Thế giới

Nhận định, soi kèo RB Leipzig vs St Pauli, 23h30 ngày 9/2: Tin vào chủ nhà

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-02-11 06:33:57 我要评论(0)

Chiểu Sương - 09/02/2025 00:48 Đức la liga tây ban nhala liga tây ban nha、、

ậnđịnhsoikèoRBLeipzigvsStPaulihngàyTinvàochủnhàla liga tây ban nha   Chiểu Sương - 09/02/2025 00:48  Đức

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Nguyên mẫu dòng xe SEAL sử dụng năng lượng điện hoàn toàn của hãng BYD Trung Quốc giới thiệu tại triển lãm Ô tô Paris 2022 hồi tháng 10 vừa qua. Nguồn ảnh: Auto Express. 

Như một báo cáo mới đây, Liên đoàn Giao thông và Môi trường châu Âu cho biết, xe điện do Trung Quốc sản xuất chiếm 5% doanh số bán ô tô điện tại Liên minh Châu Âu (EU) tại nửa đầu năm 2022 này cùng mục tiêu bán 90.000 xe điện trong năm nay, và dự kiến sẽ lên tới 18% vào năm 2025. Một con số vô cùng ấn tượng. 

Mỹ luôn là một thị trường tiêu thụ xe hơi béo bở đối với mọi hãng xe hơi trên thế giới từ trước tới nay. Tất nhiên, những đại diện tới từ Trung Quốc cũng không hề muốn bỏ qua khu vực có sức mua siêu khủng, có thể đem lại những lợi nhuận khổng lồ này. 

Tuy nhiên, khác biệt với một tương lai khả quan và tươi sáng ở EU, thị trường Mỹ lại không một chút nào tỏ ra hào hứng với ô tô điện Trung Quốc, bất chấp những lợi thế quá tuyệt vời của nó trước các đối thủ ô tô chạy bằng động cơ đốt trong như khả năng dễ sản xuất, sửa chữa, tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường. 

Trong vòng 9 tháng đầu năm 2022, Polestar, hãng xe hơi chạy điện của Trung Quốc hàng đầu ở Mỹ cũng chỉ đạt doanh số bán hàng là 6.900 chiếc, quá khiêm tốn so với đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc bản địa là Tesla với 140.000 chiếc Model 3 và Model Y, theo cập nhật của Wards Intelligence. 

Siêu xe điện Polestar 2 tới từ Trung Quốc, dù cho có ngoại thất cực kỳ bắt mắt song vẫn không thể bứt phá tại thị trường Bắc Mỹ. Nguồn ảnh: Car and Driver 

Có một số điểm quan trọng khiến cho xe hơi điện xuất xứ từ quốc gia đông dân nhất thế giới chưa thể chiếm được cảm tình của dân chúng xứ sở cờ Hoa. 

Đó là việc, Chính phủ Mỹ áp dụng chính sách hỗ trợ với mức tín dụng tới 7.500 USD thông qua “Đạo luật Giảm lạm phát” cho các mẫu xe điện lắp ráp tại Bắc Mỹ, trong khi xe điện lắp ráp tại Trung Quốc sẽ khiến người mua không được hưởng sự ưu đãi này. 

Bên cạnh đó, Washington còn không ngần ngại đánh một mức thuế nhập khẩu tới 25% áp dụng cho xe hơi Trung Quốc khi đến Mỹ, cũng như những sự ưu tiên đối với người tiêu dùng khi mua xe điện và pin có xuất sứ từ Mỹ. 

Những lo ngại về khả năng bảo dưỡng, phụ tùng thay thế cũng là một điều đáng băn khoăn, khi nhiều người tiêu dùng đã mua xe hơi điện Trung Quốc đã có sự phàn nàn về việc họ phải chịu đựng quá lâu cho một phương án thay thế tới từ showroom. 

Tóm lại, chính Chính phủ Mỹ dường như tạo rào cản cho sự tiếp cận của người Mỹ đối với ô tô điện Trung Quốc bằng những chính sách ưu tiên hàng nội địa và chèn ép sản phẩm tới từ quốc gia Châu Á này. 

Tỷ phú Elon Musk cùng siêu phẩm xe điện Tesla Model 3 đang làm mưa làm gió trên thị trường. Nguồn ảnh: Elon Musk. 

Rõ ràng, người tiêu dùng Mỹ không hề muốn phải mạo hiểm khi chi tiền cho một sản phẩm phải chịu quá nhiều thuế, phí, trong khi không thể đảm bảo được chất lượng như thế nào, do số lượng được bán ra quá ít, cùng với đó là cái mác “Made in China” vẫn hiển hiện đâu đó về các “phốt” kém chất lượng trong ngành ô tô, khiến cho cuộc thâm nhập thị trường Bắc Mỹ của các hãng xe hơi xanh của Trung Quốc là vô cùng chật vật. 

Với bối cảnh đó, Vinfast đưa ô tô điện VF8 xuất khẩu đi Mỹ chắc chắn sẽ gặp phải khó khăn không nhỏ. Sự thành công hay không của xe điện Vinfast tại đây sẽ không chỉ phụ thuộc vào riêng năng lực của Tập đoàn này mà còn phụ thuộc vào chính sách của Chính phủ Mỹ cũng như thị hiếu tiêu dùng của người dân Mỹ đối với xe điện nói chung.

Hùng Dũng

Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Trung Quốc đứng trước nguy cơ sản xuất thừa quá nhiều pin xe điệnNgành công nghiệp sản xuất pin xe điện của Trung Quốc sau một thời gian phát triển quá nóng đã gặp tình trạng đáng báo động khi công suất vượt gấp 3 lần so với nhu cầu thực tế nào năm 2025." alt="“Giấc mơ Mỹ” gian nan của ô tô điện Trung Quốc" width="90" height="59"/>

“Giấc mơ Mỹ” gian nan của ô tô điện Trung Quốc

Tục “không tái giá” ở làng Trinh Tiết giờ ra sao? - 1 

Cụ Hảo, 75 tuổi, người làng Trinh Tiết cho biết, cụ đã lên lão được 25 năm

Truyền thống không tái giá (kết hôn lại) khi vợ/chồng chẳng may qua đời ở ngôi làng mang tên Trinh Tiết (xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) tuy dần mai một, nhưng vẫn là câu chuyện giáo dục lớp trẻ trong việc giữ gìn hạnh phúc, đề cao sự son sắt, thủy chung vẫn luôn được nhắc đến như một nếp sống, một “thương hiệu” của làng.

Những câu chuyện như trong cổ tích

Nằm ở huyện ngoại thành của Hà Nội, cách trung tâm thành phố đô hội chừng 50km, nhưng làng Trinh Tiết (huyện Mỹ Đức) vẫn gần như giữ nguyên nếp quê đặc trưng với những mái nhà ngói, con đường lát gạch đỏ, những con người chân chất hiếu khách... Đặc biệt, ở làng quê nép mình bên dòng sông Đáy, hướng về dãy núi Hương Sơn này, có rất nhiều câu chuyện thấm đẫm tình người, tình chồng vợ son sắt thủy chung...

Vui vẻ chỉ tay vào cổng làng, ông Bùi Văn Thái, Trưởng thôn Trinh Tiết tự hào kể, sự son sắt, thủy chung đã trở thành “thương hiệu”, làm nên cái tên cho làng. Làng có nhiều người phụ nữ goá bụa từ khi còn rất trẻ, nhưng đều ở vậy thờ chồng nuôi con như các bà: Bùi Thị Tít, Lê Thị Vấn, Bùi Thị Dung, Lê Thị Phấn, Lê Thị Huy… Đàn ông ở vậy nuôi con cũng không hiếm như các ông: Nguyễn Văn Tân, Đào Minh Lơ, Nguyễn Văn Thạnh...

Cụ từ Nguyễn Văn Vượng (72 tuổi là người trông nom đình Trung của làng Trinh Tiết) cho hay, tấm gương về sự tiết hạnh để từ đó có cái tên Trinh Tiết của làng, bắt nguồn từ câu chuyện cổ.

Tương truyền làng Trinh Tiết ban đầu có tên là làng Bối Lang, sau đổi là làng Sêu. Làng Sêu nổi tiếng có nhiều con gái đẹp và đảm, trong đó đẹp và giỏi nhất là bà Thanh. Bà Thanh sinh được Triệu Quốc Bảo (Bảo Công) thì chồng mất. Vốn đẹp và đảm nức tiếng gần xa, bà Thanh được rất nhiều chàng trai giàu có đến ngỏ lời cầu hôn, nhưng bà vẫn một lòng thủ tiết thờ chồng, tần tảo nuôi con một mình, nhất quyết không tái giá. Sau này, Triệu Quốc Bảo trở thành danh tướng, có công đánh giặc ngoại xâm nên được thờ là Thành hoàng của làng Sêu, còn câu chuyện bà Thanh được nhà vua biết đến, xúc động mà đổi tên làng thành Trinh Tiết.

“Chả ai bắt ép, cũng chả có quy ước nào của làng bắt người chồng/người vợ không tái giá, nhưng dường như cứ theo gương người đi trước, họ tình nguyện sống như vậy. Giờ thời hiện đại, câu chuyện không tái giá, sắt son tình nghĩa vợ chồng cũng mai một dần, nhưng người dân ở đây vẫn trọng sự thủy chung, chế độ một vợ một chồng, họ vẫn luôn dạy con cái “không ăn cơm trước kẻng”, sống sau trước một lòng. Thành ra, những chuyện có con ngoài giá thú, sinh con trước hôn nhân... vẫn là hiếm hoi ở làng”, ông Thái nói.

Chỉ tay vào ngôi nhà mái ngói đơn sơ góc làng, ông Thái cho biết đó là nhà của cụ Lê Thị Vấn năm nay đã hơn 70 tuổi. Cụ Vấn lấy chồng xong, sinh được cậu con trai, thì chồng đi bộ đội hy sinh. Khi ấy, cụ Vấn còn rất trẻ, và cụ cũng rất đẹp, đàn ông trong và ngoài làng đánh tiếng hỏi cưới rất nhiều, nhưng bà đều từ chối, quyết ở vậy nuôi con khôn lớn. “Con trai cụ Vấn giờ làm giáo viên, mới đưa mẹ ra ngoài thị trấn huyện”, ông Thái nói.

Chồng mất đã 13 năm nay, chị Lê Thị Huy (SN 1972) vẫn ở vậy nuôi hai con và chưa từng nghĩ chuyện tái giá. Chị Huy chia sẻ: “Tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện đi bước nữa. Chẳng ai ép tôi cả, nhưng tôi thấy ở vậy nuôi con trong sự đùm bọc của dân làng, là mẹ con tôi thấy yên ổn rồi”.

50 tuổi đã lên lão

Tục “không tái giá” ở làng Trinh Tiết giờ ra sao? - 2
 

Phụ nữ và người dân thôn Trinh Tiết luôn tự hào và nỗ lực gìn giữ truyền thống làng

Theo ông Bùi Văn Thái, làng Trinh Tiết có nghề truyền thống là trồng dâu nuôi tằm, nhưng bây giờ nghề này không đem lại thu nhập, nên toàn bộ khu vực trồng dâu nuôi tằm của làng Trinh Tiết đã được chuyển đổi sang trồng cây ăn quả. Thôn Trinh Tiết hiện giờ có 952 hộ với 3.211 nhân khẩu, trong đó có 1.638 nhân khẩu nữ, còn lại nam 1.573 nhân khẩu, nhưng “cơ bản các cháu lớn lên học hành thoát ly đi làm ở ngoài, làng còn toàn người đã lên lão thôi”.

Thấy tôi ngạc nhiên, ông Thái cười ồ giải thích, ở làng Trinh Tiết, cứ 50 tuổi là được lên “lão”. Cụ Đào Thị Hảo (75 tuổi) ngồi kế bên vui vẻ xác nhận, cụ đã lên lão 25 năm nay.

Bà Bùi Hà (60 tuổi) lý giải, do bố của Tướng quân Bảo Công mất khi mới 49 tuổi và cũng là ông Thành Hoàng Làng nên từ đó người dân nơi đây cứ thọ 50 tuổi là được công nhận là lên lão.

Tuy nhiên, phong là “lão” theo lệ làng, nhưng do lớp trẻ ra ngoài làm ăn, học tập nhiều, nên thế hệ lao động chính trong làng vẫn toàn “lão” cả. “Với lại, đàn bà trong làng phần vì truyền thống đảm đang, nhưng người sống thủ tiết thờ chồng, không tái giá, thì gánh vác mọi việc trong gia đình, kể cả những việc vốn thường thuộc về đàn ông như cày bừa, xây sửa nhà cửa... Vì vậy, ở làng này, thấy các “lão” bà vác cày ra đồng, hay trèo lên mái nhà lợp ngói, cũng không lạ”, bà Hà nói.

Theo bà Hà, chính nhờ sự đảm đang, truyền thống chung thuỷ sắt son, mà con gái làng Trinh Tiết rất “đắt chồng”. “Thế mới có chuyện, ngày xưa mà các chàng trai muốn lấy gái làng Trinh Tiết, phải nộp rất nhiều gạch xây sân làng, đình làng, cổng làng...

Nay nếp ấy bỏ rồi, nhưng phụ nữ làng Trinh Tiết vẫn luôn tự hào vì giữ gìn được những truyền thống, phẩm hạnh tốt đẹp của người phụ nữ Việt”, bà Hà tâm sự.

Quyết giữ gìn truyền thống

Tục “không tái giá” ở làng Trinh Tiết giờ ra sao? - 3
 

Ông Nguyễn Việt Thắng, Bí thư Chi bộ thôn Trinh Tiết

Ông Nguyễn Việt Thắng, Bí thư Chi bộ thôn Trinh Tiết, xã Đại Hưng cho hay, sự tích thôn Trinh Tiết gắn liền với sự thuỷ chung, son sắt, sống có nghĩa có tình. Đó là những phẩm chất đáng quý không chỉ ở thời xưa, mà thời nay cũng vẫn cần phát huy, gìn giữ. Vì vậy, trong các cuộc họp Chi bộ thôn, bảng vàng của thôn, cũng luôn lưu ý nội dung này để tuyên truyền, nhắc nhở toàn dân làng.

Chúng tôi đem những chuyện lạ này đến để trao đổi với ông Hoàng Xuân Công, cán bộ văn hóa xã Đại Hưng. Ông Công cho biết, làng Trinh Tiết có hơn 900 hộ dân. Người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, buôn bán, chạy chợ…

Nhưng chủ yếu họ vẫn là sống bằng nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa truyền thống. Vải vóc, lụa là của làng Trinh Tiết được dệt từ những bàn tay các thiếu nữ làng này tinh xảo đến từng đường tơ. Ngày xưa, khi những người chồng đi kháng chiến thì họ vừa chăm sóc con cái và đảm trách việc đồng áng. Hình ảnh người con gái đi cày cũng chẳng có gì lạ ở làng này.

Ông Hoàng Xuân Công chia sẻ, trong cuộc sống hiện đại, giới trẻ có biểu hiện sống vội, sống gấp nhưng những cô gái làng Trinh Tiết vẫn luôn ý giữ được nét đẹp của người phụ nữ truyền thống. Nếu có chuyện “ăn cơm trước kẻng” thì cũng phải có sự dạm hỏi cưới trước. Hiện nay, làng Trinh Tiết không có việc “chửa hoang” hoặc sinh con “ngoài giá thú”.

Tiễn chúng tôi ra về trên con đường được lát gạch từ đóng góp của những cô gái trinh, ông Công nói với PV, những phẩm chất tốt đẹp của người con gái làng Trinh Tiết khiến bất kỳ ai đến cũng khen ngợi. Khi đã lấy chồng, họ sẽ nguyện thủy chung đời đời, kiếp kiếp. Chẳng may chồng mất, họ vẫn thủ tiết thờ chồng, nuôi con. “Chính vì vậy mà con gái làng chúng tôi có giá lắm!”, vị cán bộ xã cười nói.

Chàng trai tỉnh dậy sau 3 năm sống thực vật dành tặng mẹ điều xúc động

Chàng trai tỉnh dậy sau 3 năm sống thực vật dành tặng mẹ điều xúc động

 Nhờ nghị lực của người mẹ, chàng trai sinh năm 1997 đã hồi sinh kỳ diệu sau 3 năm sống thực vật. Chương trình Điều ước thứ 7 đã giúp cậu thực hiện điều ước dành tặng mẹ.

" alt="Tục “không tái giá” ở làng Trinh Tiết giờ ra sao?" width="90" height="59"/>

Tục “không tái giá” ở làng Trinh Tiết giờ ra sao?

BTV Việt Hoàng bình luận trong "Cuộc hẹn cuối tuần" 

Tối 17/7, chương trình Cuộc hẹn cuối tuầnsố đầu tiên lên sóng VTV3. Cùng với BTV Quốc Khánh và MC Huyền Trang, BTV Việt Hoàng - Người dẫn chương trình ấn tượng nhất VTV 2020đồng hành xuyên suốt mỗi số phát sóng. Ngay trong lần đầu xuất hiện, Việt Hoàng - người vốn đã được khán giả rất yêu thích qua chương trình điểm tuần của bản tin Chuyển động 24htiếp tục gây ấn tượng với phần bình luận về trào lưu sống ảo trên mạng.

Trong Cuộc hẹn cuối tuần,Việt Hoàng nhắc đến ca khúc chế đang gây sốt làChị ong nâu.Bên cạnh đó anh đề cập đến các ca khúc lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học từng gây sốt là Để Mị nói cho mà nghecủa Hoàng Thuỳ Linh. "Em làm gì có người yêu, em còn đang sợ ế đây này". Diễn viên Việt Anh chia sẻ quan điểm, không nên đặt lên vai các trend vui vẻ trên mạng xã hội áp lực gì ghê gớm vì nó chỉ mang tính giải trí, với xu hướng bây giờ chỉ 1-2 tuần là hết sứ mệnh.

{keywords}
 BTV Việt Hoàng và các MC, khách mời. 

Đồng tình với nhận xét này, BTV Việt Hoàng nói: "2 tuần là tuổi thọ trung bình cho 1 trào lưu trên mạng xã hội, 2 tuần nữa không ai quan tâm chị ong nâu bay đi đâu. Trào lưu trên mạng xã hội đáng sợ đến mức có thể thay đổi cách sống của con người mà chúng ta hay gọi là trào lưu sống ảo".

Sau khi hát ca khúc nhạc chế về trào lưu chụp ảnh khoe lên Facebook trích trong chương trình Gặp nhau cuối năm 2018 với phần trình diễn ấn tượng của NSND Tự Long, Việt Hoàng tiếp tục có bình luận thú vị. "Những người sống như mơ, như thơ nhưng lại bất ngờ vẫn hiện diện từ Táo Quân 2018 đến nay, không bớt nhưng chỉ thêm. Tuy nhiên nhiều nước nhận ra đã đến lúc phải kiểm soát cách sống này".

{keywords}
 BTV Việt Hoàng dẫn chứng bức ảnh chế của Việt Anh minh hoạ cho chương trình. 

Na Uy thông qua đạo luật khi nhiều người nhận quảng cáo mà đăng lên mạng xã hội thì phải chú thích ảnh đã qua chỉnh sửa hay chưa nếu không sẽ bị xử phạt. BTV Việt Hoàng lấy ví dụ ảnh quảng cáo Việt Anh với thân hình 6 múi có thể sẽ bị xử phạt vì bị cáo buộc các bức ảnh chỉnh sửa quá đà có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ tinh thần của người xem. Nhiều bức ảnh chỉnh sửa đẹp đến mức phi thực tế có thể làm người xem mặc cảm với ngoại hình bản thân, đặc biệt là trẻ em và vị thành niên. "Vẻ đẹp trên mạng có thực sự giúp chúng ta tự tin hơn khi đối diện với một người ở ngoài đời không", BTV Việt Hoàng đặt câu hỏi.

"Anh da nâu" bình luận: "Bước vào mạng xã hội giống như ngày xưa đi vào nhà gương. Con người có thể làm căng, làm méo, hay thổi phồng chính mình mà tấm gương che khuất lối ra".

{keywords}" alt="Việt Anh bị chế ảnh bán nude lộ thân hình 6 múi trên VTV" width="90" height="59"/>

Việt Anh bị chế ảnh bán nude lộ thân hình 6 múi trên VTV