您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Công ty công nghệ Việt Nam FPT Software đầu tiên là đối tác chiến lược của SAP
NEWS2025-02-24 12:17:50【Thế giới】0人已围观
简介FPT ký kết đối tác dịch vụ chiến lược cấp khu vực của SAP.Ngày 21/11,ôngtycôngniphone 14 proiphone 14 pro、、

FPT ký kết đối tác dịch vụ chiến lược cấp khu vực của SAP.
Ngày 21/11,ôngtycôngnghệViệtNamFPTSoftwaređầutiênlàđốitácchiếnlượccủiphone 14 pro SAP và FPT tuyên bố nâng tầm hợp tác. Theo đó, FPT là đối tác Việt Nam đầu tiên, tham gia chương trình Đối tác Dịch vụ chiến lược cấp khu vực (RSSP) của SAP tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản, với mục tiêu nâng cao năng lực và mở rộng thị phần tại khu vực này. FPT sẽ mở rộng hoạt động cung cấp và triển khai dịch vụ, giải pháp SAP cho khách hàng trong toàn khu vực.
Khi tham gia chương trình RSSP, SAP sẽ có chiến lược hỗ trợ, gồm các giải pháp chuyên biệt theo ngành, cũng như chiến lược tiếp thị đồng nhất và kết nối chuyên sâu về thị trường ở cấp khu vực, từ đó mang lại thêm nhiều giá trị cho khách hàng.
RSSP được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các tổ chức đối tác có trụ sở tại từng khu vực, đảm bảo đáp ứng nhu cầu cụ thể, riêng biệt của khách hàng.
Để tham gia chương trình này, các đối tác cấp khu vực phải đáp ứng hoặc vượt các tiêu chí từ SAP về phạm vi hoạt động, năng lực và thống nhất chung về chiến lược phát triển bền vững.
Hiện tại, FPT sở hữu 1.300 chuyên gia tư vấn với hơn 900 chứng chỉ quốc tế được công nhận bởi SAP. Trước đó, SAP triển khai chương trình Đối tác Dịch vụ chiến lược toàn cầu, gồm một nhóm đối tác toàn cầu quan trọng nhất trong lĩnh vực tư vấn, cơ sở hạ tầng và công nghệ.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT chia sẻ: “Tại FPT, chúng tôi xây dựng, kiến tạo tương lai ngày một hạnh phúc hơn, tới từng cá nhân, thúc đẩy thành công của tổ chức và sự thịnh vượng của đất nước. Trên hành trình 20 năm đồng hành cùng nhau, FPT và SAP chia sẻ chung mục tiêu, đẩy mạnh sự phát triển của các doanh nghiệp khắp thế giới trong quản lý nguồn lực một cách hiệu quả, cũng như mở rộng, tăng trưởng chuyển đổi số”.
Theo ông Phạm Minh Tuấn, Tổng Giám đốc FPT Software - công ty thành viên của FPT, FPT đã thúc đẩy quan hệ với nhiều đối tác hàng đầu thế giới, thực hiện những dự án chuyển đổi số thành công cho khách hàng doanh nghiệp. “Hợp tác chiến lược này với SAP giúp chúng tôi tận dụng kiến thức chuyên môn, nguồn lực ngành để cung cấp dịch vụ chuyển đổi sang SAP, S/4HANA Cloud cũng như Managed Service, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong khu vực châu Á, Thái Bình Dương, Nhật Bản”.
很赞哦!(5725)
相关文章
- Soi kèo góc Newcastle vs Nottingham Forest, 21h00 ngày 23/2
- Thanh Bùi: Tôi kiếm cái bằng đại học cho…. bố mẹ
- Đuổi học sinh viên quay lén giảng viên nữ trong nhà vệ sinh
- Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả kết nối cung
- Nhận định, soi kèo Saint
- Vì sao doanh thu dịch vụ nội dung trên mạng di động sụt giảm 20%?
- Sẽ siết chặt hơn việc xét công nhận GS, PGS
- Eduten Club Festival 2024 và những con số ấn tượng
- Nhận định, soi kèo Torino vs AC Milan, 0h00 ngày 23/2: Điểm tựa sân nhà
- Người phụ nữ Bru – Vân Kiều hiến 800 m2 đất làm điểm trường mầm non
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Strasbourg vs Brest, 23h15 ngày 23/2: Bệ phóng sân nhà
Các bác sĩ nội soi gắp hạt dưa cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC. Trước đó, trẻ ngồi chơi ngậm miếng lego có kích thước 3x3mm rồi nuốt phải và trôi vào đường thở. Trẻ ho sặc sụa, nôn khan, khó thở, tức ngực, người nhà đưa trẻ đi cấp cứu. Các bác sĩ đã gắp ra dị vật ở khí quản.
Trẻ nuốt sặc dị vật vào trong đường hô hấp rất nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong hoặc để lại những di chứng rất nặng nề như: hẹp khí quản do sẹo khi lấy dị vật đâm sâu, viêm phổi thở máy kéo dài, nấm phế quản do dị vật nằm lâu…
Theo bác sĩ Vũ Trọng Tài - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, nếu dị vật mắc kẹt ở ngã ba hầu họng và đường thở, bé sẽ lâm vào khó thở nguy kịch. Dị vật mắc ở đường tiêu hóa không được xử lý đúng và kịp thời, bệnh nhi sẽ bị nhiễm loét, rò thủng thực quản và viêm loét dạ dày với nhiều hệ lụy khó lường.
Khi phát hiện trẻ nuốt dị vật hay có các biểu hiện bất thường như nôn, nuốt đau, nuốt khó, đau bụng, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được theo dõi và điều trị kịp thời.
Báo động đỏ toàn viện, cứu sống trẻ bị vỡ tim ở Nghệ AnSau khi bị xe đạp điện đổ đè lên người, bé gái gần 4 tuổi ở huyện Nghi Lộc (Nghệ An) bị vỡ tim, nhập viện trong tình trạng nguy kịch.">
Bé 17 tháng tuổi cấp cứu vì hóc hạt dưa hấu
Meta đối mặt nhiều cuộc điều tra tại Liên minh châu Âu. Ảnh: siliconangle Tuyên bố tháng 12/2022 của EC nhấn mạnh hai hành vi kinh doanh của Meta được cho là vi phạm các quy định chống độc quyền. Đầu tiên là Facebook tự động cho người dùng truy cập Marketplace mà không có lựa chọn từ bỏ dịch vụ. Với hành vi này, EC tranh luận Marketplace đã có lợi thế phân phối đáng kể mà không đối thủ nào bắt kịp.
Vấn đề thứ hai được EC chỉ ra là cách Meta xử lý với những đối thủ của Marketplace. Dù các dịch vụ khác có thể quảng bá bằng cách quảng cáo trên các nền tảng của Meta như Facebook, Instagram, điều khoản dịch vụ của Meta lại cho phép hãng thu thập dữ liệu về các chiến dịch quảng cáo này, rồi sau đó dùng dữ liệu này để làm lợi cho Marketplace.
Theo thông cáo báo chí của EC khi ấy,“nếu được xác nhận, các hành vi này sẽ vi phạm Điều 102 của Hiệp ước về Chức năng của EU, cấm lạm dụng vị thế thống trị thị trường”.
Nguồn tin tiết lộ EC nhiều khả năng công bố quyết định vào tháng 9 hoặc tháng 10, trước khi người phụ trách chống độc quyền Margrethe Vestager hết nhiệm kỳ.
Người phát ngôn Meta khẳng định các cáo buộc của EC là không có căn cứ và công ty sẽ tiếp tục hợp tác với các cơ quan quản lý để chứng minh sản phẩm của mình ủng hộ người tiêu dùng và cạnh tranh.
Nếu Meta bị phạt vì Marketplace, đây sẽ là án phạt chống độc quyền đầu tiên của hãng tại EU, song có thể không phải là lần cuối vì công ty của Mark Zuckerberg đang đối mặt với nhiều cuộc điều tra khác nhau. Ngày 1/7, EC tạm thời xác định Meta vi phạm Đạo luật Thị trường kỹ thuật số (DMA) của EU do mô hình thu phí người dùng, trong đó, người dùng trả phí hàng tháng để tránh bị thu thập dữ liệu và sử dụng phiên bản không quảng cáo, hoặc phải đồng ý chia sẻ dữ liệu cá nhân nhằm phục vụ quảng cáo nhắm mục tiêu, để tiếp tục sử dụng dịch vụ miễn phí.
Meta trở thành công ty thứ hai bị tố vi phạm Đạo luật DMA của EU sau Apple. Đạo luật này đặt ra các quy tắc mới cho một số hãng công nghệ lớn nhất thế giới và hỗ trợ các cơ quan quản lý giải quyết nhanh chóng các hành vi bị cho là phản cạnh tranh.
(Theo Siliconangle, WSJ)
">Meta đối mặt án phạt vô tiền khoáng hậu
- Từ chuyên môn đến chủ nhiệm, giáo viên hàng ngày lên lớp đang phải chịu áp lực từ hàng trăm đầu việc không tên, trong đó có cả thi đua để lập thành tích. Mặt trái của vấn đề này chính là các giáo viên đang bị quay cuồng, thiếu không gian để nuôi dưỡng và duy trì cảm xúc.
Làm chủ cảm xúc cuả mình là một kỹ năng quan trọng của giáo viên. Ảnh minh họa: Thanh Hùng Thầy Đăng Du, Trường THPT Lê Qúy Đôn, TP.HCM, cho hay giáo viên đang phải chịu nhiều áp lực từ trong chuyên môn đến chủ nhiệm. Trong chuyên môn, hiện nay để đánh giá thi đua vẫn là tỉ lệ điểm bài thi có so sánh với giáo viên khác. Đối với giáo viên dạy lớp 12 còn có thêm so sánh tỉ lệ điểm môn thi THPT với tỉ lệ của địa phương. Do vậy, để đạt được kết quả cao, giáo viên không còn cách nào khác là nhồi nhét hoặc gây áp lực lại cho học sinh bằng cách cho nhiều bài tập, cho điểm thấp để học sinh sợ mà học. Trong công tác chủ nhiệm, giáo viên bị nhiều áp lực hơn đó là các đợt thi đua của nhà trường và từ học sinh phụ huynh.
“Trong các đợt thi đua của nhà trường có rất nhiều khoản từ chuyên cần, tiết học tốt, kỉ luật, mà nếu sơ sẩy thì sẽ bị trừ điểm. Lớp không đạt thi đua sẽ đánh giá năng lực chủ nhiệm yếu, bất kể là giáo viên đó chủ nhiệm lớp tốt hay lớp xấu. Ngoài ra, mỗi năm sẽ có 2 đợt thi đua lớn vào ngày 20/11 và ngày 26/3. Trong hai đợt này giáo viên sẽ phải làm trăm công ngàn việc”, thầy Du nói và cho hay hiện nhiều phụ huynh lên mạng lúc nào cũng nghĩ cách giáo dục của mình là đúng, con của mình là ngoan và coi giáo viên như người làm công nên cách hành xử khủng khiếp.
Đặc biệt từ khi có mạng xã hội, giáo viên thêm áp lực xã hội nên làm gì cũng bị soi theo hướng tiêu cực hơn tích cực.
Thầy Du cũng thống kê hàng “núi” công việc của mình trong một năm học. Hàng năm giáo viên sẽ phải tham gia hàng núi công việc như họp tổ, học chính trị, làm bài thu hoạch chính trị, tham gia các phong trào như ca hát, làm tiểu cảnh, làm sáng kiến kinh nghiệm, thao giảng biểu diễn…
Còn cô Trần Thị Thảo, một giáo viên ở quận Thủ Đức cho hay, áp lực thi đua trong trường học đối với giáo viên rất khủng khiếp. Ngay cả việc nhỏ nhặt như trang phục việc học sinh nam có sơ vin, học sinh nữ mặc áo dài cũng liệt vào quy định tính thi đua.
“Ngày trước trường đặt ra quy định học sinh nam sẽ phải sơ vin, nếu em nào không thực hiện thì bị trừ điểm. Cuối tuần lớp nào bị trừ nhiều thì xếp loại trong tuần kém. Sáng thứ Hai sẽ bêu lên trong lễ chào cờ nên thành nỗi ám ảnh của giáo viên chủ nhiệm”. Ngoài thi đua ở lớp, ở trường giáo viên cũng phải thi đua cùng với thi đua của nhà trường để đạt trường chuẩn quốc gia.
Cách đây chưa lâu, một trường học ở TP.HCM đã đưa ra quy ước thi đua như, giáo viên không tham gia các cuộc thi về chuyên môn các cấp như thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, thi giáo viên dạy tốt, thi giáo viên viết chữ đẹp sẽ bị trừ 5 điểm. Quy định này dù ở tự nguyện nhưng đã đẩy giáo viên vào tình thế không tham gia không được.
Cô Trần Ngọc Hân, giáo viên tiểu học ở TP.HCM, cũng cho hay vì thành tích thi đua giáo viên, cô cũng đang phải làm hàng trăm việc không tên. Chưa kể tham gia phong trào giáo viên viết chữ đẹp, thao giảng hay, nấu ăn giỏi, đến cả như thu hộ, chi hộ đầu năm, hay vận động xã hội hóa giáo dục cũng trở thành thi đua.
GS.TS Phan Văn Kha, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho rằng giáo viên đứng trước nhiều sức ép từ chính chuyên môn nghề nghiệp, môi trường sư phạm nhà trường và các điều kiện hoạt động nghề,... lên hoạt động dạy học, giáo dục của giáo viên. Hay áp lực do chính các nhà trường tạo ra.
Bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện trong giáo dục đặc biệt là đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đặt ra các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và phong cách, phẩm chất nghề nghiệp tạo ra nhiều áp lực chuyên môn nghề nghiệp với giáo viên.
“Các áp lực chuyên môn nghề nghiệp ngày càng đè nặng lên người giáo viên, trong khi năng lực, trình độ được đào tạo của giáo viên còn hạn chế, các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học không đáp ứng yêu cầu.
Chưa kể, ở nhiều trường, địa phương có tình trạng thiếu giáo viên, dẫn đến nhiều giáo viên phải kiêm nhiệm các môn mà thậm chí chưa được qua đào tạo, gây quá tải và tạo ra căng thẳng”, ông Kha nói.
Theo ông Kha, trong hoạt động nghề nghiệp, giáo viên còn chịu nhiều áp lực từ công tác quản lý, từ các cơ chế và chính sách trong quản lý nhà trường, từ các quy định mà người giáo viên phải tuân thủ.
“Các kỳ thi giáo viên dạy giỏi, các đợt thanh kiểm tra của các cấp quản lý, đánh giá và sát hạch giáo viên tạo ra không ít áp lực đối với giáo viên. Chính sách tuyển lao động theo hợp đồng ở nhiều địa phương hiện nay gây tình trạng việc làm không ổn định, thu nhập thấp và đời sống khó khăn đã và đang tạo ra những áp lực nặng nề đối với giáo viên”.
Hiện nay giáo viên cũng phải chịu nhiều áp lực từ xã hội, cộng đồng, do các dư luận xã hội thiếu tích cực từ các phương tiện thông tin đại chúng đối với giáo dục, giáo viên và sự tôn trọng đối với nghề dạy học.
“Thực tế cho thấy áp lực của giáo viên còn nảy sinh ngay chính bên trong nhà trường, do chính nhà trường tạo ra hay do chính bản thân giáo viên tạo ra xuất phát từ nguyện vọng và nhu cầu của nhà trường hay chính giáo viên. Đồng thời nhiều áp lực đối với giáo viên còn do bệnh thành tích của chính giáo viên/nhà trường tạo ra”.
TS. Phạm Thị Kim Anh (Trung tâm Nghiên cứu giáo viên, Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) dẫn công bố của Quỹ Hòa bình và Phát triển về nghiên cứu giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông: “Mỗi giáo viên phổ thông phải làm tới 10 đầu việc, thời gian lao động 60-70 giờ/tuần. Cấp tiểu học, số giờ làm việc trong một tuần cao hơn khoảng 1,5 lần so với quy định (40 giờ/tuần), cấp THCS là gấp 1,7 lần và THPT gấp 1,8 lần, trong khi đến 50% giáo viên được hưởng lương dưới mức bình quân”.
Ngoài những công việc trên, theo bà Kim Anh, giáo viên còn phải học tập, bồi dưỡng để phát triển chuyên môn, tham gia các cuộc thi giáo viên giỏi các cấp, các hoạt động văn nghệ thể thao,...
Theo bà Kim Anh, từ giáo viên cho đến các nhà trường phổ thông hiện nay đều khổ sở, bội thực vì báo cáo, hồ sơ, giấy tờ, sổ sách (kế hoạch dạy học theo kỳ/năm; thiết kế bài giảng; sổ báo giảng; sổ dự giờ; sổ chuyên môn, sổ ghi điểm, các báo cáo định kỳ,...)
Cùng đó là những áp lực từ các cuộc thi và phong trào thi đua của trường, của ngành.
“Giáo viên phổ thông ngày càng bội thực quay cuồng với các cuộc thi. Nếu chỉ tính riêng các cuộc thi dành cho giáo viên đã có rất nhiều loại như: giáo viên dạy giỏi các cấp, giáo viên chủ nhiệm giỏi, thi làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm,... Các cuộc thi của giáo viên và học sinh trong năm học đã và đang vắt kiệt sức lao động và chiếm hết quỹ thời gian dành cho việc dạy học”.
Bà Kim Anh cho rằng áp lực từ bệnh thành tích là nỗi sợ và nỗi ám ảnh đại đa số giáo viên hiện nay. Giáo viên nào không chạy theo guồng máy thành tích thì bị coi là cá biệt, chống đối. Cả hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay như một trường đua mà đích đến là đủ thứ danh hiệu gắn liền với tập thể. Do đó giáo viên phải chạy theo dù vẫn biết bệnh thành tích là nguyên nhân dẫn đến “thầy không ra thầy, trò không ra trò”, thậm chí phải đồng lõa với cái xấu trong nghiệp làm thầy.
“Thực tế này đã nói lên phần nào sự quá tải trong lao động sư phạm. Nhưng nếu chất lượng dạy học, giáo dục không tốt thì mọi thứ đổ lên đầu giáo viên cả. Giáo viên phải chịu trách nhiệm trước phụ huynh và nhà trường về chất lượng dạy học, về kết quả thi, tỷ lệ lên lớp, đỗ tốt nghiệp và về nhân cách học sinh”.
Áp lực cũng đến từ việc quản lý, giáo dục học sinh. “Đây là vấn đề vô cùng khó khăn. Có thể nói đạo đức học sinh giờ đây đang thách thức năng lực của người thầy. Thực tế cho thấy do học sinh được nuông chiều lại được Luật Giáo dục, Luật bảo vệ trẻ em ban cho nhiều quyền nên nhiều em càng trở nên khó giáo dục. Bất cứ người thầy nào đứng trên bục giảng cũng đều thấy bức xúc, mệt mỏi trước thực trạng này, nhưng phải ngậm bồ hòn, thậm chí phải vô cảm làm ngơ để dạy cho xong tiết và tránh xung đột với học sinh và phụ huynh. Chính thái độ khó bảo, thiếu tôn trọng của học sinh khiến nhiều giáo viên cảm thấy bị xúc phạm và muốn rời bỏ nghề hơn là do áp lực từ công việc dạy học”.
Lê Huyền - Thanh Hùng
Giáo viên đừng "nô lệ" sách giáo khoa
Thực tế giáo dục của nước ta cho thấy tính sáng tạo trong dạy học chưa được khuyến khích, thậm chí còn bị cản trở do những quan niệm và cách hành xử không phù hợp với bản chất của hoạt động dạy học.
">'Núi' áp lực đè, giáo viên chai lì cảm xúc
Soi kèo góc Como vs Napoli, 18h30 ngày 23/2
- Theo đơn tố cáo, do cắt bớt suất ăn nên ban giám hiệu đã yêu cầu cấp dưỡng đổ thêm nước vào nấu cho nhiều lên, giáo viên không phân biệt đâu là canh, đâu là thịt kho.Công bố tố cáo sai phạm Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM">
Giáo viên ký đơn tập thể tố ban giám hiệu ăn bớt suất ăn học sinh
Với em đó là một bộ sưu tập quá đẹp và còn là cả một sự bộc phá. Trong khi tất cả mọi người đi tìm cái đẹp ở trong sự thanh lịch và tao nhã, thứ mà bộ sưu tập đó khiến cho em ấn tượng lại là cái nổi loạn, sặc sỡ, và sự “hoang dại" trong thời trang. Nó thực sự khác biệt.
Chính bộ sưu tập ấy đã trở thành tiền đề cho niềm đam mê cũng như khuynh hướng thời trang em theo đuổi”, An Khuê kể.
Lớn hơn chút, An Khuê càng định hình việc chọn theo ngành thời trang để “thổi thêm vào ngọn lửa đam mê đã cháy sẵn” của bản thân và những người có cùng suy nghĩ với mình.
Khuê chia sẻ, trong suốt quá trình chuẩn bị bộ hồ sơ du học, em đã gặp phải khá nhiều khó khăn bởi là người có xu hướng nghệ thuật, em cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cái tôi của bản thân và phải học cách tiết chế nó.
Sự phá cách, cá tính cùng bộ hồ sơ đậm bản sắc cá nhân đã giúp Phùng Lê An Khuê (lớp 12A8 trường THPT Chuyên Ngoại ngữ -ĐHQGHN) trúng tuyển Parsons School of Design và Fashion Institute of Technology (Mỹ) - 2 trường đào tạo thời trang top 1 và 2 thế giới. Nữ sinh cho rằng, hồ sơ của mình có thể đã gây ấn tượng với ban tuyển sinh nhà trường bởi chọn một hướng đi khác thay vì hướng mà mọi người thường chọn về một chủ đề nhất định như thời trang tái chế hay thời trang lấy cảm hứng từ văn hoá nước nhà.
“Em đã lấy chính bộ sưu tập đầu tiên mà mình được xem để làm nguồn cảm hứng cho hồ sơ năng lực (portfolio) của mình. Em đặt nhiều tâm huyết vào việc sáng tạo ra bộ hồ sơ năng lực (các sản phẩm thể hiện năng khiếu nghệ thuật) với những bộ trang phục táo bạo, mang xu hướng nghệ thuật những năm 1990.
Có lẽ mọi người sẽ thắc mắc tại sao lại lấy một bộ sưu tập để làm một bộ sưu tập khác dựa theo nó và vẫn có thể trúng tuyển hay không bị coi là nhàm chán. Em đã thể hiện với nguồn cảm hứng của mình, chủ đề của một bộ sưu tập vẫn còn rất nhiều chỗ để có thể phát triển, có thể mở rộng và cả khuynh hướng em mong muốn theo đuổi có thể đạt được nếu có thể có được sự trợ giúp và giảng dạy từ những người có chuyên môn”, Khuê chia sẻ.
Những dự án cá nhân cũng giúp em tô đậm thêm hồ sơ của mình. Để thỏa mãn niềm đam mê bất tận với nghệ thuật, An Khuê đã tham gia nhiều dự án, hoạt động ngoại khóa liên quan đến sở thích và tài năng của mình. Nổi bật là dự án sản xuất và kinh doanh trang sức, phụ kiện thời trang từ các chất liệu tái chế do chính em thành lập. Bên cạnh đó, Khuê còn đảm nhận vị trí chủ tịch, trưởng ban thiết kế của nhiều câu lạc bộ nghệ thuật với mong muốn lan toả nét đẹp văn hoá Việt Nam qua những bộ trang phục do mình thiết kế.
Trong bài luận chính gửi tới trường, lấy cảm hứng từ hình ảnh “cái hộp”, An Khuê đã viết về hành trình đối mặt với những nỗi sợ và nỗ lực theo đuổi đam mê nghệ thuật của mình.
“Hồi nhỏ, vì có chứng sợ tiếng động lạ, hay những tiếng ồn mà bản thân coi là quá tải, em thường ở trong phòng. Một lần, vào ngày sinh nhật của chị gái, em hiểu rằng không thể lẩn tránh trên phòng bởi nếu không sẽ bị mắng. Cùng lúc đó, em thấy trong góc phòng có một cái hộp rất to đựng quà của chị, nên đã trốn vào trong đó. Không chỉ có cái hộp ấy, còn vô vàn những cái hộp khác đã cùng em lớn lên hay những lần chuyển nhà, những hộp quà sinh nhật đánh dấu thêm tuổi mới.
Nhưng cũng từ chiếc hộp giấy đó cũng cho ra cả những miếng khuôn cắt vải đầu tiên em tự làm để có thể thoả mãn niềm đam mê thiết kế thời trang của bản thân. Trong bài luận, em đã nói lên những miếng khuôn cắt vải làm từ bìa cũ của những chiếc hộp ấy nay không còn là nơi mình trốn đi mỗi khi không chịu đựng được tiếng ồn ở ngoài mà đã thành thứ giúp em đối mặt với những lời nhận xét và đánh giá của người ngoài khi chọn theo con đường thời trang”, Khuê chia sẻ.
Nữ sinh cho rằng, có lẽ số người đi du học mà không có điểm SAT chỉ đếm trên đầu ngón tay và bản thân là một trong số đó. Nhưng ứng tuyển ngành nghệ thuật, xét thấy đó không phải là yếu tố bắt buộc, trong khi thời gian còn quá ít, Khuê xác định cũng không cần quá ôm đồm. Tuy vậy, cô bạn cũng đạt IELTS 8.0 ngay trong lần thi đầu tiên.
Chính sự phá cách cùng bộ hồ sơ mang đậm bản sắc cá nhân đã giúp An Khuê chinh phục thành công 6 ngôi trường, gồm: Parsons School of Design, Fashion Institute of Technology, LIM College, Berkeley College, Academy of Art University, Savannah College of Art and Design.
Chị Lê Bích Phượng, mẹ của An Khuê, cho hay, từ bé con đã thể hiện có cá tính và năng khiếu về nghệ thuật. Đó là sự nhạy cảm với màu sắc và âm nhạc. Khuê có “gu” rất riêng và khả năng thẩm âm tốt để có thể tự học piano mà ít bị sai các nốt nhạc.
Tuy nhiên khi con còn nhỏ, chị không định hướng con theo đuổi nghệ thuật nên không thực sự khuyến khích học các ngành này. Tới khi con lớn và lựa chọn, chị tôn trọng đam mê của con và điều chị vui nhất là nỗ lực tự thân và bị thuyết phục về quá trình tự học vẽ thiết kế của con.
“Em không có nền tảng hay bất cứ kiến thức chuyên môn nào liên quan đến hội hoạ ngoại trừ sở thích vẽ và một vài lớp học ở nhà văn hoá hồi bé hay tham gia. Hồi nhỏ, mỗi khi chán học, em thường có thói quen vẽ những thứ linh tinh từ cái cây ngoài sân trường đến những nhân vật hoạt hình mình thích... Với em, không có một cột mốc nào đặc biệt xuyên suốt quá trình, mà khả năng vẽ của bản thân chỉ được bồi đắp và tốt lên theo thời gian”, An Khuê chia sẻ.
Trước nhiều cơ hội, An Khuê quyết định chọn Fashion Institute of Technology và dự định sẽ theo học ngành chính là Thiết kế thời trang và học thêm một ngành phụ liên quan đến Marketing hoặc Kinh doanh. Nữ sinh hy vọng môi trường mới sẽ giúp em có một nền tảng kiến thức, kỹ năng cần thiết, không gian để phát triển đam mê để tương lai có thể đóng góp phát triển nền thời trang thế giới.
“Em nhận thấy sau mỗi thời kì, thời trang đều có những “thử nghiệm” mới. Em cũng nghĩ rằng thời trang là lĩnh vực luôn có những điều không thể dự đoán được, kể cả việc tạo xu hướng mới hay khôi phục những xu hướng cũ”, nữ sinh nói về cơ hội rộng mở nếu bản thân thực sự sáng tạo.
Khuê cho hay dự kiến khoảng tháng 8 em sẽ lên đường du học, nhưng hiện tại, em chưa đặt ra nhiều kế hoạch cho tương lai mà muốn dành sự ưu tiên, tập trung hoàn thành tốt chương trình phổ thông và đặc biệt là kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ
Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.">Nữ sinh Việt trúng tuyển trường đào tạo ngành thời trang số 1 thế giới
Thu hơn 200 triệu đồng thực hiện xã hội hóa trái quy định, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ba Đình (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) bị phạt 10 triệu đồng.Cảnh cáo, cho nghỉ hưu sớm hiệu trưởng lạm thu">
Thanh Hóa: Hiệu trưởng bị phạt 10 triệu đồng vì lạm thu