- Nghi vợ ngoại tình khi đi làm việc tại Hải Dương,ồngghenchồnggiếtvợtrêngiườngngủrồiuốngthuốcdiệtcỏlịch bóng đá cúp c1 Quyền ra tay giết vợ trên giường ngủ rồi uống thuốc tự tử nhưng bất thành.
Nỗi đau của gia đình cô gái trẻ bị kẻ cuồng ghen sát hại
Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng
99,9% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non
Theo ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD-ĐT) , công tác tuyên truyền được thực hiện tốt là một trong những nguyên nhân góp phần thực hiện tốt phổ cập giáo dục mầm non sau 10 năm.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi được nâng lên hằng năm, kết quả duy trì năm 2019 đạt 99,96% (tăng 3,56% so với năm 2011). Tỷ lệ trẻ em mẫu giáo 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt 99,9% (tăng 21,3%). Tỷ lệ trẻ em mẫu giáo được học 2 buổi/ngày đạt 99% (tăng 21,3%).
Từ khi triển khai phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, chất lượng phòng học thay đổi theo hướng tích cực: đảm bảo 1 phòng/1 lớp mẫu giáo 5 tuổi; từ phòng học tạm, tranh tre, nứa, lá đến nay hầu hết phòng học cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi đã được đầu tư kiên cố, bán kiên cố; diện tích trung bình hầu hết đã đạt mức từ 1,5m2/trẻ trở lên; các phòng học xây mới đều có khu vệ sinh liên hoàn, chia theo giới tính, đảm bảo an toàn; đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Số lượng phòng học xây mới, số phòng học kiên cố tăng, số phòng bán kiên cố, phòng học tạm giảm từng năm.
Cũng theo ông Minh, phải kể đến sự tham gia tích cực của cộng đồng. Trong giai đoạn 2011-2019, có nhiều tổ chức, cá nhân hiến đất để xây dựng trường mầm non. Ví dụ như anh Siu Minh (sinh năm 1989 ở làng Aneh, xã Lave, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) hiến 450 m2 đất; bà Rơ Châm Phao (ở làng Kép 1, xã Iamonong, huyện Chư Păh) hiến 531m2; bà Plych ở làng Klu hiến 760m2 đất. Ở tỉnh Lào Cai, người dân hiến 25.000m2 đất;...
“Nhiều già làng, trưởng bản xem việc phổ cập giáo dục mầm non trẻ em là một niềm tự hào. Nhiều bà con ở vùng sâu vùng xa, tuy kinh tế không phải tốt lắm nhưng đã bán cả nhà và đất để xây trường. Hay nhờ sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, phụ huynh tổ chức nấu ăn ở những nơi không có cô cấp dưỡng, để cố gắng huy động các cháu học được 2 buổi/ngày ở vùng khó khăn”, ông Minh nói.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Thanh Hùng
Chính sách với giáo viên hợp đồng còn chậm
Tuy nhiên, tỷ lệ huy động trẻ các độ tuổi có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng, miền; đặc biệt tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 3, 4 tuổi ở Phú Yên, Ninh Thuận, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau… còn thấp.
Cùng đó, tình trạng thiếu giáo viên vẫn chưa được khắc phục. Đặc biệt, một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung, tỷ lệ giáo viên/lớp rất thấp. Việc thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên hợp đồng lao động triển khai rất chậm.
Theo báo cáo từ các địa phương, năm học 2019-2020, cả nước thiếu 45.242 giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập (đây là số lượng còn thiếu năm học 2019-2020 sau khi đã được bổ sung 20.300 biên chế). Đội ngũ thiếu dẫn đến áp lực nặng nề hơn đối với giáo viên đứng lớp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, hạn chế trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Cả nước hiện có 15.461 nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non (tăng 2.634 trường so với năm học 2010-2011). Trong đó, 12.281 trường công lập (tỷ lệ 79,4%), 3.180 trường ngoài công lập (tỷ lệ 20,6%) với 200.262 nhóm/lớp (trong đó 42.410 nhóm trẻ, 157.852 lớp mẫu giáo, 55.051 lớp mẫu giáo 5 tuổi). Toàn quốc có 15.914 cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục.
Tổng số trẻ mầm non được đến trường là 5.306.501 trẻ em, đạt tỷ lệ 66,2% (tăng 1.535.018 trẻ so với năm học 2010-2011); trong đó có 873.654 trẻ nhà trẻ, đạt tỉ lệ huy động 28,0% (tăng 297.845); 4.432.847 trẻ mẫu giáo, đạt 90,5% (tăng 1.271.418), 1.637.266 trẻ mẫu giáo 5 tuổi, đạt tỷ lệ 99,6% (tăng 333.489). So với năm học 2010-2011, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ tăng 7,5%, mẫu giáo tăng 11,4%, trẻ em mẫu giáo 5 tuổi tăng 3,56%.
Thanh Hùng
Bộ GD-ĐT nói về đề xuất lương và phụ cấp mới cho giáo viên
“Tinh thần lương mới sẽ không thấp hơn lương cũ... Lương có 70% là hệ số lương cơ bản, 30% là phụ cấp nghề và 10% là phụ cấp tăng thêm...”
" alt="99,9% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình mầm non"/>
Nhà báo Lại Văn Sâm, nghệ sĩ Xuân Bắc đồng hành cùng SV 2020
Nhà báo Lại Văn Sâm, người đồng hành cùng chương trình SV từ những số đầu tiên năm 1996, xao xuyến được sống lại không khí của 24 năm trước.
“Thời gian không thể ngờ trôi nhanh thế, thấm thoắt đã gần ¼ thế kỷ. Tôi cảm nhận được không khí SV 96 quay trở lại. Tôi như được sống lại 24 năm trước”- ông nói.
So sánh với các chương trình SV năm 2000, 2012 và 2016, nhà báo Lại Văn Sâm cho rằng SV 2020 đã được trả lại đúng cho sinh viên. Sinh viên Việt Nam chưa bao giờ đứng ngoài cuộc với những gì diễn ra xung quanh.
Nhà báo Lại Văn Sâm kể, cách đây mấy ngày ông nhận được thư của một sinh viên năm 2 Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM gửi. Bạn là một fan của chương trình SV. SV 96 bạn ấy chưa ra đời, SV 2012 bạn còn bé. Bạn mong muốn lớn lên vào ĐH sẽ được vào chơi SV nhưng rất tiếc năm nay trường của bạn không tham dự.
“Con nói bác không đưa tên con lên nhưng bác xin lỗi con - M.T.T vì câu nói của con chạm tới trái tim bác. Tôi rất xúc động vì nhớ tới SV 96 ở Đà Nẵng, lúc đó trong hội trường chỉ có 2.000-3.000 sinh viên nhưng ở bên ngoài có tới gần 10.000 SV xem. Trời mưa rất lớn, tôi ngồi trong nhìn ra thấy các bạn uớt hết. Tôi nói vọng ra rằng, các bạn sẽ ốm đấy, hãy về đi và tôi hứa chương trinh sẽ phát sóng ngay Chủ nhật. Lúc ấy là giữa tuần nhưng không ai về.
Bạn M.T.T thư cho tôi và nói, bác phải nhớ rằng có rất nhiều người trong đó có con luôn trung thành và song hành với SV. Tôi thực sự xúc động bởi còn gì hạnh phúc hơn khi tham gia một chương trình được yêu mến và quý như thế. Với tôi đây là phần thuởng vô giá trong cuộc đời sự nghiệp của mình” – nhà báo Lại Văn Sâm xúc động.
Đồng hành cùng nhà báo Lại Văn Sâm trong chương trình SV 2020, nghệ sĩ Xuân Bắc bộc bạch: “Tôi cảm thấy chất sinh viên như đang chảy trong mình”.
Nghệ sĩ Xuân Bắc cảm thấy chất sinh viên như đang chảy trong mình
Chiều 9/11, trong buổi ghi hình tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, Ban tổ chức SV 2020 cho biết sau khi phát động, hơn 100 đại học đăng ký dự thi. 30 đội thi trường ở miền Bắc, Trung, Nam có video giới thiệu ấn tượng được Ban tổ chức lựa chọn để bước vào vòng thi chính thức, gồm: vòng bảng, chung kết miền và chung kết toàn quốc.
Vòng bảng gồm 4 nội dung: Chào SV, Nhà hát SV, Ống kính SV và SV thông thái. Trong đó, Nhà hát SV là vở kịch mỗi trường chuẩn bị trước, theo đề bài đã cho. Các đội phải đưa ra được một chi tiết cụ thể do Ban tổ chức đặt ra, đó là một bức tranh, một đồ vật hay một hành động kỳ quặc.
Ở phần thi Ống kính SV, các trường được xem video tình huống có tính phản biện giữa bốn nhân vật mang tính cách của Đất, Nước, Lửa và Khí. Nội dung gắn với một chủ đề chung. Người dẫn chương trình sẽ xuất hiện trong vai thứ năm và cùng sinh viên "tranh biện có nhập vai" để giải quyết vấn đề. Phần thi sẽ không được đánh giá đúng, sai, mà khai thác sự thông minh, hóm hỉnh và khả năng truyền cảm hứng của các đội thi.
SV 2020 khai thác góc nhìn của sinh viên thời đại 4.0 và mang nhiệm vụ truyền cảm hứng
Ngoài ra, so với phiên bản SV 96, SV 2020 có thêm nhiều người dẫn chương trình là thành viên của đội tuyển. Người dẫn chương trình là thành viên đội tuyển sẽ dẫn dắt ba phần thi của đội mình.
Chương trình SV 2020 do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Bộ GD-ĐT Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện. Số đầu tiên sẽ lên sóng vào 10h ngày 14/11, giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đại học RMIT. Dự kiến trận chung kết năm diễn ra ngày 27/3/2021 với cầu truyền hình trực tiếp từ 4 đại học lọt vào chung kết.
Lê Huyền
MC Lại Văn Sâm, nghệ sĩ Xuân Bắc hội ngộ cùng các thế hệ “Ét - Vê”
SV 96 là chương trình SV đầu tiên được tổ chức và cũng là chương trình đầu tiên của kênh VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam. Mới đây, Đài Truyền hình Việt Nam đã tổ chức buổi gala giao lưu giữa các thế hệ “SV”.