Đây là số kinh phí mà ngân sách Nhà nước đã chi ra cho Đề án "Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước" (Đề án 322).Theo Quyết định số 322/2000/QĐ-TTG của Thủ tướng thì đề án được thực hiện từ năm 2000 đến năm 2005, với mục tiêu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ khoa học, kỹ thuật trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu nước ngoài hoặc phối hợp với nước ngoài để đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngân sách nhà nước dành cho kế hoạch đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài năm 2000 là 100 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Đề án 322 đã được kéo dài tới 10 năm.
 |
Một số kết quả của Đề án 322 sau 10 năm triển khai |
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT thừa nhận còn có nhiều bất cập trong việc thực hiện đề án như phương thức đào tạo phối hợp gặp khó khăn do người học hạn chế về ngoại ngữ, trong khi việc hỗ trợ bồi dưỡng ngoại ngữ cho ứng viên khi còn ở trong nước chưa được chú trọng đúng mức. Quy định trong việc cử người đi học cứng nhắc nên đã không khuyến khích được những người trẻ có năng lực đi học. Việc điều chỉnh mức sinh hoạt phí chậm thực hiện, việc chuyển sinh hoạt phí cho người học ở nhiều nước cũng bị chậm trễ.
Tuy nhiên, bất cập lớn nhất là: “Số lưu học sinh là sinh viên đi học trở về nước rất ít được các cơ quan Nhà nước tuyển dụng với lý do hạn chế chỉ tiêu và điều kiện tuyển dụng cán bộ” - theo đánh giá của lãnh đạo Bộ GD-ĐT thời điểm đó.
Ông Phạm Sỹ Tiến, người đầu tiên nhận trọng trách điều hành Đề án 322, từng nhận định: “Điều đáng buồn nhất của đề án là người học được Nhà nước đầu tư rất tốt, nhưng sau khi về nước không phát huy được năng lực của mình, không có môi trường để phát triển nghiên cứu tiếp”.
Đề án 911: Kinh phí 14.000 tỷ đồng nhưng 'ế ẩm'
Sau khi Đề án 322 dừng, Ngày 7/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định Phê duyệt Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 – 2020” (Đề án 911).
Trong các mục tiêu của Đề án 911, có con số cụ thể là phấn đấu đến năm 2020, đào tạo bổ sung được ít nhất 20.000 tiến sĩ.
Mặc dù vậy, Đề án 911 triển khai đến hết năm 2016 đã bộc lộ hàng loạt hạn chế, không đạt mục tiêu đề ra, Bộ GD-ĐT phải dừng tuyển sinh từ năm 2017.
 |
Đề án 911 phải dừng vì không hiệu quả. Tỉ lệ % trên tổng chỉ tiêu tính đến cuối năm 2016 |
Tính từ 2012-2016 mới tuyển được 2.062 nghiên cứu sinh đào tạo trong nước, đạt 36% chỉ tiêu. Trong đó, có 703 nghiên cứu sinh đến thời hạn kết thúc thời gian nghiên cứu nhưng mới chỉ có 165 nghiên cứu sinh hoàn thành khóa học, bảo vệ thành công luận án đúng thời hạn (đạt tỉ lệ hơn 23%).
Đối với đào tạo phối hợp, chỉ có 1 nghiên cứu sinh tại Pháp, trong số 1.300 chỉ tiêu của giai đoạn 2012-2016.
Trong khi đó, từ năm 2012 đến hết năm 2016, có 2.926 người trúng tuyển đào tạo ở nước ngoài nhưng chỉ có 1.961 người (gần 34% chỉ tiêu) được làm thủ tục đi học… Còn hơn 900 ứng viên trúng tuyển chưa đi học sẽ chỉ có khoảng 400 người làm thủ tục đi học trong năm 2018.
Đây là con số quá ít ỏi so với mục tiêu đào tạo bổ sung ít nhất 20.000 tiến sĩ. Bộ GD-ĐT khẳng định: Đề án 911 không thể đạt được mục tiêu theo kế hoạch.
Đề án 89: Giảm mục tiêu?
Dừng Đề án 911 nhưng cuối năm 2017, Bộ GD-ĐT lại tiếp tục soạn thảo và công bố dự thảo Đề án mới nhằm đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học.
Dự thảo đề án có tên "Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ĐH và các trường CĐ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2025 tầm nhìn 2030", sau này thành đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ĐH đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2025".
Sau nhiều lần dự thảo, Bộ GD-ĐT đã trình Chính phủ và ngày 18/1/2019, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 89 phê duyệt Đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030" (Đề án 89).
Theo tính toán của Bộ GD-ĐT, để thực hiện mục tiêu của Đề án 89, trong 10 năm tới, giáo dục đại học Việt Nam cần đào tạo được khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ và trên 300 giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ.
Như vậy, nếu so với mục tiêu của Đề án 911 đào tạo 20.000 tiến sĩ trong 10 năm, thì mục tiêu của Đề án 89 đã giảm số lượng hơn một nửa.
Sau tới 2 năm 4 tháng kể từ ngày Đề án được phê duyệt, Thông tư để triển khai Đề án này vẫn chưa được ban hành dù đã có dự thảo.
Mới đây, Bộ GD-ĐT đã có công văn hướng dẫn triển khai Đề án trong năm 2021 và 2022. Công văn được ban hành ngày 13/5, yêu cầu các trường muốn tham gia đào tạo đăng kí trước ngày 20/5, gửi danh sách ứng viên trước ngày 15/6. Bộ GD-ĐT sẽ thông báo danh sách trúng tuyển trước ngày 30/6/2021.
 |
Một số nội dung của Đề án 89 |
Xem Quyết định số 89/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030 (Đề án 89) TẠI ĐÂY
Xem CV 1943 của Bộ GD-ĐT hướng dẫn Đề án 89 năm 2021 - 2022 TẠI ĐÂY
Phương Chi (tổng hợp)
Để chia sẻ ý kiến, góc nhìn của mình, quý độc giả vui lòng gửi về email: [email protected]. Xin trân trọng cảm ơn!

Cử 7.300 giảng viên học tiến sĩ: 'Quản' tiền thế nào nếu không trở về?
Phó Hiệu trưởng một trường đại học lớn nhận xét rằng việc yêu cầu các trường đóng vai trò chính cả trong việc bồi hoàn (nếu có) kinh phí đào tạo tiến sĩ cho giảng viên là khó, nhưng nếu Bộ GD-ĐT “ôm” thì cũng khó nốt.
" alt="Có gì mới ở đề án 89 cử giảng viên làm tiến sĩ?"/>
Có gì mới ở đề án 89 cử giảng viên làm tiến sĩ?
Ngày 6/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) về những vấn đề tồn đọng, cấp bách cần giải quyết, các đề xuất, kiến nghị của ngành.Cùng dự buổi làm việc có Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cùng lãnh đạo các cục, vụ của Bộ GD-ĐT và Văn phòng Chính phủ.
 |
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành giáo dục phải vươn lên mạnh mẽ, đổi mới tư duy quản lý. Ảnh VGP/Nhật Bắc |
Ngay đầu phiên họp, Thủ tướng trước hết nhắc lại các yêu cầu cấp bách hiện nay trong phòng chống COVID-19, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, đồng thời hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, không hoang mang lo sợ. Với hơn 1,2 triệu giáo viên, gần 24 triệu học sinh, sinh viên, bằng 1/4 dân số cả nước, ngành cần phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nghiêm túc, hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn sức khỏe cho học sinh, sinh viên, giáo viên, đồng thời phải có các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ năm học, nhất là chuẩn bị kỹ lưỡng, tổ chức thành công kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.
Lựa chọn, giải quyết dứt điểm một số nhiệm vụ có tác động lan tỏa mạnh
Thủ tướng nêu rõ, GD-ĐT là lĩnh vực liên quan tới toàn dân, mọi gia đình, luôn nhận được sự quan tâm, theo dõi của cả nước. Nhấn mạnh yêu cầu “học thật, thi thật, nhân tài thật”, Thủ tướng đề nghị các đại biểu đánh giá tổng thể, toàn diện, thẳng thắn về tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành, nhất là trong thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; nêu rõ những kết quả, thành tựu đạt được, những mặt chưa được, các bài học kinh nghiệm, rút ra nguyên nhân, đề xuất các giải pháp đột phá, tổng thể cho thời gian tới.
Thủ tướng nhấn mạnh, việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phải bắt đầu từ thể chế, theo tinh thần “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể”. Chọn một số việc cấp bách, khả thi, có tính chất “đòn bẩy, điểm tựa”, tác động lan tỏa mạnh mẽ để làm trước, làm dứt diểm.
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nêu 8 nhiệm vụ trọng tâm của Bộ và ngành, gồm rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở GD-ĐT trên cả nước; chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ giáo dục các cấp, tập trung xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong các cơ sở giáo dục đại học; nâng cao chất lượng giáo dục; tăng cường cơ sở vật chất cho các hoạt động GD-ĐT; công tác khảo thí, đánh giá trong giáo dục; đẩy mạnh chuyển đổi số trong GD-ĐT; đẩy mạnh phân cấp quản lý và tự chủ đại học; hội nhập quốc tế trong GD-ĐT; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; nghiên cứu khoa học công nghệ.
Bộ trưởng nêu một số khó khăn, thách thức với ngành, trước hết là nguồn lực đầu tư chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Tình trạng phát triển không đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước, những vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, vùng núi thiếu giáo viên; các khu công nghiệp tập trung đông dân cư nhưng thiếu quỹ đất xây trường lớp. Cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, xuống cấp, thiếu đồng bộ.
Chủ trương xã hội hóa và khả năng triển khai thực tế còn vướng mắc. Việc triển khai Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học còn khó khăn, vướng mắc do thiếu đồng bộ về chính sách, có những quy định chưa đồng bộ với Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Tài sản công, Luật Ngân sách nhà nước.
Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết, cả nước vẫn thiếu 95.000 giáo viên; việc phân cấp tại địa phương trong công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhà giáo còn nhiều bất cập.
Bộ trưởng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành đia phương quán triệt sâu sắc hơn nữa quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về đặt yêu cầu phát triển GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển đất nước bằng các cơ chế, chính sách cụ thể, thiết thực. Hoàn thiện thể chế, chính sách tạo hành lang pháp lý cho thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Bộ trưởng cũng nêu nhiều kiến nghị liên quan tới đầu tư tài chính cho giáo dục; về công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
 |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Cần phải đánh giá đầy đủ, có cái nhìn toàn diện đối với ngành giáo dục Việt Nam. Ảnh VGP/Nhật Bắc |
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cần phải đánh giá đầy đủ, có cái nhìn toàn diện đối với ngành giáo dục Việt Nam trên bình diện quốc tế cũng như những bước tiến đã đạt được từ khi bắt đầu thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo.
Với trình độ phát triển hiện nay, mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đứng khoảng thứ 120 trên thế giới, nhiều chỉ số ở khoảng thứ 70-80, nhưng giáo dục phổ thông của chúng ta hiện đứng thứ 40. Trước khi thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW, giáo dục đại học của Việt Nam không được xếp hạng thì đến nay nhiều trường đại học đã có mặt trong những bảng xếp hạng uy tín trên thế giới. Tỷ lệ công bố quốc tế các nghiên cứu khoa học của các trường đại học tăng từ 15% lên 70% đến 80%.
Tuy nhiên, xã hội vẫn còn có một số bức xúc với ngành, như tình trạng thiếu trường lớp ở một số nơi, tình trạng dạy thêm, học thêm, bệnh thành tích trong giáo dục…
Phó Thủ tướng nêu quan điểm cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, Bộ chịu trách nhiệm hướng dẫn về mặt chuyên môn, chính quyền các địa phương bảo đảm về cơ sở vật chất, giáo viên… Đồng thời, đề nghị thực hiện đầy đủ các nguyên tắc của giáo dục phổ thông như phải bảo đảm đủ trường lớp, giáo viên cho học sinh học 2 buổi; không có lựa chọn đầu vào; đổi mới công tác quản trị nhà trường phổ thông theo hướng tự chủ, có sự tham gia của đại diện cộng đồng; siết lại việc thành lập các hội đồng trường đại học…
Đánh giá đúng kết quả, thành tựu của giáo dục Việt Nam
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, nguồn lực con người là quan trọng nhất, mang tính quyết định với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, để có nguồn lực con người thì ngoài truyền thống văn hóa – lịch sử của dân tộc, có vai trò vô cùng quan trọng của giáo dục.
Thành tích, kết quả mà ngành đạt được là rất lớn so với khả năng, điều kiện của nền kinh tế nước ta, nhờ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, sự tham gia của hệ thống chính trị và của nhân dân.
Những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới toàn diện, căn bản GD-ĐT, các quy định của của nhà nước, ngành đã có nhiều đổi mới, đạt được nhiều thành tựu cơ bản. Chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, đào tạo nghề được nâng lên.
Cùng với đó, Thủ tương nhấn mạnh 4 khó khăn, hạn chế rất cơ bản của ngành giáo dục.
Thời gian qua, ngành đã tích cực xây dựng hoàn thiện thể chế, chính sách, nhưng cơ chế, chính sách vẫn còn nhiều bất cập. Việc hoàn thiện thể chế phải bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo.
Ngành cũng chưa làm tốt công tác thông tin – truyền thông, nhất là về những thành tựu, kết quả đã đạt được. Cùng với đó, nếu các vụ việc riêng lẻ, các vấn đề không được giải quyết, giải trình đến nơi đến chốn dễ dẫn tới bức xúc trong xã hội.
 |
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Ảnh VGP/Nhật Bắ |
Việc xử lý các hiện tượng tiêu cực trong ngành, trong đó có tình trạng “chạy trường, chạy lớp”, không thể vội vàng, nôn nóng, giải quyết trong ngày một ngày hai, nhưng cũng không thể trì trệ, cầu toàn. Phải có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp, thiết kế quy chế, quy định, công cụ luật pháp để ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực trong ngành, đi đôi với kiểm tra, giám sát.
Việc phân cấp quản lý còn nhiều hạn chế, bất cập. Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo căn cứ khoa học, xuất phát từ thực tiễn, vừa làm vừa hoàn thiện.
Thủ tướng nêu rõ, nguyên nhân của các vướng mắc, hạn chế trên có cả chủ quan và khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Lãnh đạo Bộ phải thực sự mạnh mẽ, quyết liệt trong hành động, có phương pháp phù hợp, linh hoạt, hiệu quả, làm việc phải đến nơi đến chốn, nói phải rõ để người dân, xã hội và dư luận biết, hiểu đúng về tình hình thực tế của ngành. Chủ động giải quyết công việc, phối hợp tốt hơn với các bộ ngành, địa phương.
Tự lực tự cường vươn lên, không trông chờ ai làm thay
Về tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận, giải quyết các vấn đề của ngành, Thủ tướng nêu rõ ngành giáo dục phải vươn lên mạnh mẽ, tiếp tục đổi mới tư duy quản lý, tư duy giáo dục, chủ động, tích cực, sáng tạo, bám sát tinh thần Nghị quyết 29 và Kết luận 51 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29, Luật Giáo dục và các nghị định có liên quan. Phải tự lực, tự cường vươn lên từ nội lực, không trông chờ ai làm thay. Làm việc thực chất, chống bệnh hình thức, tránh phô trương, không chủ quan, thỏa mãn.
Phát huy những thành tựu đạt được, những kinh nghiệm hay, bài học quý, những mô hình hay, cách làm hiệu quả để nhân rộng, đi đôi với khắc phục hạn chế, khuyết điểm, nhất là những hạn chế đã kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết dứt điểm.
Tập trung rà soát toàn bộ thể chế, cơ chế chính sách, đề xuất điều chỉnh, nhất là cơ chế, chính sách liên quan tới trường lớp, giáo viên. Những vấn đề đã “chín”, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện; những vấn đề chưa có quy định hoặc vượt quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.
Thủ tướng cho rằng, chủ trương, chính sách dù được nghiên cứu kỹ cũng không thể phủ kín các góc cạnh của cuộc sống, cho nên khi triển khai phải xuất phát từ thực tiễn, có lộ trình, có bước đi phù hợp. Ngành phải nghiên cứu, báo cáo, đề xuất, thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương chung cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và tình hình thực tế ở mỗi vùng miền.
“Đây là việc phải làm và không ai làm thay được Bộ”, Thủ tướng nhấn mạnh một lần nữa.
Thủ tướng yêu cầu Bộ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm của quản lý nhà nước là xây dựng chiến lược, quy hoạch; xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn, tiêu chí, định mức…; xây dựng công cụ để huy động các nguồn lực; hướng dẫn kiểm tra, giám sát; thanh tra, kiểm tra; khen thưởng, kỷ luật.
Thủ tướng nhắc nhở, phải thường xuyên rà soát, nghiên cứu, xây dựng các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn, điều kiện cho phù hợp với thực tiễn đã thay đổi rất nhiều so với các năm trước đây. Một ví dụ là quy định điểm trường tiểu học ở thành thị phải bảo đảm độ dài đường đi học của học sinh không quá 500m, vùng đặc biệt khó khăn không quá 2km, nhưng hiện nay giao thông đã phát triển hơn rất nhiều, quy định này có thể không còn phù hợp nữa.
Nghiên cứu, xây dựng các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn, điều kiện, quy định rõ nội dung nào phân cấp, phân quyền cho chính quyền các địa phương quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật, nội dung nào Trung ương quyết định.
Tăng cường nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện công cụ quản lý hệ thống, tập trung cải cách hành chính, số hoá, quản lý trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ.
Phát triển các cơ sở giáo dục theo định hướng lấy học sinh là trung tâm, nhà trường (cơ sở vật chất, giáo trình, giáo án) là nền tảng, giáo viên phải là động lực, người truyền cảm hứng. Xây dựng, phát triển quan hệ hữu cơ giữa học sinh-nhà trường-giáo viên. Chuyển tư duy giáo dục từ trang bị kiến thức sang trang bị năng lực toàn diện.
Bộ GD-ĐT phải coi trọng công tác xây dựng đảng, tổ chức bộ máy, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quản lý học tập, giảng dạy, đồng thời tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo.
Bộ GD-ĐT cần quan tâm công tác truyền thông, tăng cường công khai, minh bạch để người dân hiểu, chia sẻ, thông cảm và đóng góp ý kiến cho ngành, phản ánh trung thực đầy đủ các vấn đề một cách khách quan. Cùng với nhiệm vụ giảng dạy, cần tập trung đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong các trường đại học.
Ngành cần hoàn thiện kịch bản chống COVID-19 để tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ của năm học, đồng thời là cơ sở kinh nghiệm để ứng phó những dịch bệnh khác có thể xảy ra trong thời gian tới.
Về các kiến nghị cụ thể của Bộ, Thủ tướng đề nghị Văn phòng Chính phủ và Bộ GD-ĐT trao đổi, phân loại, làm rõ nội dung nào thuộc thẩm quyền xử lý của địa phương, nội dung nào thuộc thẩm quyền của Bộ GD-ĐT. Với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam xử lý, những vấn đề liên ngành, liên bộ thì cùng các bộ, cơ quan liên quan thảo luận, tháo gỡ. Vấn đề nào nằm tại các luật thì đề xuất, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung.
Theo Báo Chính phủ

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Việc lớn phải bắt đầu từ việc nhỏ”
Ngày 23/4, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị đánh giá công tác thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên tại các địa phương giai đoạn 2017-2020.
" alt="Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Bộ GD"/>
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Bộ GD