Inter đang trải qua khoảng thời gian thất vọng, khi chỉ giành 2 điểm sau 3 trận đấu vòng bảng Champions League.Trong lịch sử, Inter chưa từng khởi đầu một mùa giải ở Champions League với 4 trận không thắng.
|
Inter và Real Madrid đều trong tình cảnh khó khăn |
Tuy nhiên, kỷ lục buồn hoàn toàn có thể xuất hiện, sau khi Inter tiếp Real Madrid trên sân nhà Giuseppe Meazza.
Dưới sự dẫn dắt của Antonio Conte, Inter mang hình ảnh một đội bóng trung bình trên sân chơi châu lục.
Inter đã trải qua 9 trận Champions League với Conte, và chỉ có vỏn vẹn 2 trận thắng. Trong 4 trận gần nhất ở sân chơi danh giá nhất châu Âu, Nerazzurri không biết mùi vị chiến thắng.
Vấn đề của Inter là thiếu sự cân bằng, cũng như sự cứng nhắc trong chiến thuật mà Conte xây dựng.
Một khi không thể thắng Real Madrid, đại diện Serie A đối mặt với nguy cơ không thể giành vé vào vòng 1/8.
Real Madrid cũng đang trong tình cảnh không hề dễ chịu chút nào.
Phong độ từ đầu mùa của Real Madrid rất thiếu ổn định. Trong 2 trận gần nhất, đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha không thắng. Đáng chú ý là trận thua Valencia 1-4, thất bại nặng nhất dưới triều đại Zidane.
Real Madrid đến Italy mà không có đội trưởng Sergio Ramos - người chơi rất hay trận lượt đi thắng Inter 3-2.
Hàng công Real Madrid không có sự phục vụ của Karim Benzema, và tiền vệ năng động Fede Valverde cũng phải ngồi nhà.
Trong cuộc chiến giữa hai kẻ khốn khó, 1 điểm là kết quả hợp lý nhất.
Lực lượng:
Inter: Sensi chấn thương. Brozovic, Kolarov dương tính Covid-19.
Real Madrid: Sergio Ramos, Benzema, Valverde chấn thương. Luka Jovic, Militao nhiễm Covid-19. Casemiro trở lại sau thời gian điều trị Covid-19.
Đội hình dự kiến:
Inter (3-4-1-2): Handanovic; Skriniar, De Vrij, Bastoni; Hakimi, Barella, Gagliardini, Young; Arturo Vidal; Lukaku, Lautaro Martinez
Real Madrid (4-2-3-1): Courtois; Carvajal, Varane, Nacho, Mendy; Modric, Casemiro; Vinicius, Hazard, Asensio; Mariano.
Tỷ lệ châu Á: Inter chấp 1/4
Tài xỉu: 3
Dự đoán: hòa 2-2
*Thành tích đối đầu:
*5 trận gần nhất của Inter:
*5 trận gần nhất của Real Madrid:
Lịch Thi Đấu Champions League 2020/2021 |
Ngày | Giờ | Đội | Tỉ số | Đội | Vòng | Kênh |
26/11 |
26/11 | 00:55 | Gladbach | | -:- | | Shakhtar Donetsk | B | |
26/11 | 00:55 | Olympiakos Piräus | | -:- | | Man City | C | |
26/11 | 03:00 | Olympique Marseille | | -:- | | FC Porto | C | |
26/11 | 03:00 | AFC Ajax | | -:- | | FC Midtjylland | D | |
26/11 | 03:00 | Liverpool FC | | -:- | | Atalanta | D | |
26/11 | 03:00 | Inter | | -:- | | Real Madrid | B | |
26/11 | 03:00 | Atlético Madrid | | -:- | | Lokomotiv Moskva | A | |
26/11 | 03:00 | Bayern München | | -:- | | RB Salzburg | A | |
" alt="Nhận định bóng đá Inter vs Real Madrid"/>
Nhận định bóng đá Inter vs Real Madrid
Solskjaer bóng gió Cavani đá chính MU vs PSG |
HLV Solskjaer cho thấy sẽ tung Cavani vào sân ngay từ đầu MU đấu PSG |
Sau phong độ chói sáng giúp MU thắng ngược Southampton 3-2 với cú đúp cùng pha kiến tạo còn lại, HLV Solskjaer bóng gió việc Cavani sẽ có mặt ở đội hình xuất phát MU tiếp PSG, lượt trận thứ 5 vòng bảng Cúp C1.
Chỉ cần 1 điểm là MU đảm bảo vé vào vòng 16 Champions League, trong khi PSG cần phải thắng để nuôi hi vọng đi tiếp.
PSG chính là nơi Cavani đã gắn bó trước khi hết hợp đồng hồi mùa hè và gia nhập MU theo dạng chuyển nhượng tự do.
Và Solskjaer cho thấy, có thể tung Cavani vào sân đấu đội bóng cũ, ngay từ đầu:
“Anh ấy đã sẵn sàng thi đấu và tất nhiên là thật đặc biệt khi Cavani gặp lại đội bóng cũ PSG, nơi anh ấy từng là Vua phá lưới.
Cavani sẽ không để tình cảm bị ảnh hưởng mà sẽ biến thành năng lượng, tiếp sức cho anh ấy. Anh ấy là người rất chuyên nghiệp và sẽ sẵn sàng cho trận đấu bằng tinh thần của Quỷ đỏ.
Những cầu thủ hàng đầu có thể gạt chuyện tình cảm sang một bên”.
Messi tiếp tục bị HLV Koeman “đá’ khỏi Cúp C1
|
Messi vắng mặt trận thứ 2 liên tiếp của Barca ở Cúp C1 |
Đội trưởng Barca sẽ ngồi ngoài trận thứ 2 liên tiếp ở Champions League, cùng với 2 sao đình đám khác trong chuyến làm khách Ferencvaros, 3h ngày 3/12.
HLV Koeman đã quyết định loại 3 trụ cột khỏi trận Barca đấu Ferencvaros, gồm đội trưởng Messi, tiền vệ Coutinho và thủ thành Ter Stegen.
Quyết định này đến từ việc Barca đã giành vé sớm vào vòng 16 Champions League sau khi toàn thắng cả 4 trận trước đó. Do vậy, chiến lược gia người Hà Lan để cho 3 trụ cột nghỉ ngơi.
Trước đó, nhà cầm quân này cũng đã để Messi ngồi ngoài trận Barca thắng đậm Dynamo Kiev 4-0.
Barca sẽ tiếp Juventus ở lượt đấu cuối cùng vòng bảng và người hâm mộ hi vọng lần này sẽ được chứng kiến Messi và Ronaldo tái đấu sau khi lỡ ở lượt đi (do tiền đạo người Bồ dính Covid-19).
L.H
" alt="Tin bóng đá 2/12: Cavani đá chính MU vs PSG, Messi bị Koeman loại"/>
Tin bóng đá 2/12: Cavani đá chính MU vs PSG, Messi bị Koeman loại
Theo Bộ Tài chính, về tình hình tài chính năm 2016 của xi măng Hải Phòng không bảo toàn được vốn, xi măng Tam Điệp đã mất gần hết vốn, mất an toàn về tài chính nghiêm trọng. Thu hồi các khoản nợ, không làm thất thoát vốn nhà nước
Theo báo cáo gửi Bộ Xây dựng về tình hình tài chính năm 2016 của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem), Bộ Tài chính cho biết các thông tin chi tiết về hiệu quả của các công ty con trực thuộc đơn vị này.
Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 của Vicem, Bộ Tài chính cho biết, tổng doanh thu của công ty mẹ đạt 1.361 tỷ đồng (bằng 94% so với năm 2015), lợi nhuận thực hiện đạt 303 tỷ đồng (tăng 106% so với năm 2015). Trong năm 2016, công ty đã thực hiện trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn là 649 tỷ đồng chủ yếu liên quan đến phần vốn đầu tư tại công ty CP xi măng Hạ Long.
|
Nhà máy xi măng Hải Phòng (Ảnh: Báo Xây dựng) |
Về tình hình nợ phải thu và nợ phải trả, tính đến thời điểm 31/12/2016, Công ty mẹ có số dư nợ phải thu là 1.922 tỷ đồng (chiếm 13,6% tổng tài sản/tổng giá trị tài sản). Trong đó, phải thu lợi nhuận, cổ tức được chia là 235 tỷ đồng; phải thu cho các công ty vay là 1.260 tỷ đồng, chiếm 66%/tổng nợ phải thu (trong đó: Cty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng vay 200 tỷ đồng, Tam Điệp vay 776 tỷ đồng, Cty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn vay 246 tỷ đồng). Do Vicem Hải Phòng và Tam Điệp có số lỗ luỹ kế lớn, tình hình tài chính khó khăn nên các khoản Công ty mẹ cho các công ty này vay khó có khả năng thu hồi hoặc thu hồi chậm.
Bộ Tài chính cũng cho biết thông tin chi tiết về hiệu quả của các công ty con. Trong đó, với Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp, Bộ này cho biết đến cuối năm 2016, vốn đầu tư của chủ sở hữu là 1.132 tỷ đồng. Tuy nhiên, do số lỗ luỹ kế quá lớn (1.120 tỷ đồng) nên vốn chủ sở hữu chỉ còn 68,86 tỷ đồng. Đặc biệt hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là 28 lần, trong khi hệ số thanh toán nợ ngắn hạn chỉ là 0,55.
“Như vậy, công ty đã mất gần hết vốn, mất an toàn về tài chính nghiêm trọng và không đảm bảo khả năng thanh toán nợ, hoạt động của công ty hoàn toàn phụ thuộc vào các khoản vay, chiếm dụng và hỗ trợ từ công ty mẹ - Vicem” – Bộ Tài chính nhận định.
Tình trạng khó khăn cũng diễn ra tại Công ty TNHH Một thành viên Xi măng Vicem Hải Phòng. Đến cuối năm 2016, đơn vị này lỗ luỹ kế 285 tỷ đồng. Bộ Tài chính cho biết, công ty vẫn dùng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn cho thấy sự mất cân đối về tài chính, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp (chỉ 0,64). Cơ quan này cũng cho biết, công ty không bảo toàn được vốn, khi khoản đầu tư của chủ sở hữu là 1.021 tỷ đồng nhưng hiện chỉ còn 638 tỷ đồng.
Sau khi nhận chuyển giao Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long từ Tổng công ty Sông Đà, Vicem đã giúp đơn vị này thoát lỗ. Tuy nhiên, đến cuối năm 2016, lỗ luỹ kế của công ty vẫn còn hơn 2.500 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm trên 1.500 tỷ đồng. Đặc biệt, con số nợ phải trả lên tới hơn 7.600 tỷ đồng.
“Công ty bị mất cân đối và mất an toàn về tài chính nghiêm trọng, việc cân đối dòng tiền để trả nợ trong những năm tiếp theo sẽ gặp khó khăn” – Bộ Tài chính nhận định.
Các công ty xi măng khác của Vicem như Bút Sơn, Hoàng Mai, Bỉm Sơn... có hệ số nợ khả năng thanh toán chỉ từ 0,4-0,6 lần. Và cũng như những công ty sản xuất xi măng khác của Vicem, các đơn vị này đều sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn, cho thấy sự mất cân đối về tài chính, khả năng thanh toán nợ đến hạn thấp.
Bộ Tài chính đánh giá hiệu quả đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của công ty mẹ còn thấp, chỉ đạt hơn 5%. Đến cuối năm 2016, công ty mẹ cho các công ty con vay 1.260 tỷ đồng, trong đó Tam Điệp vay 776 tỷ đồng, Bút Sơn vay 246 tỷ đồng, Hải Phòng vay 200 tỷ đồng.
“Do Vicem Hải Phòng và Tam Điệp có số lỗ luỹ kế lớn, tình hình tài chính khó khăn nên các khoản Công ty mẹ cho các công ty này vay khó có khả năng thu hồi hoặc thu hồi chậm”, Bộ Tài chính nhận định.
Trong văn bản, cơ quan này đề nghị Vicem có biện pháp kiểm soát, thu hồi các khoản nợ cho các công ty con vay để không làm thất thoát, bị chiếm dụng vốn, tiền, tài sản nhà nước.
Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Xây dựng kiểm tra, rà soát việc cho vay của công ty mẹ và chỉ đạo Vicem có biện pháp thu hồi nợ. Chỉ đạo Vicem có trách nhiệm phối hợp với Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Hud, Công ty xi măng Hạ Long và Sông Thao đốc thúc doanh nghiệp xây dựng phương án đảm bảo nguồn tiền trả nợ các khoản vay nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ, ADB, khoản vay Quỹ tích lũy trả nợ Bộ Tài chính.
“Giải quyết tồn tại phải từng bước”
Trước đó, vào đầu năm 2017, kết luận thanh tra của Bộ Xây dựng cũng cho biết, Vicem và 20 công ty trực thuộc vướng nhiều sai phạm, thua lỗ nghìn tỷ trong quá trình kinh doanh, đầu tư. Ngoài ra, việc chi trả thù lao cho ban lãnh đạo tại nhiều công ty con cũng không phù hợp quy định. Ngay sau đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Bộ Xây dựng kiểm tra, làm rõ và báo cáo về Văn phòng Chính phủ trong tháng 3. Tuy nhiên, thông tin này hiện chưa được công bố rộng rãi.
Tháng 9 vừa qua, Vicem cũng có sự thay đổi nhân sự khi ông Trần Việt Thắng thôi chức Tổng giám đốc Vicem. Ông Bùi Hồng Minh, Phó tổng giám đốc tổng công ty sau đó đã được bổ nhiệm vào “ghế nóng” này thay ông Thắng.
Trao đổi về các vấn đề tại Vicem hiện nay, ông Bùi Hồng Minh, Tổng giám đốc tổng công ty cho biết, về tổng thể, Vicem vẫn có lãi, riêng có 3 công ty vẫn lỗ.
“Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long được Tổng Cty Sông Đà chuyển về theo chỉ đạo của Chính phủ để tái cấu trúc. Trong tái cấu trúc của Hạ Long là doanh nghiêp tự tái cấu trúc để trả nợ cho nhà nước vì nhà nước có vốn và có bảo lãnh cho vay. Đến nay, xi măng Hạ Long đã đứng vững (đứng vững tại hiện tại) còn lỗ luỹ kế vẫn còn tồn tại và phải tái cấu trúc nhiều năm thì mới trả nợ cho nhà nước. Năm 2016 là năm doanh nghiệp đầu tiên trả được nợ còn những năm trước đó, nhà nước phải bảo lãnh. Khi về Vicem, Viecm đã kiến nghị với chính phủ làm rõ vấn đề này” – ông Minh nói.
Còn về Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp, vị này cho biết: Đây cũng là lỗ tồn tại từ trước đây. Xi măng Tam Điệp chuyển về Vicem từ năm 2005. Tỉnh Ninh Bình khi chuyển về vốn chủ sở hữu không có. Trước kia đi vay có sự bảo lãnh của nhà nước, lúc đó, Vicem mỗi kỳ trả nợ là phải trả nợ thay nhưng không cân đối đủ để trả nợ nên lỗ vẫn tồn tại đến giờ này.
“Sau khi có kết luận thanh tra tài chính đã lên phương án tái cấu trúc tổng công ty và các đơn vị thành viên. Vấn đề bây giờ phải làm việc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, 2 tháng nay tình hình đã có khởi sắc. Thứ 2 là tái cấu trúc, cổ phần hoá. Vừa rồi đang báo cáo chính phủ, đánh giá giá trị đầu tư tăng gấp đôi tổng tài sản. Quý II/2018 sẽ trình phương án cổ phần hoá. Giải quyết tồn tại phải từng bước không phải ngày một ngày hai” – ông Minh cho hay.
Hồng Khanh
Tổng Công ty Xi măng Việt Nam có Tổng Giám đốc mới
Ông Bùi Hồng Minh vừa được bổ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) thay cho ông Trần Việt Thắng đã bị cho thôi chức trước đó.
" alt="Xi măng Hải Phòng không bảo tồn vốn Tam Điệp mất gần hết vốn"/>
Xi măng Hải Phòng không bảo tồn vốn Tam Điệp mất gần hết vốn