- Nguyên phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) Lê Viết Khuyến cho rằng, kỳ thi chung để tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn cần thiết, nhưng kỳ thi chung đó phải xem đó là một dịch vụ côngích mà Bộ đứng ra làm để hỗ trợ cho các trường tự chủ trong việc tuyển sinh. >> Tìm phương án thay thế điểm sàn đại học
|
Nguyên phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) Lê Viết Khuyến (Ảnh: Xuân Trung) |
Ông Lê Viết Khuyến cho biết: Khi tôi ở Bộ - tôi đã từng góp kiến ngay khiBộ đưa ra khái niệm điểm sàn thì phải làm rõ được triết lí của điểm sàn là gì?
Một số người nói "nếu bỏ điểm sàn thì chẳng có gì để quản chất lượng đầu vào nênsẽ rối. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của người học...". Và họ quan niệmđó là ngưỡng tối thiểu - nếu không đạt thì không thể học ĐH.
Cá nhân tôi cho rằng, lập luận đó không thuyết phục vì lẽ, đề thi của Bộ năm dễ -năm khó chứ không phải đề thi mang tính chất tiêu chuẩn.
Đề chuẩn có thể dẫn dụ đề thi TOEFL - đề thi lần này và lần sau có mức độ khó, cấutrúc gần như không thay đổi. Vì thế họ mới đưa ra các chuẩn như muốn vào ĐH Mỹ thìđiểm TOEFL phải đạt 600 - tùy điều kiện từng trường. Hoặc vào CĐ thì điểm TOEFL phảiđạt 450 -500 điểm.
Đưa ra những quy định cứng như vậy thì đề thi phải mang tính chất tiêuchuẩn.
Còn đề thi ĐH của Việt Nam không mang tính chất tiêu chuẩn vì lúc khó, lúc dễ. Đềthi không chuẩn mà lại đưa ra khái niệm điểm sàn là không ổn.
Hơn nữa việc xác định điểm sàn phải gắn theo khối (A,B,C,D) - cũng không thực sựlà chính xác. Ví dụ như thi vào các trường kỹ thuật, các trường khoa học tự nhiên thìcó thể khối A vì sau khi vào học thì nền Toán - Lý - Hóa cũng rất cần. Nhưng thi khốiA vào các trường kinh tế thì có sự vô lí vì vào trường kinh tế học Toán rất ít, cònLí, Hóa không học.
Nói như thế để thấy khi xác định triết lí điểm sàn ngay trong Bộ cũng có mẫu thuẫnvà không thuyết phục.
Khi "3 chung" ra đời thì 3 năm đầu không có điểm sàn. Sau đó quy định điểm sàn banhành chỉ mang tính chất mệnh lệnh - xuất phát từ quyền lực từ phía nhà quản lý vàkhông có cơ sở khoa học.
Phương án thay thế điểm sàn?
- Và đề xuất thay thế bỏ quy định điểm sàn trong tuyển sinh ĐH lúc này tuymuộn, nhưng phương án thay thế khả thi là gì để vừa công bằng và đảm bảo chất lượng,thưa ông?
Muốn thay thế bằng phương thức gì - thì trước hết phải xem thế giới họ làm như thếnào?
Thế giới họ tổ chức một kỳ thi do nhà nước đứng ra (hoặc do một số tổ chức phichính phủ) tổ chức kỳ thi chung. Còn sử dụng kết quả của kỳ thi chung đó như thế nàothì họ trả quyền đó cho từng trường.
Các trường căn cứ vào thương hiệu của mình, căn cứ vào đặc điểm đào tạo của mìnhcó thể đưa ra những tiêu chuẩn khác nhau để xét tuyển.
Còn nhà nước chỉ đưa ra trình độ tối thiểu để người học có quyền đăng ký vào họcmột trường ĐH hay CĐ.
Trình độ tối thiểu trong Luật Giáo dục gọi là "chuẩn quốc gia" và Bộ GD-ĐT cầncông bố công khai để người học đối chiếu - nếu thấy thấp hơn chuẩn đó thì biết khôngđủ điều kiện nộp đơn vào trường nào.
Khi anh đã nộp đơn vào trường nào thì trường đó có quyền đặt thêm điều kiện này,điều kiện khác, thậm chí đưa ra kỳ kiểm tra bổ sung để tuyển người học phù hợp. Dođó, chuẩn quốc gia đó chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ.
- Điều kiện tối thiểu các nước áp dụng mà ông đề cập cụ thể là gì, thưa ông?
Kinh nghiệm các nước họ xác định điều kiện tối thiểu là tốt nghiệp THPT hoặc tươngđương.
Ví dụ: Hoa Kỳ nếu tốt nghiệp phổ thông là được quyền đăng ký. Nhưng đăng ký vào ĐHnào dựa vào kỳ thi SAT hoặc ACT (tên tiếng Anh - American College Testing - là mộtkiểu kỳ thi chuẩn hóa nhằm giúp ban tuyển sinh của các trường ĐH đánh giá và so sánhcác đơn xét tuyển). Một năm họ tổ chức nhiều kỳ thi như vậy để thí sinh tham dự đểbiết sức mình đạt ngưỡng nào thì lấy kết quả nộp cho các trường.
Ở Pháp có một số trường chỉ cần ghi danh là vào học. Nhưng vào những trường lớnvới tỷ lệ chọi 1/1000 thì họ tổ chức thi. Họ phân loại các trường không do Bộ xếp hay"ban phát" mà từ các hoạt động công khai minh bạch để xã hội chấm điểm thương hiệutừng trường.
- Làm theo mô hình Hoa Kỳ tại thời điểm này có đủ thời gian chuẩn bị và hợp lí?
Hợp lí vì trong phương án của Bộ hướng tới chỉ tổ chức một kỳ thi quốc gia duynhất để xét tuyển tốt nghiệp và tuyển vào ĐH.
Ở Việt Nam - thời kỳ miền Nam trước đây vào các trường ĐH tổng hợp như ĐH Huế, ĐHSài Gòn...học sinh cứ qua kỳ thi tốt nghiệp phổ thông là ghi danh vào học. Còn nhữngtrường có tỷ lệ chọi cao có điều kiện tuyển riêng...
Nói như vậy để thấy những vấn đề đổi mới thi cử đang đặt ra không có gì mới - đềucó thể làm được nhưng có muốn làm không. Việc chuẩn bị đề thi cho kỳ thi quốc giacũng na ná như chuẩn bị cho kỳ thi PISA vừa qua - nên không có lý do gì để nói khônglàm được.
Trách nhiệm của trường và bộ?
- Nhưng trước mắt tuyển sinh năm 2014 nên theo phương án nào?
Năm 2014 vẫn thi ba chung và có thể tổ chức thi 5-6 môn. Còn nếu chuẩn bị tốt vềcác điều kiện thì không cần thi ba chung theo khối thi - mà chỉ cần xét kết quả tốtnghiệp.
Khi thi chung thì các trường công bố các môn cần tuyển để thí sinh biết. Ví dụ nhưĐH Kinh tế Quốc dân công bố trường lấy điểm môn Toán, Văn, Ngoại ngữ - nếu thí sinhmuốn vào trường thì phải đăng kí thi các môn đó để nộp cho Kinh tế Quốc dân,còn trường khác lấy kết quả Toán, Lí, Hóa thì thí sinh đăng kí thi 3 môn này để lấykết quả nộp cho trường...
Kỳ thi vẫn được tổ chức ở các hội đồng thi các trường, đề thi vẫn do Bộ làm - chỉkhác là thí sinh sẽ không thi theo khối. Quyền sử dụng kết quả do trường. Tuy nhiênthi cử để nghiêm thì Bộ vẫn phải giám sát, ra đề. Và các trường phải công khai thôngtin tuyển sinh để thí sinh chọn.
- Vai trò quản lý của Bộ GD-ĐT lúc này sẽ phải có trách nhiệm cụ thể thế nàothưa ông?
Bộ không nên bắt các trường phải làm đề án đưa Bộ duyệt - mà chỉ nên yêu cầu cáctrường công khai đề án đó để xã hội giám sát. Đồng thời, Bộ phải công bố chuẩn quốcgia - trình độ đầu vào.
Kỳ thi chung vẫn cần thiết, nhưng kỳ thi chung đó phải xem đó là một dịch vụ côngích mà Bộ đứng ra làm để hỗ trợ cho các trường tự chủ trong việc tuyển sinh.
Về lâu dài, tôi tán thành tổ chức thi 2 trong một. Để làm được một kỳ thi quốc gia phảicó sự chuẩn bị. Trong đó, đề thi phải thật chuẩn phù hợp với chuẩn đầu ra Bộ đặt ra.
Đồng thời, có chế tài để buộc các trường phải công khai minh bạch các tiêu chuẩn đầuvào trên mọi phương tiện truyền thông - chứ không phải công khai với Bộ. Nếu chỉ côngkhai với Bộ sẽ dẫn đến xin - cho như lâu nay.
Và Bộ phải kiểm soát chặt chỉ tiêu các trường đăng ký và được Bộ duyệt. Tất cảnhững việc đó nằm trong tầm tay của Bộ.
- Cảm ơn ông!
" alt="'Kỳ thi chung là dịch vụ công ích'"/>
'Kỳ thi chung là dịch vụ công ích'
- Đã có không ít băn khoăn, e ngại trước việc 62 trường tuyển sinh riêng năm 2014. Tuy nhiên, tới thời điểm này, sự hưởng ứng của thí sinh đối với những phương thức tuyển sinh mới đã lạc quan hơn nhiều so với những suy đoán ban đầu. |
Ảnh: Văn Chung |
Hồ sơ tăng mạnh
Theo thông kê của Bộ GD&ĐT, lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào các trường ĐH, CĐ năm nay thi theo “3 chung” giảm hẳn so với năm trước. Tuy nhiên, tình hình ngược lại với các trường được phép tuyển sinh riêng, thậm chí cả những trường năm 2013 chỉ thu được vài chục hồ sơ cho cả mùa tuyển sinh.
Phó hiệu trưởng trường ĐH Phan Châu Trinh, ông Đỗ Thế, vui vẻ cho biết: Từ vài ngày trở lại đây số lượng thí sinh đến trường nộp học bạ phổ thông theo yêu cầu của đề án xét tuyển riêng của trường tăng rất nhanh với hơn 100 hồ sơ nộp vào hệ đại học, và 20 hồ sơ nộp vào hệ cao đẳng. Còn nếu tính cả số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển chưa có học bạ là trên 1.000 bộ. Nếu như so với năm trước - trường chỉ tuyển được trên 70 sinh viên – thì đây là tín hiệu rất tốt.
Ông Nguyễn Văn Hùng, hiệu trường trường ĐH Lương Thế Vinh chia sẻ đã có hơn 200 hồ sơ nộp vào trường, và hy vọng con số này sẽ tiếp tục tăng nhanh.
Theo ông Dương Phan Cường, hiệu trưởng trường ĐH Chu Văn An, đã có hơn 300 bộ hồ sơ nộp vào trường tính đến thời đểm này. Trường đã phỏng vấn đợt 1 được 200 thí sinh, và đã có hơn 100 em đến làm thủ tục nhập học. “Đây là con số rất đáng mừng bởi vì cả mùa tuyển sinh năm trước trường chỉ tuyển 200 thí sinh” – ông Cường cho biết.
Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Nông lâm Bắc Giang, ông Trần Văn Châu, cho biết đến thời điểm này trường đã nhận được gần 1.400 hồ sơ đăng ký xét tuyển theo phương án tuyển sinh riêng của trường. Con số này mặc dù so với quy mô của một trường đại học còn chưa nhiều nhưng nếu so với con số 1.000 hồ sơ của năm 2013 khi trường thi “3 chung” thì rất đáng mừng.
Dè dặt hơn, ông Nguyễn Đình Ngộ, hiệu trưởng trường ĐH DL Phú Xuân không tiết lộ con số cụ thể số lượng hồ sơ đăng ký tuyển sinh vào trường, nhưng cũng khẳng định “tình hình đã sáng hơn, thuận lợi hơn so với năm trước”.
Đối với một trường “xa xôi” như ĐH Việt Bắc, việc tuyển sinh riêng cũng đã thu hút một số lượng lớn hồ sơ xét tuyển. Theo hiệu trưởng Nguyên Đăng Bình, nếu như những năm trước trường chủ yếu phải trông chờ vào thí sinh theo nguyện vọng 2, thì năm nay số lượng hồ sơ gửi về trường đã tăng lên vài nghìn.
“Cuộc chiến” giữ thí sinh
Mặc dù đã có khởi đầu khá khả quan, nhưng hầu hết các trường đều tỏ ra không hề chủ quan. Lý do bởi trước mắt còn các đợt thi đại học theo “3 chung”, và không ít hồ sơ nộp về các trường tuyển sinh riêng có thể sẽ là hồ sơ ảo.
“Trường chúng tôi tìm mọi cách cung cấp thông tin tới thí sinh và phụ huynh. Trường đã cử người xuống nói chuyện với học sinh ở rất nhiều trường phổ thông khu vực phía Bắc, chia sẻ các quan điểm, mục tiêu đào tạo như học đúng nghề, đầu vào không quan trọng bằng quyết tâm học tập, bằng sự học suốt đời... Trường cũng công bố các học bổng với các mức 100%, 50%, 25% học phí của năm học đầu tiên, sinh viên vùng sâu vùng xa trước mắt được ở miễn phí ký túc xá trong năm học đầu tiên” – ông Nguyễn Văn Hùng chia sẻ cách thức thu hút sinh viên. “Chúng tôi phải “chiến đấu” quyết liệt vì sự tồn tại của nhà trường.
Ông Trần Văn Châu lại cho biết cách hạn chế hồ sơ ảo của trường ĐH Nông lâm Bắc Giang: Trường này chọn đúng 3 đợt phỏng vấn trùng với ngày thi ĐH, CĐ theo “3 chung”. “Trường chúng tôi là trường nghèo, sinh viên vào học chủ yếu là con em nông dân, vùng sâu vùng xa. Với việc tổ chức phỏng vấn trùng ngày thi đại học, tôi không cho rằng có thể sẽ khiến trường gặp bất lợi, mà trường chắc chắn sẽ tuyển được những thí sinh thực sự muốn gắn bó với trường”.
Trái ngược với trường ĐH Nông lâm Bắc Giang, trường ĐH Chu Văn An lại chọn cách “né” phỏng vấn thí sinh vào các đợt thi tuyển sinh đại học. Đợt phỏng vấn thứ hai của trường dự kiến sẽ được tiến hành vào khoảng tháng 9, tháng 10.
Trường ĐH Phan Châu Trinh có cách giữ chân thí sinh vô cùng độc đáo. Ông Đỗ Thế cho biết ý tưởng xuất phát từ câu chuyện của hai thầy giáo luyện thi đại học ở Hội An nói với ông về việc học sinh bỏ dần lớp luyện thi vì các em “đã đủ tiêu chuẩn nộp hồ sơ tham dự kỳ tuyển sinh riêng của trường Phan Châu Trinh”. Vì vậy, trường đã tìm cách “lôi kéo” những học sinh – sinh viên tương lai – vào các hoạt động do đoàn thanh niên của trường tổ chức hàng tháng. Ví dụ như điều tra nhu cầu rau sạch trong phố cổ để có thông tin tư vấn cho các hộ nông dân trồng rau ở Hội An; Tham gia và “Không gian đọc” ở Hội An do trường khởi xướng; Tập hợp chơi thể thao ngoài bãi biển…
“Trước đây dư luận băn khoăn về việc tuyển sinh riêng là đúng, vì đa số trường có đề án tuyển sinh riêng là các trường ngoài công lập, lâu nay không được đánh giá cao. Đề án tuyển sinh riêng đối với học sinh và phụ huynh Việt Nam mà nói là vấn đề mới, sau một thời gian khá dài thi “3 chung”. Rồi những băn khoăn về đầu vào không thi bằng cấp có được công nhận như đầu vào có thi “3 chung” không… Nhưng có thể nói, tới thời điểm này đã có một số lượng phụ huynh và thí sinh – dù còn nhỏ bé - tin tưởng vào chủ trương tuyển sinh mới, mà có thể nói là một chủ trương lớn của Nhà nước và của giáo dục Việt Nam” – ông Đỗ Thế khẳng định.
" alt="Mùa đầu 'ra riêng' tuyển sinh, nhiều trường phấn khởi"/>
Mùa đầu 'ra riêng' tuyển sinh, nhiều trường phấn khởi
Nữ diễn viên Jun Vũ (tên thật là Vũ Phương Anh) mới đăng đàn đính chính trên trang cá nhân khi bị nhầm là “hoa khôi vắc-xin” đang gây xôn xao cộng đồng mạng.Jun Vũ viết: "Em là Vũ Phương Anh..., em không có ông ngoại trong truyền thuyết và em chưa được tiêm nha mọi người ơi, đừng report nhầm em tội nghiệp em".
|
Diễn viên Jun Vũ kêu cứu vì bị nhầm là 'hoa khôi vắc-xin'. |
Chỉ sau 3 giờ đăng tải, dòng trạng thái của Jun Vũ thu hút hơn 14.000 lượt tương tác. Nhiều người hâm mộ bày tỏ sự tiếc nuối khi Jun Vũ vô tình bị ném đá cũng như hiểu lầm trong sự việc lần này.
Bên cạnh đó, một số đồng nghiệp hoạt động nghệ thuật cũng vào chia sẻ với nữ diễn viên. Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng khuyên Jun Vũ nên đổi avatar và ghi rõ chú thích tên mình để tránh bị hiểu lầm vô cớ. Trong khi đó, Lynk Lee, nhà thiết kế Đỗ Long kêu gọi cộng đồng mạng cần xem kỹ thông tin trước khi report (báo cáo – PV) tránh ảnh hưởng đến tài khoản facebook nữ diễn viên. Một số sao Việt như Sỹ Thanh, Thanh Thúy… “vừa thương, vừa buồn cười” trước sự cố bất ngờ mà Jun Vũ gặp phải.
|
Diễn viên Jun Vũ. |
Jun Vũ (tên thật là Vũ Phương Anh) sinh năm 1995 tại Hà Nội. Cô định cư tại Thái Lan từ năm 15 tuổi và sau đó về Việt Nam hoạt động nghệ thuật với vai trò người mẫu và diễn viên điện ảnh. Năm 2015, Jun Vũ xuất hiện trong video ca khúc "Sau tất cả" của ca sĩ Erik và từ đó gây chú ý. Ở Cánh Diều 2016, cô giành giải "Nữ diễn viên chính xuất sắc" trong phim đầu tay - 12 chòm sao: Vẽ đường cho yêu chạy.Cô ghi dấu ấn qua các phim Tháng năm rực rỡ, Người bất tử, Cho em gần anh thêm chút nữa...
Trước đó, mạng xã hội lan truyền ảnh chụp màn hình bài đăng của tài khoản có tên V.P.A. Theo đó, tài khoản này khoe được tiêm vắc-xin theo ý muốn nhờ mối quan hệ của người thân. Được biết, V.P.A từng lên báo chí với danh hiệu hoa khôi tại một cuộc thi sắc đẹp ở trong trường đại học.
Ngay sau khi thông tin trên xuất hiện trên mạng xã hội, rất nhiều người đã bày tỏ sự bức xúc và cho rằng việc cô gái này được tiêm vắc-xin do quen biết là không thể chấp nhận được.
Jun Vũ tham gia 'Nhanh như chớp':
Thuý Ngọc
Midu diện đầm trắng vai trần đọ sắc với Jun Vũ
Hai diễn viên Midu và Jun Vũ cùng diện đầm trắng và xinh đẹp khiến fan ngưỡng mộ.
" alt="Diễn viên Jun Vũ lên tiếng vì bị nhầm là 'hoa khôi vắc"/>
Diễn viên Jun Vũ lên tiếng vì bị nhầm là 'hoa khôi vắc