Nhận định, soi kèo Nice vs Montpellier, 23h15 ngày 23/2: Dìm khách xuống đáy
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Western United vs Adelaide United, 13h00 ngày 23/2: Lịch sử gọi tên -
Nghịch lý bệnh viện ở TP.HCM: 12 nằm vẫn nằm trên giấyHình ảnh sáng 1/11 tại Khu khám bệnh. Người bệnh ngồi ở cầu thang vì hết chỗ bên dưới. Ghi nhận sáng 1/11, người bệnh chen nhau di chuyển đến các phòng chụp chiếu, bó bột vì hành lang nhỏ hẹp. Nhiều người phải ngồi ở cả khu vực cầu thang, chặn lối đi lại. Đặc thù bệnh nhân đến đây là bị chấn thương chi, cột sống, cấp cứu, tai nạn … nên việc di chuyển khá vất vả.
Năm 2019, một vụ cháy xảy ra ở ký túc xá sát bên. Người bệnh vừa phẫu thuật cột sống được buộc chặt vào giường, khoảng 6-7 nhân viên y tế khiêng từ lầu 3 xuống để di tản.
Bệnh viện đã được sử dụng hơn 50 năm. Bệnh nhân chờ bên ngoài phòng mổ. Điều dưỡng chăm sóc vết thương cho 1 ca phẫu thuật cột sống. Chị Đỗ Thị Trinh, Điều dưỡng trưởng Khoa Vi phẫu tạo hình, chỉ vào hàng dài bệnh nhân nằm hành lang và cho biết, lúc cao điểm, người bệnh còn tràn ra cả khu hội trường. Mỗi phòng kê kín 6 chiếc giường, không còn lối đi. Điều dưỡng phải nghiêng mình lách qua. Phòng bệnh được ưu tiên cho người già và trẻ nhỏ.
“Trời nắng còn đỡ, nhưng mưa thì khổ cho bệnh nhân nằm hành lang lắm. Nếu không kéo tấm che, họ bị hắt ướt hết, còn nếu kéo xuống lại rất ngộp thở, khó chịu. Ở đây, mỗi ca nằm ít nhất 3 tuần nên càng tội hơn", chị Trinh nói.
Người bệnh khổ, nhưng nhân viên y tế cũng không sướng hơn. Bệnh viện không có bãi xe cho nhân viên, đành phải thuê nhà dân bên ngoài và xin để nhờ phần đất của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Tuy nhiên, phương án này chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu thực tế.
“Nhiều bác sĩ, điều dưỡng phải tự túc tìm chỗ gửi xe. Loanh quanh bệnh viện luôn kín chỗ nên họ phải đi xa hơn. Tôi gửi xe ở bên ngôi chùa gần đây, đi bộ sang viện hết khoảng 7 phút”, chị Th., một nhân viên đã gắn bó với Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình gần 10 năm, chia sẻ.
Thiếu bãi xe nhưng bên trong bệnh viện luôn ... "kẹt xe". Nội khu chỉ có 1 con đường di chuyển cho cả người khám ngoại trú, chụp X quang, chuyển mổ cấp cứu, thậm chí còn vận chuyển rác thải. Đây là thách thức với một bệnh viện ngoại khoa, mỗi ngày mổ trên 100 ca. Môi trường bệnh viện dễ nhiễm khuẩn hơn.
Một góc Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM. Trên thực tế, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM do bang Hẹ của người Hoa xây dựng vào năm 1968 với diện tích 5.051 m2. Ban đầu, bệnh viện được xây dựng cho người nghèo, lấy tên là Sùng Chính.
Năm 1978, cơ sở được chuyển giao cho Nhà nước quản lý. Năm 2002, chính thức lấy tên Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM. Đến nay, tuổi đời bệnh viện đã quá 50, cơ sở hạ tầng, kết cấu công trình đã xuống cấp. Sát bên là Ký túc xá Cao đẳng Cao Thắng cũng xuống cấp nghiêm trọng, đã xảy ra nhiều sự cố đe dọa tính mạng, sức khỏe người bệnh và nhân viên y tế.
Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án theo văn bản số 543/TTg-KTN ngày 02/4 về xây mới Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM tại huyện Bình Chánh. Đến nay, 12 năm trôi qua, trải qua 3 đời giám đốc, bệnh viện mới vẫn nằm trên giấy.
“Dự án vẫn chưa thực hiện xong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và Sở Y tế cũng đã trình UBND TP.HCM xin hủy dự án này”, đại diện bệnh viện nói.
Để khắc phục, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình đã nỗ lực sửa sang cuốn chiếu tất cả các khoa lâm sàng, phòng khám... đảm bảo sạch sẽ phục vụ người bệnh. Các phòng nhỏ được phá tường, sửa thành phòng bệnh lớn để tăng diện tích sử dụng. Ngoài ra, tận dụng tối đa diện tích nội khu để xây thêm phòng mổ, phòng chụp X quang…
Đông đúc, quá tải dẫn đến hậu quả là kẻ gian lợi dụng móc túi, trộm đồ người bệnh. Người bệnh dễ dẫn đến khó chịu, cự cãi vì chờ đợi. Ngay cả nhân viên y tế cũng rất mệt mỏi, uể oải.
“Phòng bệnh còn không đủ nên phòng nghỉ cho nhân viên y tế cũng rất xa xỉ dù ban giám đốc cố gắng rất nhiều. Nếu than thì than không hết, nhưng mọi người ai cũng phải cố và chờ đợi bệnh viện mới thôi.
Chờ hơn 10 năm rồi!”, một nữ điều dưỡng chia sẻ.
Một số hình ảnh ghi nhận tại bệnh viện sáng 1/11:
Lối đi duy nhất: khám bệnh, chụp Xquang, chuyển bệnh nhân mổ cấp cứu và vận chuyển rác. Bệnh viện 51 tuổi ở TP.HCM quá tải bệnh nhân, nhiều hạng mục xuống cấp
Bệnh nhân đến khám chữa bệnh hàng ngày quá đông, cơ sở vật chất mục nát, nhiều vị trí bị chắp vá dù từng được trùng tu, sửa chữa là những hình ảnh đáng lo ngại về Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình đã 51 tuổi ở quận 5, TP.HCM."> -
Mắc sốt xuất huyết nhưng bị cô đặc máu, suy đa tạng mới đi việnPGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết PGS.TS Cường cho biết: “Nhiều người khi bị sốt thường nghĩ là do Covid-19, cúm hoặc một số bệnh khác, không nghĩ mắc sốt xuất huyết. Chỉ đến ngày thứ 4, thứ 5, lúc đó máu bị cô đặc và có biểu hiện tiểu cầu hạ quá, mới vào viện. Lúc đó, bệnh nhân phải truyền tiểu cầu hoặc dung dịch cao phân tử. Một số trường hợp nặng dẫn đến suy đa tạng, men gan tăng, suy gan, suy thận. Chúng tôi đã có bệnh nhân suy đa tạng phải lọc máu”.
Theo các bác sĩ, để chẩn đoán chính xác bệnh nhân sốt xuất huyết cũng như mức độ giảm tiểu cầu cần làm xét nghiệm máu. Ở người khỏe mạnh, số lượng tiểu cầu trung bình từ 150 - 450 G/L. Mức nguy hiểm khi tiểu cầu giảm dưới 50 G/L, mức nghiêm trọng là 10 - 20 G/L.
"Nếu tiểu cầu giảm nhanh hoặc có biểu hiện xuất huyết chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết ngoài da, rong kinh-rong huyết (nữ giới) hoặc có hiện tượng cô đặc máu như chân tay lạnh, nôn mửa, đau bụng vùng gan, tụt huyết áp, men gan tăng cao… bệnh nhân cần đi khám ngay. Tuy nhiên, việc truyền tiểu cầu chỉ tiến hành khi nào xuống thấp dưới 5 G/L hoặc có biểu hiện chảy máu. Sau khi hết sốt vài ngày, tiểu cầu sẽ tăng trở lại bình thường”, PGS.TS Cường nhấn mạnh.
Chuyên gia cũng lưu ý, người dân khi có biểu hiện sốt nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm chẩn đoán đơn giản như NS1 để phát hiện sốt xuất huyết sớm từ những ngày đầu tiên. Nếu đúng sốt xuất huyết sẽ được các bác sĩ theo dõi, tư vấn và điều trị kịp thời.
“Một số trường hợp có thể điều trị tại nhà, không nhất thiết phải nhập viện nếu không có chỉ định, tránh dẫn đến quá tải bệnh viện”, bác sĩ cho biết. Hiện nay một số bệnh dịch khác vẫn còn (Covid-19, cúm, thủy đậu...) nên dễ chẩn đoán nhầm với sốt xuất huyết. Nếu như vậy có thể dẫn đến điều trị phác đồ sai, nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, bác sĩ các tuyến cũng cần cập nhật hướng dẫn chẩn đoán của Bộ Y tế để xử lý điều trị đúng.
PGS.TS Cường khuyến cáo, sốt xuất huyết trong những ngày đầu vẫn có thể chăm sóc tại nhà, người dân có thể cặp nhiệt độ hoặc theo dõi các dấu hiệu toàn thân khác. Nếu đau mỏi người, sốt dùng hạ sốt, giảm đau, tránh dùng nhóm thuốc như aspirin, ibuprofen vì có thể gây chảy máu. Người dân không dùng kháng sinh, không tự ý truyền dịch như đạm, albumin, truyền máu hay dung dịch cao phân tử mà cần sự theo dõi chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh nhân có thể uống nhiều nước, như nước hoa quả hoặc oresol, bù nước đầy đủ, ăn uống nghỉ ngơi. Sau ngày thứ 5 có thể sẽ hết sốt.
“Tuy nhiên nếu bệnh nhân có biểu hiện thoát dịch hoặc cô đặc máu sẽ dẫn đến hiện tượng tụt huyết áp, đau bụng vùng gan, mệt mỏi, tay chân lạnh, nôn, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi ngoài ra máu, phụ nữ có thể rong kinh, rong huyết. Đấy là những dấu hiệu cảnh báo cần phải nhập viện”, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai lưu ý.
Theo Bộ Y tế, tính từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước ghi nhận 258.480 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 4,8 lần so với cùng kỳ năm 2021), trong đó có 102 trường hợp tử vong (tăng 81 trường hợp tử vong so với năm 2021). Tại Hà Nội, cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, ghi nhận 6.779 mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 3,2 lần so với cùng kỳ năm 2021), trong đó có 5 trường hợp tử vong. Dự báo, trong thời gian tới, số ca mắc sốt xuất huyết vẫn ở mức cao do đang là cao điểm mùa dịch diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11 hằng năm. Tại sao người bệnh sốt xuất huyết tốn hàng trăm triệu viện phí?
Sau 1 tháng nằm viện vì sốt xuất huyết, người phụ nữ ở Đồng Nai tốn khoảng 300 triệu đồng. Một bé gái khác ở Bình Dương cũng có mức viện phí lên đến 260 triệu sau 10 ngày điều trị căn bệnh này."> -
Xem nam tử 'đọ' độ gan lì ">Các bạn trẻ thường bắt đầu tập từ 4h chiều và kết thúc lúc 8h đêm