当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Kunshan vs Sichuan Jiuniu, 14h30 ngày 4/10 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Chonburi vs Port FC, 18h00 ngày 5/2: Khó có bất ngờ
![]() |
Ảnh: Reuters |
Số tiền này sẽ được trao cho các hộ gia đình dưới dạng séc, giúp giảm bớt tác động của đại dịch Covid-19 đối với những người đang đi làm, với nhiều người vẫn đang thất nghiệp và gặp khó khăn về tài chính.
Trong phần còn lại của năm nay, các quỹ dự kiến sẽ nâng thu nhập quốc dân của Mỹ lên 3-4%, và đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo như chưa từng xảy ra đại dịch. Hơn thế nữa, tác động thương mại từ việc gia tăng xuất - nhập khẩu của Mỹ sẽ thúc đẩy nền kinh tế thế giới tăng thêm một điểm phần trăm, bổ sung gần một quý nữa vào tỷ lệ tăng trưởng năm 2021, theo dự báo mới nhất từ Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD).
Tổ chức tư vấn có trụ sở tại Paris này ước tính, kinh tế thế giới sẽ tăng thêm 5,6% trong năm 2021 từ mức thấp do đại dịch gây ra – cao hơn so với con số 4,2% dự báo hồi tháng 12 năm ngoái.
Theo một cuộc thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew hồi tuần trước, 70% người Mỹ ủng hộ gói kích cầu.
Báo The Guardian dẫn lời David Blanchflower, nhà kinh tế thuộc Đại học Dartmouth, cho rằng đảng Cộng hòa sẽ hối tiếc vì nỗ lực làm chệch hướng kế hoạch cứu trợ.
"Đó chính là những gì nền kinh tế Mỹ cần vào lúc này. Bước vào đại dịch, nền kinh tế đã yếu hơn so với họ tưởng, với một số lượng đáng kể người không có việc làm hoặc không tham gia vào thị trường lao động. Tình hình bây giờ còn tồi tệ hơn nhiều, tới mức hàng triệu người cần được giúp đỡ".
Blanchflower từng có 3 năm làm việc trong Ủy ban Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh trước và sau vụ sụp đổ ngân hàng năm 2008. Ông chỉ ra rằng, nền kinh tế Mỹ đã sa sút hơn so với số liệu chính thức, nghĩa là ngay cả một cú kích thích lớn như gói cứu trợ của Tổng thống Biden cũng có thể không đưa nổi kinh tế Mỹ vào con đường tăng trưởng lâu dài.
Theo báo cáo của Cục Thống kê Lao động Mỹ, tính đến giữa tháng 2, nền kinh tế có ít hơn 9,5 triệu việc làm so với hồi tháng 2/2020.
![]() |
Đại dịch Covid-19 khiến nước Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề. Ảnh: Reuters |
Gói giải cứu của Tổng thổng Biden sẽ rót tiền vào một loạt các mục tiêu. Cụ thể, nó sẽ cung cấp 350 tỷ USD cho các chính quyền tiểu bang, địa phương và bộ tộc, ngăn chặn nguy cơ lặp lại cuộc khủng hoảng năm 2008, khi nhiều tổ chức trong số này, vốn phải cân đối sổ sách, buộc phải cắt giảm chi tiêu nghiêm trọng.
Khoảng 30 tỷ USD sẽ được dành cho các cơ quan vận tải để bù đắp tình trạng không có hành khách, và 130 tỷ USD cho các trường tiểu học và trung học. Ngoài ra, sẽ có những hỗ trợ cho những người không thể trả nợ thế chấp. Sinh viên sẽ được miễn trả thuế các khoản vay và các khoản thanh toán thất nghiệp liên bang trị giá 300 USD/một tuần sẽ được gia hạn đến tháng 9.
Nổi bật nhất, gói cứu trợ cung cấp một đợt thanh toán trực tiếp khác cho các hộ gia đình, gửi séc lên tới 1.400USD cho các cá nhân thu nhập ít hơn 80.000USD, cha mẹ đơn thân kiếm được 120.000USD trở xuống, và các cặp vợ chồng có thu nhập hộ gia đình không quá 160.000USD.
Barry Naisbitt, một chuyên gia về kinh tế Mỹ tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội quốc gia Anh, cho rằng các phần của gói cứu trợ có thể bị thiếu hụt: "Có một dấu hỏi về việc liệu 350 tỷ USD dành cho các bang và khu vực địa phương có đủ không, khi họ đang phải đối phó với rất nhiều chi tiêu thời đại dịch".
Theo các nhà kinh tế thuộc Viện Brookings có trụ sở ở Washington, tuy các khoản thanh toán trực tiếp 700 tỷ USD sẽ thúc đẩy tiêu dùng, nhưng việc kéo dài trong một năm có thể dẫn đến cảm giác chán nản.
Tổng thống Biden đã phải đối mặt với một cuộc tấn công hai mũi nhằm vào gói cứu trợ. Một bên là các thành viên đảng Cộng hòa, với lập luận rằng nó sẽ làm cho nợ quốc gia tăng lên mức nguy hiểm. Trong nội bộ phe Dân chủ, một số nhà kinh tế, nổi bật là Larry Summers – cựu cố vấn của Tổng thống Bill Clinton – nói rằng nó quá mức cần thiết, viện dẫn bất cứ khoản nào trên 1 nghìn tỷ USD đều sẽ làm cho nền kinh tế quá nóng và gây ra lạm phát xoắn ốc.
Ở những khu vực eo hẹp hơn trên thế giới, viễn cảnh "quá nóng" như vậy là một giấc mơ xa vời. Các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đang phải chật vật thúc đẩy chương trình tiêm chủng và gói kích thích 740 tỷ Euro sẽ có hiệu lực một cách từ từ, có thể là trong 2 năm.
Kể cả ở Anh - quốc gia đang sánh với Mỹ về tỷ lệ tiêm chủng và dự kiến sẽ phục hồi nhanh chóng từ tháng 6, cũng lo ngại về các khoản nợ chồng chất và lạm phát đang phủ bóng lên các kế hoạch kích thích của nước này.
Theo The Guardian, kế hoạch của Tổng thống Biden, giống như nhiều chính sách của ông, mở rộng ra ngoài biên giới Mỹ và sẽ tiếp sức cho tất cả.
Thanh Hảo
Những khoản tiền đầu tiên trong gói cứu trợ 1.900 tỷ USD được Tổng thống Joe Biden phê chuẩn sẽ được gửi vào tài khoản người dân Mỹ cuối tuần này.
" alt="Ông Biden 'viết séc' cho dân Mỹ, tiếp sức cho kinh tế toàn cầu"/>Ông Biden 'viết séc' cho dân Mỹ, tiếp sức cho kinh tế toàn cầu
![]() |
Bài hát của ông Prayuth Chan-ocha được hai người lính trình bày có đoạn: "Chúng ta đón chào ngày mới trong lịch sử của Thái Lan... tới con đường dân chủ".
"Ngày mới ở Thái Lan sẽ sáng chói khi tất cả mọi người tự hào thực thi nghĩa vụ của mình. Đây là đất nước của chúng ta, nhà của chúng ta. Chúng ta phải yêu nước".
Bài hát mới nhất do Thủ tướng Thái Lan tự viết:
Đây là bài hát thứ tám mà Thủ tướng Thái Lan viết. Bài hát đầu tiên do ông Prayuth Chan-ocha sáng tác được công bố năm 2014, và từng đứng đầu danh sách các bài hát được ưa thích ở Thái Lan năm 2014 sau khi được ca sĩ Asanee Chotikul trình bày lại.
Thủ tướng Thái Lan hát cùng người dân:
Hoài Linh
" alt="Thủ tướng Thái Lan công bố tình ca tự viết mới nhất"/>Ở trận đấu này, HLV Kim Sang Sik cũng ngồi trên khán đài. Chiến lược gia người Hàn Quốc nhiều khả năng đã có kế hoạch sử dụng Hoàng Đức nên ông sẽ phải quan tâm tới tình hình sức khỏe của số 28 trong ít ngày tới.
Nói về chấn thương của Hoàng Đức, HLV Nguyễn Đức Thắng cho biết: "Tôi rút Đức ra sớm để giữ cho cậu ấy. Hoàng Đức bị đối phương chăm sóc kỹ nhưng có vẻ trọng tài không thấy. Đó là vấn đề của trận này. Hoàng Đức đang làm tốt công việc của cầu thủ chuyên nghiệp. Dù hợp đồng sắp hết nhưng cậu ấy vẫn rất nỗ lực để trở lại phong độ cao nhất".
Nói thêm về vấn đề hợp đồng của cầu thủ sinh năm 1998, HLV Đức Thắng chia sẻ: "Hoàng Đức còn hợp đồng với Thể Công Viettel, còn cậu ấy đi đâu đó là câu chuyện của tương lai. Lúc này, Hoàng Đức vẫn là cầu thủ của Thể Công Viettel và cống hiến từng ngày. Tôi xin khẳng định như vậy".
Đánh giá về trận thắng 2-1 trước CAHN, HLV Đức Thắng nói: "Tôi chưa bao giờ nói mình sẽ từ bỏ. Mục tiêu của chúng tôi là top 3, bất di bất dịch như vậy. Cả lúc khó khăn, tôi cũng đặt mục tiêu đó. Vị trí này xứng đáng với thực lực của Thể Công Viettel".
Nhận định, soi kèo Mes Rafsanjan vs Esteghlal FC, 20h15 ngày 7/2: Đối thủ khó chịu
![]() |
Cuộc xung đột tại Afghanistan đang bước vào giai đoạn ngày càng tàn khốc. Ảnh: Reuters |
“Trong những tuần qua, cuộc chiến ở Afghanistan đã bước sang một giai đoạn mới tàn khốc hơn. Sau khi đánh chiếm các khu vực nông thôn, giờ đây Taliban đang tiến tới các thành phố lớn. Nếu Taliban thực sự cam kết với một giải pháp chính trị thì sẽ không có thương vong cho dân thường lớn đến như vậy. Bởi họ hiểu quá rõ rằng, quá trình hòa giải sẽ khó khăn hơn khi đổ máu nhiều hơn”, Đặc phái viên Liên Hợp Quốc tại Afghanistan Deborah Lyons cho hay.
Trước những diễn biến tại Afghanistan, lãnh đạo 5 nước Trung Á (gồm Turkmenistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan) cảnh báo về vòng xoáy bất ổn ở nước láng giềng Afghanistan.Tổng thống Tajikistan Emomali Rakhmon cho biết, Taliban hiện kiểm soát gần như toàn bộ phần lãnh thổ bên Afghanistan giáp giới với Tajikistan, gia tăng hoạt động chống phá và ảnh hưởng tại khu vực. Nga hiện tuyên bố sẽ sử dụng các căn cứ quân sự của nước này ở Tajikistan và Kyrgyzstan để đối phó với hành vi gây hấn trực tiếp từ phía Afghanistan.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh: “Chúng tôi là những đồng minh trong Hiệp ước an ninh tập thể. Chúng tôi có các căn cứ quân sự ở đây. Nếu có vụ tấn công nào tại Tajikistan thì đó sẽ là vấn đề của khối Hiệp ước an ninh tập thể. Tổng thống Nga Putin đã có các cuộc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo Tajikistan, Uzbekistan và Nga sẽ đảm bảo cam kết với các đồng minh”.
Giới chuyên gia phân tích hiện đề cập tới 3 kịch bản có thể xảy ra tại Afghanistan. Trước hết, đó là chiến lược phòng thủ của chính phủ thành công. Theo đó, Chính phủ Afghanistan thực hiện những gì Mỹ đang thúc giục, tập trung lực lượng chính phủ để bảo vệ các thành trì vững chắc như Kabul, Kandahar, Jalalabad và một vài thành phố trọng yếu khác.
Nếu Kabul áp dụng chiến lược này và giảm các cuộc đấu đá chính trị nội bộ sẽ là cơ hội hợp lý để nắm giữ địa hình đô thị trọng yếu trong một thời gian. Taliban càng bị giữ khỏi các thành phố quan trọng của Afghanistan thì vị thế của lực lượng này trên bàn đàm phán càng yếu. Cũng có nhiều nhận định cho rằng, Taliban đang “dần hụt hơi” do lực lượng này thiếu nguồn lực để tiếp quản các khu vực lớn đã kiểm soát.
Kịch bản thứ hai là Chính phủ Afghanistan đồng ý một thỏa thuận hòa bình với Taliban. Điều này có thể đảo ngược nhiều quá trình tự do hóa và hiện đại hóa đã diễn ra ở Afghanistan nhiều năm qua, với sự quay trở lại của một số yếu tố luật Sharia. Tuy nhiên, một thỏa thuận hòa bình đạt được vào thời điểm này sẽ giúp tránh nguy cơ của một cuộc nội chiến toàn diện.
Và kịch bản cuối cùng không ai mong muốn, đó là nội chiến toàn diện khi không có thỏa thuận nào giữa Taliban và Chính phủ Afghanistan. Taliban tiếp tục giành được lợi thế quân sự và thành công quân sự ngày càng tăng sẽ khiến cho Taliban ít có khả năng thỏa hiệp hơn. Chính phủ Afghanistan sẽ đối mặt với nguy cơ sụp đổ dưới áp lực ngày càng tăng về chính trị, quân sự và sắc tộc.
Thế giới vẫn đang theo dõi sát tình hình tại quốc gia Tây Nam Á này và dù có diễn biến theo kịch bản nào thì Afghanistan sẽ phải đối mặt với không ít thách thức cũng như những căng thẳng phía trước.
Theo VOV
Các tay súng nổi dậy Taliban đã chiếm được thủ phủ tỉnh đầu tiên và sát hại quan chức truyền thông cấp cao của chính phủ Afghanistan ở Kabul, giữa lúc tình hình an ninh tại nước này đang xấu đi sau khi Mỹ và NATO rút quân.
" alt="Bước ngoặt nguy hiểm tại Afghanistan"/>Đáng chú ý, chuyến thăm này diễn ra vào tháng 10/2016, tức chỉ vài tháng sau khi tòa trọng tài đặc biệt ra phán quyết có lợi cho Philippines về những tranh chấp về yêu sách của Bắc Kinh trên Biển Đông. Tuy nhiên, Chính phủ của Thủ tướng Razak dường như quyết không để sự kiện mang tính bước ngoặt trên ảnh hưởng đến việc theo đuổi mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc.
Những nỗ lực này dường như đã được đền đáp, với nhiều cuộc trao đổi cấp cao, các cuộc tập trận song phương quy mô lớn, cùng các cuộc trao đổi kiến thức quân sự diễn ra liên tục giữa hai nước. Thậm chí, tàu ngầm Trung Quốc đã thực hiện 2 chuyến thăm tới căn cứ hải quân Sepanggar của Malaysia, dù căn cứ này nằm ở một vị trí khá nhạy cảm trên Biển Đông.
Tuy nhiên, trong vòng 5 năm trở lại đây, giới chức Malaysia lại đang ngày càng thờ ơ trước những giá trị trong mối quan hệ quốc phòng với Trung Quốc. Theo phân tích của Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), điều này có thể bắt nguồn từ những xáo trộn trên chính trường Malaysia, dịch Covid-19, cùng với các hành động mang tính khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông.
![]() |
Thủ tướng Malaysia Rajib Nazak trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2017. Ảnh: Reuters |
Dưới thời Thủ tướng Najib Razak, Kuala Lumpur đã có nhiều cuộc trao đổi quốc phòng cấp cao hơn với Bắc Kinh, trong đó có chuyến thăm năm 2016 của Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy trước thềm cuộc tập trận chung Aman-Youyi.
Đến tháng 3 năm 2017, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng trở thành lãnh đạo cấp cao nhất của quân đội nước này đến thăm Malaysia. Ông Hứa Kỳ Lượng đã gặp cả Thủ tướng Najib Razak lẫn Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein, và đạt được sự đồng thuận nhằm làm sâu sắc và mở rộng hơn các lĩnh vực hợp tác quốc phòng.
Tuy nhiên, số lượng chuyến thăm song phương giữa hai nước đã giảm mạnh sau khi ông Mahathir Mohamad nhậm chức Thủ tướng Malaysia vào năm 2018. Kể từ đó cho đến nay, giới chức Kuala Lumpur chỉ tham dự Diễn đàn Tương Sơn - một cuộc đối thoại an ninh cấp khu vực do Bắc Kinh sáng lập vào đầu năm 2006, và lễ tiếp nhận tàu sứ mệnh ven biển (LMS) đầu tiên do Trung Quốc sản xuất.
LMS là một phần trong chương trình hiện đại hóa của Hải quân Malaysia, nhằm giảm 15 lớp tàu hiện tại của nước này xuống chỉ còn 5. 18 tàu LMS được Malaysia đặt mua nằm trong kế hoạch trên, với 4 tàu đầu tiên được Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc ký hợp đồng sản xuất.
![]() |
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng trong chuyến thăm tới Kuala Lumpur, Malaysia năm 2017. Ảnh: Tân Hoa Xã |
Trong thỏa thuận ban đầu trị giá 1,17 tỷ ringgit (tương đương 285 triệu USD) được ký kết năm 2017, 2 tàu LMS sẽ được đóng ở Trung Quốc và 2 tàu còn lại sẽ được đóng ở Nhà máy đóng tàu hải quân Boustead của Malaysia, nhằm giúp nhà máy này được hưởng lợi từ việc chuyển giao kỹ năng và công nghệ của Trung Quốc.
Nhưng đến tháng 3 năm 2019, chính phủ của Thủ tướng Mahathir Mohamad đã đàm phán lại thỏa thuận để cả 4 tàu LMS sẽ được đóng tại Trung Quốc, với chi phí giảm nhẹ xuống còn 1,047 tỷ ringgit (tương đương 255 triệu USD.
Tính đến tháng 3 năm nay, tất cả 4 tàu LMS đã được hoàn thành, và 2 trong số chúng đã đưa vào hoạt động. Hai tàu còn lại dự kiến sẽ hoạt động vào cuối năm nay.
Tháng 10 năm ngoái, tạp chí quốc phòng Jane's đã chỉ ra một số điểm yếu của tàu LMS, có tên gọi KD Keris. Những khiếm khuyết này, chủ yếu liên quan đến “các hệ thống cảm biến và chiến đấu”, được giới chức Malaysia ghi nhận và báo cáo với các nhà thầu Trung Quốc để cải thiện.
Trớ trêu thay, tàu KD Keris lại được Hải quân Malaysia triển khai vào tháng 11 năm ngoái để giám sát chính tàu Hải cảnh Trung Quốc ở Bãi cạn Luconia, nơi được cho là đã xảy ra một vụ đụng độ giữa tàu hai nước.
![]() |
Một LMS đang được Trung Quốc đóng cho Malaysia. Ảnh: Hải quân Hoàng gia Malaysia |
Malaysia đã quyết định tìm kiếm các đối tác nước ngoài khác để đóng các tàu LMS còn lại của mình. Hiện tại, khả năng về một cuộc đặt mua rầm rộ các mặt hàng từ Trung Quốc của Malaysia chưa chắc đã xảy ra, dù nhiều hệ thống vũ khí do Trung Quốc sản xuất vẫn nằm trong một số hạng mục mua sắm của nước này. Ví dụ, máy bay chiến đấu JF-17 do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất và máy bay huấn L-15B do Hàng không Hongdu của Trung Quốc phát triển, đều là những ứng cử viên trong dự án phát triển máy bay chiến đấu hạng nhẹ của Malaysia.
Sau cuộc thay đổi chính trị hồi tháng 2/2020, đồng thời với cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra, các hoạt động liên quan đến ngoại giao và quốc phòng giữa Malaysia và Trung Quốc đã bị thu hẹp đáng kể. Chỉ có một ngoại lệ duy nhất là chuyến thăm hồi tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa.
Tại Kuala Lumpur, Bộ trưởng Ngụy Phương Hòa đã gặp cả Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin và Bộ trưởng Quốc phòng Ismail Sabri Yaakob, để cùng thảo luận về các vấn đề trên Biển Đông, phòng chống dịch Covid-19 và tăng cường hợp tác quốc phòng.
Trên giấy tờ, Chính phủ Thủ tướng Yassin đã chỉ định 2 cựu binh trong nội các Thủ tướng Najib Razal làm lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Malaysia. Đặc biệt, việc bổ nhiệm ông Hishammuddin Hussein làm Bộ trưởng Ngoại giao sẽ tạo nên lợi thế trong việc thắt chặt quan hệ quốc phòng Malaysia-Trung Quốc.
![]() |
Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa hồi tháng 9/2020. Ảnh: Tân Hoa Xã |
Theo SCMP, chính phủ vốn không ổn định của Malaysia đã liên tục bị sao nhãng bởi tình hình chính trị trong nước và dịch Covid-19. Vì vậy, khó có khả năng giới chức Kuala Lumpur sẽ đặt vấn đề hợp tác ngoại giao và quốc phòng với Trung Quốc làm ưu tiên hàng đầu vào thời điểm này.
Bên cạnh đó, các động thái của Bắc Kinh đối với những tranh chấp trên Biển Đông cũng góp phần làm nguội lạnh tình hữu nghị và tăng sự hoài nghi của giới chức quốc phòng Malaysia về hiệu quả của việc phát triển các mối quan hệ quốc phòng với Trung Quốc. Sự kiện giàn khoan West Capella của Malaysia hồi tháng 4 năm ngoái là một minh chứng rõ nét nhất cho điều này.
Tờ báo này nhận định, sự hợp tác quốc phòng Malaysia-Trung Quốc, dù vẫn được xem như một cách thức xây dựng lòng tin giữa hai nước, nhưng giờ đây đã bị nghi ngờ hơn rất nhiều so với những năm đầu thập niên 2010.
Việt Anh
Một số nhà quan sát tin Trung Quốc đang áp dụng một chiến lược cũ ở Biển Đông, vốn từng qua mặt được cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama để thử thách tân lãnh đạo Nhà Trắng Joe Biden.
" alt="Quan hệ quân sự Malaysia"/>