- Trong một tiểu phẩm hài,ườngGiangbịchêbụngbựmặtxệchânngắntrêntruyềnhìpháp luật hình sự Trường Giang bị Nam Thư trêu đùa ngay trên sân khấu vì ngoại hình của mình. Cùng VietNamNet điểm lại những tình huống đáng nhớ nhất từ các gameshow tuần qua.
'Taxi, Em tên gì?' của Trường Giang thu hơn 21 tỷTrường Giang bị chê bụng bự, mặt xệ, chân ngắn trên truyền hình
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Arema FC vs Bali United, 15h30 ngày 3/2: Tiếp tục thắng lợi -
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn mạn tính, xảy ra khi hệ miễn dịch thay vì bảo vệ lại tấn công màng hoạt dịch bao quanh khớp, gây viêm. Hậu quả là bao hoạt dịch dày lên, phá hủy sụn và xương trong khớp. Các gân và dây chằng giữ khớp với nhau cũng yếu, căng giãn ra. Dần dần khớp mất đi hình dạng ban đầu, còn gọi biến dạng khớp. Ăn uống, tập luyện thế nào khi viêm khớp dạng thấpCó nhiều bằng chứng cho thấy béo phì hoặc thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Chất béo hoặc mô mỡ sản xuất ra các hormone làm tăng mức độ viêm của cơ thể. Hơn nữa, trọng lượng cơ thể lớn tạo áp lực lên đầu gối, hông và khớp mắt cá chân.
Ăn uống và tập thể dục phù hợp có thể giúp người bệnh đạt được cân nặng khỏe mạnh, làm chậm quá trình tiến triển viêm khớp dạng thấp và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Chế độ ăn
Thực phẩm nên ăn
Một số loại thực phẩm chính có tác dụng cải thiện triệu chứng viêm khớp dạng thấp gồm nấm, sữa và nước cam tươi. Thực phẩm giàu polyphenol như trái cây, rau, gia vị (nghệ và gừng) có tác dụng chống viêm. Thêm một tách trà xanh có thể tăng lượng chất chống oxy hóa và giúp khớp khỏe.
Một trong những chất dinh dưỡng chống viêm hiệu quả nhất là axit béo omega-3. Đối với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, omega-3 làm giảm các đợt bùng phát và nhu cầu dùng thuốc giảm đau. Người bệnh có thể bổ sung omega-3 bằng cách ăn cá hai lần mỗi tuần hoặc trao đổi với bác sĩ về việc dùng thực phẩm bổ sung. Với người ăn chay, hạt chia và hạt lanh có thể là nguồn omega-3 tốt.
Chế độ ăn Địa Trung Hải, trong đó ưu tiên dầu ôliu, đậu lăng, cá mòi, gạo lứt, rau cải bó xôi, cà chua, lựu và nho trong thực đơn cũng có thể ngăn ngừa các đợt bùng phát bệnh.
Thực phẩm nên tránh
Thực phẩm chế biến sẵn có xu hướng gây viêm, chứa nhiều muối, đường và chất béo không lành mạnh, người bệnh viêm khớp dạng thấp nên tránh. Thay vì ăn thịt xông khói, xúc xích, nên dùng thịt gà hoặc thịt bò tươi. Chọn các nguồn protein chay như đậu phụ để giảm lượng chất béo bão hòa và natri nạp vào cơ thể, đồng thời tăng cường polyphenol.
Cắt giảm nước ngọt, đồ uống có đường và thay thế bằng nước lọc. Thanh granola, ngũ cốc ăn sáng, sữa chua thêm hương vị, súp, nước sốt trộn salad, nước sốt và đồ ăn nhẹ chứa đường bổ sung. Người bệnh nên kiểm tra nhãn thành phần để hạn chế những thực phẩm này.
-
Xuất hiện trong chương trình Mẹ chồng nàng dâu mới đây là bà Trần Thị Thanh Nhàn (63 tuổi, đã về hưu và hiện làm tổ trưởng tổ dân phố) và chị Lâm Hoài Thu Thủy (40 tuổi). Vừa gặp mặt, mẹ chồng đã khiến con dâu tương lai run sợChị Thu Thủy gây ấn tượng bởi vẻ ngoài trẻ trung dù đã có 2 con (17 và 13 tuổi).
Bà Nhàn cho biết, ấn tượng đầu tiên về con dâu là ‘gái quê nhìn cũng xinh xắn, hiền lành, trắng trẻo’. Sau khi uống nước, chị biết thu xếp cốc chén nên được bà Nhàn đánh giá là người có ý tứ.
Chị Thủy nhớ lại: ‘Lúc đó, vừa chào mẹ thì bà nói liền: ‘Hôm nay có biết là ngày làm việc không mà tới đây?’.
Chị Thủy phải trả lời: ‘Hôm nay con được nghỉ nên anh Dũng chở con tới nhà thăm cô’.
Chị Thủy hỏi tiếp: 'Cô có khỏe không?’, thì bà Nhàn không trả lời mà lại nói: ‘Đúng rồi!. Anh Dũng nhà này nhiều bạn lắm. Cô cũng đang muốn kiếm dâu’.
Lần đầu tiên gặp mặt, mẹ chồng tương lai đã thông báo: ‘Con dâu nhà này không có cần gì nhiều, chỉ cần ở nhà với ba mẹ chồng, lo việc cho chồng con, gia đình’.
Những lời nói trên đã khiến chị Thủy vô cùng lo sợ nhưng bà Nhàn giải thích, thời điểm đó, bà hỏi như vậy là bởi bà muốn thử thách con dâu tương lai.
18 năm làm dâu gia đình gốc Bắc với nhiều khác biệt về văn hóa, lối sống, khiến chị Thủy áp lực.
Chị lo lắng nên rất ít khi chia sẻ với mẹ chồng. Chị chinh phục mẹ chồng bằng sự gọn gàng, ngăn nắp và chịu thương chịu khó.
Nhưng điểm khiến mẹ chồng không đồng tình là bà cho rằng chị Thủy quá chiều con, thường làm thay việc của các con.
Chị Thủy giải thích, chị ở nhà nên muốn làm việc để con nhìn thấy và làm theo. Hiện tại, các cháu đã lớn và đều rất ngoan.
Họ cũng có những lần mâu thuẫn trong việc chăm sóc con, cháu. Chị Thủy kể: ‘Một lần, tôi ốm mệt, các con nghịch phá nên tôi giận, cầm roi dọa thì con la lớn, khiến ông bà chạy lên. Bà nói một câu: ‘Cô có quyền gì mà đánh cháu tôi?’.
Kể đến đây, chị Thủy bật khóc nói với MC Quyền Linh: ‘Em biết bà nóng ruột, thương cháu nhưng em nghĩ, ít ra trong gia đình cũng cho em cái quyền để dạy con. Bình thường, trong nhà ai nói gì, em nghe hết vì em không làm ra tiền, chỉ lo việc nhà thôi. Những gì mà mẹ vui, chồng con vui là em vui hết’.
Ngoài ra, bà Nhàn cũng rất kỹ tính trong chuyện bếp núc. Bà yêu cầu con dâu nấu ăn phải tính đoán để vừa đủ, không được phung phí thức ăn vì bà không cho phép cả nhà ăn lại đồ ăn cũ.
Nhưng rồi có một kỷ niệm đã khiến mẹ con họ xích lại gần nhau hơn đó là thời điểm bà Nhàn bị bệnh. Hai em chồng bận làm nên không chăm sóc được, chỉ có chị Thủy trực liên tục trong bệnh viện.
Bà Nhàn phải thừa nhận chị Thủy: ‘Chăm mẹ rất chu đáo, chỉ lo mẹ có vấn đề gì’.
Từ đó hai mẹ con mới nói chuyện, gần gũi nhau nhiều hơn. Vào những dịp lễ Tết hay lúc gia đình chị có việc, mẹ chồng chị đều nhắc ông xã chuẩn bị quà cáp.
Hiện, họ đã ở riêng nhưng mẹ chồng – nàng dâu vẫn thường rủ nhau đi chăm sóc sắc đẹp. Bà Nhàn kể: ‘Thủy không biết đi xe nên thường bảo mẹ ‘Có chỗ spa này, con đăng ký, 2 mẹ con mình đi nha’ là tôi lại sang đón 2 mẹ con cùng đi’.
Cuối chương trình, bà nhắn con dâu: ‘Con hoàn hảo rồi. Mẹ chỉ muốn con mở lòng thêm với mẹ một chút nữa để mẹ con hiểu nhau hơn và cả nhà được vui vẻ’.
Chị Thủy cũng đáp lại: ‘Tính con thế rồi nhưng con sẽ sửa đổi’.
Vừa gặp, mẹ chồng tương lai đóng cửa, con dâu phải ngủ ngoài thùng xe tải
Từ lần gặp đầu tiên, nàng dâu đã không nhận được sự chào đón của mẹ chồng tương lai. Vì vậy cặp đôi phải ngủ ngoài thùng xe tải.
"> -
Thông tin được ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM, báo cáo bằng văn bản, tại cuộc làm việc với đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch, thực hiện chính sách về y tế cơ sở, y tế dự phòng,ngày 3/3. Hơn 257.000 liều vaccine Covid tại TP HCM hết hạn dùngTheo đó, từ ngày 8/3/2021 đến 26/2/2023, qua 149 đợt phân bổ vaccine Covid từ Bộ Y tế (trong tổng số 186 đợt phân bổ cho toàn quốc), TP HCM đã nhận 22,49 triệu liều. Đến nay, thành phố đã sử dụng gần 22,16 triệu liều, còn hạn dùng 81.822 liều và 257.549 liều đã hết hạn.
Trong số hết hạn dùng, nhiều nhất là vaccine cho người lớn của hãng Pfizer (hơn 247.000 liều), tiếp theo là vaccine của Moderna (gần 6.000 liều) và AstraZeneca hơn 3.700 liều. Vaccine của Pfizer tiêm cho trẻ em không còn tồn.
Báo cáo của ông Châu cho biết khi tiếp nhận vaccine, TP HCM đẩy mạnh công tác tiêm vaccine với phương châm các quận, huyện và TP Thủ Đức giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo tiến độ và an toàn. Nguồn vaccine đáp ứng tiêm chủng cho trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi và người từ 18 tuổi trở lên, giúp bao phủ tiêm chủng cho cộng đồng.
Nhìn lại hai năm chống dịch vừa qua, Phó giám đốc Sở Y tế cho rằng nguồn vaccine gián đoạn ở một số thời điểm như giai đoạn đầu dịch do vaccine khi đó còn khan hiếm, khả năng cung ứng hạn chế trên toàn cầu. Ngoài ra, vaccine Moderna tiêm trả mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi bị thiếu, từ đầu tháng 12/2022 đến nay chưa có để tiêm cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi.
Một số đợt Bộ Y tế phân bổ số vaccine cao hơn so với nhu cầu tiêm thực tế của địa phương. "Trong khi đó hạn sử dụng của vaccine ngắn, đặc biệt đối với các vaccine rã đông", ông Châu giải thích trong báo cáo và thêm đó là lý do dẫn đến tình trạng chung ở cả nước là không sử dụng kịp hạn dùng, phải hủy bỏ vaccine.
Đây là lần đầu tiên TP HCM công bố số vaccine Covid-19 hết hạn, cũng là địa phương đầu tiên cả nước có động thái này.
Cũng tại cuộc làm việc, ông Châu cho biết nhiều bác sĩ, bệnh viện đang cảm thấy "không công bằng" khi phải kiểm điểm về những quyết định mua sắm y tế trong thời gian chống chọi Covid-19.
Sở Y tế TP HCM kiến nghị hoàn thành chính sách khung pháp lý trong công tác mua sắm thuốc, nhằm mua được hàng hóa có chất lượng với giá cả hợp lý thay cho mục tiêu mua với giá rẻ nhất. Đặc biệt, có quy định, hướng dẫn cụ thể trong trường hợp phòng, chống dịch.
Giám đốc Sở Y tế Tăng Chí Thượng cũng kiến nghị định giá 0 đồng với thiết bị y tế viện trợ chống Covid-19, do rất khó xác định giá trị tài sản, và ủng hộ chuyển thành tài sản công.
Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội ghi nhận những kiến nghị của Sở Y tế TP HCM, đồng ý đánh giá "việc mua sắm phòng chống dịch Covid-19 cần dựa trên tình hình thực tế và Nghị quyết 30".
Mỹ Ý
">