Ngày 15/11,ỹcấptỷUSDchoTSMCtrướckhiôngDonaldTrumptiếpquảnNhàTrắbayern đấu với heidenheim Bộ Thương mại Mỹ thông báo cấp cho TSMC khoản tài trợ trực tiếp lên tới 6,6 tỷ USD cho 3 nhà máy sản xuất bán dẫn tại Arizona. Ngoài ra, bộ sẽ cấp thêm 5 tỷ USD cho các khoản vay được đề xuất.
Đến cuối năm nay, TSMC sẽ có 1 tỷ USD tài trợ trong tay.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại công trường xây dựng nhà máy TSMC ở Phoenix ngày 6/12/2022. Ảnh: The Republic
Trước đó, TSMC cam kết dành 65 tỷ USD phát triển các nhà máy chip tại Arizona, tạo ra 6.000 việc làm sản xuất trực tiếp và hơn 20.000 việc làm xây dựng.
Bộ Thương mại gọi khoản đầu tư là “bước tiến quan trọng” hướng tới củng cố nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc gia. Số tiền sẽ được giải ngân dựa theo các mốc của dự án.
Bộ trưởng thương mại Gina Raimondo cho biết, những con chip tối tân sản xuất ở Arizona là nền tảng cho vai trò lãnh đạo kinh tế và công nghệ của Mỹ trong thế kỷ 21.
TSMC dự kiến sản xuất những con chip hiện đại nhất dùng trong laptop, smartphone và trung tâm dữ liệu AI tại Arizona vào năm 2028.
Khoản tài trợ vừa được công bố căn cứ theo Đạo luật CHIPS mà Tổng thống Biden ký thành luật năm 2022.
Cuộc chạy đua hoàn thiện các điều khoản giữa bộ và TSMC diễn ra trong bối cảnh ông Biden chuẩn bị rời văn phòng vào tháng 1/2025.
Tổng thống đắc cử Donald Trump từng chỉ trích Đạo luật CHIPS trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 10. Theo ông, những gì cần làm chỉ là đánh thuế chip, tương tự với các công ty xe hơi.
Hiện tại, chỉ có khoảng 10% chất bán dẫn thế giới được sản xuất tại Mỹ, thấp hơn nhiều con số 37% của 30 năm trước.
Đã có vụ khách sạn bị mất cả chiếc đại dương cầm. (Ảnh minh họa: vivalifestyleandtravel)
Gần đây có không ít trường hợp "cầm nhầm" táo tợn hơn với mục tiêu là tác phẩm nghệ thuật, lò sưởi, TV hoặc thậm chí cả đàn piano, đệm giường đắt tiền.
Những đồ vật lớn, cồng kềnh đó thường "một đi không trở lại" vào ban đêm sau khi được chuyển bằng thang máy xuống bãi đậu xe ở tầng ngầm. Một chủ khách sạn cho biết.
Khó tìm ra thủ phạm lấy đồ vì nhiều người ra vào khách sạn, nhà hàng. (Hình minh họa: Guardian)
"Khi đi qua sảnh lễ tân, tôi nhận thấy thiếu một thứ gì đó. Rồi tôi được biết có 3 người đàn ông mặc quần yếm bảo hộ tới mang chiếc grand piano (đại dương cầm) của khách sạn đi. Tất nhiên nó không bao giờ còn xuất hiện trở lại nữa" - chủ khách sạn tại Italia bị mất loại nhạc cụ đắt tiền này kể lại.
Tại một khách sạn ở Pháp, một vị khách bị bắt quả tang đang định "thó" đầu lợn rừng nhồi bông được treo trang trí trên tường. Ngày hôm sau các bạn của vị khách đó thương lượng mua lại tác phẩm nghệ thuật đắt giá này để tặng lại anh ta làm… quà cưới.
Chăn, ga, gối, đệm cũng bị khách "cầm nhầm" từ không ít khách sạn. (Ảnh: awol.junkee.com)
Nhiều khách sạn phàn nàn vì bị mất tranh hoặc các tác phẩm nghệ thuật khác. Những khách sạn hạng sang có cung cấp Ipad (máy tính bảng) cho khách cũng có thể không tìm thấy chúng ở đâu sau khi khách rời đi.
Trường hợp mất máy pha cà phê, máy sấy tóc, ly uống rượu, ấm trà, chăn - gối - ga trải giường, thảm, điều khiển TV… khá phổ biến. Thậm chí cả đệm cao cấp thường có giá tới vài ngàn Euro cũng bị lấy đi với xác suất tại các khách sạn 5 sao cao hơn các khách sạn khác tới 8 lần. Có khách sạn còn mất toàn bộ bảng số các phòng (?)
Khăn tắm thường bị lấy đi tại các khách sạn hạng sang. (Ảnh: USAToday)
Tại Salzburg, Áo có trường hợp mất băng ghế bằng gỗ thông thơm đặt trong phòng Spa, hoặc vụ toàn bộ hệ thống âm thanh nổi trong một spa ở Đức biến mất sau một đêm…
Trong số các món đồ bị biến mất theo kiểu "kỳ quặc" còn có: vòi sen mát xa thủy lực, bệ ngồi bồn cầu, ống thoát nước, tượng đặt ngoài trời… thậm chí cả bồn rửa.
Các nhà hàng thường bị mất ly tách, gạt tàn, ống hút kim loại, dao kéo, lọ cắm hoa.
Bài toán khó với các chủ nhà hàng, khách sạn: Làm sao giải mã thói quen "cầm nhầm" đồ của một số khách?
Để tìm lời giải cho bài toán "cầm nhầm đồ" không dễ vì khách sạn, nhà hàng là những nơi đông người ra vào. Nên có chủ khách sạn đành đối phó bằng cách đặt một số món đồ "độc lạ" trong phòng làm quà tặng miễn phí, với hy vọng khách sẽ chú ý đến chúng hơn.
Hoặc có chủ nhà hàng đặt thiết kế riêng những vật trang trí như gạt tàn độc đáo, để nếu khách lấy đi thì cũng là cách để quảng bá cho thương hiệu của mình…
Vì sao phải đổ nước sôi vào bồn cầu ngay khi nhận phòng khách sạn?
Lý do được nhân viên cấp cao của một khách sạn tiết lộ có thể sẽ khiến bạn phải rùng mình.
" alt="Chủ khách sạn đau đầu vì thói 'cầm nhầm' đồ của du khách"/>
Cứ ngỡ hạnh phúc sẽ mỉn cười với em. Nhưng ngờ đâu. Chồng em suốt ngày rượu chè bê tha. Cứ hễ về nhà là la mắng, đánh đập. Em vừa phải vất vả nuôi đứa con còn đỏ hỏn vừa cố làn thêm để trang trải cho gia đình. Nhưng những trận đòn cứ giáng xuống khiến em mệt mỏi, đau đớn. Thế là em quyết định ra toà li dị rồi ôm con về ngoại.
Từ đó em cũng khép mình. Ít trò chuyện. Ít cười đùa. Ngày này qua tháng nọ chỉ cố gắng kiếm tiền nuôi con.
Rồi em gặp em chồng tôi. Bằng sự cảm thông, sẻ chia cùng tính thật thà, không nhậu nhẹt em trai tôi đã khiến em mở lòng một lần nữa.
Cứ ngỡ lần này hạnh phúc đã thật sự đến với em thì em lại đau đớn, mệt mỏi vì những câu nói như xát muối vào lòng của mẹ chồng tôi.
Con em đau. Mẹ đay nghiến: “Nuôi một đứa con, qua một đời chồng rồi mà chăm thằng nhỏ cũng không xong. Chẳng được tích sự gì”. Em nghe mẹ nói vừa ôm con vừa lặng lẽ khóc.
Hôm khác, hai vợ chồng em lời qua tiếng lại trong phòng. Mẹ đi ngang nói trổng: “To miệng nhỉ? Đúng là qua một đời chồng thì sợ chi ai”. Em sững người và đau.
Cứ thế, những ngày tháng sống chung trôi qua mệt mỏi, nặng nề. Cứ hễ em làm việc gì chưa vừa ý mẹ là mẹ lại đay nghiến, lại đem quá khứ của em ra chỉ trích.
Em cũng cố chịu cho qua. Đêm chỉ biết khóc một mình. Nhưng cách đây mấy hôm, mẹ hỏi mượn em tiền. Nghe em nói vợ chồng em không có đủ, mẹ nói như tát vào mặt: “Định cất riêng để lỡ li dị mà theo thằng khác à?”. Em khóc. Lần đầu tiên sau mấy năm về làm dâu em cãi lại mẹ. Từ hôm ấy, hai mẹ con ở chung nhà mà chẳng nói tiếng nào. Không khí ngột ngạt, bức bối.
Thế nên em định ra Tết sẽ ra ở trọ. Dù biết chồng em sẽ khó chịu.
Tôi nghe em nói mà xót xa. Thương em và thương cả những phận đàn bà qua một lần đổ vỡ. Vết thương cứ ngỡ đã liền lại có lúc nhức nhối. Thật đau.
Mẹ 'mang đất' đi mai mối, tìm chồng cho con, cô gái dở khóc dở cười
Nếu mẹ cứ tiếp tục mai mối cho tôi theo kiểu quảng cáo bán hàng kèm khuyến mãi thế này, chắc tôi sẽ còn ế dài dài.