Các thành viên của Bosozoku rất thích độ xe môtô. Những chiếc xe của họ thường có yếm xe kích thước lớn, tay lái được nâng cao, tháo ống xả để gây tiếng ồn. Đuôi xe gắn cờ mặt trời mọc của Nhật hoặc logo riêng của các băng nhóm. Sự lai tạp của nhiều phong cách, màu sắc khiến chúng trở nên sặc sỡ và kỳ quặc.
|
Một chiếc xe hơi độ theo phong cách Bosozoku – Shakotan. Ảnh: Youtube |
Sau này, phong cách độ xe môtô Bosozoku còn ảnh hưởng lên cả văn hóa xe hơi. Những chiếc xe hơi mang phong cách Bosozoku thường có ống xả kéo dài và chĩa ngược lên rất ngông ngênh. Gầm xe được hạ thấp, bánh xe được thay bằng loại lốp béo. Tuy nhiên luật pháp tại Nhật không cho phép bánh xe nhô ra khỏi thân xe nên những chiếc xe này thường được ốp thêm một lớp vỏ để nới rộng bề ngang của xe.
Ngoài cái tên quen thuộc Bosozoku, người Nhật còn gọi đây là phong cách độ xe "Shakotan".
Ở thành phố Ebina, tỉnh Kanagawa, cách thủ đô Tokyo khoảng một giờ lái xe, là địa điểm tọa lạc của New Jack, một cửa hàng chuyên độ xe do ông Sato-san làm chủ. Người đàn ông này đã có hơn 20 năm trong nghề, cửa hàng do ông quản lý hiện cũng là gara nổi tiếng trong vùng về lĩnh vực này.
|
Xưởng New Jack trong quá trình độ xe. Ảnh: Jalopnik |
Vào năm 18 tuổi, Sato-san từng sở hữu một chiếc môtô phong cách Bosozoku. Mỗi tối ông đều tụ tập với bạn bè để "gây náo nhiệt". Dù có giai đoạn chơi xe Shakotan nhưng chỉ từ khi làm việc tại một xưởng độ hạ gầm xe hơi theo phong cách Mỹ (lowrider), ông mới biết cách kiếm tiền từ niềm đam mê độ xe.
Sato-san thích được nổi bật giữa đám đông nên những chiếc xe qua tay ông xử lý đều được mang một phong cách riêng. Dần dần, ông trở nên nổi tiếng, cửa hàng New Jack do ông mở ra cũng là điểm đến yêu thích của giới chơi xe.
Ban đầu, để ăn theo trào lưu hiphop những năm 90 tại Nhật Bản, xưởng độ xe của Sato-san chỉ nhận độ xe Mỹ hạ gầm lowrider. Tuy nhiên, ông biết rằng khách hàng luôn chờ đợi một thứ gì đó thú vị hơn.
|
Những chiếc xe sau khi xuất xưởng. Ảnh: Jalopnik |
Từ 15 năm về trước, Sato-san bắt đầu quay về độ xe theo phong cách Shakotan. Mối liên hệ giữa phong cách độ xe lowrider và Shakotan là không rõ ràng và ngay cả Sato-san cũng thừa nhận rằng không có nhiều điểm tương đồng về kiểu dáng giữa 2 phong cách này. Tuy nhiên, Sato-san hiểu rằng những khách hàng yêu thích cả 2 phong cách đều là những người đam mê độ xe.
"Những người thích độ xe thì sẽ luôn độ xe dù họ có đi ô tô hay xe máy" Sato-san phát biểu.
|
Xe độ Shakotan và lowrider. Ảnh: Jalopnik |
Bởi vì không có một trường lớp nào đào tạo về độ xe nên Sato-san đã tự xây dựng phong cách riêng cho mình bằng cách quan sát, chắt lọc kinh nghiệm từ các đồng nghiệp.
Bản độ Shakotan đầu tiên do Saton-san thực hiện được lấy cảm hứng từ chiếc xe đua Autobacs livery Super Silhouette.
Do không có xe mẫu nên ông đành phải bắt chước theo một chiếc xe mô hình theo tỉ lệ 1/24.
Có thể nói, so với thời kỳ huy hoàng ở thập niên 70, 80, hiện tại phong trào độ xe Shakotan đã giảm nhiều sức hút. Tuy nhiên, những người như Sato-san và đồng nghiệp của ông vẫn muốn duy trì niềm đam mê này như một nét văn hóa độc đáo riêng của Nhật Bản. Truyền thông và mạng xã hội vẫn ủng hộ Sato-san nhưng như vậy vẫn là chưa đủ.
Theo Sato-san, các phong trào chơi xe cũng như thời trang vậy, thị hiếu của khách hàng thay đổi thời gian. Điều đó là không thể ngăn cản được, cũng giống như phong trào chơi xe lowrider cũng đã bị rơi vào thoái trào.
Ngoài ra, chính trị cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại của văn hóa độ xe Shakotan. Từ năm 2004, cảnh sát Nhật đã mạnh tay trấn áp việc tụ tập của các băng nhóm ô tô, xe máy do các phàn nàn liên quan đến vấn đề mất an ninh, trật tự xã hội. Cùng với đó, việc đăng kiểm xe ngày càng bị siết chặt.
|
Những người chơi giờ đây chỉ tụ tập để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. Ảnh: Jalopnik |
Hiện tại, thay vì đua xe náo loạn đường phố như trước kia, những người chơi xe Shakotan chỉ tụ tập định kỳ hàng năm tại một bãi đỗ xe riêng để trò chuyện, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Tuy nhiên, theo Sato-san những buổi gặp mặt như vậy cũng không tránh khỏi việc xuất hiện những cá nhân chơi trội, gây mất trật tự khiến những người có tâm huyết chán nản và rời bỏ nhóm.
Đối với tương lai của văn hóa độ xe Shakotan, ông tin rằng hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của những người chơi xe.
"Nếu người chơi không thể giữ trật tự tại những cuộc giao lưu, gặp mặt thì tương lai của Shakotan sẽ rất mờ mịt" Sato-san tâm sự.
Ngân Vũ(Jalopnik)
Trân trọng mời độc giả gửi tin bài cộng tác và video từ camera hành trình về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Lần đầu lái xe: Nỗi ám ảnh mang tên hầm để xe
Những đoạn đường dốc ngắn, gấp khúc tại các tầng hầm để xe đã thực sự khiến tôi bị ám ảnh trong một thời gian dài.
" alt="Khám phá văn hoá độ xe Nhật Bản theo phong cách Bosozoku"/>
Khám phá văn hoá độ xe Nhật Bản theo phong cách Bosozoku
Theo trang PolitiFact, tin giả là những chất liệu không thật, được nhào nặn công phu để trông giống các thông tin đáng tin cậy, dễ dàng lan truyền tới số đông. Dù tin giả luôn tồn tại, nhưng chính các phương tiện mới như mạng xã hội hay các ứng dụng nhắn tin đã giúp tin giả phát tán với tốc độ chóng mặt.
|
Hình ảnh minh họa cho từ Fake news của hãng từ điển Collins. |
Đức là một trong những quốc gia hành động nhanh và kiên quyết trong cuộc chiến chống tin tức giả. Ngày 30/6/2017, Nghị viện Đức đã thông qua một dự luật nhằm xử lý các phát ngôn gây thù hận, các tài liệu phạm tội và các tin tức giả trên các mạng xã hội. Theo đó, các nền tảng mạng xã hội phải xóa bỏ các nội dung kể trên trong vòng 24 giờ sau khi nhận được thông báo, nếu không sẽ phải đối mặt với mức phạt lên tới 50 triệu euro.
Liên minh châu Âu (EU) ngày 5/12/2018 cũng đã công bố Hệ thống Kế hoạch hành động chống tin tức giả (APAD) giúp các nước thành viên cảnh báo lẫn nhau trước tình trạng tung tin giả mạo trên mạng nhằm chia rẽ chính trị và cổ súy cho chủ nghĩa cực đoan.
Mới đây nhất, ngày 8/5/2019, Quốc hội Singapore đã thông qua luật chống "tin tức giả mạo". Theo đó, chính phủ Singapore yêu cầu các mạng xã hội (MXH) như Facebook và Twitter gắn cảnh báo bên cạnh những nội dung đăng tải mà nhà chức trách xác định là giả mạo, đối với các trường hợp nghiêm trọng thì phải gỡ bỏ nội dung.
Nếu một hành động phát tán tin giả bị đánh giá là độc hại và gây tổn hại lợi ích của Singapore, các công ty có thể bị phạt tiền lên tới 1 triệu SGD (tương đương 735.000 USD). Người lan truyền tin giả với dụng ý xấu, gây tổn hại nghiêm trọng lợi ích cộng đồng có thể đối mặt với bản án 10 năm tù.
Muôn hình vạn trạng của tin giả
Tại Việt Nam, một trong những sự cố lớn trong làng báo về tin giả là vào cuối năm 2016 liên quan đến vụ nước mắm nhiễm Arsen, khi nhiều cơ quan báo chí dẫn nguồn khảo sát của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) đăng tải thông tin sai sự thật, khiến nhiều người tiêu dùng lo sợ nước mắm truyền thống có chứa chất độc Arsen vô cơ (thạch tín) có hại cho sức khỏe.
|
Thông tin sai sự thật về nước mắm truyền thống nhiễm Arsen gây hại cho sức khỏe từng khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng. |
Thực tế, thành phần Arsen có trong nước mắm truyền thống là Arsen hữu cơ, tồn tại tự nhiên trong hải sản và hoàn toàn không gây hại với sức khỏe con người. Dù các báo đăng thông tin sai sau đó đã đưa thông tin cải chính, nhưng vẫn ảnh hưởng lớn tới tâm lý người tiêu dùng đối với nước mắm truyền thống.
|
Thông tin giả do tài khoản Phạm Thị Mùi đưa lên Facebook vào ngày 20/7/2017. |
Nguồn tin giả nhiều nhất tại Việt Nam là từ các mạng xã hội như Facebook hay Google. Có thể điểm qua một số vụ việc như vào tháng 7/2017, tài khoản Facebook Phạm Thị Mùi đăng hình ảnh cứu nạn máy bay kèm thông tin máy bay rơi tại Nội Bài vì mưa to. Tin giả này lập tức được phát tán rất nhanh trên Facebook. Dù sau đó đã gỡ bỏ nội dung, nhưng chị Phạm Thị Mùi vẫn bị cơ quan chức năng nhanh chóng tìm ra và bị xử phạt hành chính.
|
Đối tượng Đào Xuân Hòa tại cơ quan công an. |
Hơn 1 tháng sau, ngày 12/9/2017, UBND TP. Thái Nguyên cũng đã xử phạt 12,5 triệu đồng đối với Đào Xuân Hòa (26 tuổi, ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) vì hành vi tung tin đồn “vỡ đập hồ Núi Cốc” trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận.
Thực tế tại Việt Nam, không ít nhà báo đã bị lừa bởi thông tin trên mạng xã hội. Chẳng hạn vụ đăng tải thông tin về dàn siêu xe gắn biển xanh của thành phố Cần Thơ, nhưng thực chất chỉ là xe đồ chơi mô hình được chụp dưới gầm giường, hoặc bài tập làm văn của em bé viết thư cho bố công tác ở đảo xa, hay cậu bé 11 tuổi tự tử vì không có áo mới đến trường… Hệ lụy là nhiều cơ quan báo chí đã bị cơ quan quản lý nhắc nhở, xử phạt.
|
Dàn “siêu xe” mang biển xanh tỉnh Cần Thơ thực chất chỉ là xe đồ chơi. |
Có thể nói dù cố ý hay vô ý, các tin tức giả đã, đang và sẽ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, từ báo chí chủ lưu đến các loại hình truyền thông xã hội. Những câu chuyện giả mạo được chia sẻ rộng rãi trên truyền thông xã hội và sau đó được Google và các công cụ tìm kiếm khác xếp hạng cao giúp chúng được tìm thấy dễ dàng hơn và gia tăng cảm giác tin tưởng của người đọc đối với chúng.
Tin giả, nhưng hậu quả thật
Gần đây hơn là vụ việc sản phẩm bột canh Hải Châu bị các tài khoản Facebook và các trang tin tố lừa đảo người tiêu dùng vì không có hàm lượng I-ốt. Xuất phát từ một văn bản kiểm định mẫu bột canh Hải Châu tại Điện Biên hồi cuối 2018 có kết quả không chứa hoặc không đủ hàm lượng I-ốt, các cơ quan chức năng đã lập đoàn kiểm tra tại nhà máy sản xuất bột canh Hải Châu ở Hưng Yên trong tháng 3/2019, cũng như kiểm định độc lập trên sản phẩm bán tại hệ thống cửa hàng bán lẻ VinMart và đều có kết quả đủ hàm lượng I-ốt trong sản phẩm.
Theo lý giải từ phía công ty Hải Châu, mẫu kiểm định tại Điện Biên không xác định rõ được xuất xứ lô hàng, hạn sử dụng, điều kiện bảo quản nên không loại trừ khả năng thành phần I-ốt bị bay hơi do bảo quản kém hoặc hết hạn dụng, hoặc thậm chí bị lẫn hàng giả.
Dù các cơ quan báo chí cũng đã vào cuộc, xác minh thông tin kiểm định bột canh Hải Châu và khẳng định đủ hàm lượng I-ốt, nhưng các thông tin sai lệch về vụ việc vẫn tiếp tục phát tán mạnh trên Facebook vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 vừa qua khiến người tiêu dùng lo lắng. Hậu quả, công ty Hải Châu cho biết doanh số bột canh đã bị sụt giảm hàng chục tỷ đồng trong tháng 5/2019.
Một vụ việc khác là sản phẩm sữa tươi trong chương trình Sữa học đường tại Hà Nội của Vinamilk được bổ sung thêm 14 vi chất dinh dưỡng. Các thông tin về vụ việc từ báo chí chưa hẳn là tin giả, nhưng có nhiều quan điểm trái chiều nhau, cả ủng hộ và phê phán việc thêm vi chất dinh dưỡng vào sữa tươi, dẫn tới các thông tin đồn đoán thiếu chính xác ngoài lề vụ việc.
Ngay cả khi đã có kết luận của Thanh Tra Bộ Y tế và Viện dinh dưỡng Quốc gia về việc Vinamilk bổ sung 14 vi chất vào sữa tươi là hoàn toàn đúng quy định và hợp lý, thông tin đồn đoán và suy diễn về vụ việc vẫn tiếp tục được phát tán thành tin giả trên Facebook, khiến nhiều cha mẹ học sinh lo lắng và phản ứng bằng cách không cho con tiếp tục tham gia chương trình Sữa học đường.
Theo thông tin do Vinamilk cung cấp, hậu quả thiệt hại kinh tế trong vụ việc này là rất lớn, bị sụt giảm hơn 700 tỷ đồng doanh thu trong 40 ngày đầu quý II (so với 40 ngày cuối quý I). Chưa hết, cổ phiếu của Vinamilk còn bị mất giá 7.600 đồng/cố phiếu, tương đương bị giảm giá trị vốn hóa hơn 13.236 tỷ đồng.
Hệ lụy nghiêm trọng: Công chúng mất niềm tin vào truyền thông
Trong cuốn sách nổi tiếng The Sapien (Lược sử loài người), tác giả Yuval Noah Harari đã chỉ ra rằng trao đổi tin tức là nhu cầu căn bản của con người. Loài vượn cổ đại Homo Sapien đã tiến hóa thành loài người nhờ khả năng tán gẫu, chia sẻ thông tin, cơ sở để hình thành ngôn ngữ và tập hợp lại thành những bầy đàn lớn để phát huy sức mạnh tập thể. Cùng với khả năng chia sẻ thông tin, loài người tiền sử cũng đã hình thành khả năng tín nhiệm thông tin, tin tưởng nghe theo con đầu đàn để cùng săn bắt hái lượm và sinh tồn.
Nhu cầu cập nhật tin tức của con người hiện đại vẫn không thay đổi, chúng ta vẫn quan tâm đến những thông tin gần gũi với mình, có liên quan hoặc có khả năng tác động tới mình. Tuy nhiên, phạm vi tiếp nhận tin tức của con người hiện đại rộng hơn rất nhiều, từ môi trường hàng ngày xung quanh, từ sách báo, truyền hình, Internet… nên cách tiếp nhận cũng trở nên thụ động hơn, thiếu dần khả năng xác tín thông tin.
|
Sự phát triển của Internet đang khiến nhiều độc giả chuyển sang đọc tin tức trên các MXH, bỏ qua các nguồn tin chính thống như báo chí, phát thanh truyền hình. |
Với sự phát triển bùng nổ của các MXH như Facebook, tin tức trở nên tràn ngập và áp đảo các nguồn tin chính thống như báo đài, truyền hình cả về tốc độ và số lượng tin tức. Nhiều người chuyển sang đọc tin mới trên MXH vì nhanh hơn, bỏ thói quen đọc báo xem truyền hình, nhưng kèm theo đó là sự nhẹ dạ cả tin, thiếu thận trọng trước tin giả.
Không chỉ cả tin, người dùng các MXH còn bị tin giả lợi dụng tâm lý thích “câu like” để phát tán các nội dung có tính giật gân, gợi sự tò mò hiếu kỳ. Khi gặp các nội dung như vậy, chúng ta thường có phản xạ muốn chia sẻ ngay cho bạn bè mình mà không quan tâm nhiều tới việc đánh giá hay kiểm chứng thông tin là thật hay giả. Đó cũng chính là lúc chúng ta tiếp tay cho tin giả, vô tình trở thành người phạm pháp vì phát tán thông tin sai sự thật.
Ngoài những thiệt hại về kinh tế, một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất mà tin giả gây ra là làm suy giảm niềm tin của công chúng vào truyền thông nói chung và của báo chí chủ lưu nói riêng. Tin giả khiến cho công chúng không xác định được đâu là những nguồn tin đáng tin cậy để tiếp nhận, luôn ở trạng thái ngờ vực, tham khảo cả những nguồn tin không chính thống dẫn đến bị nhiễu loạn thông tin.
Vì vậy, khi là một người sử dụng mạng xã hội, chúng ta nên chọn lọc tin tức từ những nguồn có độ xác tín cao, đồng thời tạo cho mình thói quen suy đoán xem độ chính xác của tin tức tới đâu. Để ngăn chặn sự phát tán của tin giả trên môi trường MXH, thì cách hiệu quả nhất là mỗi người dùng đều cần có khả năng đề kháng trước những thông tin sai sự thật và không tiếp tay cho việc phát tán.
Trịnh Phong
" alt="Muốn ngăn ngừa tin giả, hãy chia sẻ thông tin có trách nhiệm"/>
Muốn ngăn ngừa tin giả, hãy chia sẻ thông tin có trách nhiệm
|
Ông Nguyễn Thanh Lâm - Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT chia sẻ bức tranh toàn cảnh về lĩnh vực quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Những công ty này nắm được đầy đủ thông tin chủ kênh (ID, tài khoản ngân hàng, mã số thuế,...) và có sự hợp tác chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước. Khi xảy ra sai phạm, các MCN thường thực hiện ngay yêu cầu của cơ quan quản lý trong việc ngăn chặn gỡ bỏ nội dung vi phạm và xử lý đối tượng vi phạm.
Tuy nhiên, hạn chế hiện nay của các MCN là chưa quản lý chặt chẽ nội dung do các chủ kênh trong mạng lưới đăng tải. Không chỉ vậy, các MCN cũng chưa nhận thức đầy đủ vai trò quản lý chặt chẽ nội dung trong mạng lưới đa kênh của mình.
Chính vì thế, hệ thống công ty mạng lưới đa kênh chưa phát huy được vai trò xây dựng những nội dung tích cực, lành mạnh trên YouTube, đồng thời còn có xu hướng chạy theo các nội dung vô bổ, ít tính giáo dục để câu view, câu like để từ đó nhận được nhiều tiền quảng cáo.
|
Sự nổi lên của nhóm Khá Bảnh là một minh chứng cho việc nguồn tiền quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam đã vô tình trở thành "bầu sữa" nuôi dưỡng những nội dung xấu độc, thiếu kiểm soát trên Internet. |
Mặc dù vậy, qua rà soát của Cục PTTH&TTĐT, hiện YouTube đang trực tiếp quản lý khoảng 130.000 kênh video tiếng Việt. Cục PTTH&TTĐT nhận thấy các sai phạm trên YouTube chủ yếu đến từ chính nhóm kênh này.
Kết quả rà soát này cũng có nhiều điểm tương đồng với báo cáo của YouTube. Trong một báo cáo gửi tới Bộ TT&TT, mạng xã hội chia sẻ video này cho rằng, YouTube phát hiện ra rất nhiều nội dung vi phạm đến từ Việt Nam. Đáng chú ý khi chúng được làm ra chủ yếu bởi các nhà sáng tạo nội dung Việt.
Các sai phạm chủ yếu của những nhà sáng tạo nội dung trên YouTube tại Việt Nam là đăng tải những video clip có nội dung gợi dục, kích động bạo lực, giang hồ mạng, cổ vũ cờ bạc, sử dụng chất ma túy, nội dung gây hại cho trẻ em và những clip chứa nội dung sử dụng nhạc, hình ảnh vi phạm bản quyền.
Doanh nghiệp quảng cáo nên ưu tiên hơn cho các nội dung sạch
Một trong những lý do khiến nội dung bẩn trên mạng phát triển ồ ạt thời gian gần đây đến từ việc các doanh nghiệp chưa có thói quen chấp nhận trả nhiều tiền quảng cáo hơn cho các nội dung sạch.
Từ kinh nghiệm của mình, ông Nguyễn Thế Tân, TGĐ VCCorp cho rằng, các quảng cáo trên những nền tảng chính thống như VOV và VTV nếu quy ra hiệu quả kinh doanh thường phải mất tới 20-22.000 đồng cho mỗi lượt view (lượt xem). Ở góc nhìn của người mua quảng cáo, họ cho rằng số tiền này quá cao, do vậy nhiều doanh nghiệp có xu hướng chỉ thích chi tiền quảng cáo vào những nội dung xấu.
|
Theo ông ông Nguyễn Thế Tân, TGĐ VCCorp, các doanh nghiệp quảng cáo nên tập thói quentrả nhiều tiền hơn cho các nội dung sạch, quan tâm nhiều hơn tới chất lượng thay vì số lượng view. Ảnh: Trọng Đạt |
Ông Nguyễn Thế Tân cho biết, chính bản thân mình đã từng nhiều lần giải thích với người mua quảng cáo, rằng quan trọng không phải số lượng view mà phải xem view đó là ai.
Nếu view đến từ những quan chức cao cấp, những người thành đạt thì giá trị của nó không thể giống với những view từ clip Khá Bảnh được. Do vậy, doanh nghiệp mua quảng cáo cần phải chấp nhận mức giá khác nhau tùy theo chất lượng của view.
Theo CEO VCCorp, những người chạy quảng cáo giỏi nên tập trung vào chất lượng view thay vì số lượng. Thực tế cho thấy, những thương hiệu lớn như Samsung, Nestle đã bắt đầu quan tâm đến điều này khi chuyển sang mua dịch vụ brand safely (an toàn thương hiệu) nhiều hơn. Các công ty lớn cũng đang cố gắng mua quảng cáo trên các nền tảng Việt Nam nhiều hơn nhằm giảm sự phụ thuộc vào Google.
Với dịch vụ brand safely, quảng cáo của các doanh nghiệp sẽ không được đặt cùng với các nội dung chính trị, các thông tin mang tính giật gân như “cướp giết hiếp”, không có hình ảnh ghê rợn,...
Các công ty này sẽ trả thêm 20% phí quảng cáo và 40% cho đơn vị sản xuất ra lượt view. Tổng cộng lại, các hãng lớn chấp nhận trả thêm khoảng 60% so với giá tiêu chuẩn để thương hiệu của mình được an toàn. Đây là một phương án mà các doanh nghiệp lớn nên xem xét để góp phần loại bỏ các nội dung bẩn.
|
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các công ty quảng cáo hiện vẫn coi lượng view là King (lượt xem là vua), tuy nhiên quan trọng hơn phải là chất lượng view. Ảnh: Trọng Đạt |
Chia sẻ về vấn đề này, tại buổi làm việc nhằm chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ luật pháp tốt hơn so với YouTube, Google. Do vậy, các doanh nghiệp đang kinh doanh tại Việt Nam nên mua quảng cáo nhiều hơn trên các nền tảng Việt Nam.
Với các công ty quảng cáo, bây giờ chỉ có view là king (lượt xem là vua), nhưng quan trọng phải là chất lượng view. “Chúng ta mua quảng cáo trên các nền tảng sạch tức là đã giúp cho đất nước sạch hơn, giúp các công ty sạch phát triển. Mua quảng cáo trên một nền tảng chứa nội dung xấu độc vô hình chung trở thành tiếp tay làm bẩn không gian mạng nước mình, làm hại đất nước mình.”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Theo người đứng đầu ngành TT&TT, tương lai không gian mạng Việt Nam có tốt đẹp hay không đến từ chính việc chi tiền quảng cáo của các doanh nghiệp trên các nền tảng nội dung số. Về phần mình, Bộ TT&TT sẵn sàng hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp để phát huy tối đa tiềm lực doanh nghiệp Việt Nam, xây dựng hệ sinh thái số Việt Nam vững mạnh, an toàn.
Trọng Đạt
" alt="Muốn loại bỏ clip Khá Bảnh, doanh nghiệp cần xem lại cách quảng cáo trên mạng"/>
Muốn loại bỏ clip Khá Bảnh, doanh nghiệp cần xem lại cách quảng cáo trên mạng