Âu Hà My (sinh năm 1994) - nữ giảng viên khoa Tiếng Pháp ở trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) thu hút nhiều sự quan tâm sau bức ảnh làm giám thị ở mùa tuyển sinh đại học năm 2015. |
Vóc dáng nóng bỏng của nữ giảng viên 9x. |
Cô sở hữu ngoại hình quyến rũ và nhan sắc xinh đẹp, không thua kém các hot girl đình đám.
Sau thời gian tìm hiểu, ngày 2/10 Hà My chính thức lên xe hoa với doanh nhân Trọng Hưng. Thời còn đi học, ông xã của Hà My được mệnh danh là hotboy của trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội.
Chồng Hà My xuất thân từ gia đình giàu có, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, diễn xuất và kinh doanh.
Trước đó, Hà My gây xôn xao với bộ ảnh cưới bên Pháp và đám hỏi dát vàng lộng lẫy. Theo tiết lộ của nữ giảng viên, cô và chồng đã chi số tiền hơn 2 tỷ cho toàn bộ lễ cưới, đám hỏi.
|
Cặp đôi trong ngày ăn hỏi. |
Chia sẻ về ông xã, Hà My cho hay: 'Anh Hưng là người tâm lý, chu đáo. Từ ngày yêu nhau đến bây giờ, anh luôn quan tâm đến tôi, dù là điều nhỏ nhặt nhất. Phòng tân hôn, anh tự tay thiết kế, lên ý tưởng rồi đặt thợ, nếu không vừa ý, anh cho làm lại ngay. Mẹ chồng tôi kể, trước ngày cưới, hôm nào anh cũng lọ mọ, tỉ mẩn sắp xếp, bố trí giường cưới cho đẹp, đón vợ về'.
|
Ảnh cưới của cặp đôi chụp tại Pháp. |
|
Sau sóng gió trong chuyện tình cảm, Hà My tìm được hạnh phúc bên doanh nhân Trọng Hưng. |
|
Thiệp cưới cầu kỳ, mang màu vàng rực rỡ - màu Hà My yêu thích. |
|
Căn phòng ngủ ở nhà bố mẹ đẻ của Hà My mang thiết kế cổ điển và sắc vàng hoàng gia. |
|
Chiều theo sở thích của vợ, Trọng Hưng cho thiết kế phòng tân hôn cũng mang dáng dấp như vậy. |
|
Không gian tiệc cưới sang trọng của cặp đôi. |
|
Nụ cười tươi rói của Hà My trên xe hoa. |
|
Xe rước dâu là siêu xe màu trắng. |
|
Khi đi dạy học, Hà My thường lựa chọn trang phục áo dài hoặc đồ công sở lịch lãm, kín đáo nhưng trong các hoạt động thường ngày, nữ giảng viên ưa thích trang phục gợi cảm. |
Lễ dạm ngõ của nữ giảng viên Hà Nội nổi tiếng xinh đẹp, quyến rũ
Trải qua những sóng gió trong chuyện tình cảm, mới đây Âu Hà My - nữ giảng viên nổi tiếng với vẻ ngoài gợi cảm đã làm lễ dạm ngõ với bạn trai Trọng Hưng.
" alt="Nữ giảng viên quyến rũ, đeo vàng cưới trĩu cổ trong ngày lên xe hoa"/>
Nữ giảng viên quyến rũ, đeo vàng cưới trĩu cổ trong ngày lên xe hoa
3 năm tìm hiểu, tôi cho rằng mình đã hiểu hết chân tơ, kẽ tóc về Thắng, đủ để gửi gắm cả cuộc đời. Nhưng hóa ra anh chỉ là kẻ chơi bời, đội lốt người đàn ông tử tế.Suốt quãng thời gian yêu nhau, Thắng chưa bao giờ có dấu hiệu ngoại tình hay lăng nhăng. Ngoài giờ đi làm, anh chủ yếu ở bên tôi.
Bên cạnh đức tính tiết kiệm, tu chí làm ăn, Thắng biết làm việc nhà, nấu ăn ngon. Cứ cuối tuần, anh mua đồ sang nhà bạn gái trổ tài. Đồ đạc trong nhà hỏng hóc, Thắng tự tay sửa chữa, gia cố lại chắc chắn. Bố mẹ tôi vô cùng hài lòng về con rể tương lai.
Thắng có ngoại hình phong độ, giọng nói dễ nghe, trầm ấm lại ga lăng, không phải hạng suồng sã, thấy gái là đùa cợt. Ở công ty, nhiều cô gái chưa chồng cũng vây quanh, thả thính nhưng anh chẳng bận tâm.
Đầu tháng 8 âm lịch, gia đình Thắng mang trầu cau sang nhà tôi làm dễ dạm ngõ, bàn chuyện trăm năm.
Hai gia đình vui vẻ, ăn bữa cơm tình cảm. Trước khi về, bố mẹ Thắng nắm tay bố mẹ tôi, nói đầy tha thiết: ‘Anh chị yên tâm, chúng tôi coi cháu Phượng như con gái. Gia đình tôi quý người, tình cảm là trên hết’.
Do có kế hoạch cưới xin từ lâu nên hai đứa đã chụp ảnh cưới, sửa soạn chăn ga gối đệm và đồ dùng cho cuộc sống tương lai.
Có một chuyện mà kể ra, chắc chẳng ai tin. 3 năm yêu nhau, tôi và Thắng hoàn toàn trong sáng. Đó là thỏa thuận của chúng tôi khi bắt đầu mối quan hệ.
Tôi không phải cổ hủ, phong kiến nhưng luôn quan niệm rằng, việc gần gũi đó chỉ dành cho vợ chồng. Thắng và tôi nảy sinh chuyện phòng the, có chắc anh sẽ lấy tôi không? Hơn nữa, tôi cũng muốn xác định chín chắn, thử thách anh.
Đôi lần, Thắng cũng đòi hỏi nhưng tôi cự tuyệt, nhất quyết không đồng ý. Thắng phân tích, việc có quan hệ tình dục trước hôn nhân là điều bình thường, không ai phán xét cả. Nhiều học sinh cấp 3 có khi còn ‘ăn cơm trước kẻng’, sành sỏi hơn tôi. Mặc kệ mọi lời anh nói, tôi vẫn giữ nguyên quan điểm của mình.
Những tưởng anh sẽ bực tức, đòi chia tay. Tuy nhiên, Thắng vẫn dành tình cảm, yêu thương tôi hết mực. Bất cứ món ăn nào tôi thích, anh đều sắp xếp thời gian đưa đi trải nghiệm. Anh cũng không bao giờ đòi hỏi hay nhắc đến một lần nào nữa.
Vậy mà tôi chết đứng khi chứng kiến Thắng và cô đồng nghiệp có quan hệ nam nữ. Lần đó, tôi cùng nhóm bạn thân đi dã ngoại ở khu sinh thái. 5 đứa thuê một chòi lá rộng rãi, câu cá, sau đó nhờ đầu bếp chế biến bữa trưa.
Thấy khu sinh thái đẹp, trong lúc mấy cô bạn mải mê chụp ảnh, đăng facebook, tôi lang thang ngắm cảnh.
Đến một chòi lá nhỏ, nằm cách xa khu chòi chúng tôi thuê. Theo nhân viên phục vụ tiết lộ, những căn chòi mini này, chủ yếu dành cho các đôi tình nhân đến tình tự.
Tôi giật mình thấy tiếng đàn ông cười nói quen thuộc, giống giọng Thắng. Chòi được kéo mành, bốn mặt che kín.
Tò mò, tôi bước lại gần, nhấc nhẹ tấm mành, hé mắt nhìn. Trước mặt tôi là Thắng và Linh Chi - đồng nghiệp của anh. Linh Chi mới ra trường, xinh đẹp hơn tôi gấp bội phần. Cô ấy có lối sống thoáng, vui vẻ, được lòng mọi người. Hai người say đắm tình tự. Gần đó là chiếc máy điện thoại đang quay hình.
Rời khỏi đó, tôi chạy thật nhanh đến chỗ các bạn, đôi mắt ầng ậc nước. Các bạn gặng hỏi, tôi đành thú nhận tất cả. Họ động viên, khuyên tôi chia tay cho nhẹ lòng.
Về nhà, tôi nhắn tin cho Thắng, đề nghị chấm dứt. Đêm đó, Thắng nằng nặc đòi tôi giải thích lý do. Không nhịn nổi, tôi mang những gì mình bắt gặp buổi sáng, nói ra.
Thắng tái mặt xin tôi bình tĩnh để anh thanh mình. Thắng trơ trẽn cho biết, anh và nữ đồng nghiệp đơn thuần là mối quan hệ bạn tình, vì mục đích sinh lý.
Anh khẳng định, từ trước đến nay chỉ yêu mình tôi. Linh Chi cũng quan điểm rõ ràng như vậy. Cô ấy không có chút tình cảm nào với anh. Để chứng minh, anh gọi điện cho Linh Chi, mở loa to, cho tôi thấy giữa hai người họ không tồn tại yêu đương.
Bạn tình của Thắng còn nhắn thẳng vào máy tôi, cô coi Thắng như bạn bè, thích thì lên giường cho vui. Choáng váng, tôi đuổi Thắng về.
Đám cưới cận kề, Thắng khổ sở xin tôi cho anh cơ hội sửa sai. Tôi chỉ im lặng, vẫn để hôn lễ diễn ra. Vì tôi đã chuẩn bị một món quà cho anh ta.
Ngày cưới, khi nhà trai bước vào nhà, bắt đầu màn thưa gửi. Tôi nhờ đứa em bật đoạn ghi âm lời thú nhận của Thắng hôm trước cho hai họ cùng nghe.
Trong khi mọi người đang ngơ ngác, tôi mặc bộ đồ ngủ, đầu tóc xơ xác ra xin hủy hôn. Bố mẹ tôi từ bất chuyển sang tức giận, mắng nhiếc Thắng thậm tệ.
Giờ không khí gia đình tôi vô cùng nặng nề, hàng xóm láng giềng bàn tán xôn xao vì đám cưới tan tành. Tôi tuyệt vọng, ru rú trong phòng, không dám gặp gỡ ai.
Tôi không biết mình phải làm sao để vượt qua giai đoạn khủng hoảng này!
Nam tài xế đỏ mặt trước cử chỉ sỗ sàng của chị dâu tương lai
Những sự đụng chạm tưởng như vô tình, xảy ra liên tục mỗi lần chị dâu tương lai ngủ lại qua đêm ở nhà tôi, khiến tôi hoảng hốt.
" alt="Màn trả thù của cô dâu sau lần gặp chú rể với bạn tình trong chòi lá"/>
Màn trả thù của cô dâu sau lần gặp chú rể với bạn tình trong chòi lá
Quán cà phê Cheo Leo nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Thiện Thuật (P. 2, Q.3, TP.HCM). 11h trưa, quán vẫn còn khá đông. Bàn bên trong và ngoài quán đều đông khách. Tiếng cười nói, trò chuyện pha lẫn với tiếng nhạc xập xình tạo nên thứ âm thanh khó tả.Quán cà phê xưa nhất của Sài Gòn còn sót lại
Hai phụ nữ và một thanh niên vừa pha chế vừa chạy bàn vẫn không sao phục vụ xuể... Chị chủ quán, Nguyễn Thị Sương (67 tuổi) nhận ra tôi mỉm cười, gật đầu chào.
Quán cà phê của chị tính đến nay đã liên tục hoạt động hơn 80 năm. Năm 1938, ông Vĩnh Ngô - người trong hoàng tộc nhà Nguyễn ngang vai với vua Bảo Đại - từ giã kinh thành Huế tìm đến khu Bàn Cờ này để lập nghiệp.
Lúc bấy giờ Sài Gòn còn thưa thớt nhà cửa. Khu Bàn Cờ lại còn thưa hơn.
Trải qua nhiều công việc để mưu sinh, cuối cùng ông Vĩnh Ngô quyết định mở quán cà phê trong căn nhà lợp lá. Do đặc trưng thưa thớt ở đây, ông đặt cho quán mình cái tên rất độc đáo: Cà phê Cheo Leo.
|
Cà phê Cheo Leo luôn đông khách. |
Thuở ấy nơi bán cà phê được gọi là tiệm nước đa phần do những người Các chú (cách đọc trại từ Khách trú, chỉ những người Hoa) làm chủ. Họ có cách pha cà phê riêng, rất ngon, hấp dẫn khách. Ông Ngô lân la, tìm tòi học hỏi và dần dần nắm được hầu hết những tinh túy của nghề.
Cheo Leo được mở ra đón khách. Những người khách đến với Cheo Leo ban đầu còn ít nên ông phải bán thêm nhiều thứ trong đó có rượu Vĩnh Xuân Hòa và Rhum Deoda (2 loại rượu của VN). Ngoài ra, ông còn phải hớt tóc thêm mới đủ tiền nuôi bầy con dại ...
Nhưng năm, mười năm sau hương vị cà phê của Cheo Leo đã thấm sâu vào hồn khách.
Mỗi buổi sáng, có người gọi một ly xây chừng (loại ly nhỏ), người gọi ly bạc xỉu (ly sữa thêm chút cà phê), đen đá rồi sữa đá, cứ thế hết người này đến người khác đến quán làm cho tiếng tăm của Cheo Leo vang xa.
9 người con sau này còn lại 6 của ông bà nhờ vậy lớn lên rồi ăn học thành tài.
|
Trên tường nhiều hình ảnh giới thiệu quá khứ của Cheo Leo cùng cung cách ứng xử với khách. |
Từ năm 1968 trở đi, Cheo Leo bước vào giai đoạn cực thịnh. Khách đông đến nỗi không còn chỗ để ngồi. Bên trong, bên ngoài bàn ghế nghẹt khách. Tiếng cười nói râm ran ...
Những người con gái của ông bà tiếp cận với nghề cà phê khi còn khá trẻ. Nhờ đó, các chị đã mạnh dạn nối gót cha khi đến năm 1993 ông Vĩnh Ngô qua đời. Cheo Leo tiếp tục góp mặt với đời cho đến hôm nay.
Hoài niệm về Sài Gòn những ngày xưa cũ
Có lẽ đến nay Cheo Leo đã trở thành quán cà phê xưa nhất còn mang dư vị của Sài Gòn.
Người Sài Gòn vốn không hối hả hấp tấp. Sáng, trưa, chiều tối lúc nào thảnh thơi họ vẫn ngồi bên ly cà phê, nghe tiếng nhạc du dương nhẹ nhàng để lắng đọng những mệt nhọc của một ngày lao động.
Khi đến Cheo Leo, chúng tôi rất dễ gặp lại những hình ảnh này.
|
Chị Sương, chủ quán hiện nay đang pha cà phê. |
Chị Sương cùng em gái và đứa cháu trai đang bị cuốn vào công việc. Khách đông quá mặc dù đã trưa. Trên những chiếc bàn bên trong và phía trước quán, bên cạnh khách người Việt có lẫn nhiều khách nước ngoài. Trên tường, nhiều hình ảnh giới thiệu quá khứ của Cheo Leo cùng cung cách ứng xử với khách. Tiếng nhạc từ những chiếc loa tỏa ra nhẹ nhàng và ấm cúng.
Trong bếp, chị Sương đang pha cà phê. Xung quanh chị, có khoảng 5 người nước ngoài và một anh thông dịch đang theo dõi. Thấy chúng tôi chăm chú nhìn bếp, chị nói: 'Những ngày đầu gây dựng quán, ba tôi tìm mua chiếc thùng phuy đựng dầu đem về cắt lấy 2/3. Sau đó, ông dùng xi măng trộn lẫn với cát, đường và kèm theo gạch để xây thành cái bếp. Bếp ấy là đây, đến nay đã hơn 80 năm vẫn còn sử dụng tốt'.
|
Bếp lò nấu nước do ông Vĩnh Ngô chế tạo hơn 80 năm trước vẫn còn sử dụng tốt. |
Chị bắt đầu thao tác. Son nước trên lò đã sôi. Bên cạnh son nước là 3 chiếc siêu loại dùng để sắc thuốc bắc. Chị cho nước sôi vào siêu. Trong siêu có vợt đựng cà phê xay nhuyễn. Ủ một lúc chị rót cà phê qua cái siêu khác. Các siêu đặt bên rìa lò nung giữ nóng.
Giải thích về ngọn lửa, chị Sương cho biết: 'Lửa để 'kho' cà phê rất quan trọng. Lửa lớn quá thì cà phê bị khét cho ra vị chua. Lửa yếu làm cà phê không có mùi thơm hấp dẫn. Chúng tôi hỏi chị thêm về cách pha bạc xỉu. Chị không ngần ngại thổ lộ: 'Cách pha món bạc xỉu cần tỉ lệ hợp lý về sữa và cà phê. Sữa pha trước rồi thêm chút cà phê thật nóng sau đó cho vào một ít nước sôi. Phải đúng trình tự như vậy thì mới có ly bạc xỉu ngon'.
Ngày nay, quán cà phê pha bằng vợt tại Sài Gòn hiện còn rất ít. Có lẽ ngoài Cheo Leo ra chỉ còn chừng 1 hay 2 quán mà thôi.
|
Khách nước ngoài chờ đợi uống cốc cà phê vợt ở quán. |
Người yêu mến Sài Gòn, họ yêu luôn cách pha bằng vợt đã quá thân thương nên không ai nỡ bỏ Cheo Leo. Có lẽ vì thế mà quán đã cũ kỹ nhưng cái hồn Sài Gòn vẫn phảng phất vương vấn đâu đây nên nhiều người còn muốn đến để thưởng thức hương vị cà phê và hoài niệm về Sài Gòn những ngày xưa cũ.
Từ giã chị Sương, bên tai chúng tôi vẫn còn văng vẳng câu nói của chị: 'Ba, má tôi mất đi để Cheo Leo lại cho chị em tôi. Đây là một tài sản vô giá mà chị em chúng tôi phải cố gắng duy trì bởi còn Cheo Leo này các bạn trẻ còn có nơi để tìm hiểu cái hồn xưa của Sài Gòn về cà phê vợt'.
Đồng hồ trăm tuổi lạ nhất Việt Nam, bị 'bỏ quên' ở Bạc Liêu
Không có máy móc, không được làm bằng một thứ kim loại nào nhưng sau hơn 100 năm, chiếc đồng hồ Thái Dương ở Phường 3, TP. Bạc Liêu vẫn còn lưu lại đến ngày nay.
" alt="Quán cà phê hơn 80 năm tuổi, khách đến đông nghịt ở Sài Gòn"/>
Quán cà phê hơn 80 năm tuổi, khách đến đông nghịt ở Sài Gòn