您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文
Nhận định, soi kèo Lion City Sailors vs Muangthong United, 19h00 ngày 20/2: Ngược dòng?
Ngoại Hạng Anh16人已围观
简介 Hư Vân - 20/02/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Al Fahaheel vs Al
Ngoại Hạng AnhPha lê - 19/02/2025 16:39 Nhận định bóng đá g ...
阅读更多Vượt giá lạnh “săn” cải trắng Mộc Châu
Ngoại Hạng AnhVượt qua sương giá nhiều bạn trẻ sẵn sàng lên đường để tìm đến với miền cải trắng Mộc Châu.
Ôm cua qua những con đường phủ sương chìm trong giá lạnh, mùa đông về trên Mộc Châu như vương đọng trên những cánh đồng cải nơi đây.
Cả một không gian mênh mông được bao trùm trong sắc trắng tinh khôi trong hơi lạnh núi rừng.
Bất chấp cái lạnh giá của mưa rừng sương núi những đoàn phượt vẫn nối đuôi nhau đến với miền cải trắng Mộc Châu.
Không còn cái nắng chói chang đầu mùa những giọt sương giá đọng trên từng bông cải lại tạo cho nhiều bạn trẻ sự thích thú.
Đến với Mộc Châu mùa này không chỉ hòa vào bạt ngàn hoa cải mà còn thấy xuân đang về trên những cành đào cành mận đã bắt đầu khoe sắc.
">Trắng bạt ngàn hoa cải trắng ...
阅读更多NSƯT Quốc Nghiệp khóc khi nghe 'O Sen' Ngọc Mai hát
Ngoại Hạng AnhNgọc Mai mất hơn 1 năm để có bản phối ưng ý. Âm thanh từ dàn nhạc giao hưởng được pha trộn các chất liệu nhạc Celtic và nhạc truyền thống Việt Nam tạo thành tổng thể đậm màu sắc sử thi.
Ngọc Mai và con gái Tâm An trong MV. MV được quay tại Đà Lạt với cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ. Trong MV, Ngọc Mai đóng cùng 'bạn diễn' đặc biệt là con gái - bé Tâm An. Cô bé ngoan ngoãn theo mẹ và ê-kíp di chuyển liên tục các địa điểm vẫn luôn tươi tỉnh, tích cực hợp tác.
Trên trang cá nhân, NSƯT Quốc Nghiệp cho hay đã khóc sau khi xem MVLời ru ánh sáng.Anh cảm nhận sự hòa quyện giữa giọng hát của vợ, bản phối, khung cảnh MV đến hình ảnh con gái bé bỏng.
Lời ru ánh sáng là nhạc phẩm tiếp nối Theo em về nhàvà Cánh sen cô độc. Để có 3 sản phẩm liền kề, Ngọc Mai và ê-kíp đã làm việc chăm chỉ trong hơn 1 năm.
Muốn mọi yếu tố chỉn chu nhất trong khả năng, họ đã không ngừng chỉnh sửa trước khi chính thức ra mắt công chúng. Chuỗi sản phẩm là câu chuyện mô phỏng hành trình và ước nguyện làm nghệ thuật của Ngọc Mai.
Trích đoạn MV 'Lời ru ánh sáng'
Chị nói thêm, các sản phẩm đều mang âm hưởng dân gian Việt Nam và truyền tải thông điệp tích cực về niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống cho những ai luôn nỗ lực tiến lên.
"Mọi thử thách đều hun đúc cho chúng ta ý chí kiên cường để bản thân luôn thay đổi, hoàn thiện hơn và lan tỏa những điều lành đó đến mọi người”, 'O Sen' nói.
Ngọc Mai cũng bày tỏ lòng biết ơn đến khán giả đã tin yêu chị và gia đình: "Nguồn động viên đó giúp tôi có niềm tin vững chãi rằng sự thật là chân lý. Và sự thật đó được làm nên bởi những điều tử tế, đầy ắp tình người".
Trước đó, sản phẩm Theo em về nhàcủa Ngọc Mai đạt nhiều thành tích ấn tượng trên internet: top 1 bảng xếp hạng iTunes, top 28 xu hướng âm nhạc YouTube, hơn 211 nghìn lượt tạo clip và 490 triệu lượt xem trên TikTok.
Sự thật vụ O Sen Ngọc Mai bị tác giả 'Hồn hoang' tố hát không xin phépCa sĩ Ngọc Mai trả lời độc quyền VietNamNet về thông tin "bị tác giả Hồn hoang tố hát không xin phép".">...
阅读更多
热门文章
- Soi kèo góc PSV vs Juventus, 3h00 ngày 20/2
- Đề tham khảo môn Tiếng Nga thi THPT quốc gia năm 2020
- Hot girl Thủ đô đua nhau khoe sắc cùng hoa Tết
- Trót say nắng vì chồng bỏ bê “chuyện ấy”
- Soi kèo phạt góc Bayern Munich vs Celtic, 03h00 ngày 19/2
- Người đàn ông sau lần mắc bệnh lậu phải đi khám tâm thần
最新文章
-
Soi kèo phạt góc PSG vs Brest, 03h00 ngày 20/2
-
Là người mẫu cho bộ sưu tập áo dài mang tên Hòn ngọc Viễn Đông - la perle de l'Extrême-Orient, Hoàng Thùy, Ngọc Trân khoe nét đẹp người phụ nữ Sài thành xưa trong những tấc áo dài thướt tha. Với ý tưởng làm nổi bật vẻ đẹp mỹ miều của những cô gái Sài thành, thiết kế đã giữ nguyên bản phom áo dài xưa với cổ truyền thống, tay raglan, tà dài chấm gót cùng chất liệu lụa, nhung sang trọng.
Áo dài nhung họa tiết chim và hoa thêu tay với thiết kế cổ tròn khéo léo khoe ra phần xương quai xanh quyến rũ kết hợp cùng trang sức ngọc trai quý phái mang đến nét đẹp sang trọng của những người phụ nữ xưa cho người mặc.
Màu sắc trầm mang tính hoài niệm thời gian gợi lại không khí của Sài Gòn xưa. Nổi bật là hoạ tiết lập thể tượng trưng cho vẻ đẹp lung linh của một Hòn ngọc Viễn Đông hoa lệ.
Những thiết kế trong bộ sưu tập gần như giữ nguyên những đặc trưng của áo dài xưa với phần hông ôm sát nhằm tôn lên đường cong quyến rũ của người con gái Việt. Điểm nhấn chính là những họa tiết độc đáo, mang tính sáng tạo của nhà thiết kế.
Một trong những đặc sắc, mang nét riêng độc đáo của bộ sưu tập là áo dài linen tông màu trang nhã và phần tay áo được cách điệu. Thiết kế “độc bản” mang vẻ mới lạ trẻ trung nhưng vẫn giữ được “nét duyên” của áo dài xưa nhận được sự đánh giá cao.
Sự kết hợp khéo léo các phụ kiện như vòng cổ và hoa tai ngọc trai, găng tay, kính mát và túi xách mang hơi hướng cổ điển càng điểm thêm nét quý phái của người mặc.
Bộ sưu tập phù hợp với những dịp lễ đầu năm. Những bộ áo dài mang đậm nét đẹp cổ xưa gửi gắm thông điệp nâng niu vẻ đẹp người phụ nữ đài các, xứng với mỹ danh Hòn ngọc Viễn Đông.
Thanh Nhàn
Hoàng Thùy, Mâu Thủy rút lui, Lương Thùy Linh làm HLV The Next Face
Hoàng Thùy từ chối, Mâu Thủy rút lui khỏi The Next Face khiến người hâm mộ không khỏi tiếc nuối, nhân vật mới được công bố thay thế mới là Lương Thùy Linh, Thùy Dương.
" alt="'Nàng thơ' Ngọc Trân, Hoàng Thùy dịu dàng trong áo dài đón Tết">'Nàng thơ' Ngọc Trân, Hoàng Thùy dịu dàng trong áo dài đón Tết
-
Ngôi nhà một tầng của cha con Homthong chưa hoàn thiện, không có cửa và cửa sổ. Vì cho rằng mình có thể chịu lạnh được, Homthong đã đưa toàn bộ chăn trong nhà cho con gái. Noipha kể, bố em mặc áo dài tay và quần sóc đi ngủ trên một chiếc chiếu. Tới nửa đêm, Noipha dậy và đắp một chiếc chăn lên người cha và thấy cha co người vì lạnh.
Ngôi nhà chưa hoàn thiện của cha con Homthong Sáng hôm sau, người đàn ông này được phát hiện đã chết. Khám nghiệm cho thấy, Homthong qua đời do cơ thể không thích ứng được với nhiệt độ sụt giảm vào ban đêm.
Người thân của Homthong cho biết, trước khi qua đời, anh này không có bệnh tật gì.
Homthong, đã ly hôn, sống cùng hai con gái. Vào đêm bi kịch xảy ra, con gái lớn của Homthong là Natharin, 14 tuổi, ngủ lại nhà một người họ hàng.
Hoài Linh
" alt="Nhường hết chăn cho con, cha chết cóng trong đêm">Nhường hết chăn cho con, cha chết cóng trong đêm
-
- Thành lập từ năm 1982, tính đến nay đã hơn 30 năm nhưng Trường Tiểu học Tri Lễ 4 (xã biên giới Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) chưa từng có một cô giáo.
Do ở vùng đặc biệt khó khăn nên các giáo viên Trường Tiểu học Tri Lễ 4 được bố trí công tác đều là nam giới. Nằm giữa bản làng người Mông, Trường Tiểu học Tri Lễ 4 vốn được xem là một trong những điểm khó khăn nhất của huyện Quế Phong vì đường sá đi lại và các điều kiện vô cùng khó khăn.
Cách trung tâm thị trấn hơn 30 km, nhưng để vào được trường phải đi mất cả ngày. Bởi để đến được điểm trường của mình, các giáo viên nơi đây hằng ngày phải đi xe máy vượt qua một trong những cung đường dốc, hiểm trở bám theo sườn núi. Con đường này mùa khô cát bụi mịt mù, mùa mưa thì ngập trong bùn đất lầy lội.
Đây còn là ngôi trường biết đến với nhiều “không”: không đường ôtô, không điện, không sóng điện thoại, không Internet,…
Để đến được trường, các giáo viên nơi đây phải vượt qua những cung đường vô cùng khó khăn. Vào mùa mưa, các thầy giáo quen với cảnh đường đất vào trường ngập bùn lầy lội . Những điều kiện quá khó khăn cũng chính là nguyên nhân khiến ngôi trường này kể từ ngày thành lập đến nay không hề có bóng dáng của các cô giáo. Thay vào đó, 44 thầy giáo vẫn ngày đêm miệt mài cắm bản, vượt khó để gieo chữ ở tất cả 6 điểm trường với 29 lớp học.
Chia sẻ với VietNamNet, thầy Nguyễn Hồng Hiệp, người đã 7 năm gắn bó với mái trường này cho rằng điều kiện quá khó khăn nên có lẽ cũng chỉ các thầy giáo mới có đủ sức khỏe để có thể công tác tốt được.
“Có lẽ cũng do điều kiện địa hình khó khăn, vất vả quá nên lãnh đạo phòng giáo dục cũng chỉ xếp toàn thầy giáo. Chưa kể, việc đi xe máy cũng khó, chúng tôi đàn ông con trai đi còn ngã liểng xiểng do đường xấu, khi thì bụi bặm khi thì ngập bùn, các cô khó mà đi được”.
Thiếu thốn về điều kiện sinh hoạt và dạy học nhưng đổi lại các thầy giáo nơi đây lại rất đoàn kết và có nhau trong mọi hoạt động.
Theo thầy Hiệp, việc các cô giáo không được phân công về đây cũng là điều dễ hiểu bởi quá khó khăn về đường sá, sinh hoạt, cơ sở vật chất của trường vẫn thiếu thốn rất nhiều. “Do tính chất đặc thù nên giáo viên ở đây ở lại trường. Nhưng khi có khách về trường thì anh em đã phải vào bản xin ngủ nhờ. Giờ nói thật là nếu có thêm một cô giáo, việc bố trí phòng, chỗ ngủ cho các giáo viên cũng rất khó khăn và bất tiện”, thầy Hiệp nói.
Việc không có giáo viên nữ cũng có nhiều bất tiện trong quá trình dạy học và các phong trào của trường lớp.
“Với các học sinh lớp 1, 2 thì các cô giáo sẽ tiện hơn rất nhiều. Ví dụ như chăm sóc, hướng dẫn cho các cháu sinh hoạt, đặc biệt là các em học sinh nữ. Trong quá trình dạy, các em học sinh lớp 1, 2 rất nhỏ, và thường còn rất kém về ngôn ngữ nên việc chăm sóc của các thầy chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với các cô giáo khéo léo, uyển chuyển. Với các học sinh lớp 4, 5 thì có thể cứng rắn hơn nhưng với các học sinh lớp nhỏ cần sự mềm mại, nhẹ nhàng”.
Một buổi họp giáo viên của trường. Tuy nhiên, không vì thế mà thầy Hiệp cùng đồng nghiệp nản lòng, thay vào đó là tập làm quen và cố gắng khắc phục bằng mọi cách có thể. Các hoạt động văn nghệ có thể đơn giản hơn nhưng không bao giờ là thiếu dưới mái trường.
“Các thầy cũng tập các tiết mục văn nghệ cho các em học sinh. Những bài hoặc động tác múa khó quá thì đành thôi, nhưng thay vào đó nghĩ ra những động tác, tiết mục đơn giản”, thầy Hiệp cười.
Nơi đây, các thầy giáo quán xuyến tất cả mọi việc từ dạy học... ...cho đến các phong trào, hoạt động của trường lớp. Thậm chí, có giai đoạn học sinh trường nhận được chương trình hỗ trợ ăn trưa, các thầy giáo phân công để thay phiên nhau vào bếp nấu ăn cho các em học sinh.
Trường Tiểu học Tri Lễ 4 hiện có 44 thầy giáo, nhưng lại có tới 6 điểm trường lẻ nên tính ra mỗi điểm cũng thường chỉ có sự có mặt của 5-6 giáo viên.
Kể từ khi thành lập đến nay, các học sinh nơi đây cũng quen với việc chỉ có các thầy giáo. Thế nhưng các thầy giáo nơi đây lại rất đùm bọc và cùng nhau tham gia nhiều công việc sau giờ lên lớp như chơi thể thao hay cùng nhau đánh bắt cá, nấu ăn và có những bữa cơm cùng nhau.
Chính tinh thần đoàn kết, hỗ trợ đó khiến các thầy giáo công tác nơi đây chưa bao giờ cảm thấy cô độc khi ở một nơi mà “không thể liên lạc được bởi không có sóng”.
Thanh Hùng
" alt="Ngôi trường hơn 30 năm không có một cô giáo">Ngôi trường hơn 30 năm không có một cô giáo
-
Nhận định, soi kèo Union Magdalena vs Millonarios, 6h30 ngày 21/2: Nối mạch bất bại
-
Tôi đã từng nghĩ ngoan là món quà lớn nhất để đền đáp công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ. Nhưng giờ ngồi nghĩ lại, tôi tiếc tôi không sớm cãi bố!
Tôi ngày xưa thường được khen là ngoan, và bố tôi thường được công nhận là dạy con ngoan!
Ảnh Đinh Quang Tuấn Tôi đã từng nghĩ ngoan là món quà lớn nhất để đền đáp công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ. Nhưng giờ ngồi nghĩ lại, tôi tiếc tôi không sớm cãi bố!
Bố tôi yêu tôi nhất trên đời! Hồi nhỏ tôi như một cái đuôi của bố. 3, 4 tuổi, khi đi công tác cùng bố, tôi nhớ bố luôn nấu riêng hai nồi cơm – một nồi bé tí tẹo như cái nắm tay dành cho tôi, nồi kia dành cho bố. Nồi của tôi là cơm, nồi của bố toàn mỳ và bo bo.
Nếu tôi cần ghép thận, chắc chắn bố tôi sẽ là người cho tôi thận. Nếu tôi cần ghép gan, tôi biết bố chả bao giờ tiếc cắt gan cho tôi.
Nhưng nếu tôi cãi, thì không được!
Bất cứ một lỗi sai nào, từ để đôi dép lệch khỏi vị trí, phơi chiếc khăn mà 4 góc không trùng nhau, hay làm sai một bài tập nhỏ, bố sẽ hoặc mắng tới 2h đồng hồ, hoặc là “no đòn”.
Tôi sợ chết khiếp tiếng “e hèm” cân não đó. Đến tận bây giờ, khi tôi 40 tuổi và bố 80, mỗi khi về quê nghe bố “e hèm” tôi vẫn giật thót.
Tôi yêu bố nhất trên đời, nhưng cũng sợ bố nhất trên đời. 18 tuổi đi học đại học, khi cả phòng tụi nó khóc lóc như mưa vì nhớ nhà, thì tôi như con chim được tung cánh. Tốt nghiệp ĐH, tôi đi tuốt một mạch, không về quê làm việc.
Rồi khi yêu cũng thế, tôi chọn ngay một người gần như ngược lại với bố. Bố tôi nghiêm khắc, nhiều luật lệ, luôn hy sinh, còn tôi toàn bị hút bởi những người tự do, ko kỷ luật và ích kỷ. Bố tôi càng cấm, tôi càng lao vào.
Giá mà tôi biết cãi bố sớm hơn, để tôi được nói tiếng nói của mình, chọn thực đơn cho mình, được là chính mình, để tôi biết cân bằng.
Giờ tôi mới biết, khi không cãi bố câu nào, cũng có nghĩa là tôi đã tước đi của bố nhiều cơ hội. Cơ hội điều chỉnh mình, cơ hội làm cho con gái món nó thực sự thích, cơ hội ma sát, vận động, để tìm ra cách tốt hơn. Tôi mà cãi, bố sẽ có một cái phanh xe (thắng xe), để bố vừa chạy vừa cảm nhận và điều chỉnh. Đẻ một đứa con 40 năm không cãi, như chạy một cái xe 40 năm không có phanh, không có thắng, nguy hiểm lắm.
Rồi nữa, hình như sau khi rèn tôi thành công bằng sự nghiêm khắc khủng khiếp, bố đem áp dụng cái rẹt với thằng em trai kém tôi 3 tuổi. Và nó cầm tinh con ngựa, phản kháng tung hê hết, nó bùng nổ và công phá dữ dội .
Ảnh Đinh Quang Tuấn Giá mà tôi biết cãi ngay từ ngày nhỏ, có lẽ em tôi không bị áp đặt như thế, và bố tôi không đau đớn như thế.
Ngày xưa, tôi đã từng nghĩ tới chuyện tự tử. Tôi đã từng chuẩn bị tươm tất, khi thì dây thừng khi thì dầu hỏa, nhưng rồi số trời cho tôi sống, lần nào cũng có bạn tới đúng lúc để rủ đi học hoặc đi làm gì đó. Nghĩ lại, chỉ cần chậm một chút thôi, chệch một lát thôi…
Nhớ hồi Xu mới biết đọc, nàng đọc trộm mấy quyển sách nuôi dạy con tôi có, rồi hồn nhiên bô bô: “Con muốn mẹ dạy con như trong sách này. Đây này, cái chỗ Con cái cần cha mẹ lắng nghe này. Rồi Con cái cần được mẹ khen là con đã rất cố gắng này". Nàng giở từng trang: "Cái việc Mẹ an ủi, cưng chiều ôm con vào lòng này là mẹ làm tốt rồi nè. Còn cái này, khi hai chị em cãi nhau mẹ nên bình tĩnh lắng nghe con, thì mẹ chưa làm được. Con muốn mẹ làm đúng như trong sách thế này nè...".
Tôi trố mắt nhìn Xu, bỗng nhận ra Xu sướng hơn mình ngày xưa, và tôi thì sướng hơn bố.
Nó dám đặt hàng mẹ kiểu đối xử mà nó thích. Tôi cũng bớt đau đầu suy tính và mò mẫm chọn lựa.
Đừng nói "Cá không ăn muối cá ươn, con không nghe ba mẹ trăm đường con hư".
Đừng mong con ngoan, đừng mong con dễ dạy, các mẹ ạ!
Con ngoan, sẽ có khi quên cả hạnh phúc. Ví như hôm rồi có một người bạn hỏi tôi thích ăn gì. Tôi ngồi ngẩn ra một lúc, không biết. Tôi là người đi chợ và nấu ăn mỗi ngày, nhưng ngày nhỏ tôi ăn theo khẩu vị của bố, lớn lên ăn theo khẩu vị của chồng, và có con ăn theo khẩu vị của con.
Con dễ dạy, chỉ biết nghe lời hoặc nín nhịn khuất phục. Có thể, ra đời rời vòng tay bố mẹ, con vô thức tìm một quyền lực khác để sống tiếp đời nô lệ.
Hôm nói chuyện về so sánh phụ huynh Việt và Pháp với TS Nguyễn Khánh Trung, thấy rõ rằng khi phần lớn phụ huynh Việt mong muốn con ngoan, biết nghe lời, kính trên nhường dưới, thì phụ huynh Pháp mong muốn con tự lập, tự chủ và biết tôn trọng người khác.
Vì mong muốn khác nhau, nên là cách giáo dục cũng khác nhau, và rồi kết quả khác nhau là tất lẽ dĩ ngẫu.
Nhưng mà kỳ cục, khi con lớn, ba mẹ Việt lại than tại sao con không tự lập, không mạnh mẽ và có chính kiến như thanh niên phương Tây! Các ông chồng vẫn phải về nghe lời bà nội, biểu quyết trong công ty vẫn thường 100% đồng ý…
Tại sao nhà mình mãi nghèo, tại sao đất nước cứ hoài “đang phát triển”?
Có phải đó là hệ quả của con ngoan?
Thu Hà (Mẹ Xu Sim)
" alt="“Đừng muốn con ngoan, đừng mong con dễ dạy, các mẹ ạ!”">“Đừng muốn con ngoan, đừng mong con dễ dạy, các mẹ ạ!”