Trải qua một năm 2017 nhiều trái ngọt,ệtAnhkẻthamlamcủamànảnhViệlịch bong da ngoai hang anh Việt Anh - chàng diễn viên đào hoa nhất nhì showbiz Việt muốn dành nhiều thời gian hơn bên gia đình, nhưng cũng không nỡ lơ là sự nghiệp phim ảnh.
Trải qua một năm 2017 nhiều trái ngọt,ệtAnhkẻthamlamcủamànảnhViệlịch bong da ngoai hang anh Việt Anh - chàng diễn viên đào hoa nhất nhì showbiz Việt muốn dành nhiều thời gian hơn bên gia đình, nhưng cũng không nỡ lơ là sự nghiệp phim ảnh.
Khoảng 8h ngày 14/10/2022, tại khu vực ven Hồ Tây, bị cáo Trương rủ nhóm bạn là các bị cáo Hải, Yêu và Liên cùng nhau cướp tài sản của anh Sun Zhi Xun. Bị cáo Trương nói với nhóm bạn rằng anh Sun Zhi Xun có nhiều tiền và “nên trấn tiền của nó để chi tiêu”, “dụ nó vào nhà nghỉ”.
Và nhóm bạn của Trương đã gật đầu đồng ý. Thực hiện kế hoạch, Trương rủ thêm bị cáo Nguyễn Thế Chung cùng tham gia.
17h cùng ngày, cả nhóm bắt taxi đến một nhà nghỉ ở quận Cầu Giấy, thuê phòng nghỉ. Bị cáo Hải và Yêu ở phòng 202, còn bị cáo Trương, Liên, Chung ở phòng 301.
Cả nhóm bàn bạc, thống nhất xong, bị cáo Trương gọi điện thoại rủ anh Sun Zhi Xun đến nhà nghỉ. Đến 18h30 cùng ngày, anh Sun Zhi Xun đến phòng 301 của nhà nghỉ. Tại đây, anh Sun Zhi Xun bị nhóm bị cáo đè xuống giường, tát vào mặt, dùng băng dính quấn trói tay, chân lại.
Bị cáo Trương yêu cầu người đàn ông ngoại quốc đọc mật khẩu 2 điện thoại và chuyển khoản 3 vạn nhân dân tệ thì mới cho về. Sợ hãi, nạn nhân đã dùng Zalo liên hệ với người quen vay tiền để đưa 3 vạn Nhân dân tệ (tương đương 100 triệu đồng) cho nhóm cướp.
Lấy được tiền, các bị cáo thả nạn nhân, đổi số tiền cướp được ra tiền Việt chia nhau. Bị cáo Trương được chia hơn 26 triệu đồng, Hải và Yêu gần 20 triệu đồng, bị cáo Liên được hơn 16 triệu đồng.
Sau khi được thả cho về, người đàn ông ngoại quốc đã đến cơ quan công an trình báo. CQĐT xác định, ngoài 3 vạn Nhân dân tệ nói trên, các bị cáo còn cướp của nạn nhân 2 điện thoại Iphone, 100 USD và 69 triệu đồng cùng một số đồ vật khác.
" alt=""/>Tuyên án 5 bị cáo giăng bẫy cướp tài sản người nước ngoài trong nhà nghỉChị đã trải qua 91 ngày điều trị, 53 ngày chạy ECMO liên tục tại bệnh viện Trưng Vương và Trung tâm Điều trị Bệnh nhân Covid-19 Bệnh viện Quân y 175. Trong ký ức người phụ nữ trẻ, chỉ toàn những ám ảnh.
“Những lúc mơ mơ tỉnh tỉnh, tôi thấy mình “đi” rồi, mất con rồi, không gặp được chồng nữa. Đó là thời gian rất khủng khiếp.
Có nhiều ngày tôi nằm trong phòng bệnh, nhìn ra cửa sổ, nhìn lá rơi. Tôi tự hỏi có khi nào mình lìa khỏi cuộc đời như vậy không. Buồn lắm! Những ngày thuốc dày vò, nằm nhớ nhà, nhớ lại ký ức, xa người thân, mất người thân…” chị Hằng xúc động.
![]() |
Chị Thu Hằng trong ngày xuất viện. Ảnh: BVCC |
Chị là bệnh nhân đặc biệt, được 2 bệnh viện cùng phối hợp can thiệp cứu sống trong gang tấc. Sau 8 ngày được mổ bắt con và điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Trưng Vương, chị Hằng rơi vào suy hô hấp nguy kịch. Tại đây, bệnh nhân được thở máy tối ưu nhưng ngày càng nguy kịch, rối loạn toan kiềm rất nặng, CO2 máu tăng rất cao, ô xy máu giảm thấp, suy đa cơ quan, phải sử dụng thuốc vận mạch.
Thượng tá Vũ Đình Ân, Phó Giám đốc Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19, Bệnh viện Quân y 175 cho biết, khi hội chẩn 2 bệnh viện, yêu cầu đặt ra là phải chạy ECMO ngay. “Nhưng nếu vận chuyển về Trung tâm để đặt ECMO thì bệnh nhân sẽ ngưng tim ngay trên đường đi!”, ông trăn trở.
Tham vấn ý kiến chuyên gia hồi sức – Tiến sĩ Phan Thị Xuân, Hội cấp cứu hồi sức TP.HCM, các bác sĩ quyết định thực hiện ECMO di động (ECMO Mobile).
Ngay trong đêm 27/8, ê kip đã có mặt tại Bệnh viện Trưng Vương (khi đó là Bệnh viện Điều trị Covid-19 Trưng Vương), nhanh chóng thiết lập hệ thống ECMO cho sản phụ. Sau đó, bệnh nhân được vận chuyển về Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19.
![]() |
Đặt ECMO là phương án duy nhất để cứu bệnh nhân 28 tuổi. Ảnh: BVCC |
Thượng tá Vũ Đình Ân cho biết, chỉ sau gần 2 tiếng, mọi chỉ số bắt đầu ổn định, thuốc vận mạch giảm dần. Bệnh nhân trải qua 91 ngày điều trị và 53 ngày ECMO liên tục. “Đây cũng là trường hợp điều trị dài ngày nhất trong số 2.700 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện", Thượng tá Ân chia sẻ.
Ngày 27/11, chị Hằng đã hoàn toàn hồi phục và trở về bên gia đình. "Tôi biết ơn bác sĩ, điều dưỡng, các cô lao công của bệnh viện".
Anh Huỳnh Tấn Tân, chồng chị Hằng cho hay: “Ngay từ bên Bệnh viện Trưng Vương, tôi đã biết nguy cơ rất cao. Gia đình cuống cuồng. Đặt ECMO, mình hiểu là bước cuối cùng rồi. Nhưng chưa có lúc nào gia đình buông bỏ, còn một tia hy vọng cũng phải chờ đợi.
Hằng đã bình phục, gia đình tôi nghĩ như từ cõi chết trở về. Tôi chỉ biết cảm ơn các bác sĩ, điều dưỡng đã cứu vợ tôi qua cơn tử nạn. Hôm nay cũng là ngày đoàn tụ của gia đình tôi”.
Được biết, bé trai đầu lòng của anh chị sinh non lúc 28 tuần tuổi, nặng 1 kg, phải nằm chăm sóc đặt biệt hơn một tháng tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Đến nay, bé đã 5 kg, kháu khỉnh, ăn ngủ giỏi.
![]() |
Chị Hằng bên chồng và các bác sĩ trực tiếp điều trị hơn 100 ngày. Ảnh: BVCC |
Thượng tá Vũ Đình Ân, Phó giám đốc Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19, Bệnh viện Quân y 175 cho biết, ECMO mobile là vũ khí hạng nặng cuối cùng, trong tình huống khó khăn nhất để cứu sống người bệnh trong gang tấc.
Đây là hình thức đặt ECMO khi người bệnh nguy kịch nhưng không thể vận chuyển về các cơ sở chuyên sâu để thực hiện. Khi đó, bác sĩ phải đến tận nơi thiết lập, đồng thời vận chuyển người bệnh về Trung tâm theo dõi. Hiện nay, Trung tâm đã đặt 3 ca ECMO mobile.
Thượng tá Ân nhận định, nếu dịch bệnh lan rộng ở các tỉnh thành, kỹ thuật này có thể áp dụng khi cần thiết. Bên cạnh đó, Bệnh viện Quân y 175 có trực thăng cấp cứu, trong tình huống khẩn cấp, ê kip ECMO có thể sẵn sàng lên máy bay làm nhiệm vụ.
Trung tâm điều trị Covid-19, Bệnh viện Quân y 175 thành lập ngày 19/7 với công suất 500 giường, thuộc tầng 3 trong hệ thống điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch. Thời gian qua, Trung tâm điều trị Covid-19 của bệnh viện đã cứu sống nhiều sản phụ nguy kịch vì Covid-19 phải đặt ECMO can thiệp.
"Có những bệnh nhân rất nặng, phải mổ bắt con sớm, vừa can thiệp ECMO vừa lọc máu, thời gian nằm viện dài, chi phí điều trị cao, có trường hợp viện phí hơn 2,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, toàn bộ chi phí điều trị Covid-19 miễn phí, bệnh nhân trả các khoản điều trị ngoài Covid”, Thượng tá Ân chia sẻ.
Linh Giao
Đang mang song thai sau khi thụ tinh nhân tạo, người mẹ 41 tuổi lại rơi vào nguy kịch vì Covid-19.
" alt=""/>Người mẹ trẻ mắc CovidTháng 10 vừa qua, một bé trai 8 tuổi ở huyện Bình Chánh khởi triệu với sốt cao liên tục hơn 5 ngày, ói tiêu lỏng. Sau đó, phản ứng viêm toàn thân, môi và hai lòng bàn tay em đỏ ửng trong những ngày sốt cao.
Bệnh nhi âm tính với nCoV, nhưng nồng độ kháng thể lại cao ngang với mức của một F0 từng mắc bệnh hoặc đã tiêm vắc xin.
![]() |
Bé trai 8 tuổi phải lọc máu vì Hội chứng viêm đa hệ thống liên quan hậu Covid-19. Ảnh: BVCC |
Với hàng loạt xét nghiệm phản ứng viêm, tăng đông tăng cao, cậu bé được chẩn đoán MIS-C. Đây là hội chứng viêm đa hệ thống trẻ em hậu Covid-19. Vì tình trạng nghiêm trọng, bé được thở máy, lọc máu suốt 1 tuần, kết hợp nhiều biện pháp điều trị mới có thể qua cơn nguy kịch.
Trước đó, vào tháng 8, Bệnh viện Nhi đồng TP cũng điều trị một trường hợp tương tự hơn 4 tuần. Bệnh nhân là thiếu nữ 15 tuổi, nặng 75kg, mắc Covid-19 nguy kịch. Khi cấp cứu, em đã trong tình trạng khó thở, tím tái.
Dù được điều trị tích cực với thuốc kháng viêm, kháng đông nhưng tình trạng hô hấp diễn tiến xấu hơn. Xét nghiệm máu cho thấy có biểu hiện phản ứng viêm tăng mạnh của hội chứng viêm đa hệ thống nặng.
Bệnh nhân được truyền thêm kháng thể miễn dịch và lọc máu liên tục, truyền thuốc tocilizumab. Sau rất nhiều nỗ lực của ê kip điều trị, em đã phục hồi.
BS CK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP cho biết, hội chứng viêm đa hệ thống hậu Covid-19, là đặc trưng chỉ có ở trẻ em, chưa ghi nhận ở người lớn.
Trong khi đó, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM đã ghi nhận trên 10 trường hợp mắc hội chứng này. Trẻ nhập viện sau khi sốt cao nhiều ngày kèm nôn ói, tiêu chảy. Gia đình lo lắng trẻ nhiễm trùng đường tiêu hóa, đưa đi bệnh viện và kịp thời điều trị.
PGS TS BS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, đây là một hội chứng ít gặp, nhưng nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời.
“Phụ huynh không nên quá hoang mang nhưng nên biết cách nhận biết các triệu chứng để đưa trẻ đến bệnh viện”, PGS Phạm Văn Quang khuyến cáo.
Khỏi Covid-19 không có nghĩa là ổn!
Các chuyên gia đều đồng thuận, Covid-19 xảy ra trên trẻ béo phì, có bệnh nền, bệnh mãn tính có thể nguy kịch, thậm chí tử vong. Còn phần lớn trẻ mắc Covid-19 có triệu chứng nhẹ, nhanh bình phục.
![]() |
Trẻ béo phì hoặc bệnh nền thường diễn tiến nặng khi mắc Covid-19. |
Tuy nhiên, nghiên cứu ở các nước cho thấy, nhiều trẻ thường mệt mỏi, đi lại khó khăn, hồi hộp, đánh trống ngực, đau khớp, buồn ngủ ban ngày…sau khi khỏi bệnh. "Đây là những triệu chứng thường gặp của hậu Covid-19 ở trẻ em mà không lý giải được bởi một nguyên nào khác”, BS CK2 Nguyễn Minh Tiến nhận định.
Đáng chú ý, một số trẻ có biểu hiện phản ứng viêm mạnh sau đó. Chính vì vậy, nhiều trường hợp không có triệu chứng trong lúc bị bệnh, nhưng giai đoạn hậu Covid-19 lại mắc hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C).
Theo PGS TS BS Phạm Văn Quang, hội chứng chủ yếu xảy ra ở nhóm từ 6 đến 12 tuổi. Sau khi khỏi Covid-19 từ 2 đến 6 tuần, trẻ có thể bị sốt cao từ 3 ngày trở lên. Bên cạnh đó, có nhiều dấu hiệu tổn thương các cơ quan.
Cụ thể, cơ thể trẻ xuất hiện các phát ban, viêm kết mạc, giác mạc, phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, bàn chân. Đây là các dấu hiệu giống như bệnh Kawasaki. Thứ 2, trẻ có thể bị trụy tim mạch. Thứ 3, trẻ bị tổn thương tim, đặc biệt là mạch vành. Thứu 4, trẻ bị rối loạn đông máu. Thứ 5, trẻ bị rối loạn tiêu hóa (đau bụng, ói, tiêu chảy…)
“Nếu trẻ đã khỏi Covid-19, sau đó sốt cao nhiều ngày, kèm theo 2 trong số các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, da niêm đỏ, hồng ban, tim đập nhanh… cần đưa đến bệnh viện kịp thời”, PGS Quang cho biết.
Đặc điểm của hội chứng này là các phản ứng viêm rất mạnh, nhưng không tìm được nguyên nhân từ bệnh cảnh nhiễm trùng. Phương án điều trị chủ yếu là điều hòa miễn dịch và thuốc kháng viêm theo phác đồ của Bộ Y tế. Nếu can thiệp sớm, trẻ đáp ứng tốt và phục hồi sau đó.
“Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài dẫn đến bị tổn thương đa cơ quan như gan, thận, không đáp ứng với điều hòa miễn dịch thì có thể phải lọc máu”, PGS Quang chia sẻ.
Theo BS CK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP, nghiên cứu ở các nước cho thấy tỷ lệ trẻ mắc Covid-19 đã khỏi nhưng vẫn bị triệu chứng hậu Covid-19 chiếm 6-15%.
Trong khi đó, Việt Nam hiện chưa có thống kê liên quan đến các hội chứng hậu Covid-19 ở trẻ em.
Linh Giao
Minh Khôi, 13 tuổi, mắc Covid-19 trên nền dư cân béo phì. Sau đó, là 3 tuần triền miên cấp cứu, hồi sức và tập thở để giành giật lại mạng sống.
" alt=""/>Hội chứng cần cảnh giác ở trẻ sau khi khỏi Covid