáp ứng được các tiêu chí trên.
Mayer được bổ nhiệm vị trí Giám đốc vận hành (COO) toàn cầu của ByteDance. Ông được giao quản lý bộ phận âm nhạc, trò chơi cũng như các mảng công tác phối hợp phát triển ở nước ngoài, sale, tiếp thị, quan hệ công chúng, bảo mật và các vấn đề pháp lý. 1 nhân viên ByteDance từng nhận xét rằng vị lãnh đạo này dường như “không bao giờ bỏ sót bất cứ tiểu tiết nào trong các thông báo về lợi nhuận và chi phí”.
Thế nhưng, triều đại của Mayer chỉ kéo dài vỏn vẹn 3 tháng, có thể là do áp lực to lớn từ chính quyền Trump lúc bây giờ. Sau khi Mayer từ chức, Vanessa Pappas, cựu Giám đốc phát triển người xem toàn cầu của YouTube, người gia nhập TikTok Mỹ trước đó, trở thành CEO tạm quyền.
Tiếp đến, Shou Zi Chew, cựu Giám đốc tài chính (CFO) của Xiaomi International, được giao “ấn tín”. Chew từng qua lại với ByteDance từ những ngày đầu công ty này thành lập, khi đội của Zhang Yiming vẫn còn làm việc trong 1 căn hộ ở Bắc Kinh. Chew cũng là 1 trong những nhà đầu tư liên hệ mua cổ phần từ đầu và tạo điều kiện cho DST đầu tư vào ByteDance.
Lei Jun, đồng sáng lập Xiaomi từng mô tả Chew là người “siêu năng tới mức ăn thua”. Trước đợt IPO của Xiaomi tại Hong Kong vào năm 2018, Chew đã lập 1 bảng excel chứa thông tin của mọi nhà đầu tư mà anh ta gặp gỡ, khoảng 1.500 hàng.
Trong số 6 thuyền trưởng từng dẫn dắt TikTok, Shou Zi Chew là người có ít kinh nghiệm nhất về vận hành sản phẩm và R&D. Chew thường ít quan tâm tới các chi tiết của nền tảng. Dưới sự lãnh đạo của cựu CFO Xiaomi, hầu hết các vị trí giám đốc khu vực của TikTok đều do các chuyên gia địa phương đảm nhận. Mặc dù đang là 1 nền tảng khổng lồ nhưng dư địa cho TikTok phát triển trên toàn cầu là vẫn còn. Năm 2022, TikTok dự kiến 6 tỷ USD, tương đương 50% doanh thu quảng cáo đến từ thị trường Mỹ. Trong khi đó, Nhật Bản dự kiến chỉ khoảng 2%. Ở nhiều thị trường khác, công ty mới chỉ bắt đầu cung cấp dịch vụ quảng cáo và thương mại điện tử.
Vinh Ngô (theo Kr-Asia)
Sau TikTok, đến lượt Tiki bị mạo danh nhắn tin tuyển dụng để lừa đảo người dùng
Qua hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác với đầu số 5656, thời gian gần đây nhiều người dân đã phản ánh việc họ nhận được tin nhắn giả mạo trang thương mại điện tử Tiki để tuyển dụng nhằm mục đích lừa đảo.
">