您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Laptop Panasonic Centrino 2 cho doanh nghiệp
NEWS2025-02-24 08:16:32【Kinh doanh】4人已围观
简介thể thao ngoại hạng anhthể thao ngoại hạng anhthể thao ngoại hạng anh、、

很赞哦!(99896)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Samsunspor vs Caykur Rizespor, 23h00 ngày 22/2: Khó có bất ngờ
- Đến gặp vợ cũ, con gái 7 tuổi nói một câu khiến tôi muốn tái hôn
- Huyện nghèo nhất An Giang chăm lo khuyến học, khuyến tài
- Điểm chuẩn Trường đại học Công Thương TPHCM năm 2024
- Nhận định, soi kèo ENPPI vs Smouha, 21h00 ngày 21/2: Chia điểm?
- Khu nghỉ dưỡng ở Hội An chinh phục thí sinh Miss Grand International 2023
- Đội tuyển ‘Kinh tuyến’ Việt Nam giành thứ hạng cao ở Army Games
- Olympic 2024: Nữ nghiên cứu sinh luật giành HCV đấu kiếm là ai?
- Nhận định, soi kèo Saint
- Không học tiền tiểu học con tôi thành học sinh kém nhất lớp
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Saham vs Al Nasr, 20h30 ngày 20/2: Cửa dưới thất thế
Một trong số những độc giả gửi ý kiến về VietNamNetcó anh Nguyễn Văn Hoàng, đang sinh sống và làm việc tại Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Anh Hoàng cho biết 6 năm rồi, anh tham gia vào hội phụ huynh học sinh của lớp con gái với vai trò trưởng ban.
"Ngoài chức năng hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm, thu - chi để có quỹ hoạt động cho các cháu trong lớp, chúng tôi còn thành lập hội nhóm phụ huynh luôn nhắc nhở các cháu học bài và làm bài tập trên lớp.
Đích thân tôi thường giải những bài Toán khó đưa lên nhóm cho các cháu tham khảo thêm. Những công thức toán, những ghi nhớ đều được hội phụ huynh đưa vào hội nhóm để cho các cháu tham khảo.
Nhờ thế, hội phụ huynh được sự nhất trí cao vì ngoài mục đích thu tiền, chúng tôi còn hỗ trợ học tập cho các cháu. Có cháu nào trong lớp bị hổng kiến thức, chúng tôi tìm cách hỗ trợ, bảo đảm cho các cháu không bị bỏ lại phía sau so với các bạn khác.
Theo tôi, hội phụ huynh phải là những người có nhiệt huyết. Ngoài "chức năng" thu - chi, hội phụ huynh còn phải hỗ trợ học tập trong lớp, giúp đỡ các cháu học tập tốt hơn. Nếu làm được như thế, chắc chắn hội phụ huynh sẽ được sự đồng thuận cao" - anh Hoàng khẳng định.
Một bức ảnh chụp tin nhắn đang được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, được cho là của "cựu" chi hội trưởng phụ huynh học sinh nói về lý do không thể tiếp tục đảm nhận vai trò này nữa. Độc giả Minh Đức cho rằng sở dĩ có hội phụ huynh để kêu gọi đóng góp quỹ, lo việc này, việc kia... chủ yếu vì hệ thống các trường học phổ thông còn có quá nhiều thiếu thốn, cơ chế còn nhiều bất cập.
Theo anh Đức, hiện nay "cơ sở vật chất trường học chưa đáp ứng được nhu cầu, kinh phí duy tu, bảo dưỡng hạn chế, các chương trình ngoại khóa, chăm lo cho các cháu nghèo nàn, thiếu ngân sách... Đời sống của giáo viên còn rất khó khăn".
"Tôi không phải thầy giáo nhưng mỗi khi nghĩ đến chữ "thầy" đều cảm thán, thở dài. Có 2 nghề được gọi là "thầy" là nghề giáo và bác sỹ đều nhận được rất ít sự thông cảm mà nhiều tiếng chê trách, phê phán của xã hội, những điều lẽ ra họ không đáng phải chịu đựng.
Có ai làm thầy mà không suy nghĩ, buồn tủi khi phải đối diện với những mũi dùi của cả xã hội như vậy? Nếu không vì sự thiếu thốn, vì cơ chế, chẳng thầy cô nào sẵn lòng đứng ra là các công việc chúng ta quen gọi, quen làm là "xã hội hóa".
Đâu đó có sự thái quá, lạm thu... nhưng xét đến cùng, nguyên nhân của mọi việc là do chúng ta đã không chăm lo được đầy đủ cho giáo dục, y tế. Nếu cứ tiếp tục như vậy, sợ rằng đến một lúc nào đó sẽ chẳng còn ai muốn chọn những ngành nghề này nữa. Khi đó, người chịu thiệt, chịu khổ chính là chúng ta, con cháu chúng ta" - anh Đức bày tỏ.
Những điều khiến hội phụ huynh bị "tẩy chay"
Tuy nhiên, phần đông ý kiến gửi về VietNamNet vẫn bày tỏ sự thất vọng về hoạt động của loại hình tổ chức này, với một loạt câu chuyện cụ thể để minh chứng.
Trong đó, ý kiến của độc giả tên Đặng nhận được nhiều sự đồng tình: "Người hay suy nghĩ, cẩn trọng, không muốn phiền lụy người khác hay không mưu cầu lợi ích cho con mình sẽ chẳng ai vào trong cái hội này cả. 10 buổi họp, cả 10 buổi chỉ xoay quanh chủ đề tiền".
Chia sẻ thêm, độc giả này cho biết "Còn nhớ, hội trưởng của lớp con tôi luôn nói: "Chúng ta đừng để cô chủ nhiệm ngại với Ban giám hiệu" hoặc "Anh chị đóng tiền quỹ hiếu học chứ đừng để Ban giám hiệu đòi", hay: "Sắp tới 20/11 nên mình tính cô chủ nhiệm và cô bộ môn chính là..., còn các môn phụ là...".
Hết 20/11 sẽ là Tết Âm lịch, ngày 8/3... Điều mệt mỏi là "đóng tiền cho các con tổ chức các hoạt động" nhưng cuối năm đọc bảng chi - thu thì té ngửa vì chi cho giáo viên nhiều gấp nhiều lần chi cho học sinh.
Anh Đặng cho rằng: "Đã đến lúc chúng ta nên mạnh dạn cương quyết bỏ hội này. Ban giám hiệu các trường cũng đừng "đua đòi" trường mình phải thế này phải thế kia mà nên liệu cơm gắp mắm.
Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT muốn trình độ giảng dạy, học tập được ổn định bắt buộc phải có giải pháp về đầu tư trang thiết bị. Các phụ huynh cũng đừng nên "đề nghị" này nọ khiến mọi thứ xáo trộn vì trong một lớp đều có các hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta cũng đừng suy nghĩ đây là tự nguyện vì không có cha mẹ nào muốn con mình tủi phận cả".
Độc giả Lê Thanh Trung nhớ lại: "Ngày xưa, tôi đi học trường làng nghèo khó, nhưng khi trường cần mua cái trống mới, thầy hiệu trưởng cũng chỉ muốn trong nhà chỉ đóng góp một suất thôi, những đứa em của lứa ấy trở về sau không phải đóng nữa.
Bây giờ thì lạ lắm, phụ huynh phải đóng góp rất nhiều thứ sang trọng như ti vi, máy chiếu, máy điều hòa... nhưng nhiều khi con em mình vẫn phải ngồi học trên những chiếc ghế cập kênh, cái bàn mục chân mà không thấy ai ý kiến gì".
Độc giả Bách Khoa đóng góp thêm câu chuyện: "Hội trưởng phụ huynh lớp con tôi nói: "Ta đóng cho phong trào lớp con chúng ta nổi lên, đi đầu cho phấn khởi...". Ôi thôi, họp phụ huynh chỉ là tiền, còn cái khác là nói suông. Một bộ phận phụ huynh tổ chức các lớp ôn thi, thi vào cấp 3, con mình học kém nhưng thi này thi nọ không hiểu sao toàn nhất với nhì".
Còn theo độc giả Trần Hữu Vy: "Ăn chơi bao nhiêu cũng không đủ. Ban phụ huynh là những người giàu có thể các dịp lễ Tết chi nhiều tiền cho "đẹp mặt" và các giáo viên thoải mái. Nhưng nhiều phụ huynh không phải là giàu, khi gửi con hoặc cho con đi học cũng khó khăn vì học phí nên nếu cứ phải chi theo những phụ huynh có khả năng, họ khó đảm bảo.
Song điều này lại gây mâu thuẫn và đôi khi khiến các thầy cô phật ý, vì nghĩ rằng họ "bủn xỉn" chứ không thông cảm. Thế là con cái họ bị thầy cô có cái nhìn không "đẹp", đôi khi là thiếu cảm tình, trù úm nếu gặp thầy cô không rộng lượng".
Độc giả tiếp tục phân tích: "Cho nên, đừng lập ra hội này một cách chính thức nữa, đã có thông tin mạng rồi, mọi trao đổi về từng học sinh với gia đình có thể thực hiện trực tiếp. Lớp học là một tập thể nhỏ, nên thầy cô cũng cần duy trì các thủ tục một cách vừa phải và đơn giản. Ví dụ, không bày vẽ các dịp mừng sinh nhật một cách hoành tráng. Điều này giúp cho học sinh trong lớp thân thiết với nhau hơn và bình đẳng hơn, không có cảnh em này làm sinh nhật lớn, em khác nhà nghèo làm sinh nhật nhỏ, gây phản cảm trong ký ức tuổi thơ...".
Ban đại diện cha mẹ học sinh (hay hội phụ huynh) do giáo viên chỉ định hoặc các phụ huynh đề cử, bầu chọn. Bên cạnh những nỗ lực hỗ trợ học sinh, giáo viên, không ít hội phụ huynh bị cho là tiếp tay cho nạn lạm thu, gây quan điểm trái chiều. Bạn nghĩ gì về vấn đề này? Độc có thể gửi phản hồi dưới bài viết hoặc email [email protected]. Xin cảm ơn.">Những điều gì khiến hội phụ huynh bị 'tẩy chay'?
Sốt đất đầu năm
Từ đầu năm 2019, thị trường bất động sản chứng kiến nhiều khu vực giá đất nền tăng chóng mặt. Đơn cử tại Vân Đồn, sau khi cởi trói cho phép mua bán đất đai đối với những trường hợp đủ điều kiện theo quy định pháp luật, thị trường ngay lập tức nóng lên.
Theo một số doanh nghiệp bất động sản tại Vân Đồn, hiện giá đất nền đã tăng phổ biến từ 10 - 15% so với thời điểm thị trường đóng băng cách đây nửa năm. Những lô đất có vị trí đẹp, mặt tiền trục đường chính, có thể kinh doanh được, mức tăng có thể đạt 20%.
Tại Đà Nẵng, giới cò đất thao túng thị trường khi tung tin tách huyện thành lập quận. Khoảng cuối tháng 2 vừa qua, giới cò đất lại tiếp tục tung tin thành lập quân Hiếu Đức (TP. Đà Nẵng) từ một số xã của huyện Hòa Vang.
Một trong những thương vụ mà giới cò đất tung tin đồn thổi là việc giải tỏa 2 nhà máy thép Dana Uc và Dana Ý tại xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang khiến cho giới cò đất cũng như các nhà đầu tư tranh nhau đặt cọc nên giá đất khu vực Hòa Liên tăng thêm từ 200 triệu đồng đến hàng tỷ đồng/lô đất.
Tại Hà Nội, nhiều khu vực ngoại thành cũng có mức giá đất tăng đáng kể. Đơn cử Đông Anh, thôn Ngọc Giang (xã Vĩnh Ngọc); thôn Đoài (xã Nam Hồng); phố Vân Trì gần đường Võ Nguyên Giáp... giá đất đã tăng khá cao so với thời điểm cách đây hơn một năm. Hiện tại, đất thổ cư gần đường lớn giá từ 50 - 70 triệu đồng/m2, trong làng có giá từ 20 - 30 triệu đồng/m2.
Nhà đầu tư cẩn trọng
Lý giải về tình trạng sốt đất cục bộ, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, PTGĐ Danko Group cho rằng, tình trạng khan hiếm dần quỹ đất ở những Thành phố lớn, Khu trung tâm và quy hoạch Đô thị ngày càng được kiểm soát chặt, nên các CĐT lơn chuyển hướng đầu tư sang các thị trường mới đang có sự đột phá về hạ tầng hoặc tiềm năng về du lịch, nghỉ dưỡng, công nghiệp. Thị trường những khu vực này đang nóng lên từng ngày theo đà phát triển kinh tế chung và tiến độ hoàn thành hạ tầng và các tiện ích, cảnh quan.
Đon cử, Vân Đồn nói riêng thì đang được quy hoạch thành một Đặc khu kinh tế với rất nhiều những kế hoạch, những hoài bão lớn. Từ ngày 9/1/2019 chính quyền huyện Vân Đồn đã chính thức tiếp nhận hồ sơ về việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai trên địa bàn.
Bên cạnh đó, đầu năm nay hàng loạt các dự án lớn đường cao tốc đi vào hoạt động, sân bay Vân Đồn đã đi vào khai trương từ 12/2018, các Chủ đầu tư lớn công bố hàng loạt dự án khủng khiến cho đông đảo giới đầu tư nhảy vào vùng đặc khu kinh tế đầy tiềm năng này.
Theo ông Tuấn, đất nền luôn được xem là "của để dành" của giới đầu tư vì tính chất bảo toàn giá trị ở bất cứ giai đoạn biến động nào của thị trường. Từ việc tổng giá trị sản phẩm không quá lớn dẫn đến đất nền là loại hình đầu tư có tỷ suất lợi nhuận tương đối cao, phù hợp với giới đầu tư muốn hưởng chênh lệch tốt trong khoảng thời gian ngắn, hoặc cả những người có nhu cầu đầu tư lâu dài thì cơ hội để thu về khoản lợi nhuận lớn là rất khả thi.
Tuy nhiên, ông Tuấn cảnh báo, các nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ hơn trước khi xuống tiền. Người mua nên có những đơn vị tư vấn chuyên sâu giàu kinh nghiệm, phối hợp chặt chẽ cùng Chủ đầu tư phân tích kỹ tiềm năng thực tế, chắc chắn để đưa ra những dự toán và quyết định chính xác cho các nhà đầu tư. Nhà đầu tư không nên đầu tư vào dự án không nằm trong quy hoạch phát triển; tránh rơi vào bẫy đầu cơ của các dự án tung tin, làm trò, đẩy giá, thổi giá.
Đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư, theo ông Tuấn, đầu tiên và quan trọng nhất là tìm hiểu về pháp lý Dự án. Dự án phải có đầy đủ giấy tờ pháp lý, minh bạch, được quy hoạch rõ rang, có giấy phép xây dựng … là những dự án an toàn, an tâm khi đầu tư.
Nhà đầu tư nên tìm hiểu thông tin về chủ đầu tư của dự án, nếu chủ đầu tư uy tín, nguồn tài chính mạnh; dự án có vị trí tốt, được quy hoạch tốt về hạ tầng, giá chưa bị đẩy lên quá cao … Ngoài ra, người mua đơn vị tư vấn, môi giới uy tín, có kinh nghiệm để song hành – để luôn có những tư vấn phù hợp nhất với mình và yên tâm trong cả lúc mua cũng như lúc bán.
Khánh Duy
">Ôm tiền đầu tư đất nền: Cảnh báo trái đắng cho nhà đầu tư
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh, mới đây, UBND tỉnh vừa có cuộc họp, thẩm định chủ trương điều chỉnh Tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp Vân Cảng thuộc Dự án Con đường di sản Vân Đồn. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thắng chủ trì chủ trì cuộc họp.
Một số sở, ngành tỉnh Quảng Ninh yêu cầu nhà đầu tư làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến công tác huy động vốn; cơ sở pháp lý để điều chỉnh diện tích…Tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp Vân Cảng (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh). Được biết, Tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp Vân Cảng là phân khu 8 thuộc Dự án Con đường di sản Vân Đồn, do Công ty CP Vân Đồn Heritage Road thực hiện. Dự án có diện tích 109,63ha, gồm: Biệt thự hướng biển, khách sạn, tháp hỗn hợp khách sạn, resort hội nghị với tổng số hơn 3.000 phòng nghỉ. Phân khu đã được công bố quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
Tuy nhiên, vừa qua, nhà đầu tư dự án đã đề xuất điều chỉnh một số nội dung, như: Diện tích giai đoạn 1 của phân khu 8 điều chỉnh từ 26,3ha lên 30ha; điều chỉnh quy mô đầu tư, tiến độ thực hiện hoàn thành vào năm 2023, thời gian thuê đất trong 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trên cơ sở đó, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đã tiến hành tổng hợp, xin ý kiến từ các sở, ngành và đề xuất phương án điều chỉnh, báo cáo UBND tỉnh.
Trước đề xuất của nhà đầu tư, tại cuộc họp, đại diện một số sở, ngành đã tham gia ý kiến, yêu cầu nhà đầu tư làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến công tác huy động vốn; cơ sở pháp lý để điều chỉnh diện tích; tác động của dự án đến môi trường sinh thái trong khu vực…
Phối cảnh tòa tháp hỗn hợp biểu tượng cao 88 tầng, quy mô 3.061 phòng, là tòa nhà cao nhất tại dự án. Kết luận buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh: Con đường di sản Vân Đồn là sản phẩm dịch vụ đẳng cấp, nằm trong chuỗi sản phẩm du lịch tại Vân Đồn. Tỉnh Quảng Ninh đánh giá cao vai trò, những nỗ lực của nhà đầu tư.
Để triển khai dự án, nhà đầu tư cần khẩn trương thực hiện các bước hoàn thiện hồ sơ, cơ sở pháp lý theo đúng quy định của pháp luật. Cần đảm bảo phương án tài chính, huy động vốn cũng như cam kết về vốn từ phía ngân hàng để sớm hoàn tất thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư. Đối với đề xuất về tiến độ thực hiện, thời gian thuê đất sẽ đồng ý trên cơ sở đề xuất của nhà đầu tư.
Liên quan đến dự án này, trước đó vào tháng 7/2018, như VietNamNet thông tin, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có quyết định phê duyệt phân khu B8 thuộc dự án Con đường di sản tại xã Hạ Long, huyện Vân Đồn.
Theo quy hoạch, dự án có diện tích 109,63ha, vị trí nằm tại khu Hạ Long, phía Tây Nam giáp dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City, phía Đông Nam giáp Vịnh Bái Tử Long, phía Đông Bắc giáp dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Hạ Long.
Phân khu B8 dự án Con đường di sản Vân Đồn sẽ bao gồm: 156 căn biệt thự hướng biển, 35 căn biệt thự trên biển, 38 căn biệt thự trên mặt nước; hai khách sạn 18 tầng quy mô hơn 1.735 phòng; một khách sạn 42 tầng có 1.234 phòng; 3 tháp hỗn hợp khách sạn, resort hội nghị cao 43 tầng với 1.243 phòng.
Đặc biệt, điểm nhấn của dự án là tòa tháp hỗn hợp biểu tượng cao 88 tầng, quy mô 3.061 phòng, là tòa nhà cao nhất tại dự án.
Quang Minh
Quảng Ninh duyệt xây tháp chọc trời 88 tầng tại Vân Đồn
Cao ốc chọc trời 88 tầng thuộc tổ hợp dự án Con đường di sản Vân Đồn vừa được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 phân khu B8 tại Vân Đồn.
">Thúc đẩy tiến độ dự án Con đường di sản Vân Đồn
Soi kèo góc Southampton vs Brighton, 22h00 ngày 22/2
Họp chia mảnh đất 10 tỷ đồng, tôi suýt ngất khi nghe ý kiến con dâu và con rể. Ảnh minh họa:P.X Bước vào tuổi già, tôi mới thấm thía giá trị gia đình, hạnh phúc khi con cháu đầy đủ, êm ấm là điều tuyệt vời nhất chứ không phải là tiền của bao nhiêu. Chính vì điều này mà vợ chồng tôi sau nhiều đêm bàn bạc, đã thống nhất với nhau là sớm chia tài sản cho các con.
Cuộc đời tôi từng đó năm làm ăn vất vả, nhưng cũng không dành dụm được bao nhiêu, chỉ có mảnh đất đang ở là có giá trị.
Trước đây tôi thích rộng rãi, nhà cửa vườn tược nên chọn mua mảnh đất ở xa nơi đông đúc. Lúc đó, cũng nhiều người chê cười, nói tôi ra phố không ở mà lại vào nơi xó xỉnh, vườn ao.
Nhưng mấy chục năm sau, ai nhìn vào cũng bảo tôi có tài nhìn trước tương lai. Mảnh đất nhà tôi giờ lại trở thành nơi có giá trị khi con đường lớn mở qua.
Nhiều người có tiền đến năn nỉ tôi bán lại mảnh đất với giá 10 tỷ đồng, nhưng tôi từ chối. Tôi ở đây lâu nên cũng quen, không muốn đi đâu.
Vợ chồng tôi dự định sau này sẽ chia cho các con, nên cố giữ lại mảnh đất, càng để lâu lại càng có giá trị lớn. Chúng tôi chỉ giữ lại vài chục mét để ở, còn lại chia cho các con, muốn bán hay giữ lại là quyền của các con.
Tôi tổ chức họp gia đình để thông báo, các con tôi nghe được chia đất mừng lắm. Ngoài chỗ hai vợ chồng tôi đang ở, tôi chia phần đất cho các con thành 2 suất, con út là mảnh gần với vợ chồng tôi.
Vì tôi nghĩ rằng sau này nếu con về ở thì cũng thuận tiện, còn con gái mảnh ngoài cùng, hai vợ chồng không ở gần được thì có thể bán đi lấy tiền.
Những tưởng mọi chuyện tốt đẹp, nào ngờ xảy ra tranh cãi. Con dâu lên tiếng: "Con nghĩ như vậy là chưa hợp lý, chồng con là con trai trưởng trong nhà, nên bố mẹ cũng phải chia nhiều hơn, để sau này chúng con về đây xây nhà, phụng dưỡng bố mẹ.
Lúc bố mẹ mất thì vợ chồng con lo thờ cúng. Chứ chị cả có đất cát nhà chồng rồi, nên lấy chút gọi là chút lộc của bố mẹ thôi".
Khi con dâu vừa dứt lời, con rể tôi mặt đỏ, giận dữ đáp trả: "Cô nói thế buồn cười thật, giờ con trai hay con gái đều có quyền lợi, trách nhiệm như nhau. Cô nghĩ là sau này thờ cúng mà đòi nhận phần hơn à, tôi con rể cũng có thể thờ cúng bố mẹ vợ cũng được chứ sao.
Con không thiếu đất, nhưng đòi quyền lợi cho các con của con sau này có tiền ăn học. Con sẽ gọi luật sư riêng của con đến để bàn bạc, giải quyết, cái gì cũng cần phải công bằng".
Tôi nghe xong lời của con dâu và con rể mà sốc, suýt ngã khụy, đầu óc quay cuồng như là đột quỵ. Vợ tôi thấy vậy liền đưa tôi về phòng nằm nghỉ. Vậy là không khí gia đình căng thẳng, mệt mỏi, hai con tôi thì bất ngờ đến mức không tin vào những gì đã nghe thấy, chỉ biết can vợ, chồng mình.
Việc đến nay vẫn chưa giải quyết được, người đòi chia nhiều, người đòi vị trí đẹp dẫn đến lục đục kéo dài cả mấy tuần nay. May mà tôi chưa chia cụ thể, nếu không dính phải kiện cáo, tranh nhau đến mệt mỏi.
Giờ tôi lâm vào hoàn cảnh khó xử, khi mà đã thông báo cho đất con rồi mà rút lại càng khiến vợ chồng các con lục đục, đổ lỗi. Nên giờ tôi không biết phải làm thế nào cho ổn thỏa. Tôi có nên chia đều tất cả thành 2 phần đất rồi tổ chức bốc thăm chọn mảnh giữa các con?
Nếu như chuyện vẫn chưa ổn, tôi có nên tuyên bố không cho đất các con nữa? Hãy cho tôi lời khuyên!
Theo Sức khỏe và Đời sống
Nhà chồng bí mật họp chia đất 10 tỷ đồng, tôi sốc vì bị coi như người ngoài
Khi bố mẹ chồng tôi họp chia đất, thành phần là dâu, rể đều không được thông báo và không được tham gia.">Họp chia đất 10 tỷ đồng, tôi suýt ngất khi nghe ý kiến con dâu và con rể
Lịch công bố điểm chuẩn các trường đại học phía Nam
Nhiều trường đại học phía Nam đã ấn định thời gian công bố điểm chuẩn 2024. Thời gian công bố sớm nhất là tối 17/8.">Điểm chuẩn Trường ĐH Sài Gòn 2024 sẽ như thế nào?
Ảnh minh họa: Thanh Hùng Tại Hải Phòng, để chủ động, tăng cường công tác phòng, chống bão, Sở GD-ĐT cho học sinh, học viên các cơ sở giáo dục trên toàn thành phố nghỉ học từ ngày 7/9 (Thứ Bảy) cho đến khi bão tan.
Đối với các đơn vị giáo dục được Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự địa phương trưng dụng làm nơi sơ tán, tránh trú bão cho nhân dân, học sinh nghỉ học từ 13h ngày 6/9 (Thứ Sáu).
Các đơn vị giáo dục trên địa bàn huyện Cát Hải, học sinh nghỉ học từ 10h ngày 6/9.
Sở GD-ĐT Hải Phòng cho hay, việc dạy và học bù, các đơn vị chủ động, đảm bảo theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên mà TP Hải Phòng đã ban hành.
Tại Bắc Ninh, Sở GD-ĐT cũng ban hành công văn về việc chủ động các biện pháp ứng phó với cơn Bão số 3 (Yagi) trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non và học sinh, Sở GD-ĐT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn và các đơn vị trực thuộc Sở cho trẻ mầm non, học sinh nghỉ học và không tổ chức các hoạt động giáo dục vào ngày 7/9 (Thứ Bảy) để phòng, chống bão. Cùng đó, chủ động bố trí lực lượng ứng trực tại cơ quan, đơn vị 24/24 giờ để kịp thời xử lý và ứng phó các tình thế thời tiết nguy hiểm do bão số 3 gây ra.
Sở GD-ĐT cũng đề nghị theo dõi thường xuyên diễn biến của bão, ứng trực 24/24 giờ; giữ liên hệ thường xuyên và phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, lực lượng cứu hộ của tỉnh và địa phương để kịp thời ứng phó theo phương châm ‘‘Bốn tại chỗ’’; giữ liên hệ và thông tin kịp thời, đầy đủ về mưa bão đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và trẻ em, học sinh, sinh viên.
Các trường lên phương án bảo đảm an toàn cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và trẻ em, học sinh, sinh viên. Chủ động các biện pháp phòng chống mưa ngập, lên phương án kịp thời di dời tài sản, máy móc, thiết bị, bàn ghế, hồ sơ, sách vở, dụng cụ học tập đến nơi an toàn, bảo đảm không hư hại, hỏng hóc, mất mát, hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra.
Khẩn trương khắc phục các thiệt hai (nếu có); dọn dẹp, vệ sinh trường/lớp học ngay sau mưa bão đảm bảo an toàn, sạch sẽ, phòng chống dịch bệnh.
Tại Nam Định, Sở GD-ĐT yêu cầu các trường cho học sinh các cấp học, sinh viên nghỉ học từ hôm nay 6/9 cho đến khi bão tan.
Đối với học sinh, sinh viên đã đến trường sáng nay, Sở yêu cầu các nhà trường hướng dẫn học sinh, sinh viên thu dọn, chống bão và nghỉ học. Phối hợp với gia đình để quản lý học sinh, sinh viên trong thời gian nghỉ học.
Sử cũng đề nghị các đơn vị thường xuyên theo dõi diễn biến của bão số 3, thực hiện thường trực chống bão lụt 24/24 giờ trong ngày. Có kế hoạch phối hợp, ứng cứu đề phòng, diễn biến phức tạp.
Tại Phú Thọ, Sở GD-ĐT cho học sinh nghỉ học ngày Thứ Bảy (7/9) và yêu cầu không tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài trường trong ngày Chủ Nhật (8/9).
Cùng đó yêu cầu các đơn vị, trường học thực hiện các phương án đảm bảo an toàn đối với người và tài sản, hồ sơ, tài liệu, sách vở, máy móc, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của nhà trường.
Đối với các trường có học sinh nội trú, phải có phương án đảm bảo an toàn và nguồn cung cấp thực phẩm, nước uống đầy đủ cho học sinh trong thời gian ở tại trường.
Bắc Giang cho học sinh trên địa bàn toàn tỉnh nghỉ học Thứ Bảy (7/9).
Riêng chiều Thứ Sáu (6/9), tùy tình hình thực tế diễn biến của cơn bão số 3 và theo diễn biễn thời tiết từng khu vực, thủ trưởng các đơn vị chủ động quyết định cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn. Bố trí học bù vào thời gian thích hợp.
Sở GD-ĐT Hải Dương yêu cầu các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh cho học sinh nghỉ học vào Thứ Bảy ngày 7/9; bố trí học bù vào thời gian phù hợp để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch thời gian năm học.
Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc yêu cầu các phòng GD-ĐT (chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở), các đơn vị trực thuộc Sở, các trung tâm GDNN-GDTX cho học sinh nghỉ học ngày thứ Bảy (7/9); không tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài trường trong ngày Chủ Nhật (8/9). Sở yêu cầu các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp nhằm đảm bảo khung kế hoạch thời gian năm học.
Cùng đó, thực hiện các phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối đối với người và tài sản, hồ sơ, tài liệu, sách vở, máy móc, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của nhà trường.
Bố trí bộ phận thường trực để xử lý kịp thời trong trường hợp xảy ra các sự cố khẩn cấp, bất thường.
Ninh Bình yêu cầu các nhà trường thông báo cho trẻ em, học sinh, học viên nghỉ học, không đến trường ngày 7/9 (Thứ Bảy). Bên cạnh đó, tổ chức trực bão 24/24 giờ, giữ liên hệ thường xuyên với các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ của địa phương để kịp thời ứng phó trong trường hợp có sự cố xảy ra; quán triệt cán bộ, giáo viên, người lao động, học sinh, học viên chủ động phòng tránh bão. Cùng đó, tổ chức dạy bù chương trình đảm bảo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Tỉnh Hà Nam cũng đã thông báo cho học sinh trên địa bàn nghỉ học.
Ngày mai, học sinh Hà Nội nghỉ học để tránh bão Yagi
Nhiều địa phương đã cho học sinh nghỉ học ngày 7/9 để tránh bão Yagi, trong đó có Hà Nội.">8 tỉnh, thành cho học sinh nghỉ học để tránh bão số 3 Yagi