当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Ararat Yerevan vs BKMA, 21h ngày 30/5 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Tôi không hiểu sao giới trẻ giờ rảnh đến nỗi đi xem những video mà không có ý nghĩa hoặc bài học gì, chỉ là hài nhảm, hoặc thỏa mãn trí tò mò... Rồi họ giúp cho những người kiểu như thế kiếm tiền, mà lại là số tiền lớn, có khi hàng trăm triệu đồng mỗi tháng, trong khi những nội dung ấy không đóng góp chút gì cho sự phát triển của tri thức nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Còn những người làm ăn chân chính, có suy nghĩ chín chắn, làm những video về kiến thức hoặc kỹ năng thì lại bị thờ ơ, không ai quan tâm. Những chuyện này sẽ luôn lặp lại nếu xã hội còn những người xem video nhảm, bởi có cung thì sẽ có cầu. Muốn chấm dứt các video nhảm thì chúng ta nên bảo nhau thay đổi tư duy, rảnh rỗi thì tìm những gì bổ ích mà xem.
Thanh Thanh
Người xem Youtube hiện tại có thể chia ra làm nhiều kiểu: xem giải trí, giải tỏa stress trong cuộc sống và công việc; xem theo xu hướng thấy hot là đua theo; xem không có mục đích, miễn cười là được; xem để học tập... Với mỗi đối tượng xem thì một xu thế làm video lại được tạo ra để phục vụ. Nên các kênh nhố nhăng lên ngôi là dễ hiểu.
Dương Trần
Người xem đón nhận dễ dãi nên càng ngày video "bẩn" càng nhiều. Giờ đổ trứng lên người mẹ được tung hô, rồi có một ngày để câu view có khi đổ cả chất bẩn lên đầu người thân. Thật đáng buồn.
Văn Minh
Bên cạnh đó, không ít ý kiến cho rằng, người lớn cũng phải chịu trách nhiệm khi để trẻ em thoải mái tiếp cận với những nội dung không lành mạnh trên mạng:
Sai lầm của nhiều bậc phụ huynh ngày nay là để con cái tự do sử dụng smartphone, smart TV, iPad,... mà không kiểm soát. Để rồi chúng theo dõi các kênh Youtube thiếu văn hoá, nội dung không phù hợp lứa tuổi, các bố mẹ cần thức tỉnh, bài trừ hoặc ít nhất bảo vệ con mình với chế độ trẻ em của Youtube. Nếu không, một ngày chính các phụ huynh cũng sẽ được ăn "rổ trứng siêu to khổng lồ".
Thành Lộc Nguyễn
Tệ nhất là người xem. Các bạn xem và đăng ký kênh cho những video có nội dung nhảm nhí, thiếu ý thức vô tình cổ súy cho việc làm của họ. Nếu con cái các bạn xem những video này rồi có một ngày nó đổ cả rổ trứng lên đầu các bạn cũng không biết được.
Duantombow
Trách nhiệm thuộc về những người xem như chúng ta, nếu chúng ta không quan tâm và cổ súy cho những điều nhảm nhí ấy thì họ sẽ làm những điều nghiêm túc thôi. Ngay cả những hình ảnh phản cảm ngày càng nhiêu cũng như vậy.
Kitty
Tính năng kiếm tiền trên Youtube ngày càng làm giới trẻ lệch lạc. Trong khi chúng ta ngày đêm làm việc tạo ra nhiều giá trị khác nhau thì đang có một số đông đảo các thành phần ngày ngày kiếm tiền bất chấp từ những trò như thế này. Giải trí chẳng phải giải trí, chẳng mang lại một tí giá trị gì cho xã hội.
Đào Lửa
Luật pháp nên chấn chỉnh YouTube và Facebook vì những video câu view, câu like phản cảm, đi trái với thuần phong, giá trị đạo đức. Tuy có nhiều bình luận, lượt xem, lượt thích nhưng cần không trả tiền cho những video không phù hợp với phong tục tập quán, đạo đức. Hành động bất hiếu như vậy không được công nhận và phải khóa, gở xuống. Tránh nhiều trường hợp khác tương tự vì muốn kiếm tiền.
Huychaugia7
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
" alt="Video nhảm 'câu view' lên ngôi vì người xem ngày càng dễ dãi"/>Video nhảm 'câu view' lên ngôi vì người xem ngày càng dễ dãi
Biến tấu lạ miệng với miếng bít tết đậu hũ dưới đây chắc hẳn sẽ làm hài lòng các thực khách khó tính, đặc biệt là phần sốt nấm sánh thơm.
" alt="Cách chế biến nấm kim châm ngon"/>Nhận định, soi kèo Bologna vs Como, 2h45 ngày 2/2: Ưu thế sân nhà
Đói cho ăn, đau giúp thuốc, chết tặng hòm
4h30 sáng, anh Châu Thái Hiền (ngụ Quận 8, TP.HCM) có mặt tại bếp cơm Phước Thiện (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM) để nấu cơm miễn phí cho bệnh nhân, người nghèo. Anh Hiền là bếp trưởng của bếp cơm từ thiện này suốt nhiều năm qua.
Anh cho biết, bếp cơm Phước Thiện do ông Huỳnh Tuấn (70 tuổi, còn gọi là ông Ba Trầu, ngụ Quận 8) thành lập từ chục năm trước. “Bếp cơm là tâm huyết cả đời của ông Ba Trầu. Ông không vợ, con và dành cả đời để duy trì bếp cơm từ thiện này”, anh Hiền nói, hướng ánh mắt về người đàn ông mặc áo bà ba, râu bạc đang ngồi nhai trầu trên chiếc giường sắt cũ kỹ.
Ông Ba Trầu vốn là người miền Tây nhưng có duyên với đất Sài thành. Sau nhiều năm bôn ba, ông chọn TP.HCM làm quê hương thứ hai và nguyện giúp đỡ những người khó khăn hơn mình tại thành phố này.
Mỗi ngày, bếp cơm từ thiện Phước Thiện nấu hơn 100kg gạo cho bệnh nhân, người nghèo. |
Ông nói, dù tuổi thơ không trải qua cơ cực nhưng ông rất thương và quý người nghèo. “Tôi làm từ thiện từ lúc 14 tuổi. Tôi cũng không hiểu vì sao nhưng từ nhỏ, tôi đã thích giúp người. Thấy người ta khổ, không giúp được tôi buồn lắm, lòng cứ day dứt mãi”, ông nói.
Thế nên có bao nhiêu tiền từ nghề kinh doanh cẩm thạch, ông đều “đầu tư” vào công việc hỗ trợ người nghèo. Bởi khi làm được một việc thiện, ông cảm thấy lòng mình thanh thản, hạnh phúc.
Ông nói: “Ngày còn trẻ, tôi tâm nguyện gặp người đói thì tôi cho ăn, đau tôi giúp thuốc, chết tôi tặng hòm. Bây giờ, 70 tuổi rồi, tôi vẫn theo cái tâm nguyện ấy mà làm. Hơn chục năm trước, thấy nhiều người nghèo thiếu ăn, tôi dốc sức làm bếp cơm từ thiện”.
Bếp cơm do ông Huỳnh Tuấn thành lập từ hơn chục năm trước. |
Ban đầu, bếp cơm của ông Ba Trầu chỉ đun bằng củi, cơm chỉ đủ phát tặng cho người lang thang, bán vé số dạo. Đến nay, bếp đã trang bị tủ hấp cơm công nghiệp, mỗi lần có thể hấp hơn 100kg gạo để giúp được nhiều người hơn.
Anh Hiền chia sẻ: “Trước đây, sau khi nấu chín, chúng tôi phân cơm vào hộp rồi chở đến nhiều điểm để phát cho người nghèo. Bây giờ, ngoài phát cho người khó khăn, ông Ba Trầu còn nấu cơm miễn phí cho bệnh nhân nghèo ở một số bệnh viện trong thành phố”.
“Do đó, bếp cơm ngày càng được mở rộng. Hiện mỗi ngày, bếp cơm Phước Thiện nấu khoảng 500 suất cơm có thịt để tặng người khó khăn, bệnh nhân nghèo. Đặc biệt, trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, khi nhiều bếp cơm từ thiện phải đóng cửa, ông Ba Trầu vẫn tiếp tục nấu và hỗ trợ thêm mì tôm, gạo, nước tương…”, anh Hiền nói thêm.
Mỗi ngày, bếp có nhiều người dân địa phương đến góp sức, phụ giúp việc nấu nướng, chế biến thức ăn. |
Dốc hết tài sản để giữ lửa bếp cơm
Ông Ba Trầu nói chất lượng bếp cơm hơn chục năm qua vẫn vậy. Mỗi phần cơm từ bếp cơm Phước Thiện luôn có món mặn, canh đầy đủ. Ông bảo mình không bao giờ có tư tưởng “nấu cho có lệ”. Hơn thế, mỗi ngày, bếp cơm luôn thay đổi món để người ăn không cảm thấy nhàm chán.
Ông nói: "Mùa dịch, nhiều bếp cơm từ thiện phải ngưng nhưng tôi không dừng được. Bếp vẫn nấu, cho cơm bệnh nhân, người nghèo. Ở những nơi có thể phát cơm, chúng tôi trực tiếp đem cơm đến gửi”.
“Hiện, để phòng dịch, các bệnh viện yêu cầu không tổ chức phát cơm cho bệnh nhân nghèo. Nấu xong, tôi cho người chở cơm đến bệnh viện, gửi cho một bệnh nhân đại diện ra cổng nhận. Người này sẽ nhận cơm vào bệnh viện rồi phát lại cho những bệnh nhân khác”, ông nói thêm.
Các phần cơm sẽ được nhân viên của bếp gửi đến người nghèo, bệnh nhân tại các bệnh viện. |
Để duy trì bếp cơm suốt hơn chục năm qua, ông Ba Trầu đã dốc cạn tài sản ông tích lũy từ khi còn trẻ. Thậm chí, có giai đoạn, ông chấp nhận trở thành con nợ chỉ để bếp cơm từ thiện của mình luôn đỏ lửa.
Ông kể: “Sau vài năm hoạt động, bếp cơm từ thiện của tôi cạn kiệt kinh phí. Sợ bếp cơm “tắt lửa”, tôi đánh liều đi vay mượn để có tiền mua gạo, rau củ về nấu cho bệnh nhân, người nghèo. Thế là tôi trở thành con nợ”.
“Nếu không nấu cơm, giúp người nghèo, tôi buồn lắm. Không làm chịu không nổi, nhiều khi tôi nằm khóc một mình. Nhưng hôm nào có tiền mua gạo, nấu cơm, tôi thấy mình khỏe, tinh thần phấn chấn hơn”, ông nói thêm.
Các phần cơm được đóng vào hộp hợp vệ sinh. |
Sau này, khi biết ông lâm cảnh nợ nần chỉ vì lo cho người khó khăn, bệnh nhân nghèo, nhiều mạnh thường quân đã chung tay hỗ trợ bếp cơm. Cảm kích trước tấm lòng của ông Ba Trầu, người dân xung quanh dù cuộc sống còn khó khăn cũng dành thời gian hỗ trợ ông trong việc nấu cơm cho người nghèo.
Anh Hiền chia sẻ, những người tham gia phụ giúp bếp cơm như anh đều đang phải vất vả mưu sinh. Tuy nhiên, họ bị cách làm thiện nguyện của ông Ba Trầu thuyết phục. Họ bớt chút thời gian đến bếp, phụ giúp nấu nướng. Sau khi hoàn tất các công đoạn, các phần cơm được đóng hộp cẩn thận, họ mới ra về hoặc đến nơi làm việc”.
Những phần cơm miễn phí được những người tình nguyện chở đến cổng bệnh viện. |
Cứ thế, mỗi sáng, những người làm nghề tự do, bán dạo, văn phòng… đều bớt thời gian đến bếp cơm phụ giúp ông Ba Trầu nấu cơm cho người nghèo. Không được tụ tập đông người, họ nhận rau củ, thịt, cá… về nhà sơ chế rồi chở đến bếp cơm.
Tại đây, anh Hiền sẽ phụ trách chế biến thành các món ăn. Khi cơm chín, thức ăn đã hoàn tất, họ lại cùng nhau chia cơm, canh thành từng phần, đóng hộp sạch sẽ, vệ sinh để đến trưa chở đến cổng bệnh viện, ngã tư đường tặng cho người cần.
Bài, ảnh, clip: Nguyễn Sơn
Dịch bệnh căng thẳng, TP.HCM giãn cách xã hội, nhiều người lao động nghèo vốn đã khó khăn nay càng lao đao hơn. Không ít người phải xin cơm từ thiện, ăn mỳ tôm, cháo loãng để cầm cự.
" alt="Ông cụ nổi tiếng vì 'đói cho ăn, đau giúp thuốc, chết tặng hòm'"/>Ông cụ nổi tiếng vì 'đói cho ăn, đau giúp thuốc, chết tặng hòm'
Hai chị em gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách. Ảnh: Amanda Stiles/Caters News
“Cha tôi qua đời khi tôi 10 tuổi, vậy nên tôi phải trở lại cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng. Đến khi tôi khoảng 17 tuổi, tôi bắt đầu nghĩ về em gái nhiều hơn, nhưng không biết làm thế nào để đi tìm cô ấy”.
“Khi tôi 23 tuổi, dì tôi đã mang cho tôi một số giấy tờ, trong đó có các hồ sơ tòa án và thông tin về tôi và Amanda, giúp tôi tìm kiếm”, Brittanny Bigley nói.
Sau khi thực hiện một video trên mạng xã hội về câu chuyện của mình, Brittanny nhận được tin nhắn từ bạn gái cũ của người cha quá cố. Người này làm việc trong hệ thống chăm sóc nuôi dưỡng và có thể cung cấp một số thông tin cần thiết giúp cô tìm kiếm.
Nhờ đó, Brittanny (khi đó đang sống ở Oceanside, California, trước khi chuyển đến Utah vào tháng 9/2018) đã có thể tìm ra người em gái xa cách từ lâu của mình trên Facebook.
“Tôi phát hiện ra tên của em gái tôi đã thay đổi khi cô ấy được nhận nuôi”, người mẹ 1 con chia sẻ. “Tôi đã tìm kiếm em gái trên Facebook với tên mới và khi tôi nhìn thấy bức ảnh đầu tiên xuất hiện, trái tim tôi như ngừng đập”.
“Cô ấy có hàng mi giả to, chiếc mũi nhỏ, trang điểm nhiều. Chúng tôi trông rất giống nhau. Tôi nhận ra một bức ảnh của bố cô ấy. Tôi đã lưu lại và gửi nó cho bạn gái cũ của bố tôi, và cô ấy xác nhận đó chính là em gái tôi”.
Brittanny và em gái Amanda. Ảnh: Amanda Stiles/Caters News |
Brittanny bồi hồi kể lại: “Tôi đã nhắn tin cho cô ấy trên cả Facebook và Instagram, và cô ấy không thể tin rằng tôi đã tìm thấy cô ấy. Cô ấy nói rằng đúng là cô ấy có một chị gái tên là Brittanny. Tôi bắt đầu khóc vì cuối cùng chúng tôi cũng tìm thấy nhau”.
Từ đó, 2 chị em Brittanny bắt đầu nói chuyện gần như mỗi ngày và hào hứng lên kế hoạch gặp mặt. Tuy nhiên, do hạn chế về tài chính và cuộc sống, hai người phụ nữ đã không có cơ hội gặp nhau cho đến tháng 3/2017 tại Laguna Beach, California.
Các cô gái khi còn nhỏ (Ảnh: Amanda Stiles / Caters News). |
Brittanny tâm sự: “Tài chính lúc đó không tốt, tôi mới sinh con và Amanda vừa tốt nghiệp đại học nên 1 năm sau chúng tôi mới gặp nhau. Chúng tôi đã ở trong cuộc sống của nhau kể từ đó. Tôi rất vui vì đã tìm thấy cô ấy”.
Em gái của Brittann - Amanda đến từ Santa Rosa, California cũng cho biết, cô đã gần như từ bỏ tất cả hy vọng có thể tìm thấy chị gái của mình. Bây giờ cô ấy mới cảm thấy nhẹ nhõm sau khi được đoàn tụ với chị.
Amanda nhớ lại: “Tôi sớm biết mình vừa là con nuôi vừa có chị em khác. Cha mẹ nuôi của tôi thực sự muốn nhận cả hai chúng tôi cùng nhau nhưng cha của Brittanny cuối cùng lại được toàn quyền nuôi dưỡng chị ấy”.
“Tôi luôn muốn gặp chị gái ruột của mình. Mẹ nuôi và tôi ít nhất một vài lần trong năm cố gắng tìm chị ấy qua internet nhưng chúng tôi không bao giờ tìm thấy bất cứ điều gì. Tôi thừa nhận rằng tôi đã cảm thấy thất bại và nghĩ sẽ không có cơ hội gặp lại chị ấy nữa, nhưng rõ ràng cuộc sống còn có những kế hoạch tuyệt vời khác”.
Khi khó khăn ập đến, cha của Brittanny đã giành quyền nuôi cô, trong khi Amanda được một gia đình khác nhận nuôi. |
“Khi tôi nhận được tin nhắn của cô ấy, có hàng triệu cảm xúc chạy khắp cơ thể tôi cùng một lúc. Nhưng điều lớn nhất tôi cảm nhận được là cảm giác yêu thương tràn trề và khoảng trống trong trái tim tôi cuối cùng đã được lấp đầy. Đó là một trong những ngày thú vị nhất trong cuộc đời tôi”.
“Cái ôm đầu tiên đó là thứ mà tôi không bao giờ muốn buông ra và những giọt nước mắt không ngừng rơi. Việc có thể vòng tay quanh người chị gái một lần nữa quả là một điều kỳ diệu'”, Amanda xúc động chia sẻ.
Cả hai chị em đều nói rằng cuộc sống của họ chưa bao giờ giống nhau nhưng kể từ khi họ tìm thấy nhau, cả hai đều cảm thấy một khoảng trống trong trái tim họ đã được lấp đầy.
Amanda khoảng 1 tuổi, và Brittanny khoảng 2 tuổi rưỡi khi họ bị tách ra. Ảnh: Amanda Stiles/Caters News. |
Amanda nói thêm: 'Chúng tôi là bạn thân và nói chuyện mọi lúc. Thật vui khi cô ấy đã gặp tất cả những người quan trọng trong cuộc đời tôi. Chúng tôi đã có rất nhiều kỷ niệm vui vẻ cùng nhau và sẽ tạo ra nhiều niềm vui hơn nữa trong tương lai”.
Khánh Vân(Theo Metro/Daily Mail)
Suốt 21 năm, người đàn ông hận thù cha mẹ đẻ vì nghĩ rằng họ đã bỏ rơi mình.
" alt="Hai chị em gái thất lạc nhau từ thời thơ ấu đoàn tụ sau 25 năm"/>Hai chị em gái thất lạc nhau từ thời thơ ấu đoàn tụ sau 25 năm