Với hàng loạt thông tin nóng bỏng về bất động sản (BĐS) đang đổ bộ vào Bà Rịa-Vũng Tàu lên tới hàng tỉ USD, các nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước đã và đang lên kế hoạch đầu tư vào đây. Câu chuyện lô bán nền ở Bà Rịa-Vũng Tàu đang thực sự sôi động trở thành tâm điểm thu hút đầu tư của cả vùng Đông Nam bộ.Hiện giá đất trên địa bàn hầu hết các huyện, thành phố và khu vực trung tâm Bà Rịa, Kim Dinh, Châu Đức…có mức tăng mạnh. Lượng hồ sơ mua bán, giao dịch bất động sản tại các địa phương trên cũng tăng cao từ 30% đến 50% thậm chí lên đến 60% so với năm trước.
Còn tại TP. Bà Rịa, giá đất tăng lên tập trung quanh các tuyến đường: Hùng Vương, Hương lộ 2, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, xung quanh Bệnh viện Bà Rịa, giá đất mặt tiền ở khu vực này hiện nay dao động ở mức từ 20-25 triệu đồng/m2, gấp từ 2-2,5 lần so với thời điểm trước Tết Mậu Tuất.
Tại các trục đường chính thuộc phường Kim Dinh, Long Hương, những nơi gần các khu công nghiệp, khu du lịch, tình trạng mua bán đất đai cũng khá sôi động và giá không ngừng biến động.
Một chủ đầu tư mới nổi với nguồn tài chính dồi dào dào, chuyên phân khúc đất nền, nhà phố Bà Rịa là Công ty cổ phần xây dựng địa ốc Đồng Nhân cũng đang hào hứng triển khai dự án Khu đô thị Đồng Nhân Village.
Với cam kết pháp lý minh bạch, dự án đất nền Đồng Nhân Village hiện thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách hàng.
Đồng Nhân Village có quy mô lên đến 9ha tọa lạc trên mặt tiền Đường quốc lộ 51, Phường Kim Dinh, Thị xã Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Đây được xem là một trong những dự án mới của Đồng Nhân Corp, chủ đầu tư đã rất chăm chút trong việc quy hoạch, lên thiết kế chia lô dự án.
Đồng Nhân Village có lợi thế gần sông, khí hậu quanh năm mát mẻ, ôn hòa. Dự án được Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng địa ốc Đồng Nhân phát triển với mục tiêu trở thành khu đô thị đáng sống bậc nhất thành phố Bà Rịa, nơi cuộc sống thăng hoa với những cung bậc cảm xúc khác nhau về miền biển, khu du lịch sinh thái thơ mộng cùng với lối kiến trúc cổ điển xen lẫn phong cách hiện đại nhà phố.
Đồng Nhân Village tích hợp nhiều tiện ích cao cấp ngay trong nội khu như trung tâm thương mại, khu công viên trung tâm, khu vui chơi trẻ em,…
Đồng Nhân Village được đảm bảo an ninh, quy hoạch đồng bộ, góp phần tạo nên một cộng đồng dân cư văn minh. Cư dân nơi đây sẽ được sống trong một không gian thoáng mát gần gũi với thiên nhiên, tận hưởng một cuộc sống đẳng cấ với đầy đủ tiện ích.
Ông Nguyễn Trung Trực, TGĐ công ty cổ phần xây dựng và địa ốc Đồng Nhân cho biết: “Đồng Nhân Village có đủ giấy tờ về mặt pháp lý, đất đã chuyển đổi thổ cư 100%. Ngay khi khách hàng thanh toán dứt điểm sẽ được bàn giao đất nền”.
Đặc biệt, sự xuất hiện của các tập đoàn bất động sản lớn như Novaland, FLC…với dự án “khủng” lên đến hàng ngàn hecta nằm kế bên Đồng Nhân Village cho thấy tiềm năng gia tăng giá trị bất động sản tại đây trong tương lai gần.
Cũng theo ông Trực,với sức nóng của các dự án trên địa bàn TP.Bà Rịa, thì khả năng sinh lời của Đồng Nhân Village sẽ lên tới 30% trong thời gian ngắn. Ngoài ra, dự án có tính thanh khoản cao, nếu khách hàng muốn bán chủ đầu tư sẽ mua lại với lợi nhuận 15% sau 3 tháng.
Hiện nay, giá bántại Đồng Nhân Village giao động từ 9 - 10 triệu đồng/m2. So với mặt bằng giá trên thị trường, dự án có mức giá phù hợp với tốc độ tăng trưởng tại đây.
Ngoài ra, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng địa ốc Đồng Nhân cũng cam kết sẽ đưa lại các chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho khách hàng như: chủ đầu tư sẽ hỗ trợ xin cấp phép xây dựng, hoàn công, thiết kế miễn phí, tặng gói xây dựng nhà ở trị giá 30 triệu đồng cho khách hàng khi mua và thuê công ty Đồng Nhân Corp xây dựng.
Khánh Ly
" alt="Bùng nổ đất nền Bà Rịa Vũng Tàu"/>
Bùng nổ đất nền Bà Rịa Vũng Tàu
- Sở Xây dựng Đà Nẵng yêu cầu chủ đầu tư chung cư cao cấp Danang Plaza tổ chức hội nghị bầu ban quản trị theo quy định.Khó tin: Phải có hộ khẩu Đà Nẵng mới được vào ban quản trị
Đà Nẵng xử phạt khu phức hợp khách sạn đồ sộ ven sông Hàn
Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Văn Tuấn, Chánh thanh tra Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết, hôm qua (ngày 30/10), sở này đã chủ trì cuộc làm việc với đại diện cư dân và chủ đầu tư chung cư Danang Plaza.
Nội dung cuộc làm việc là nhằm thống nhất các ý kiến để tổ chức hội nghị bầu ban quản trị theo quy định pháp luật. Trong đó, các cư dân yêu cầu phải bỏ các tiêu chí được cho là vô lý về người ứng cử, được đề cử vào ban quản trị do chủ đầu tư nêu trong dự thảo.
Ông Tuấn cho biết, tại cuộc làm việc Sở Xây dựng Đà Nẵng yêu cầu chủ đầu tư phải tuân thủ theo Nghị định 100 của Chính phủ và Thông tư 02 của Bộ Xây dựng. Chủ đầu tư không được tự ý đưa ra các tiêu chí khác.
|
Danang Plaza nằm ngay trung tâm TP Đà Nẵng |
“Tại biên bản kết luận, chủ đầu tư và đại diện người dân thống nhất ngày 11/11 sẽ tổ chức hội nghị bầu ban quản trị. Trường hợp sau ngày 11/11 chủ đầu tư không triển khai, việc bầu ban quản trị sẽ giao cho UBND phường Thạch Thang, quận Hải Châu tổ chức”, ông Lê Văn Tuấn cho biết.
Trước đó như VietNamNet phản ánh, gần 10 năm qua, 171 cư dân Danang Plaza phải sống cảnh ‘3 không’: không ban quản trị, không nhà sinh hoạt cộng đồng, không thuộc tổ dân phố nào. Dù người dân liên tục gửi đơn nhưng chủ đầu tư là Công ty CP đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng vẫn trì hoãn việc bầu ban quản trị.
Luật sư Lê Cao (Đoàn luật sư Đà Nẵng) cho biết, theo các quy định hiện hành, trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày nhà chung cư được bán giao đưa vào sử dụng và có tối thiểu 50% căn hộ đã được bàn giao thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm tổ chức hội nghị của tòa nhà chung cư lần đầu để bầu/thành lập Ban quản trị nhà chung cư.
Nếu chủ đầu tư không tiến hành tổ chức hội nghị của tòa nhà chung cư và có đơn của đại diện chủ sở hữu căn hộ thì UBND cấp phường có trách nhiệm tổ chức hội nghị của tòa nhà chung cư theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 13 Thông tư 02/2016.
Hơn 170 hộ dân sống cảnh ‘3 không’ trong chung cư trung tâm Đà Nẵng
Gần 10 năm qua, 171 hộ trong chung cư hạng sang Danang Plaza sống trong cảnh không ban quản trị, không nhà sinh hoạt cộng đồng, không thuộc tổ dân phố nào.
" alt="Bỏ quy định có hộ khẩu Đà Nẵng mới được vào ban quản trị?"/>
Bỏ quy định có hộ khẩu Đà Nẵng mới được vào ban quản trị?
Những ai đăng trên tạp chí?Sau những chuyện rùm beng liên quan “nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn với cuộc viếng thăm trường cũ tại Nghi Lộc, Nghệ An, nhiều người tò mò muốn có thông tin về Tạp chí Chống Tham nhũng xuất bản tại Séc do “nhà báo quốc tế” này làm tổng biên tập. Khi nhóm PV Tiền Phong gửi email hỏi Thư viện quốc gia Séc, mới đây đã được hồi âm: “Tạp chí này được ký gửi vào kho của thư viện, chứ không phải để đọc”.
|
Trang bìa tạp chí Chống Tham nhũng |
Tiếp đến, ngày 17/5, Vondráková Sona - người phụ trách dịch vụ tham khảo, tra cứu liên thư viện, thư viện quốc gia Séc, email: “Lưu chiểu được thực hiện đối với các ấn phẩm in tại Séc, viết về Séc hoặc do tác giả người Séc viết ra. Theo quy định mỗi số báo nộp vào kho lưu chiểu 1 bản và được cất giữ trong kho của thư viện”. Như vậy thư viện không duyệt mua tạp chí này, không liệt kê tạp chí trong danh mục tham khảo, không trưng bày tạp chí trong phòng mượn cũng như phòng đọc.
Sau khi xem một số bài viết của một số học giả từ trong nước đăng trên Tạp chí Chống Tham nhũng do “nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn làm tổng biên tập, giáo sư Vũ Tiến Hồng (làm việc liên quan lĩnh vực báo chí thuộc Đại học Kansas, Mỹ), nhận xét: “Thường những tạp chí uy tín thấp, lập ra chỉ với mục đích kiếm tiền. Mỗi tuần, tôi nhận được không dưới 10 email từ những tạp chí như vậy mời đăng bài. Những tạp chí đó họ đăng bất cứ bài nào cũng được miễn là trả tiền”.
Ông Hồng cũng nói thêm: “Do không có đủ thông tin để kết luận về tờ tạp chí này, nhưng nếu hỏi có gửi bài đến đó để đăng không thì không. Vì có những dấu hiệu cho thấy chất lượng có vấn đề. Tiếng Anh lủng củng. Đọc một số bài trên đây, chất lượng thấp”.
Ngay nhiều tiến sỹ công tác trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, tu nghiệp từ những nước nói tiếng Anh về nhận xét: Nhiều bài báo viết văn phong như tiếng Việt, thậm chí dùng từ không chuẩn.
Riêng số ra ngày 31/7/2018, “nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn tự tay viết 2 bài liên quan chống tham nhũng ở Mỹ và về Nguyễn Trãi. Còn “nhà báo quốc tế” thứ 2 Bùi Mạnh Hùng lại có bài về kiểm toán nhà nước chống tham nhũng ở Singapore. Còn PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng (lãnh đạo một viện thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có bài về ấn tượng chống tham nhũng tại Việt Nam.
Các số tháng 5,6,11/2018, các “nhà báo quốc tế” và PGS Hằng xuất hiện dày đặc.
Trên số tháng 11, có bài báo liên quan Luật giao thông Đường bộ Việt Nam hội nhập quốc tế, ghi rõ tiến sỹ Trương Thanh Trung (Học viện Cảnh sát Nhân dân).
Số ra tháng 8/2018, còn có bài của thạc sỹ Nguyễn Trọng Tuấn cùng nơi công tác với tiến sỹ Trung. Không biết hai vị này có liên quan gì tới lẵng hoa ghi “Học viện Cảnh sát Nhân dân” tặng khi “nhà báo quốc tế” về thăm trường?
Ngoài ra, còn nhiều tên tuổi khác cũng đóng góp tích cực cho tạp chí này...
Dùng bài báo “quốc tế” xin tài trợ khoa học
Riêng PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng có nhiều bài đăng trên tạp chí, thậm chí còn dùng nó để xin tài trợ khoa học từ Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Nafosted). Tuy nhiên, một thành viên hội đồng Nafosted cho biết, sau những lùm xùm trên, các bài báo này đã bị loại.
Chính một số thành viên (cũng là PGS.TS) thuộc Hội đồng khoa học liên ngành Văn hóa học, Nghiên cứu Nghệ thuật, Báo chí, Truyền thông (trực thuộc Quỹ Nafosted) cho hay, có nhiều lý do các bài báo trên không được công nhận. Trước hết là tạp chí không chính thức, không có đăng ký và không được công nhận. Bên cạnh đó, trong số các bài PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng gửi, đã đăng trên tạp chí Hàn Quốc chung với người khác và không đúng với định hướng nghiên cứu báo chí - truyền thông, mà nói về khoa học máy tính...
“Chẳng hạn, tôi có một bài báo khoa học muốn đăng trên một tạp chí quốc tế của Nga phải qua 3 lần chỉnh sửa, ký hợp đồng bản quyền rồi mới được công bố, mất hơn 1 năm. Việc chị Hằng gặp ông Lê Hoàng Anh Tuấn như kiểu 2 bên cùng có lợi. Ông Tuấn lại được tham gia chủ trì hội thảo khoa học, giảng dạy, ra sách... rất nhanh”, một PGS.TS nói.
Một tiến sĩ khác từng công tác tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền (xin giấu tên) và từng được tiếp cận qua một trong các bài báo trên cho rằng, có những bài báo chưa đạt tiêu chuẩn của một bài báo khoa học. Theo đó, kết cấu một bài báo khoa học thường có độ dài khoảng 7.000 chữ (tương đương 20 trang trở lên), chưa kể phần tài liệu tham khảo. Trong khi, bài của PGS Hằng và nhiều người khác gửi từ Việt Nam trong tạp chí của “nhà báo quốc tế” kia chỉ có độ dài 5-7 trang, không đủ dung lượng cần thiết của một bài báo nghiên cứu theo chuẩn quốc tế. Ngoài ra, thể thức trình bày bài báo này cũng không đúng chuẩn bài báo quốc tế...
|
Một bài báo khoa học của PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng đăng trên tạp chí |
Người này cũng chỉ ra 7 dấu hiệu nhận biết Tạp chí Chống Tham nhũng và Hợp tác quốc tế (tiếng Anh: Anti-corruption & International Cooperation Magazine) không phải là một tạp chí khoa học.
Một là tên tạp chí: Tạp chí nghiên cứu nói chung thường định danh là Journal, còn từ “Magazine” ở tạp chí của ông Tuấn chỉ dành cho đại chúng, không phải tạp chí nghiên cứu.
Hai là dấu hiệu ở phạm vi phát hành. Các tờ tạp chí nghiên cứu nói chung thường phát hành rộng rãi, cả trên mạng. Một số tạp chí phát hành dạng mở (open access) để được nhiều người đọc và trích dẫn, làm tăng chỉ số tác động của tạp chí.
Trong khi đó, tạp chí của Lê Hoàng Anh Tuấn không phát hành trên mạng, phạm vi hẹp, giới nghiên cứu không đọc được, không trích dẫn được.
Dấu hiệu thứ ba nằm ở thể thức trình bày một bài báo khoa học. Theo đó, ở các tạp chí nghiên cứu nói chung, một bài báo nghiên cứu thường có những mục sắp xếp theo trình tự: Tóm tắt, mở đầu, tổng quan tài liệu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, thảo luận về kết quả nghiên cứu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo. Trong khi đó, tạp chí của ông Tuấn không có các mục như trình tự thông thường.
Chiều 18/5, một cán bộ thuộc Học viện Cảnh sát Nhân dân cho biết, ngày 8/5, đơn vị đã có văn bản gửi báo chí phản hồi nội dung: Học viện Cảnh sát Nhân dân không có bất kỳ liên hệ nào với ông Lê Hoàng Anh Tuấn. Học viện không tham dự, không có chỉ đạo gửi lẵng hoa chúc mừng trong sự kiện ông Lê Hoàng Anh Tuấn tri ân trường THPT Nghi Lộc 3. Về bức ảnh có cá nhân trao tặng lẵng hoa cho hiệu trưởng, học viện thông tin đó không phải cán bộ hay đại diện của trường. Tuy nhiên, vị cán bộ này cho hay, đúng là Tiến sĩ Trương Thành Trung và Thạc sĩ Nguyễn Trọng Tuấn đang giảng dạy tại học viện. |
Theo nhóm phóng viên điều tra/ Báo Tiền phong
Học viện Báo chí xóa tên “nhà báo quốc tế” khỏi danh sách giảng viên thỉnh giảng
Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa chấm dứt, xóa tên khỏi danh sách giảng viên thỉnh giảng đối với “nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn do Viện Báo chí mời đến dạy.
" alt="Tạp chí Chống Tham nhũng của 'nhà báo quốc tế' phục vụ những ai?"/>
Tạp chí Chống Tham nhũng của 'nhà báo quốc tế' phục vụ những ai?