Hôm qua 7/7,Điểmchuẩnđạihọckhócóbiếnđộbóng đá hạng anh Bộ GD-ĐT công bố phổ điểm 9 môn thi và phổ điểm một số tổ hợp thi xét tuyển ĐH truyền thống. Với phổ điểm được coi là “đẹp” như năm nay, theo nhận định sẽ khó có biến động về điểm chuẩn so với năm ngoái.
Điểm thi cao, thí sinh vẫn thấp thỏm đỗ trượtĐiểm chuẩn đại học 2017 khó có biến động
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Hoffenheim, 23h30 ngày 2/2: Chủ nhà quá mạnh -
Ngôi sao Youtube nhí khoe mua xe hơi 1,3 tỷ, bố mẹ bị dân mạng chỉ tríchAlyssa nằm trong top 10 Youtuber xuất sắc của Malaysia và là người nhỏ tuổi nhất. Kênh Youtube của cô bé có hơn 3 triệu lượt đăng ký. Nội dung trên kênh của Alyssa gồm có những bài hát tiếng Malaysia và Indonesia được cô bé “cover” lại.
Để ăn mừng thành công này, mới đây cô ca sĩ nhí đã mua một chiếc xe hơi trị giá hơn 1,3 tỷ đồng (81.500 SGD).
Đăng ảnh chiếc xe lên mạng xã hội, Alyssa viết: “Ơn Chúa. Chiếc xe đầu tiên của tôi”.
Bức ảnh Alyssa chụp cùng chiếc xe đầu tiên gây tranh cãi. Trái lại với sự vui mừng của cô bé, cộng đồng mạng đã có những phản ứng tiêu cực trước việc này. Dư luận đặt câu hỏi, tại sao một đứa trẻ 12 tuổi lại phải mua một chiếc xe hơi đắt tiền thay vì để số tiền đó đầu tư cho việc học hành trong tương lai.
Một số người nghi ngờ, liệu bố mẹ của Alyssa có đang sử dụng tiền của con gái để phục vụ mong muốn của mình hay không.
Ngay lập tức, chị Suzanne, mẹ của Alyssa đã lên tiếng đáp trả. Chia sẻ với báo chí Malaysia, chị cho biết chính con gái là người muốn mua xe hơi để thuận tiện cho những buổi quay phim và đi lại đường dài.
Chị Suzanne cũng nói thêm rằng, chồng chị là một phi công và anh hoàn toàn có đủ khả năng một chiếc ô tô cho riêng mình.
“Nhiều người nói vợ chồng tôi muốn sử dụng chiếc xe này nhưng thực sự đó là mong muốn của Alyssa. Có thể họ không biết bố con bé là một cơ trưởng. Anh ấy đủ tiền để tự mua xe”.
Alyssa chụp cùng bố mẹ và em trai (ảnh phải) Bà mẹ này cũng khẳng định, mặc dù Alyssa đang hoạt động tích cực trong ngành giải trí, song vợ chồng chị vẫn ưu tiên số một cho việc học hành của cô bé. Cho đến thời điểm hiện tại, kết quả các bài thi của Alyssa vẫn đang rất tốt.
Alyssa - tên thật là Aryanna Alyssa Dezek bỗng dưng trở thành người nổi tiếng khi mẹ cô bé đăng ảnh con gái hát và chơi đàn ukulele lên mạng. Năm ấy, cô bé mới 4 tuổi.
Công thức câu view gây tranh cãi của YouTuber Khoa Pug
Với camera luôn mở, Khoa sẵn sàng tạo tranh cãi để có thêm lượt xem trên YouTube.
"> -
Tôi năm nay 36 tuổi là con trai một trong gia đình. Hiện, tôi đã có vợ và hai cô con gái (3 tuổi và 9 tuổi). Thú thật, bản thân tôi cũng đang gặp tình cảnh một mình gánh vác trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ già, nhưng cũng không thể làm xuể vì con gia đình nhỏ. Nỗi khổ gồng gánh cha mẹ già vì tôi là con mộtHiện tại tôi đang phải gồng gánh hai trách nhiệm lớn: vừa chăm ba mẹ già đã ngoài 70 tuổi, ốm đau, bệnh tật triền miên, vừa phải lo nuôi dạy hai con nhỏ, quán xuyến gia đình riêng. Cũng vì chuyện này mà công việc tôi cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Mỗi khi bố mẹ già phải nhập viện, tôi lại đành phải nghỉ phép để vào viện thăm nom, trông bệnh, đồng thời cũng phải toàn tâm toàn ý chăm sóc cho gia đình. Mà chuyện này lại diễn ra thường xuyên do cha mẹ tôi đã tuổi cao sức yếu.
Nhiều người nói sao tôi sao phải nghỉ làm rồi kêu ca mà không để vợ nghỉ thay và ở nhà chăm sóc gia đình? Nhưng khổ nỗi, ba mẹ tôi càng nhiều tuổi lại càng khó tính, trước giờ đã vốn không hợp với con dâu, nên vì muốn gia đình êm ấm, tôi không muốn đẩy vợ mình vào thế khó xử trong vấn đề chăm ông bà.
>> Phận con một
Nói thật, nhiều lần tôi cũng muốn dọn ra ở riêng cho vợ thoải mái, nhưng bố mẹ không cho phép. Họ cực kỳ khó tính và cố chấp, dù con cái góp ý như thế nào cũng không bao giờ tiếp thu. Phần khác, vì bổn phận làm con, nghĩ cảnh hai ông bà già chỉ có mỗi một mụn con, nay lại phải lủi thủi không ai chăm sóc, nên tôi lại thôi và cố gắng chịu đựng.
Dù nay tôi đã U40, nhưng mẹ vẫn muốn quản lý như con nít. Tôi đi đâu hay làm gì bà cũng sẽ hỏi kỹ và bình luận này kia. Thỉnh thoảng, tôi dẫn gia đình nhỏ của mình ra ngoài ăn uống, shopping... nhưng khi về bà cũng "mặt nặng mày nhẹ". Nhưng phận làm con đâu thể làm gì nên tôi cũng đành im lặng mà chịu đựng.
Lúc này, tôi thấy tương lai trước mắt của mình sao mà mờ mịt. Tôi muốn có một cuộc sống riêng đích thực với gia đình nhỏ của mình, không bị dòm ngó, không bị quản thúc, không bị phán xét. Những lúc như thế, tôi lại chỉ ước giá mà mình có nhiều anh chị em, để thay phiên nhau đỡ đần ba mẹ giúp tôi. Được vậy thì tốt biết mấy.
Trần Tuấn
"> -
Buổi tối trước ngày hiến máu, ông Trần Quốc Chánh (Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên, An Giang) đi ngủ sớm. Ông cũng từ chối bữa nhậu của những người bạn để giữ cho mình sức khỏe tốt nhất. Sáng hôm sau, ông dậy sớm, ăn sáng và rời nhà với chiếc xe máy quen thuộc. Người đàn ông An Giang 60 lần hiến máu tình nguyệnÔng Chánh đến điểm hiến máu do Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương chi nhánh Cần Thơ tổ chức, để cho đi những giọt máu của mình.
Đó là một trong hơn 60 lần, người đàn ông năm nay bước sang tuổi 58 thực hiện việc hiến máu cho cộng đồng.
16 năm qua, với hơn 15.000ml máu hiến tặng, ông đã góp phần giúp nhiều bệnh nhân đang nguy cấp có thêm cơ hội được cứu chữa, giành lại sự sống.
Ông Trần Quốc Chánh. Việc tình nguyện hiến máu của ông Chánh bắt đầu từ năm 2003. Trong một lần đi thăm người thân bị bệnh ở Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang, ông chứng kiến nhiều trường hợp bệnh nhân cần tiếp máu để phẫu thuật. Nhưng loại máu thích hợp cho các bệnh nhân này không còn đủ, người thân của họ cũng không có loại máu phù hợp nên việc chữa bệnh gặp khó khăn.
“Câu chuyện đó đã ám ảnh tôi. Tôi băn khoăn: “Tại sao không đủ máu cho bệnh nhân?” và bắt đầu tìm hiểu về việc hiến máu. Các tài liệu trên mạng, truyền hình và tờ rơi của bệnh viện… được tôi nghiên cứu rất kỹ và tôi nhận ra tầm quan trọng của việc hiến máu.
Đặc biệt, tôi mang nhóm máu 0 - nhóm máu có thể truyền cho tất cả mọi người vì vậy càng có lý do để thôi thúc tôi hiến máu”, ông nhớ lại.
Từ năm 2004, ông Chánh tự nguyện tham gia hiến máu tại bệnh viện.
Lần đầu tiên hiến máu, ông Chánh thừa nhận, không tránh khỏi sự lo âu. “Tôi không biết mình có đủ điều kiện để hiến không. Tôi cũng hỏi đi hỏi lại về sự an toàn lúc cho máu. Tuy nhiên sau đó, tôi thấy việc hiến máu có lợi cho bản thân (được kiểm tra máu, sàng lọc bệnh, có cơ hội “thay máu”…) và góp phần làm giàu nguồn máu dự trữ cho những người bệnh cần”.
Từ đó, mỗi năm, trung bình 3 tháng/lần, ông Chánh lại đi hiến máu. Suốt 16 năm, ông đều đặn cho đi những giọt máu của mình. Thời điểm duy nhất khiến ông gián đoạn việc hiến máu trong vòng 10 tháng là lần ông bị tai nạn gãy tay vào năm 2018.
Sau khi sức khỏe ổn định, ông lại tiếp tục hiến nguồn máu cho cộng đồng. Ngoài ra, ông còn vận động vợ và con gái Trần Thảo Nguyên (SN 1990) cùng đi hiến máu. Đến nay, vợ và con gái ông có 25 lần hiến máu.
Không chỉ vậy, ông cũng vận động hàng xóm, người quen hiến máu cho cộng đồng. “Việc vận động, ban đầu, không dễ dàng. Một số người sợ mất máu hoặc nghĩ rằng máu cho đi là uổng phí, mình phải giải thích cặn kẽ. Tôi còn in tờ rơi, thông tin chính thống để đưa cho họ đọc.
Một số người lo sợ hiến máu sẽ dễ lây bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe, tôi phải đưa bản thân mình ra làm bằng chứng, thuyết phục họ. Nhiều năm hiến máu, sức khỏe tôi còn tốt lên. Đến nay, có khoảng 18 người đã tham gia phong trào này”.
Từ khi tham gia hiến máu, ông Chánh chú ý đến chế độ ăn uống, ý thức giữ sức khỏe. Ông ăn đủ chất, đều đặn và hạn chế rượu, bia. Ông cũng tập thể dục để có được nguồn máu tốt, đủ điều kiện.
Nhiều năm trước, dù chưa đến lịch hiến máu (3 tháng/lần) nhưng sắp phải có chuyến công tác dài, ông đều đến bệnh viện hiến máu trước thời hạn. Sau này, có quy định 3 tháng/lần, ông tìm mọi cách để sắp xếp công việc cơ quan, gia đình để không ảnh hưởng đến lịch đi hiến máu.
Việc hiến máu đã cho ông nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Đó là vào năm 2015, khi ông Chánh cùng đoàn khoảng 30 người từ An Giang đi du lịch tại TP Nha Trang.
Khi đoàn đến tỉnh Bình Thuận, xe khách bị hỏng. Tình cờ, gần đó, có một vụ tai nạn vừa xảy ra. Một người phụ nữ được đưa vào bệnh viện gần nhất trong tình trạng bị mất rất nhiều máu. Lượng máu dự trữ của bệnh viện không đủ, các bác sĩ kêu gọi việc hiến máu tại chỗ.
Dù mới hiến máu cách đó 1 tháng nhưng ông Chánh không chút do dự, xin được hiến cho người phụ nữ xa lạ. Ông còn vận động, thuyết phục được 3 người khác trong đoàn du lịch hiến máu cho người phụ nữ trên.
Xong việc, đoàn xe tiếp tục hành trình của mình. “Chúng tôi không có tin tức về người phụ nữ ấy nhưng tôi hi vọng những giọt máu của mình đã giúp cho một con người có cơ hội được tái sinh lần nữa”, ông Chánh nói.
Với những đóng góp tích cực, ông Chánh đã vinh dự được nhận kỷ niệm chương của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, bằng khen của UBND tỉnh Anh Giang vì có thành tích trong phong trào hiến máu tình nguyện.
Vừa qua, ông cũng là một trong 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc lần thứ XIV được tôn vinh nhân ngày Quốc tế người hiến máu 14/6.
“Giờ nhắc đến ông Chánh là người ta nghĩ đến “ông già hay hiến máu”. Lúc bắt đầu công việc tình nguyện này, tôi không nghĩ đến việc tuyên dương, hay thành tích.
Tôi đến với nó chỉ vì lý do đơn giản, đây là việc tốt cho sức khỏe của bản thân và cũng là việc trong sức của mình, tôi có thể làm cho cộng đồng. Với tôi, hạnh phúc là cho đi”, ông Chánh nói thêm.
Chàng trai Quảng Ninh kiếm tiền từ 3 công việc chỉ bằng một ngón tay
Bị liệt toàn thân sau một tai nạn, Đặng Minh Tuấn dành hàng chục năm để tập luyện, vươn lên, trở thành nguồn cảm hứng cho cộng đồng những người khuyết tật.
">