- Bị cáo Trần Thị Xuân bị TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt 9 năm tù giam,ửTrầnThịXuânvụHoạtđộnglậtđổchínhquyềnởHàTĩakiho yoshizawa 5 năm quản chế vì đã có hành vi “Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”.
Xử Trần Thị Xuân vụ ‘Hoạt động lật đổ chính quyền’ ở Hà Tĩnh
相关文章
- 、
-
Soi kèo phạt góc Man City vs Liverpool, 23h30 ngày 23/2 -
Nikon khép lại 6 thập kỷ sản xuất máy ảnh ống rờiHành trình phát triển máy ảnh của Nikon đến năm 2016. (Ảnh: Nikon Rumors) Lịch sử của Nikon có trước F hàng thập kỷ. Năm 1917, tiền thân của Nikon – Nippon Kogaku – ra đời, chuyên sản xuất thiết bị quang học và kính tiềm vọng tàu ngầm, kính ngắm đại bác trong Thế chiến II. Sau chiến tranh, công ty chuyển hướng sang máy ảnh với sự xuất hiện của Nikon Model I.
Đã có nhiều ví dụ mang tính huyền thoại về độ bền máy ảnh Nikon. Chẳng hạn, một nhiếp ảnh gia đưa tin về chiến tranh Việt Nam được cứu sống nhờ viên đạn găm vào máy ảnh, hay một chiếc máy ảnh Nikon hoạt động bình thường dù nằm trong con tàu đắm. NASA cũng đưa Nikon lên vũ trụ trong nhiệm vụ Apollo 15 năm 1971.
Máy ảnh SLR bao gồm một gương phản xạ, chiếu hình ảnh từ camera vào kính ngắm. Tính năng này giúp SLR lấy được thị phần từ máy ảnh rangefinder của Đức. Các mẫu SLR giá rẻ, hiệu suất cao như Canon AE-1 hay Olympus OM-1 đã giúp công nghệ phổ biến hơn với những người tiêu dùng thông thường.
Cuộc chuyển dịch từ máy ảnh phim sang kỹ thuật số cũng giúp SLR củng cố vị trí. Nikon ra mắt D1, mẫu SLR kỹ thuật số (DSLR) đầu tiên vào năm 1999. Nhờ số lượng linh kiện ít hơn so với máy phim, Nikon có thể sản xuất hàng loạt dễ dàng hơn và mở rộng thị phần với các mẫu máy hướng tới gia đình.
Nếu máy ảnh SRL dùng phim lập kỷ lục doanh số 1,28 triệu máy vào năm 1980, doanh số DSLR năm 2012 là 16,2 triệu. Báo cáo năm 2010 từ chính phủ Nhật đặt máy ảnh kỹ thuật số ngang hàng với xe hơi. Đây là hai ngành mà Nhật vẫn có lợi thế, ngay cả khi các ngành khác đã mất chỗ đứng trước Hàn Quốc và Đài Loan.
Dù vậy, thành công của Nikon SLR cũng không thể duy trì khi các hãng khác chuyển sang máy ảnh không gương lật (mirrorless). Panasonic ra mắt một trong các máy ảnh mirrorless đầu tiên vào năm 2008, theo sau là Sony và Samsung.
Một trong những lý do Nikon chậm trễ gia nhập thị trường là lo ngại ảnh hưởng đến người dùng máy ảnh SLR. Công ty đã phát triển một dòng ống kính toàn diện trong hơn 6 thập kỷ và khi dùng trên máy ảnh không gương lật sẽ cần tới bộ chuyển đổi, gây phiền toái cho người dùng.
Trong khi đó, Sony nhảy vào thị trường máy ảnh kỹ thuật số với việc thâu tóm bộ phận camera của Konica Minolta năm 2006 để tận dụng công nghệ cảm biến ảnh. Máy ảnh Sony cất cánh sau năm 2013 nhờ Alpha 7, mẫu máy ảnh không gương lật full-frame, ngang hàng với linh kiện hàng đầu trong DSLR. Sony vượt qua Canon dẫn đầu đầu thị trường máy ảnh có thể hoán đổi ống kính (interchangeable-lens) vào năm 2020, còn Nikon xếp thứ ba, theo Techno Systems Research.
Thị trường máy ảnh kỹ thuật số sụt giảm nhanh chóng cộng với sự chần chừ của Nikon khiến công ty bị tác động nghiêm trọng. Bộ phận sản phẩm hình ảnh rơi vào tình trạng “báo động đỏ” trong năm tài khóa 2019 với khoản lỗ hoạt động 17,1 tỷ yen (125 triệu USD). Năm tiếp theo, lỗ tăng gấp đôi lên 35,7 tỷ yen.
Theo kế hoạch tái cấu trúc đưa ra tháng 11/2019, Nikon đóng cửa hai nhà máy liên quan tới máy ảnh tại Nhật và giảm nhân sự ở nước ngoài. Quy mô máy ảnh cho người mới bắt đầu cũng bị thu hẹp, tập trung vào thị trường dành cho dân chuyên và người có đam mê.
Năm 2018, Nikon trình làng Z7, mẫu máy ảnh mirrorless cao cấp dành cho người đam mê chụp ảnh và Z9 vào năm 2021. Ngừng phát triển máy ảnh SLR sẽ giúp Nikon dồn lực cho máy ảnh không gương lật để cạnh tranh tốt hơn.
Hiện nay, Sony đứng đầu thị trường này, xử lý mọi thứ từ thiết kế đến phát triển cảm biến ảnh cho tới sản xuất. Khi điện thoại chụp ảnh ngày một đẹp hơn, Nikon gặp thách thức lớn trên con đường phục hồi bộ phận máy ảnh của mình.
Du Lam (Theo Nikkei)
Thua kiện Nokia, Oppo có thể bị cấm bán tại Đức?
Sau khi thua kiện Nokia, Oppo có thể bị cấm bán một số mẫu smartphone thương hiệu Oppo và OnePlus tại Đức.
"> -
Xúc động tái hiện vai diễn Thi Sách của nhà yêu nước Phan Châu TrinhGia đình nhà yêu nước Phan Châu Trinh tham dự tại sự kiện. Chương trình có sự góp mặt và chia sẻ của ông Nguyễn Đông Hòa – cháu cố của cụ Phan Châu Trinh. Hiện ông Hòa cũng là người trực tiếp quản lý khu đền thờ của danh nhân Phan Châu Trinh tại quận Tân Bình.
Ông Nguyễn Đông Hòa bày tỏ sự xúc động khi tinh thần Chi Bằng Học với quan điểm “Khai dân trí – Chấn dân khí – Hậu dân sinh” của thế hệ tiền nhân, cũng là ông của mình vẫn có tính thời đại cho đến ngày nay. Hạnh phúc và tự hào hơn cả là tinh thần này đang được các thế hệ ngày nay tìm hiểu và làm “sống dậy” với những điều tác động tích cực nhất cho thế hệ trẻ hôm nay.
Nhiều năm qua, ông Hòa tiếp nối tinh thần trách nhiệm của thế hệ con - cháu với việc phát huy, lan tỏa đến người trẻ về tinh thần tiến bộ của thế hệ cha ông đi trước. Đồng thời, ông dự kiến sẽ đưa “Đền thờ nhà yêu nước Phan Châu Trinh” trở thành điểm đến của du lịch-văn hóa dành cho người dân.
ông Nguyễn Đông Hòa – cháu cố của cụ Phan Châu Trinh giao lưu cùng khán giả tại Đường sách TP.HCM. Theo diễn giả Văn hóa Hồ Nhựt Quang – Chủ nhiệm CLB Nghiên cứu và Vinh danh Văn hóa Nam Bộ, Phan Châu Trinh dù sinh ra và lớn lên trong tầng lớp quan lại, nhưng ông đã nhìn rõ được vai trò, sứ mệnh của người thanh niên, không ích kỷ với cuộc sống của bản thân mà chọn sống lý tưởng vì dân, vì nước dù rằng con đường đó khiến ông phải trải qua nhiều gian truân, khổ ải.
Ông Hồ Nhựt Quang còn làm rõ tinh thần yêu nước bằng những hành động thiết thực của danh nhân Phan Châu Trinh thông qua tư tưởng Chi Bằng Học. Song song đó, những tác phẩm trong Gia Huấn Ca, Phan Châu Trinh đã thể hiện rõ tầm nhìn của mình khi nhìn thấu tỏ nguyên nhân đứt gãy kết nối của lòng thủy chung, hiếu thảo, ứng xử nghĩa tình và nhất là tinh thần yêu nước.
Diễn viên Lý Trung Tín tái hiện vai Thi Sách từng gắn liền với tên tuổi Phan Châu Trinh. Đặc biệt, chương trình cũng tái hiện vai diễn Thi Sách – chồng Bà Trưng Trắc mà cụ Phan Châu Trinh từng dàn dựng và biểu diễn lần đầu tiên tại nhà tù Côn Lôn hồi năm 1910 trong tuồng Trưng Vương Bình Ngũ Lãnh. Trích đoạn được diễn giả Hồ Nhựt Quang chuyển thể cải lương từ nguyên tác của ông Huỳnh Thúc Kháng và Phan Châu Trinh.
Vở diễn Trưng Vương Bình Ngũ Lãnh được trình diễn bởi 3 diễn viên Minh Hòa, Nhựt Quang và Lý Trung Tín. Các diễn viên trình diễn khoảng 15 phút đoạn Thi Sách đối đầu với thái thú Tô Định, Ưng Trành (nhân vật Chương Hầu trong Tiếng trống Mê Linh) và bị bọn chúng chém đầu. Tuy chỉ là một trích đoạn ngắn nhưng tiết mục này đã làm rõ tinh thần yêu nước của Thi Sách, người đã chấp nhận cái chết chứ không đầu hàng trước kẻ gian tham, cướp nước và bán nước. Cũng như tinh thần của cụ Phan Châu Trinh và những nhà yêu nước thời đó.
Các nghệ sĩ diễn trích đoạn, ca vọng cổ tưởng nhớ Phan Châu Trinh.
Vở diễn nhận được những tràng pháo tay nhiệt liệt của khán giả có mặt tại chương trình. Ngoài ra, nghệ sĩ cải lương Tú Quyên thể hiện bài vọng cổ Nỗi lòng Phan Châu Trinh với giọng ca ấm áp, ngọt ngào và truyền cảm. Các sinh viên trường Đại học Hoa Sen cùng tham gia tái hiện hình ảnh của các tù nhân tại đảo Côn Lôn
Thúy Ngọc
GS Lê Thành Khôi nhận giải thưởng Phan Châu Trinh
Ông là cha của Nguyên Lê - nhạc sĩ gốc Việt nổi tiếng thế giới về Jazz/ world music.
"> -
Tôi không để công việc và đồng tiền điều khiển mình Thân Thúy Hà nói về mối quan hệ đặc biệt với Tăng Thanh Hà- Những ngày thực hiện giãn cách xã hội vừa qua đã thay đổi cuộc sống của Thân Thúy Hà như thế nào?
Thời gian qua tuy ảnh hưởng đến công việc và kinh tế nhưng ngược lại tôi có được thời gian chăm sóc, gần gũi và làm được nhiều điều cho các con. Thời gian này với cá nhân tôi thật sự quý giá và ý nghĩa, vừa bảo vệ sức khỏe cho gia đình, chung tay với xã hội đẩy lùi dịch bệnh, vừa sống chậm nhìn lại những gì đã qua, sắp xếp lại cuộc sống sinh hoạt và công việc. Tôi dành thời gian chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình, vận động thể thao, chăm sóc nhà cửa, trồng rau trồng hoa… Nhờ vậy mà cuộc sống của gia đình tôi trở nên lành mạnh, nhiều màu sắc và tươi mới hơn.
Thân Thúy Hà bên hai con – bé Duy Anh (10 tuổi) và Hera (1 tuổi). - Là mẹ đơn thân, bận rộn với hai con nhỏ nhưng chị vẫn tham gia đóng phim đều đặn. Chị đã làm thế nào để cân bằng công việc và gia đình?
Tôi rất may mắn vì có người thân hỗ trợ, chia sẻ chuyện nhà cửa và chăm sóc các con khi đi quay phim nên an tâm, dành toàn tâm toàn sức cho công việc. Khi về nhà cũng nhẹ gánh hơn trong việc nuôi dạy các con. Thời gian biểu của tôi thường chỉ đi lại 2 nơi: phim trường và ngôi nhà nhỏ ấm áp của mình nên đối với tôi hiện nay, có được thời gian chăm sóc, chơi đùa bên con là niềm hạnh phúc lớn nhất.
Tôi làm việc để kiếm tiền, cũng là để thoả đam mê và nhất là tôi trân trọng sự nghiệp của mình nên tôi có cách để hài hoà giữa công việc và con cái. Tôi đi làm để nuôi con nhưng tôi cũng không để công việc và đồng tiền điều khiển trách nhiệm, thời gian của mình. Tôi biết điều gì là cần thiết, bao nhiêu là đủ, thời gian nào nên ngừng và thời điểm nào là dành cho con, thời điểm nào cho công việc.
- Chị vừa đón sinh nhật tuổi 42. Ngày đặc biệt này đã trôi qua như thế nào?
Thật ra vào ngày sinh nhật, tôi bận đi làm từ 7h sáng đến 4h chiều mới về. Đến nhà, thấy người thân và con trai bận rộn chuẩn bị thức ăn, bánh kem, hoa trái sẵn sàng, tôi rất hạnh phúc. Kế hoạch có chút thay đổi vào phút cuối vì bạn bè cũng có một bất ngờ cho tôi. Con trai tôi hôm đấy rất vui. Lần đầu tiên thấy con nhảy nhót với các cô chú là biết nó phấn khích hơn mẹ nhiều rồi. Bé nhỏ thì ngơ ngác vì nhà lần đầu đông người nhưng cũng thích thú lắm. Với tôi, đây là một ngày đầy ý nghĩa và cảm động.
Tăng Thanh Hà, Quốc Cường, bà xã Phạm Anh Khoa và nhóm bạn thân thiết tới tận nhà để tạo bất ngờ cho Thân Thúy Hà vào ngày sinh nhật. Tính tôi và Tăng Thanh Hà tương đối giống nhau
- Sinh nhật của chị và các con hầu như đều có sự hiện diện của hội bạn thân. Điều gì đã giúp chị và hội bạn của mình gắn bó với nhau suốt mười mấy năm qua?
Chúng tôi chơi với nhau có người hơn 20 năm, có người 18 năm và Hà nhỏ (Tăng Thanh Hà – PV), Thùy Trang (bà xã Phạm Anh Khoa – PV), Hà Bùi (MC Bùi Việt Hà – PV) là 13 – 14 năm nên đều xem nhau như người nhà, không đơn thuần là bạn nữa.
Chúng tôi bận rộn mỗi người một việc, thậm chí vài tháng chưa gặp nhau. Lên lịch hẹn gặp cũng trầy trật cả tháng, sắp xếp lịch để ăn chung một bữa cơm rất khó khăn. Nhưng riêng những ngày quan trọng của các thành viên và người thân chúng tôi hầu như huỷ bỏ hết để có mặt chung vui. Bất khả kháng lắm mới vắng mặt 1 – 2 thành viên nên chúng tôi gọi đó là tình yêu thương của gia đình.
Có lẽ vì chúng tôi luôn hướng về nhau, quan tâm đến nhau, trân trọng cái tình của nhau nên mối quan hệ này mới gắn bó được lâu dài như vậy.
- Phải chăng bạn bè là chỗ dựa tinh thần của chị, giúp chị sống vui vẻ, hạnh phúc mà không cần đến đàn ông?
Tôi sống xa gia đình và lên Sài Gòn lập nghiệp năm 16 tuổi. Từ thời điểm đó đến nay tôi luôn luôn đặt tình bạn lên hàng đầu. Vì những lúc vui buồn hay bệnh tật đều có họ bên cạnh tôi và tôi cũng luôn ưu tiên tất cả những điều tốt đẹp nhất cho các bạn mình vì biết nếu không có họ, cuộc sống của tôi sẽ tẻ nhạt và khó khăn hơn. Nếu không có họ, chưa chắc tôi đã đủ mạnh mẽ như bây giờ.
Người thân của chúng tôi cũng xem nhau như những thành viên trong gia đình, không phải chỉ chơi với nhau thôi đâu. Có khi tôi đi xa, bạn bè thay tôi về quê chúc Tết người nhà, đón con tôi đi học, đưa đi du lịch cùng thì đủ để thấy tại sao tôi cần có họ trong cuộc sống. Tôi vẫn thường nghĩ trên đời này nếu ai sống mà không có bạn thì người đó thật sự sống thất bại.
">