当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Soi kèo góc Aston Villa vs Liverpool, 2h30 ngày 20/2 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo CS Sfaxien vs Club Africain, 20h00 ngày 20/2: Cửa trên ‘tạch’
Trương Tuấn Tú mới 21 tháng tuổi, là bệnh nhi được chỉ định ghép gan gấp của Khoa Gan Mật Tụy – Ghép gan (Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM). Con mắc phải căn bệnh xơ gan, mà bắt đầu từ bệnh lý teo đường mật bẩm sinh.
Tại phòng cách ly, cậu bé nhỏ thó, làn da vàng vọt, đen đúa nằm lọt thỏm trên chiếc giường bệnh. Một tay ôm bình sữa pha sẵn, một tay quơ tìm mẹ, khóc thảm thiết, nước mắt lăn dài.
Đứa trẻ bạc phận
Cuối tháng 3/2020, vợ chồng chị Dương Thị Lan Phương (tỉnh Bình Phước) hạnh phúc chào đón con trai đầu lòng. Sau vài ngày tuổi, thấy da con vàng vọt, vợ chồng chị đưa con đi khám ở cơ sở y tế tại địa phương. Bác sĩ kết luận con chỉ bị vàng da sinh lý, khoảng 3 tháng sẽ hết. Thế nhưng, càng ngày Tuấn Tú càng quấy khóc, trằn trọc khó ngủ.
Khi con gần một tháng tuổi, vợ chồng chị Phương không yên tâm nên đã đưa con lên bệnh viện tỉnh. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán con bị vàng da ứ mật, rồi chuyển con vào Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM để làm các xét nghiệm chuyên sâu.
![]() |
Giấc ngủ chập chờn và sự ngứa ngáy trên cơ thể khiến con khóc ngặt. |
![]() |
Hai tay chân con đều còi cọc, đen đúa, chỉ có cái bụng là bự so với cả thân hình. |
Kết quả, Tuấn Tú được chuẩn đoán bệnh lý teo đường mật bẩm sinh. Con phải trải qua ca mổ Kasai khi mới 2 tháng 1 ngày tuổi. Cả trước và sau ca mổ, dù vẫn ăn uống bình thường, nhưng cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng nên con cứ còi cọc mãi.
Chị Phương nghẹn ngào: “Sau ca mổ, nhiều lần, con bị nhiễm trùng đường mật. Có những lần con sốt cao, nhưng tôi không biết là do bệnh của con hay sốt mọc răng, nên lúc nào cũng sống trong lo sợ. Thấy con cứ khóc miết, chúng tôi chẳng biết làm cách nào mới giúp được con”.
Sau ca mổ Kasai, cùng với những đợt nhập viện do bị nhiễm trùng thì bụng của con cũng to dần. Những cơn ngứa ngáy từ đầu đến chân dày vò đứa trẻ tội nghiệp, có khi con cào rách cả da.
Điều an ủi nhất đối với vợ chồng chị Phương là con rất hoạt bát, lém lỉnh. Ở cái tuổi tập nói, nghe con ngọng ngịu gọi: “Mẹ”, thậm chí còn khen: “Mẹ đẹp quá!”, trái tim chị Phương như tan chảy. Bởi vậy, khi biết rằng chỉ có ghép gan mới cứu được con, chị Phương đã lập tức đồng ý với bác sĩ, đăng ký hiến gan cho con.
![]() |
Bác sĩ đánh giá ca phẫu thuật ở thời điểm hiện tại khá khả quan. Con không thể chờ thêm nữa. |
Bác sĩ Nguyễn Hồng Vân Khánh, Phó Khoa Gan Mật Tụy – Ghép gan chia sẻ với VietNamNet: “Ghép gan ở thời điểm hiện tại đối với sức khỏe của con đã có phần “mấp mé với nguy hiểm”. Nhưng nếu không tiến hành ca ghép ngay, tính mạng của con sẽ khó mà giữ được”.
Còn thiếu 300 triệu đồng để cứu mạng con
Theo bác sĩ đánh giá, điều thuận lợi nhất đối với ca ghép gan của Tuấn Tú là gia đình tha thiết cứu con. Người thân sẵn sàng hiến gan, họ hứa sẽ tuyệt đối nghe lời chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sự ổn định trước ca ghép. Thế nhưng, khó khăn lớn nhất cũng từ phía gia đình. Đối với một ca ghép gan, tổng chi phí dự kiến lên tới hơn 500 triệu đồng, nhưng vợ chồng chị Phương chạy vạy hết cách cũng chỉ được 200 triệu đồng.
Người mẹ trẻ cố kìm nước mắt. Trước đây, chị Phương đi làm mướn ở tiệm tóc tại địa phương, nhưng từ khi mang bầu Tuấn Tú, do sức khỏe không đảm bảo nên chị phải nghỉ làm. Dự định sinh con xong khoảng 3 tháng thì sẽ đi làm lại. Không ngờ, con trai lại mắc bệnh từ lúc lọt lòng, chị chẳng thể đi làm được nữa.
Còn anh Trương Tuấn Anh làm tài xế xe tải cho công ty tư nhân. Vừa chạy xe, vừa khuân vác nhưng lương tối đa cũng chỉ khoảng 8 triệu đồng. Gặp trúng mùa dịch, công việc giảm tải, thu nhập chỉ còn phân nửa.
![]() |
Em bé chưa đầy 2 tuổi đã bị bệnh tật giày vò đến kiệt quệ. |
![]() |
Người mẹ 22 tuổi đã sẵn sàng để hiến gan cho con, đáng tiếc chi phí cho ca ghép quá lớn. |
Toàn bộ số tiền dành dụm và kiếm được suốt 2 năm nay đều đã tiêu tốn vào những lần đưa con lên bệnh viện. Vì vậy, họ có được số tiền 200 triệu đồng là nhờ người thân giúp đỡ, cùng với vay mượn của những người quen. Tuy nhiên, trong thời điểm cận Tết cổ truyền, nhiều nơi lại vừa trải qua đợt dịch nặng nề, gia đình họ đã chẳng còn chỗ để cậy nhờ thêm nữa.
Ngắm đứa trẻ hồn nhiên chơi cùng sau khi làm quen, người lớn không khỏi xót xa. Ngày hôm nay con còn được cười đùa, nhưng ngày mai thôi, liệu con có còn đủ sức để chống chọi căn bệnh hiểm nghèo đang mang. 300 triệu đồng ở thời điểm này quả thực quá lớn, nhưng nếu đổi lại là sự sống của một thiên thần đáng yêu như con, chắc chắn sẽ đáng giá.
Mong rằng mỗi người trong chúng ta may mắn hơn con, sẽ đưa đôi bàn tay trắng trẻo nâng đỡ cho bàn tay nhăn sạm của con.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Với nghề chạy xe thuê của anh Vương cùng việc buôn bán quần áo cũ ở chợ của chị Thương, mỗi tháng anh chị kiếm được hơn 10 triệu đồng để lo cho 6 miệng ăn và trả tiền thuê nhà.
Vào năm 2019, người chồng phát hiện bệnh tiểu đường nặng, buộc phải nghỉ lái xe rồi ở nhà. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến anh gặp khó khăn khi tìm việc làm khác phù hợp với sức khoẻ của mình.
"Lúc đó ai gọi gì thì anh làm đó nhưng vì sức khỏe yếu nên làm 1, 2 ngày lại phải nghỉ. Từ phụ thợ nề đến bốc vác chồng tôi đều trải qua cả”, chị Thương trầm tư.
Đến 9/2020, Tuấn bỗng dưng có triệu chứng phù mặt, bụng chướng lên cộng với những cơn đau liên hồi nhiều ngày liền. Hoảng hốt mang con trai vào bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán mắc hội chứng thận hư. Gia đình lúc này vét hết số tiền dành dụm còn lại để chạy chữa cho Tuấn.
Chị Thương rưng rưng: “Còn bao nhiêu thì đưa ra để lo cho con chứ cũng không suy nghĩ gì nữa. Hết thì lại vay chứ mình không thể nào bỏ con như vậy được”.
Bệnh tật và nợ nần
Từ lúc Tuấn mắc bệnh, chị phải nghỉ việc ở nhà chăm con. Thu nhập không có, người con trai đầu dù đi làm cũng không giúp được nhiều, mỗi tháng chỉ phụ thêm được cha mẹ khoảng 2 triệu đồng. Anh Vương bị tiểu đường vẫn cố xin đi làm bảo vệ ở một công ty trên địa bàn, lương hơn 4 triệu đồng/tháng vừa đủ mua thuốc cho bản thân.
Chị Thương bên con trai |
Trong khi đó, trung bình mỗi tháng, gia đình tiêu tốn hơn 10 triệu đồng tiền thuốc men và viện phí cho Tuấn. “Bệnh của con đau lúc nào chạy lúc đó nên đôi lúc mỗi tháng nằm viện đến 2 lần, mỗi lần kéo dài hơn 1 tuần…”.
Tổng số tiền mua thuốc cho hai bố con mất gần 15 triệu. Hiện vợ chồng chị Thương còn gánh số nợ hơn 150 triệu đồng để chữa bệnh cho anh Vương và Tuấn.
“Trong đó, có 50 triệu tôi phải nhờ người em đứng tên để vay ngân hàng vì tôi không có gì thế chấp. 100 triệu còn lại được bà con, họ hàng xóm láng giềng gom góp lại cho mượn, không biết lúc nào trả được nữa…”, chị Thương nghẹn giọng.
Hiện tại, anh chị đang thuê trọ tại phường An Phú, chủ nhà thương tình nên lấy giá 1 triệu đồng/tháng. "Anh chị em cũng gom góp trả giúp tiền trọ mấy tháng nay. Chắc ra tết chúng tôi tiếp tục tìm một căn trọ khác khoảng 500 nghìn đồng/tháng để ở thôi. Miễn có chỗ ăn, chỗ ở là tốt lắm rồi, giờ chỉ mong chồng và con khỏe lại…”.
Tuy nhiên, tình hình của Tuấn hiện giờ không mấy khả quan. Những liều thuốc bổ sung đạm và canxi đều đã không dung nạp được, phải tăng liều nặng để thích ứng với cơ thể. Việc tăng liều vừa thêm gánh nặng tiền thuốc, vừa đẩy cơ thể của Tuấn cần có sức khỏe tiếp nhận được thuốc.
Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Văn Tám (TP Tam Kỳ) Nguyễn Thị Phúc Xuân cho hay, hiểu được hoàn cảnh của gia đình Tuấn, nhà trường luôn tạo điều kiện để em có được tinh thần học tập cũng như thời gian đến lớp thuận lợi nhất.
“Giáo viên chủ nhiệm luôn gửi bài và hướng dẫn cháu học tập nếu như cháu nghỉ. Bên cạnh đó cũng nhờ phụ huynh hỗ trợ mỗi lúc Tuấn sức khỏe ổn định”, cô Xuân nói.
Theo bà Nguyễn Thị Đào, Trưởng phòng LĐ-TBXH TP Tam Kỳ, thấy được hoàn cảnh trên, Phòng đã hỗ trợ 3 triệu đồng cho em Tuấn.
“Số tiền không là bao so với những gì gia đình Tuấn phải gánh vác. Phòng mong muốn các tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí điều trị bệnh để em mau chóng hồi phục, sức khỏe ổn định, tiếp tục được cắp sách đến trường như các bạn cùng trang lứa”, bà Đào nói.
Công Sáng
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Gia đình kiệt quệ khi cha bị tiểu đường, con trai mắc hội chứng thận hư
Trẻ nào cũng bị viêm amidan, vấn đề là mức độ, tần suất nhiều hay ít. Vì thế, nói "có trẻ không bị viêm amidan" là không chính xác bởi đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để bảo vệ trẻ khi tiếp xúc với môi trường xung quanh có vi trùng.
Tuỳ phản ứng, đề kháng của cơ thể sẽ có các mức và tần suất viêm amidan kháng nhau. Cơ địa của trẻ cũng là vấn đề. Người ta thấy ở trẻ thừa cân, béo phì, tổ chức lympho phát triển nhiều, hiện tượng viêm amidan cũng nhiều hơn.
Ở trẻ nhỏ, các đợt viêm cấp ở vùng mũi họng thường là viêm VA hoặc viêm amidan. Những tổ chức này nằm trong vùng họng khiến họng đỏ lên. Khi viêm amidan, bác sĩ khám trụ amidan thấy đỏ và khối amidan sưng phồng to, có thể có mủ hoặc giả mạc trên amidan. Nếu bị viêm họng (mãn tính, cấp tính) có thể nổi hạt, họng đỏ, không có biểu hiện sưng phồng của amidan.
Lý do có trẻ viêm amidan và tự thoái lui, không để lại biến chứng; tuy nhiên lại có trẻ có nhiều biến chứng phụ thuộc vào việc điều trị ban đầu, cơ địa, đề kháng của trẻ.
Khi trẻ viêm amidan cấp, cần điều trị kháng sinh đúng, nâng đỡ tổng trạng để sức đề kháng trẻ tăng lên, đẩy lui đợt viêm cấp. Tuy nhiên, nếu trẻ cứ uống thuốc 1 đến 2 ngày lại ngưng thì vi trùng, vi khuẩn sẽ có nguy cơ kháng thuốc kháng sinh, gây áp xe amidan, dẫn đến hiện tượng viêm tấy tái diễn nhiều lần.
Tình trạng tái viêm cũng phụ thuộc sức đề kháng hay cơ địa của trẻ. Nếu sức đề kháng tốt thì đợt viêm cấp lui nhanh. Những người trào ngược thực quản dạ dày thì dễ bị viêm họng, viêm amidan nhiều hơn.
Những biến chứng của trẻ khi bị viêm amidan như:
Biến chứng viêm cấp tính: Trẻ sưng, đau, sốt, amidan có mủ, đau họng, không ăn uống được trong các đợt cấp. Nhiều trẻ miệng hôi, khó nuốt, thậm chí nghỉ học.
Biến chứng mãn tính, trẻ có những đợt viêm amidan quá phát gây triệu chứng ngưng thở khi ngủ, ngáy khi ngủ. Điều này do amidan quá phát, lớn gây bít họng trẻ, khiến trẻ ngủ có những đợt ngáy rất to, thậm chí ngưng thở, gây ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ.
Ngoài ra, trẻ mắc viêm amidan có thể có biến chứng viêm đường hô hấp dưới do viêm mủ, viêm khí phế quản; biến chứng do nhiễm vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A gây viêm cầu thận cấp, nặng hơn có thể gây thấp khớp, thấp tim...
Một chỉ định cắt amidan đúng giúp trẻ có khoẻ mạnh hơn. Vậy khi nào trẻ nên cắt bỏ amidan?
Tất cả những trẻ có đợt viêm amidan cấp tính với biểu hiện sốt, đau họng, viêm amidan đỏ giả mạc thì cần điều trị nội khoa. Trẻ có thể uống thuốc, nếu nặng hơn như viêm tấy thành họng có thể tiêm thuốc.
Chỉ định cắt amidan được đưa ra với những trẻ:
- Amidan quá to, bít tắc nghẽn đường thở, gây triệu chứng ngáy hay ngưng thở khi ngủ;
- Biến chứng viêm thường xuyên đường hô hấp dưới như viêm khí phế quản;
- Nghi ngờ ung thư;
- Xuất huyết amidan;
- Có triệu chứng sốt lạnh run nghi ngờ nhiễm vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A, gây biến chứng viêm cầu thận, thấp khớp, thấp tim…
- Tần suất bị: Trẻ viêm amidan trên 6 đợt viêm trong 1 năm; bị 5 đợt viêm/năm nhưng liên tiếp trong 2 năm; bị 3 đợt viêm/năm liên tiếp 3 năm; trẻ nghỉ học trên 2 tuần trong đợt viêm nặng;
- Trẻ hôi miệng dù hết đợt viêm amidan cấp nhưng vẫn có mủ mãn tính; viêm nhưng điều trị kháng sinh không hết, vẫn đau họng, áp xe, nuốt nghẹn, nuốt vướng…
Amidan khi không viêm nhiều vẫn có chức năng bảo vệ cơ thể. Khi viêm quá nhiều, bản thân amidan là ổ vi trùng tồn tại trong họng, lâu lâu lại bùng phát, ảnh hưởng toàn thân; lúc đó amidan không còn chức năng bảo vệ, ngược lại lại có hại cho cơ thể. Những trường hợp này cần cắt amidan. Chưa có tài liệu nào chứng minh cắt amidan là có hại cho sức khoẻ.
'Con nhà người ta' không bị viêm amidan, sao con mình lại bị ‘tối ngày’?
Nhận định, soi kèo Anderlecht vs Fenerbahce, 3h00 ngày 21/2: An bài
Nhiều người có thói quen xấu khi ngủ, đặc biệt là vào cuối tuần, thậm chí buồn đi tiểu cũng không muốn rời khỏi giường, cố chịu đựng để được nằm ngủ thêm một lúc. Khi bàng quang có nước tiểu sẽ sản sinh cảm giác muốn bài tiết ra ngoài, nếu nhịn tiểu quá lâu, theo khoa học gọi là “giữ nước tiểu mang tính bắt buộc”, sẽ gây nguy hiểm lớn đối với cơ thể. Sau khi thức dậy, chất độc không được bài tiết ra ngoài kịp thời, còn lưu lại trong cơ thể dẫn đến gan bị “trúng độc”.
Thói quen 2: Không ăn sáng, làm tổn thương gan và tổn thương túi mật
Theo các chuyên gia, thời gian dài không ăn sáng, bữa trưa lại ăn đơn giản, dễ dẫn đến cơ thể thiếu dinh dưỡng, thiếu protein và các nguyên nhân khác gây lắng đọng mỡ gan. Ngoài ra, ngồi nhiều, thiếu vận động, rất nhiều calo và chất béo trong cơ thể không thể tiêu thụ được và cuối cùng chuyển thành chất béo. Khi các chất béo này lắng đọng dưới da, sẽ gây béo phì. Khi chúng được tích lũy trong gan, chúng sẽ trở thành gan nhiễm mỡ.
Lâu dài không ăn sáng hoặc khoảng thời gian giữa hai bữa ăn quá dài, mật được giữ lại trong túi mật quá lâu, không được sử dụng. Nước trong đó bị hấp thụ, dịch mật ngày càng trở nên nhớt, dịch mật nhớt sẽ dần hình thành sỏi mật. Hành vi này thường ngày mặc dù không nhìn thấy, nhưng lâu ngày sẽ làm tổn thương gan.
Gan tốt hay không nhìn vào 3 đặc điểm này
1. Ở giữa móng tay trắng
Nếu móng tay của bạn có màu trắng ở giữa và màu đen ở các cạnh, rất có thể đó là viêm gan. Nếu móng tay xuất hiện các sọc ngang, đó là tiền thân của bệnh gan, kiến nghị mọi người cần phải chú ý.
2. Móng tay nhợt nhạt, da khô xung quanh
Nếu bạn còn trẻ và có móng tay nhợt nhạt, bạn có khả năng mắc các bệnh sau: thiếu máu, suy tim sung huyết, tiểu đường, bệnh gan, suy dinh dưỡng. Nếu da xung quanh móng quá khô và thô ráp, nên sử dụng massage và nuôi dưỡng để cải thiện tình trạng này.
3. Đau nửa đầu, mụn mặt
Sự tích tụ quá nhiều độc tố gan có thể gây ra chứng đau nửa đầu và mụn trứng cá ở hai bên mặt. Bởi vì hai bên mặt và bụng dưới là khu vực của gan và các đối tác của nó, một khi gan không được giải độc, sẽ gây ra những hiện tượng này.
Không muốn gan bị bệnh thì phải sớm thay đổi những thói quen xấu sau đây:
- Uống rượu quá mức: Rượu có thể gây kích thích lớn cho gan, ảnh hưởng đến chức năng giải độc và trao đổi chất của gan và gây gánh nặng cho gan.
- Thường xuyên thức khuya: Nếu bạn thức khuya trong một thời gian dài, nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình giải độc và chuyển hóa của gan. Hy vọng rằng bạn có thể thay đổi thói quen xấu là thức khuya.
- Uống quá nhiều thuốc: Nếu thời gian dài dùng lượng lớn thuốc, uống quá nhiều thuốc sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan.
- Tức giận: Y học Trung Quốc cho rằng, thường xuyên tức giận sẽ làm tổn thương gan, dẫn đến ứ đọng gan, ảnh hưởng đến việc giải độc và chuyển hóa của gan, và cũng sẽ gây gánh nặng lớn cho gan.
Hà Vũ (Dịch theo Aboluowang)
Vừa qua, các nhà khoa học đã tìm ra "kẻ giấu mặt" đằng sau căn bệnh gan nhiễm mỡ từ trường hợp một thanh niên nhập viện dù không uống bia rượu.
" alt="Hai thói quen vào buổi sáng gây hại gan hơn uống rượu và thức khuya"/>Hai thói quen vào buổi sáng gây hại gan hơn uống rượu và thức khuya
Khu đất dự án NƠXH này có quy mô 12.100m2 thuộc dự án Khu tái định cư và công viên cây xanh – thể dục thể thao, số 4 Phan Chu Trinh, Phường 12, Q.Bình Thạnh. Hiện khu đất đã hoàn tất bồi thường và đầu tư hạ tầng.
Theo quy hoạch, khu đất dự án NƠXH là đất ở cao tầng, kết hợp thương mại dịch vụ. Sở Xây dựng đề xuất UBND TP.HCM giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, đến nay đề xuất này chưa được chấp thuận.
Dự án NƠXH chung cư Tanimex tại phường Bình Hưng Hoà, Q.Bình Tân được phê duyệt từ năm 2010 nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai. Chủ đầu tư dự án là Công ty CP SXKD Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình.
Dự án này có quy mô 472 căn hộ, mục tiêu ban đầu là xây dựng cho công nhân thuê. Năm 2018, UBND TP.HCM điều chỉnh phương án tiêu thụ sản phẩm thành bán, cho các đối tượng NƠXH thuê.
Mục tiêu dự án đã được điều chỉnh thành NƠXH, tuy nhiên quyết định giao đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho chủ đầu tư vẫn là dự án nhà lưu trú công nhân.
Được UBND TP.HCM giao chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành liên quan thống nhất phương án về điều chỉnh mục tiêu dự án từ tháng 9/2022, nhưng đến nay Sở Tài nguyên và Môi trường vẫn chưa báo cáo.
Một dự án khác là NƠXH Lê Thành Tân Kiên (giai đoạn 1) tại huyện Bình Chánh, do Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Lê Thành làm chủ đầu tư vẫn đang “đứng hình” vì vướng quy hoạch.
Quy mô 1.456 căn hộ chung cư NƠXH cho thuê, dự án này toạ lạc trên diện tích đất 23.100,8m2. Theo quy hoạch năm 2013, khu đất dự kiến thực hiện dự án có chức năng nhóm nhà ở xây dựng mới dạng cao tầng.
Vướng mắc của dự án này là chưa được điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 để được hưởng ưu đãi tăng hệ số sử dụng đất tối đa lên 1,5 lần.
Hiện nay, Sở Quy hoạch – Kiến trúc và UBND huyện Bình Chánh vẫn chưa thống nhất các nội dung điều chỉnh quy hoạch 1/2.000 liên quan đến dự án này.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ, thủ tục pháp lý để kịp động thổ, khởi công 3 dự án NƠXH nói trên, Sở Xây dựng kiến nghị UBND TP.HCM kiểm tra thực địa các dự án và họp chỉ đạo với các sở, ngành liên quan.
Đề xuất khẩn trương 'gỡ vướng' cho 3 dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM
Trước đó, TP.HCM cho hay hiện còn khoảng 116.000 trẻ bị gián đoạn tiêm vắc xin mũi 2 vì Bộ Y tế không phân bổ đủ vắc xin Moderna cho địa phương này (trẻ từ 6-12 tuổi phải tiêm mũi 2 cùng loại vắc xin với mũi 1 đã tiêm).
Hàng loạt Trung tâm Y tế tại TP.HCM vẫn đang chờ được cấp tiếp vắc xin Moderna. Việc gián đoạn cung ứng vắc xin sẽ ảnh hưởng công tác tiêm chủng, làm giảm khả năng bảo vệ trẻ trong nhóm này. TP.HCM đã báo cáo tình trạng thiếu vắc xin Moderna đến Bộ Y tế.
Tính đến hết ngày 18/9, toàn TP.HCM đã tiêm được hơn 23,3 triệu mũi vắc xin Covid-19. Trong đó có hơn 8,6 triệu mũi 1; hơn 7,7 triệu mũi 2. Có gần 690.000 mũi bổ sung, hơn 4,7 triệu mũi nhắc lần 1 và gần 1,5 triệu mũi nhắc lần 2.
Riêng ngày 18/9, các quận huyện tại TP.HCM tiêm được 605 nhưng chỉ có 15 trẻ trong nhóm 5-11 tuổi và 125 trẻ trong nhóm 12-17 tuổi được tiêm chủng.