HLV Ulsan Hyundai muốn chọn Quang Hải về Hàn Quốc
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Casa Pia vs Gil Vicente, 22h30 ngày 22/2: Hướng tới Top 4 -
Ngoài The KAfe, nhiều startup như Wrap&Roll, Vntrip cũng “bán mình” sau khi gọi vốn ngoạiMột trong những thông tin được quan tâm nhất trong cộng đồng startup những ngày gần đây là việc nhà sáng lập kiêm CEO Đào Chi Anh của thương hiệu ẩm thực The KAfe tuyên bố trên trang cá nhân về việc cô đã rời khỏi vị trí CEO kể từ ngày 25/10.
The KAfe đã trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Động thái nói trên diễn ra sau đúng 1 năm kể từ khi startup này công bố huy động được 5,5 triệu USD từ nhà đầu tư nước ngoài và diễn ra cùng thời điểm với việc The KAfe tiến hành tăng vốn điều lệ từ 16 tỷ đồng lên 224,8 tỷ đồng và chuyển đổi thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Tuy nhiên thực tế thì The KAfe đã trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài từ 1 năm trước. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 7 cấp ngày 1/10/2015, The KAfe đã được sở hữu 100% bởi Kafe (Hong Kong) Limited.
Cách thức này cũng được áp dụng với một chuỗi ẩm thực khác là Huy Việt Nam, doanh nghiệp sở hữu chuỗi nhà hàng Món Huế, Phở Ông Hùng và startup về du lịch Vntrip.vn.
Theo đó, công ty Huy Việt Nam được sở hữu 100% bởi công ty Huy Vietnam (Hong Kong) Limited; Vntrip được sở hữu bởi công ty Cty TNHH One Strip OTA.
Chuỗi ẩm thực Wrap & Roll sau khi nhận vốn đầu tư từ Mekong Capital cũng trở thành doanh nghiệp FDI với việc công ty Inquisity Pte Ltd có trụ sở tại Singapore sở hữu 78,3% cổ phần. CEO Nguyễn Thị Kim Oanh vẫn giữ lại 20,58% cổ phần.
Tương tự, Công ty Cốc Cốc – chủ quản của công cụ tìm kiếm và trình duyệt Cốc Cốc – cũng đang do công ty Singapore Coc Coc Pte Ltd sở hữu 99,75% vốn.
Như vậy, việc một startup Việt sau khi gọi vốn ngoại trở thành doanh nghiệp FDI không phải câu chuyện mới mẻ.
Đằng sau câu chuyện đó là gì?
Có thể thấy, trong mô hình này, các công ty Kafe (Hong Kong) Limited và Huy Vietnam (Hong Kong) Limited đóng vai trò là công ty trung gian nhận vốn từ nhà đầu tư rồi rót vốn vào các pháp nhân trực tiếp vận hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Hong Kong và Singapore vẫn được đánh giá là các thiên đường thuế trung chuyển dòng vốn từ nhà đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam. Không chỉ thế, tại khu vực Đông Nam Á, quốc đảo sư tử cũng được cho là một trong những quốc gia lý tưởng nhất để khởi nghiệp nhờ vào môi trường kinh doanh thân thiện, thị trường minh bạch, tài sản sở hữu trí tuệ được tôn trọng và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tốt.
"Bán mình" là một trong những lựa chọn của người sáng lập khi bắt đầu ý tưởng startup. Dù sau đó người sáng lập có ở lại với doanh nghiệp hay không thì các nhà đầu tư cũng yêu cầu một cơ sở pháp lý gọn gàng. Hiện nay, mở công ty tại Singapore thậm chí còn trở thành thành tiêu chuẩn của một số quỹ đầu tư ngoại khi lựa chọn dự án khởi nghiệp. Vì thế, việc thành lập pháp nhân ở các nước này để rót vốn về đơn vị kinh doanh tại Việt Nam đã trở thành một làn sóng trong cộng đồng startup.
Với những trường hợp trở thành doanh nghiệp FDI sau khi gọi vốn thành công như The KAfe, các cổ đông sáng lập của startup có 2 lựa chọn: hoặc bán hết cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, hoặc hoán đổi cổ phần để sở hữu cổ phần tại pháp nhân thành lập ở nước ngoài (hiểu nôm na là đầu tư ra nước ngoài).
Tuy nhiên, theo các quy định hiện hành tại Việt Nam thì việc đầu tư vốn ra nước ngoài không hề đơn giản, đặc biệt là đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Cho nên lựa chọn thứ 2 có lẽ chưa phù hợp. Dù thế, trên sàn niêm yết chứng khoán Việt Nam từng có một trường hợp hoán đổi thành công cổ phần cho pháp nhân nước ngoài, đó là CTCP Đức Long Gia Lai (mã chứng khoán: DLG) và Mass Noble. Trong thương vụ này, Bộ Kế hoạch đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho Đức Long Gia Lai với số vốn 249 tỷ đồng.
Một cách thức đơn giản hơn là cổ đông sáng lập của startup tiếp tục sở hữu cổ phần của mình tại pháp nhân trong nước và vẫn là cổ đông của “đứa con tinh thần” giống như Nguyễn Thị Kim Oanh của Wrap&Roll. Còn Đào Chi Anh, cô không còn sở hữu cổ phần nào của The KAfe, rời bỏ vị trí CEO và không còn tham gia vào hoạt động kinh doanh của the KAfe cũng như KAfe Group.
"> -
Sáng kiến của học sinh Huế: Mơ về một “Ngôi nhà thông minh”Sau một thời gian nghiên cứu, tìm tòi từ sách vở và Internet, hệ thống điều khiển bằng giọng nói được hai em chế tạo gồm các bộ phận: bộ điều khiển trung tâm, bộ cảm biến nhiệt độ, bộ cảm biến khí gas, modul Bluetooth để nhận lệnh từ điện thoại Android, modul sim 900A, một màn hình LCD để hiển thị các thông số kỹ thuật, quạt thông gió và Ethernet giúp kết nối với Internet trong quá trình hoạt động.
Hệ thống điều khiển và giám sát nhà ở thông minh bằng giọng nói thông qua kết nối Internet không dây, được vận hành theo nguyên lý: Khi người sử dụng đang ở trong ngôi nhà của mình, chúng ta chỉ việc phát ra giọng nói để điều khiển thông qua các thiết bị chạy trên hệ điều hành Android. Lúc này, điện thoại (hoặc máy tính bảng) sẽ nhận lệnh (được lập trình trước đó) và gửi đến bộ xử lý trung tâm thông qua giao thức kết nối - modul Bluetooth để thực hiện. Đối với những khoảng cách xa hơn, việc điều khiển thông qua các nút bấm trên điện thoại hay điều khiển qua Internet thông qua một ứng dụng chạy trên nền tảng Website, cũng được vận hành tương tự như cách trên. Tất cả chúng đều được tích hợp vào một hệ thống chung nghĩa là những gì được thực hiện qua cách thứ nhất đều được cập nhật vào hệ thống thứ hai và ngược lại. Ngoài ra, việc điều khiển thông qua Internet giúp ta có thể kiểm soát được trạng thái đóng - mở các thiết bị cũng như các thông số nhiệt độ, độ ẩm và khí gas.
Ngoài tính năng hỗ trợ và điều khiển theo yêu cầu của người dùng, hệ thống còn có tính năng tự động cảnh báo các tác nhân gây ra nguy hiểm cho ngôi nhà như cháy nổ, rò rỉ khí gas… nhờ vào việc các bộ cảm biến luôn đo các thông số như nhiệt độ, độ ẩm và khí gas rồi hiển thị trên màn hình LCD. Khi phát hiện sự cố cháy, hoặc các nguyên nhân gây cháy đe dọa sự an toàn của ngôi nhà, hệ thống sẽ tự động tắt toàn bộ các thiết bị điện, mở quạt thông gió từ nguồn điện dự phòng, sau đó sẽ thông báo đến gia chủ để kịp thời có phương án ứng cứu.
"> -
Vì sao iPhone rất dễ hỏng khi mang sửa?Thông điệp dường như không thể rõ hơn, ít nhất là cho ngành công nghiệp sửa máy độc lập: điện thoại của bạn chỉ là của bạn miễn là đừng mang nó đi sửa. Sau đó ư? Nó thuộc về Apple.
Apple phân trần rằng tất cả những gì hãng làm chỉ nhằm đảm bảo cho iPhone "an toàn và bảo mật", và rằng lỗi "53" - mã số hiện ra sau khi Apple biến một chiếc iPhone thành cục gạch - là biện pháp để đảm bảo không người dùng nào can thiệp được vào cảm biến vân tay của thiết bị. Nhưng dù mục đích là gì đi nữa thì Apple cũng đang trở thành mục tiêu của một cuộc tranh cãi pháp lý lẫn truyền thông ngoài ý muốn.
Gốc rễ của những cuộc tranh cãi là từ năm 2009, khi Apple bắt đầu sử dụng loại ốc vít độc quyền cho MacBook và sau này là iPhone, gây khó dễ cho tất cả những người dùng muốn tự mày mò sửa máy, cũng như các cửa hàng sửa chữa điện thoại can thiệp vào hệ thống. Dù sau này, các cửa hàng vẫn tự chế được loại tuốc-nơ-vít tương thích nhưng Apple đã cho thấy một thái độ không hề thiện chí dành cho bất kỳ ai muốn "động chạm" vào sản phẩm của họ. Hãng này cũng từ chối cung cấp tài liệu hướng dẫn sửa chữa thiết bị, không chia sẻ thông tin về việc chẩn đoán các lỗi phần cứng và phần mềm. Nói cách khác, Apple chỉ muốn khách hàng sử dụng dịch vụ do hãng cung cấp mà thôi.
Tất nhiên, đây không phải là mô hình kinh doanh chưa từng có tiền lệ. Từ nhiều thập kỷ qua, các hãng ô tô đã làm mọi cách để các garage độc lập khó tiếp cận với các phụ tùng, linh kiện gốc.
Năm 2000, dưới sự đe dọa của quyền "được tự do sửa chữa", các hãng xe, đại lý và trung tâm dịch vụ tại Mỹ đã thành lập một liên minh để chia sẻ thông tin về việc sửa chữa các dòng xe công nghệ cao. Tuy vậy, do việc tham gia là tình nguyện nên các dữ kiện được chia sẻ không có nhiều giá trị.
Đến năm 2012, bang Massachusetts quyết định yêu cầu các nhà sản xuất phải cung cấp thông tin cụ thể, cũng như các "đồ nghề" cho các cửa hàng/garage sửa chữa bình đẳng với các đại lý độc quyền. Lo sợ các bang khác sẽ học theo, liên minh các hãng xe đã đồng ý sẽ áp dụng luật này thành tiêu chuẩn ngành vào năm 2018.
Thế nhưng ngành điện tử thì chưa được may mắn như vậy, dù người ta hy vọng thái độ quyết liệt của Apple trong việc kiểm soát thông tin có thể khiến nhiều bang "nóng mắt" và xây dựng các quy định đòi hỏi các hãng công nghệ phải chia sẻ thông tin sửa chữa, cũng như bán lại linh kiện chính hãng với giá "bình đẳng".
Nhưng chừng nào luật chưa được ban hành, chừng đó khách hàng vẫn phải chơi theo luật của Táo khuyết, và rủi ro vẫn giăng đón phía trước những con dế iPhone mang đi sửa linh kiện.
">