Kết quả Copa América 2021 | ||||||||
Ngày | Giờ | Đội | Tỉ số | Đội | Vòng | Kênh | ||
15/06 | ||||||||
15/06 | 04:00 | Argentina | 1:1 | Chile | A | Xem video | ||
15/06 | 07:00 | Paraguay | 3:1 | Bolivia | A |
Kết quả bóng đá hôm nay 15/6: Nóng Euro, vòng loại World Cup
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Borussia Dortmund vs Union Berlin, 0h30 ngày 23/2: Phong độ sa sút -
Quán Yellow Bittern 18 chỗ ngồi mở gần một tháng tại London, nhưng đã nhanh chóng gây "tiếng vang" vì thái độ không tốt với khách. Quán phục vụ bữa trưa vào các ngày trong tuần, không chấp nhận thanh toán bằng thẻ hoặc tiếp khách vãng lai. Thực khách muốn có bàn phải đặt chỗ trước. Nhà hàng 'thái độ' với khách vì gọi ít mónTrong bài đăng trên Instagram, đầu bếp Hugh Corcoran tuyên bố nhiều khách hàng không hiểu rõ khái niệm ăn quán. Đầu bếp gợi ý khách đã "mất công" đặt bàn ở một nơi đẹp như Yello Bittern thì tối thiểu nên gọi một món chính hoặc kèm thêm món khai vị, tráng miệng và uống rượu vang cho xứng đáng với sự phục vụ của quán. Tuy nhiên, phần lớn khách đến quán đặt một bàn cho 4 người, chỉ gọi hai đĩa khai vị, hai món chính rồi chia sẻ cùng nhau và uống nước lọc.
"Chúng tôi mất công trang trí bàn, hái và cắm hoa, rửa ly sạch bóng và giữ chỗ trong hai tiếng chỉ để phục vụ các vị khách tiêu tốn 31 USD một bữa", đầu bếp quán chia sẻ. Người này nói thêm, nếu cứ tiếp tục đón các vị khách như vậy thì quán không đáng để mở và nhắn nhủ khách nên đến quán khi đói và gọi một bữa đầy đủ.
"> -
Chàng rể Tây yêu tiếng Việt, nói giọng Nghệ An như người bản xứĐoạn hội thoại giữa 2 vợ chồng chị Nguyễn Thị Hòa (SN 1984, Nghệ An) và anh Martin Knöfel (SN 1984, người Đức).
Có lẽ không nhiều người Việt khi nghe người xứ Nghệ nói những cụm từ như đau trốc (đau đầu), trốc cúi (đầu gối) sẽ hiểu được nghĩa của từ đó. Nhưng anh Martin - một người Đức lại có thể nói và hiểu được như 1 người bản xứ.
Tất cả là nhờ tình yêu 15 năm anh dành cho vợ mình và tình yêu với tiếng Việt - ngôn ngữ mà theo anh là vừa khó vừa độc đáo.
Chuyện tình chàng Tây và cô giáo Việt Nam
Nhớ về lần đầu tiên gặp gỡ cách đây 15 năm, chị Hòa hào hứng kể: “Tôi là sinh viên đi học xa nhà. Dịp 30/4/2007, tôi định ở lại trường để đi chơi với các bạn. Mẹ gọi điện bảo tôi về. 'Về mẹ cho nồi thịt kho mang đi. Với lại có ông Tây đến nhà mình chơi, về mà luyện tiếng Anh’. Thế là tôi hăm hở về nhà”.
Nhưng chị Hòa không ngờ, lần gặp mặt đầu tiên đó, chị đã bị trúng “tiếng sét ái tình”. Chị bất ngờ về vẻ ngoài điển trai, hiền lành của chàng sinh viên Tây. Sau này chị mới biết Martin cũng “say” mình ngay lần đầu gặp mặt.
Vì Martin là bạn thân của anh rể và chị gái chị Hòa nên mối quan hệ giữa 2 người nhanh chóng được gia đình đôi bên ủng hộ. Một năm sau, đám cưới 2 ngày 1 đêm rất vui và ấn tượng với Martin được tổ chức tại mảnh đất Đô Lương (Nghệ An). Chị Hòa kể lại kỷ niệm cười ra nước mắt ngày đầu Martin làm rể xứ Nghệ.
Vợ chồng chị Hòa đang sinh sống tại Thụy Sĩ “Ngày đó, gia đình tôi làm đám cưới ở quê, tự dựng rạp và nhờ anh em họ hàng cùng nấu cỗ cưới. Hôm đó, thợ trang điểm có việc đột xuất không đến tận nhà, vì thế sáng sớm tôi phải rời nhà đi trang điểm. Anh em họ hàng bận nấu cỗ nên cũng không ai để ý. Trước khi đi, tôi có dặn Martin ở nhà tự chuẩn bị lễ phục rồi chờ tôi về, nhưng có lẽ anh mải ngủ nên không nghe thấy”.
Khi tỉnh dậy, Martin đi tìm khắp nhà trên nhà dưới không thấy vợ đâu. Anh hỏi mọi người trong nhà cũng không ai biết. Martin mếu máo đi tìm bố vợ, bảo Hòa bỏ đi không chịu làm đám cưới.
Bố chị Hòa lấy điện thoại ra gọi cho con gái. Nhưng do chị Hòa mải trang điểm nên để quên điện thoại trong cốp xe máy. Không ai liên lạc được với chị Hòa, Martin hoang mang trước giờ tổ chức hôn lễ mà không thấy cô dâu.
“Rất may khi đó em gái tôi đi về thấy cảnh tượng trước mắt đã giải thích cho mọi người hiểu. Nhưng Martin vẫn lo lắng không tin, đòi ra tận nơi gặp tôi. Đi xe máy hàng chục cây số nhìn thấy tôi anh mới yên tâm về mặc đồ chú rể chuẩn bị cho hôn lễ”, chị Hòa nhớ lại.
Kết hôn rồi, hai người vẫn ai về nhà nấy. Chị Hòa vẫn ở lại Việt Nam đi dạy học. Martin về nước hoàn thành nốt chương trình sinh viên ngành xây dựng. Phải 2 năm sau, khi tốt nghiệp và đi làm ổn định tại Thụy Sĩ, anh mới có thể đón vợ sang sống cùng mình.
Giúp vợ vượt qua khó khăn nơi xứ lạ
“Hai vợ chồng tôi trải qua những tháng ngày gian khó cùng nhau. Martin vừa ra trường, mới đi làm nên lương thấp. Cuộc sống gia đình nhiều khoản phải chi như tiền nhà, tiền điện nước… Có những lúc cuối tháng chỉ còn 200 USD để chi tiêu. Gia tài chúng tôi khi đó chỉ có chiếc xe đạp”, chị nói.
Những rào cản về ngôn ngữ, văn hóa và cả kinh tế eo hẹp khi sinh sống tại Thụy Sĩ khiến chị Hòa nản chí, căng thẳng và nhiều lần muốn bỏ về Việt Nam. Nhưng Martin đã luôn ở bên cạnh động viên và định hướng giúp chị nhanh chóng hòa nhập cuộc sống nơi đây.
“Người Thụy Sĩ dùng 4 thứ tiếng, Martin bảo tôi nên đi học tiếng Đức để tránh gặp khó khăn khi giao tiếp. Anh xin cho tôi đi thực tập ở nhà trẻ để có cơ hội giao tiếp học tiếng Đức nhiều hơn. Còn ở nhà, hàng ngày anh sẽ cùng tôi nói tiếng Việt để tôi đỡ nhớ nhà, nhớ quê hương”, chị Hòa nói.
Thương chồng, chị Hòa muốn giảm bớt gánh nặng cho anh bằng cách chăm chỉ học thật tốt. Sau 2 năm, không phụ công chồng ngày ngày đưa đón vợ, chị đã có bằng C1 tiếng Đức.
Được chồng động viên, chị Hòa tiếp tục học thêm ngành y 5 năm nữa. Gần 10 năm được chồng nuôi ăn học, dùi mài chuyên môn trên đất Thụy Sĩ, chị Hòa đã gặt hái được quả ngọt.
Năm 2017, chị Hòa tốt nghiệp ngành y và được nhận vào làm việc tại 1 trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng ở Thụy Sĩ Ngày ngày, chị Hòa làm việc chăm chỉ, được bạn bè đồng nghiệp tín nhiệm. Dần dần, chị có thể tự chủ về kinh tế, cùng chồng gánh vác việc nhà. “Công việc ổn định, 2 vợ chồng tôi bắt đầu có thu nhập dư dả đủ để mua 1 căn hộ tại Thụy Sĩ, 1 mảnh đất tại Đức và gửi tiền về cho bố mẹ xây nhà”, chị kể.
“Hành trang 15 năm ở xứ người đã giúp tôi trưởng thành lên rất nhiều. Từ những bước đi đầu tiên trên đất người tôi đã trải qua muôn vàn gian nan và nước mắt. Đến thời điểm hiện tại tôi không phải là người giàu có nhưng cuộc sống tự tại, tự kiếm ra tiền, đủ khả năng giao tiếp với người bản xứ, được tôn trọng và không phụ thuộc kinh tế vào chồng. Tôi hài lòng với cuộc sống ở đây và hài lòng với sự cố gắng của mình”.
Yêu vợ nên yêu cả gia đình vợ, yêu Việt Nam và yêu tiếng Việt
Lấy vợ 15 năm nhưng Martin đã có 20 lần về Việt Nam. Cuối năm nay, anh dự định lại cùng vợ về thăm bố mẹ ở Nghệ An.
Trong mắt Martin, vợ anh là người thông minh, chịu khó và nấu ăn rất ngon. “Anh rất mê các món Việt Nam do vợ nấu, lúc nào trên bàn cũng có rau xanh. Và đặc biệt, bữa ăn nào cũng phải có nước mắm. Thiếu nước mắm anh sẽ không ăn”, chị Hòa nói.
Bữa ăn hàng ngày, chị Hòa chủ yếu nấu món ăn Việt để chiều anh chồng Tây thích nước mắm. Kể cả khi ăn hải sản, anh cũng đòi ăn với nước mắm.
Tiếng cười giòn giã của chị Hòa mỗi khi nghe chồng nói tiếng Nghệ, đòi ăn nước mắm.
“Anh xã có mối quan hệ cực kỳ thân thiết, phải nói là hơn cả tuyệt vời đối với gia đình tôi. Anh thương cha mẹ tôi như cha mẹ anh vậy. Tuần nào anh cũng dành một ngày Chủ nhật để gọi điện hỏi thăm cha mẹ vợ ở Việt Nam. Anh thành thạo tiếng Việt nên tôi không phải phiên dịch. Lúc nào muốn nói chuyện là anh gọi cho cha tôi chỉ để "buôn dưa lê": Hôm nay cha ăn gì? Làm gì? Thời tiết như thế nào? Rồi anh khoe với cha hôm nay được ăn món gì…”, chị Hòa tự hào nói về người chồng Tây của mình.
Anh Martin chưa hề qua bất kỳ trường lớp hay khóa đào tạo tiếng Việt nào. Để có thể tự tin giao tiếp với bố mẹ vợ ở Việt Nam, giúp vợ không buồn vì một mình nơi xứ người không anh em bạn bè, Martin học nói tiếng Việt cùng vợ thông qua giao tiếp hàng ngày.
“Lúc đầu mình cũng nói kiểu chơi chơi vậy thôi, nhưng không ngờ là anh nhớ và nói y chang mình luôn. Mình nói đúng giọng Nghệ, từ ngữ đúng chuẩn từ địa phương vậy mà anh cũng hiểu rất nhanh. Nếu chấm điểm cho trình độ tiếng Việt của anh mình sẽ cho 8 điểm”.
Chị Hòa cho biết chồng chị rất thích học tiếng Việt và phải nói bằng chất giọng Nghệ An. Với Martin, tiếng Việt là một loại ngôn ngữ mà theo anh là “khó và độc”, vì thế anh càng thích chinh phục. Nhiều lần về Việt Nam, dù được nhiều người điều chỉnh, hướng dẫn nói bằng giọng phổ thông (giọng Bắc) nhưng Martin chỉ thích nói tiếng Nghệ An.
Đã hơn 1 năm nay, chị Hòa thường xuyên đăng tải clip 2 vợ chồng nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt lên các kênh mạng xã hội. Chị không ngờ lại được mọi người yêu thích và động viên làm nhiều video anh Martin nói tiếng Việt hơn nữa.
"Giờ đây, Martin nổi rần rần trên mạng xã hội với video nói tiếng Việt giọng Nghệ An chuẩn như người bản xứ. Không chỉ có tôi mà mọi người đều cảm thấy vui khi xem video, giảm stress, và cảm thấy tích cực khi xem video của mình", chị Hòa nói.
Cuộc sống giữa phố cổ của chàng trai Hàn Quốc từng 'nhớ Việt Nam chết mất'Jeon Hyong Jun - chàng trai đến từ xứ sở kim chi được nhiều người biết tới nhờ khả năng nói tiếng Việt lưu loát, từng tuyên bố “phấn đấu là người giỏi tiếng Việt nhất Hàn Quốc”. Anh được nhiều người yêu mến gọi bằng cái tên Tuấn Jeon."> -
Tranh cãi tình huống ô tô con không nhường xe tải nặng đang leo đèoCả hai tài xế trong tình huống đối mặt nhau đã không ai chịu nhường ai, tạo nên hình ảnh 3 ô tô cùng dừng đỗ phong kín đường đèo, khiến các phương tiện khác phải dừng chờ.
Theo người lái xe tải chia sẻ, xe anh leo đèo chở hàng nặng đã xin đường từ xa nhưng ô tô ngược chiều đi xuống có thể nhường lại cố tình lao xuống. Tài xế xe tải quyết không lùi, chấp nhận tắc đường.
Phải mất hơn 3 phút sau khi một vài tài xế khác đến gõ cửa khuyên nhủ, chiếc ô tô con Mitsubishi Xpander mới chấp nhận lùi ngược lên dốc để nhường cho xe tải đi qua.
Xem video:
Tình huống trên sau khi được chia sẻ rộng rãi đã nảy sinh tranh cãi, chia làm hai phe giữa các tài xế và người dùng mạng xã hội.
Phe ủng hộ tài xế xe tải cho rằng đa số người chạy xe con không hiểu nỗi khổ của lái xe tải chở nặng leo đèo phải chạy số thấp, vừa tốn dầu lại nguy hiểm, nên khi thấy họ xin đường thì nên nhường.
Anh Nguyễn Đức Vinh, tài xế xe tải chuyên chạy tuyến Hà Nội - Sơn La nói: "Chúng tôi chạy đường Tây Bắc đa số anh em đều có ý thức nhường nhịn nhau vì thấm qua nỗi khổ chỉ sai một ly có thể nằm đường, vào cua nhanh lật xe, hàng nặng dừng đỗ trên đèo dễ bị chết máy, đổ đèo mất phanh. Nên trong tình huống này, nếu xe con chỉ cần chậm lại chờ chưa đến một phút thì đường đã không tắc".
Thậm chí có người còn viện dẫn Luật giao thông đường bộ để khẳng định tình huống trên, ô tô con phải nhường xe lên dốc. "Điều 17 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định nơi đường hẹp chỉ đủ một xe chạy thì xe xuống dốc phải nhường xe đang lên dốc. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng theo Nghị định 100/2019", một tài xế quả quyết.
Ở chiều ngược lại, những người bênh vực ô tô con cho rằng chiếc Xpander đang đi đúng làn của mình, phía trước không có chướng ngại vật thì xe tải mới là người phải nhường đường.
"Nếu viện dẫn theo Luật giao thông đường bộ 2008 thì phải dẫn cho đủ. Luật quy định xe xuống dốc phải nhường xe lên dốc là trong trường hợp đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, nơi chỉ đủ một phương tiện di chuyển. Nhưng đoạn đường trên video là Quốc lộ có kẻ vạch chia hai chiều, nên xe tải chỉ được phép xin vượt khi đã an toàn", anh Ngô Toàn Thắng (Sóc Sơn) nói.
Chung quan điểm về viện dẫn đúng Luật giao thông, thầy giáo dạy lái xe Khúc Cao Thế (Long Biên, Hà Nội) cho rằng ở nơi đường hai chiều như clip, chiếc xe tải đang ở chiều có chướng ngại vật phía trước, muốn lấn sang bên kia đường thì phải áp dụng nguyên tắc đảm bảo an toàn, thông thoáng mới được chuyển làn. "Xem kỹ video có thể thấy xe con tới điểm giao nhau với ô tô đỗ bên đường trước xe tải đang leo dốc cả quãng. Người cần giảm tốc và nhường chính là lái xe tải chứ không phải xe con", anh Thế nhận định.
Nguồn video: Hội xe tải Tây Bắc
Bạn có bình luận thế nào về tình huống giao thông trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ô tô đi ngược chiều, tài xế vẫn ngang ngược đòi nhường đườngChiếc ô tô cùng hàng chục xe máy nối đuôi nhau đi vào đường ngược chiều nhưng nam tài xế lại có thái độ ngang ngược, vẫy tay đòi ô tô đối diện phải nhường đường cho mình.">