Cùng với nhiệm vụ lập đề án đầu tư lắp đặt camera để giám sát, chỉ huy điều hành giao thông và xử lý vi phạm giao thông trên cả nước, tại Nghị quyết 12, Bộ Công an được giao xây dựng, vận hành Trung tâm chỉ huy điều khiển giao thông đảm bảo kết nối, xử lý dữ liệu camera từ các cơ quan, tổ chức khác (Ảnh minh họa: Internet)
Nghị quyết 12 về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 – 2021 vừa được Chính phủ ban hành.
Theo Nghị quyết này, để tiếp tục kéo giảm tai nạn giao thông, phấn đấu giảm số thương vong do tai nạn giao thông mỗi năm từ 5 -10%; khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đô thị lớn và trên địa bàn thành phố Hà Nội, TP.HCM và các đô thị lớn, không để xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định pháp luật, đẩy mạnh triển khai các đề án, dự án về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.
Cũng tại Nghị quyết 12, Chính phủ đã xác định rõ 8 nhiệm vụ trọng tâm các bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện thời gian tới, trong đó có nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng CNTT, các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với công tác quản lý, điều hành, tổ chức giao thông, hướng dẫn người tham gia giao thông cũng như hỗ trợ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
Cùng với đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông vận tải, xây dựng, đất đai và du lịch có liên quan đến nhiệm vụ bảo đảm an toàn và chống ùn tắc giao thông; nâng cao năng lực, hiệu lực của lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông; thực hiện đồng bộ các giải pháp hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, kiểm soát chặt điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các phương tiện cơ giới, đặc biệt là trong các khu vực trung tâm đô thị…
Nhãn lồng Hưng Yên được mệnh danh “vương gia chi quả” với hương vị hiếm nơi sánh bằng
Một số giống nhãn Hưng Yên nổi tiếng như giống Hương Chi, giống Miền Thiết, giống T6 chiếm khoảng 60% sản lượng toàn tỉnh sẽ được giới thiệu và bày bán tại phiên chợ. Đặc biệt, nhãn đường phèn - giống nhãn đắt gấp 5-6 lần so với nhãn bình thường, cực kỳ hiếm, có giá từ 130-150 nghìn đồng/kg và gần như không bán đại trà trên thị trường cũng sẽ được giới thiệu trong dịp này.
Đặc sản nhãn đường phèn giống cổ duy nhất chỉ có tại Hưng Yên. Mùi thơm ngọt sắc của quả nhãn ngay lập tức thu hút loài ong tìm đến.
Những năm qua, tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương và nông dân thực hiện nhiều giải pháp để giữ gìn thương hiệu nhãn lồng như hỗ trợ nông dân sản xuất, xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu nông sản, in tem nhãn truy xuất nguồn gốc, bao bì…
Người nông dân Hưng Yên đã được hỗ trợ nhiều giải pháp để gìn giữ thương hiệu sản vật địa phương
Mục tiêu của chương trình Lễ hội Nhãn lồng Hưng Yên 2018 cũng nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, đồng thời quảng bá và phát triển thương hiệu Nhãn lồng Hưng Yên - đặc sản có tiếng lâu đời của tỉnh đã được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý từ Cục Sở hữu trí tuệ năm 2017. Đây cũng là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp địa phương gặp gỡ, tìm kiếm đối tác, kết nối cung cầu cho sản phẩm nhãn lồng chính gốc Hưng Yên cũng như các sản phẩm nông sản khác của tỉnh.
Các hộ, cơ sở sản xuất nhãn trong tỉnh không ngừng học tập kinh nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu lựa chọn, cải tạo giống, áp dụng quy trình sản xuất VietGap, bảo đảm an toàn thực phẩm góp phần nâng cao giá trị kinh tế và uy tín của nhãn lồng Hưng Yên với thị trường. “Tiếng lành đồn xa”, hầu hết nhãn khi thu hoạch được các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hoa quả, hệ thống siêu thị uy tín tiêu thụ và khách đến tận vườn mua.
Nhãn lồng Hưng Yên được trồng và thu hoạch theo quy trình chuẩn của Viet Gap
Trong phiên chợ Nhãn lồng tại Ecopark ngày 25-26/8, 50 gian hàng của 10 xã huyện thành phố của tỉnh sẽ được giới thiệu đông đảo đến những người yêu thích hương vị món sản vật bình dị mà cao quý này. Trong đó, gồm hơn 30 gian hàng trưng bày, bán nhãn tươi của các hợp tác xã, trang trại, nhà vườn và 20 gian hàng trưng bày, bán các loại nông sản, sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ. Bên cạnh nhãn, còn có một số sản vật địa phương như cây nghệ huyện Khoái Châu, ổi Văn Giang, thanh long ruột đỏ Kim Động… cũng được bày bán tại phiên chợ.
Phiên chợ Nhãn lồng Hưng Yên sẽ diễn ra tại Phố Trúc Ecopark
Vào cửa tự do
Thời gian từ 8h-16h trong 02 ngày 25,26/8/2018
Hotline: 0165 833 8833
Xuân Thạch
" alt="Cuối tuần đến Ecopark thưởng thức nhãn lồng Hưng Yên"/>