当前位置:首页 > Giải trí > Soi kèo chẵn/ lẻ Cadiz vs Bilbao, 1h ngày 30/8 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo ENPPI vs Smouha, 21h00 ngày 21/2: Chia điểm?
TIN BÀI KHÁC:
Căn bệnh ung thư hiểm ác đang đe dọa đến tính mạng bé Phạm Hữu Hùng |
Ngược về quá khứ, số phận chị Huệ vốn bất hạnh ngay từ lúc mới sinh ra. Chị bị khiếm thị bẩm sinh. Thế giới bao phủ quanh chị là một màn đêm đen đặc vô định.
Hơn 40 tuổi, chị chưa được một lần nếm trải cảm giác được yêu. Thế nhưng, mọi thứ hoàn toàn thay đổi kể từ khi chị vào gánh hát rong người mù. Tại đây, chị Huệ gặp anh Ngô Văn Dũng (cũng sinh năm 1976, quê Bắc Giang).
Vốn cùng bị khiếm thị bẩm sinh, anh chị nhanh chóng đồng cảm với nhau. Thế rồi, hai số phận bất hạnh đó dần nảy sinh tình yêu. Năm 2014, chị Huệ và anh Dũng kết hôn. Ba năm sau, họ sinh ra cháu Phạm Hữu Hùng (cháu bé lấy theo họ mẹ).
Cuộc đời chị Huệ thay đổi hoàn toàn. Dù cho, chị chẳng bao giờ được nhìn thấy khuôn mặt con song chỉ cần nghe tiếng con, chị hạnh phúc biết nhường nào.
Hai vợ chồng chị Huệ bất lực vì quá nghèo, chỉ biết khóc vì thương con |
“Người mù chúng tôi tuy chẳng bao giờ nhìn thấy con nhưng chúng tôi vẫn nghe thấy, cảm nhận thấy. Lắng nhe nhịp thở, tiếng khóc, cười từ con, trong tim tôi luôn có một ánh sáng nào đó chú ạ. Chắc người bình thường khó lòng cảm nhận được điều này. Đối với tôi, chỉ vậy là đủ rồi”, chị Huệ vô tư chia sẻ.
Tuy nhiên, đôi lúc con tạo vẫn trêu ngươi số phận những con người vốn dĩ quá ư bất hạnh. Tháng 9/2019, cháu Hùng mới 2 tuổi mắc căn bệnh ung thư võng mạc. Giọt nước mắt chảy tận trong trái tim bởi nguồn ánh sáng hy vọng của chị Huệ bị dập tắt.
Nỗi thống khổ từ hai con người khốn cùng
Hai vợ chồng mù gần như chẳng thể làm được gì để tạo ra thu nhập ổn định dành cho gia đình. Giờ đây, họ phải đối mặt với sự kiệt quệ về kinh tế khi con trai duy nhất bị ung thư.
Từ ngày cháu Hùng nhập viện, nghe những tiếng gào khóc từ con, chị Huệ quặn đau từng khúc ruột. Bản thân chị cũng mới hình dung ra căn bệnh ung thư này vì được nhiều gia đình bệnh nhân chia sẻ.
“Ban đầu tôi cũng chẳng biết bệnh này nguy hiểm thế nào. Nhưng sau đó, nghe mọi người nói bệnh này nặng, chúng tôi đau khổ lắm chú ạ”, chị Huệ bộc bạch.
Hoàn cảnh đáng thương của bé Hùng đang rất cần được mọi người giúp đỡ |
Chưa một lần nhìn thấy mặt con, chị cảm nhận bằng trái tim. Những ngày con đau đớn khôn cùng, chị chẳng biết làm gì chỉ biết ôm con thật chặt để hơi ấm làm dịu đi những đau đớn đó.
Nhiều khi, tiếng khóc từ con mãi chẳng ngừng, chị chỉ biết dỗ dành: “Con ơi nín đi con. Nếu có thể đánh đổi nốt mạng sống của mẹ, mẹ sẵn sàng để con được sống khoẻ mạnh”.
Chứng kiến hoàn cảnh vô cùng xót xa đó, nhiều người không khỏi rơi nước mắt. Có vẻ, màn đêm đen đặc kia vẫn bủa vây lấy hai số phận khốn cùng. Số phận quá ư bất công với họ cho đến tận ngày hôm nay.
Phạm Bắc- Bá Định
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Phạm Thị Huệ, Thôn Ngô Xuyên, thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên. SDT: 0972943742 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.309 Phạm Hữu Hùng Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Liên hệ: chị Phạm Thị Huệ. Địa chỉ: thôn Ngô Xuyên, thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên. Số điện thoại: 0972943742
Nhận định, soi kèo Namdhari FC vs Churchill Brothers, 15h30 ngày 24/2: Xát muối nỗi đau
Thực hiện Thông tư số 01/2020/TT- BGDĐT ngày 30/01/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong cơ sở giáo dục phổ thông, nhiều sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) của các tỉnh đã công bố kết quả lựa chọn SGK để áp dụng từ năm học 2020 – 2021. Ba đơn vị làm bộ SGK Cánh Diều (Nxb Đại học Sư phạm, Nxb ĐHSP TP Hồ Chí Minh và Công ty Đầu tư Xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam VEPIC) đã nhận được thông báo đặt sách của hơn 20 sở GDĐT. Chỉ với hơn 20 tỉnh đầu tiên, các đơn vị làm bộ SGK Cánh Diều đã phải chuẩn bị cung ứng tới 3.000.000 bản sách.
Nhiều địa phương có tỉ lệ chọn bộ SGK Cánh Diều rất cao: 100% các trường ở tỉnh Long An chọn toàn bộ 9 quyển SGK Cánh Diều. Ở tỉnh Sơn La, 100% các trường chọn SGK 5 môn: Toán, Đạo đức, Âm nhạc, GD thể chất, Hoạt động trải nghiệm. Ở tỉnh Phú Thọ, 100% các trường chọn SGK 4 môn: Tiếng Việt, Toán, TNXH và GD thể chất. Ở tỉnh Thái Nguyên, 100% các trường chọn SGK 3 môn: Tiếng Việt, Toán, TNXH. Ở tỉnh Nam Định, 100% các trường chọn SGK 2 môn: Tiếng Việt, TNXH.
Tỉ lệ chọn SGK Cánh Diều tính theo số học sinh ở nhiều tỉnh khác cũng rất cao: Tây Ninh: 95% (trong đó môn GD thể chất: 100%, Tiếng Việt: 99%, Toán: 99%). Tiền Giang: 75,86 % (trong đó môn Tiếng Việt: 77%, Toán: 77%, Đạo đức: 77%, TNXH: 76,4%, GD thể chất: 75,9%, Hoạt động trải nghiệm: 75,9%, Âm nhạc: 74,9%, Mĩ thuật: 72,8%). Thái Bình: 64,08% (trong đó Mĩ thuật: 80,2%, GDTC: 80%, Tiếng Việt: 77,4%, TNXH: 66,5%). Tỉnh Hậu Giang chọn SGK môn Tiếng Việt với tỉ lệ 77%, Toán: 77%, Tự nhiên và Xã hội (TNXH): 76,7%.
Ở các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Vĩnh Long, Phú Yên,… tỉ lệ chọn bộ SGK Cánh Diều cũng rất cao.
Hầu hết các tỉnh nói trên đều là những tỉnh đông dân, đông học sinh và có truyền thống về giáo dục.
Bộ SGK Cánh Diều là bộ SGK xã hội hóa đầu tiên ở nước ta từ sau năm 1975. Dư luận đánh giá bộ sách được nhiều trường lựa chọn vì những lí do chính như sau:
- Bộ sách có chất lượng chuyên môn cao vì các tổng chủ biên, chủ biên và tác giả đều là những người giàu kinh nghiệm viết SGK, giàu kinh nghiệm về giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng. Hầu hết tổng chủ biên, chủ biên và nhiều tác giả bộ sách là tổng chủ biên Chương trình GDPT năm 2018, chủ biên chương trình môn học hoặc thành viên Ban soạn thảo Chương trình GDPT năm 2018 của Bô GDĐT.
- Bộ sách vừa kế thừa vừa đổi mới so với SGK hiên hành, do đó, các thầy cô, các trường vừa thấy dễ thực hiện, vừa thấy được triển vọng nâng cao chất lượng giáo dục của môn học.
- Đây là bộ sách duy nhất trong thời điểm này có SGK điện tử. Khác với chế bản điện tử treo trên mạng của các bộ SGK khác, SGK điện tử Cánh Diều có các video hoạt hình hoá nội dung; các bài tập sử dụng công nghệ thông tin tạo ra sự tương tác giữa sách với người học, có khả năng hồi đáp - đánh giá kết quả làm bài tập của người học; hỗ trợ giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh theo dõi quá trình học của mỗi học sinh. Giá SGK đã bao gồm cả giá SGK điện tử, cho nên vừa tiện sử dụng vừa rẻ hơn nhiều so với các bộ SGK chỉ có SGK giấy.
- Công tác giới thiệu sách được thực hiện có chất lượng với đội ngũ báo cáo viên là những người có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi và có khả năng truyền cảm hứng cho người nghe.
Hiện nay, các đơn vị biên soạn, xuất bản bộ SGK Cánh Diều đã hoàn thành việc xây dựng kế hoạch tập huấn, tổ chức đội ngũ báo cáo viên, biên soạn tài liệu tập huấn và xây dựng các video bài dạy mẫu. Nội dung tập huấn tập trung vào hướng dẫn cách dạy các bài học, sử dụng sách điện tử, thiết bị, đồ dùng dạy học và tổ chức hoạt động thực hành của học viên. Các lớp tập huấn được tổ chức theo từng môn học để đảm bảo chuyên sâu và hiệu quả. Các đơn vị xuất bản bộ sách cũng đã chuẩn bị phương án tập huấn online để thích ứng với yêu cầu của địa phương hoặc những tình huống đặc biệt.
Sau khi tiếp nhận đầy đủ kết quả lựa chọn sách từ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị biên soạn, xuất bản bộ sách sẽ thống nhất với sở Giáo dục và Đào tạo địa phương về kế hoạch tập huấn giáo viên và phối hợp với các sở triển khai chu đáo, có chất lượng kế hoạch này.
Hiện nay bộ sách Cánh Diều lớp 1 đang được phát hành trên hệ thống Fahasa (phát hành sách) tại các địa phương trên toàn quốc.
(Theo Tienphong)
" alt="Bộ sách giáo khoa Cánh Diều: Nhiều cơ sở giáo dục ở các địa phương lựa chọn"/>Bộ sách giáo khoa Cánh Diều: Nhiều cơ sở giáo dục ở các địa phương lựa chọn
Mời bạn về sông CẤM
Chiêm ngưỡng một cây cầu
Nối đôi bờ sông sâu
Gần nhau trong gang tấc
Cầu hình cánh chim biển (*)
Đẹp lung linh trong đêm
Bên kia huyện Thủy Nguyên
Bên này Trung tâm phố
Cánh chim bay trong gió
Rung rinh nghiêng mặt sông
Biểu tượng mới Hải Phòng
Vươn mình ra biển cả
Tiếng còi tầu rộn rã
Những chuyến hàng vào ra
Nhịp sống vui hối hả
Thơm hương đời đơm hoa
Khu Trung tâm hành chính
Bắc sông Cấm hoàn thành
Cầu như một bức tranh
Dệt tình yêu Đất Cảng
(*)Cầu Hoàng Văn Thụ, bắc qua Sông Cấm Hải phòng - Hình cánh chim biển
Nguyễn Thanh Vân.
" alt="CẦU HÌNH CÁNH CHIM BIỂN"/>Để đáp ứng việc giãn cách, nhiều trường học đã áp dụng những hình thức đảm bảo an toàn khác nhau. Tại trường mẫu giáo ở thị trấn Tourcoing, phía bắc nước Pháp, thay vì được nô đùa cùng nhau, các em học sinh phải ngồi giãn cách tại mỗi ô vuông được các cô giáo vẽ sẵn.
Học sinh phải ngồi giãn cách tại mỗi ô vuông được các cô giáo vẽ sẵn.
Lionel Top, nhà báo đang làm việc cho kênh tin tức BFM, người chia sẻ những hình ảnh này cho biết: “Thời gian này là lúc những đứa trẻ quay lại trường học. Không khí thật lạ. Để đảm bảo khoảng cách an toàn, thầy cô đã vẽ những ô vuông trên mặt đất. Các em chơi đùa, chạy nhảy cùng nhau, nhưng là từ những ô vuông khoảng cách. Trông nó giống như một hình phạt”, Lionel nói.
Những hình ảnh chụp trẻ mầm non tại Pháp ngồi cách xa nhau.
Trẻ được đảm bảo khoảng cách đủ an toàn
Những bức ảnh này đã được chia sẻ rộng rãi với nhiều lời than vãn, chỉ trích. “Tôi không nghĩ mình có thể chịu được khi phải học như thế. Thật buồn khi nhìn thấy những bức ảnh này. Đây không thể gọi là trường học được”, một người chia sẻ.
Trong khi người khác cho rằng: “Trường học phải là nơi trẻ cùng chơi với nhau, lớn lên cùng nhau. Đó cũng là học cách sống trong xã hội. Nhưng trong những bức ảnh này, học sinh trông giống như tù nhân vậy”.
Trước những bức xúc của dư luận, người phát ngôn của Bộ Giáo dục Pháp cho biết, Bộ không có hướng dẫn cụ thể nào về việc các trường học phải vẽ những ô vuông cho học sinh chơi. Tuy nhiên, Bộ đã nhấn mạnh với các trường rằng mọi người đều phải thực hiện yêu cầu giãn cách xã hội.
Trường Giang (Theo Independent)
Khi mức độ rủi ro vì dịch Covid-19 đã giảm ở nhiều quốc gia, các trường học bắt đầu mở cửa trở lại với nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh.
" alt="Cách trường mầm non Pháp đảm bảo an toàn cho trẻ gây bức xúc"/>Cách trường mầm non Pháp đảm bảo an toàn cho trẻ gây bức xúc