Học sinh chơi game online trên tàu điện ngầm ở Bắc Kinh.
Các báo cáo của chính phủ năm 2018 ước tính, cứ 10 trẻ vị thành niên thì có 1 người nghiện internet. Tình trạng này cũng dẫn đến sự xuất hiện của các trung tâm chẩn đoán và điều trị bệnh nghiện internet.
Theo các quy định mới, trách nhiệm đảm bảo trẻ em chỉ chơi game 3 giờ/tuần thuộc về các công ty game như NetEase và Tencent – các đơn vị sở hữu những game nổi tiếng được hàng chục triệu người chơi trên khắp đất nước.
Các công ty này phải thiết lập hệ thống đăng ký tên thật để ngăn người dùng trẻ em vượt quá giới hạn thời gian được phép chơi. Đồng thời, họ kết hợp kiểm tra nhận dạng khuôn mặt, yêu cầu người dùng xác nhận danh tính của mình.
Trong một số trường hợp, các công ty sẽ kiểm tra nhận dạng khuôn mặt khi người chơi đang chơi và họ sẽ bị “đuổi” khỏi trò chơi nếu không đúng.
Các nhà quản lý cũng yêu cầu các công ty game không đưa vào nội dung có hại cho trẻ em như bạo lực. Để giám sát việc này, chính quyền đã thiết lập một nền tảng cho phép mọi công dân đều có thể báo cáo, tố giác các công ty game mà họ cho rằng đang vi phạm quy chế.
Hiện không rõ liệu các công ty có bị xử phạt nếu không thực thi các quy định này hay không.
Mới đây, ByteDance - nhà phát triển TikTok và Douyin - cũng thông báo rằng người dùng dưới 14 tuổi ở Trung Quốc sẽ bị giới hạn chỉ được dùng 40 phút/ngày. Đối tượng này cũng sẽ không thể truy cập ứng dụng trong khoảng từ 10h tối đến 6h sáng.
Một đứa trẻ được mẹ cho sử dụng điện thoại khi ngồi trên tàu cao tốc.
Chị Liu Yanbin – mẹ của một bé gái 9 tuổi ở Thượng Hải chia sẻ: “Nhiều bậc cha mẹ cho rằng con họ bị điểm kém là do chơi game, nhưng tôi không đồng ý với quan điểm này. Khi trẻ con đã không muốn học, chúng sẽ tìm ra cách để chơi. Các game có thể bị giới hạn nhưng luôn có những video ngắn, mạng xã hội, thậm chí cả phim truyền hình”.
Theo ông Tao Ran, giám đốc một cơ sở chuyên điều trị chứng nghiện internet ở Bắc Kinh, có khoảng 20% trẻ em sẽ tìm ra cách đối phó những quy định này. “Một số đứa trẻ rất thông minh. Nếu bạn có một hệ thống để hạn chế chúng chơi game, chúng sẽ cố đánh bại hệ thống bằng cách mượn tài khoản của người thân lớn tuổi và tìm cách nhận diện khuôn mặt”.
Ông cho rằng, các quy định này chỉ là “phương sách cuối cùng”.
Các chuyên gia cũng cho biết, thay vì nhờ đến sự can thiệp của chính phủ, các bậc cha mẹ cần có trách nhiệm giới hạn thời gian dành cho game, mạng xã hội và internet nói chung của con.
Joel Billieux, Giáo sư tâm lý học tại ĐH Lausanne, Thuỵ Sĩ nêu ý kiến: “Cần tập trung vào phòng ngừa, ví dụ như thông báo cho cha mẹ về cách thức hoạt động của trò chơi, để họ có khả năng điều chỉnh sự tham gia của con cái tốt hơn”.
Li, ông bố 2 con, cho biết anh dự định sẽ cho con học piano vì cô bé tỏ ra hứng thú với nhạc cụ này. “Đôi khi do công việc, cha mẹ không có thời gian để chú ý đến con và đó là lý do tại sao nhiều đứa trẻ tìm đến game để giết thời gian. Cha mẹ phải là người sẵn sàng giúp trẻ trau dồi sở thích và đam mê để chúng có thể phát triển một cách lành mạnh”.
Đăng Dương(Theo AP)
Cho con trai 7 tuổi mượn điện thoại, bố phải bán ô tô trả nợ
Một ông bố buộc phải bán chiếc xe của mình sau khi phát hiện con trai đã chi gần 1.300 bảng Anh (khoảng 42 triệu đồng) để mua một trò chơi trên điện thoại di động.
" alt="Phụ huynh Trung Quốc không còn lo con nghiện game" />Phụ huynh Trung Quốc không còn lo con nghiện game
Những ngày tôi được nghỉ làm, tôi ngủ đến trưa mới dậy, ăn xong thì nghỉ ngơirồi mẹ rủ tôi đi bộ. Hai mẹ con đi bộ với nhau, tôi ngại không dám nắm taybà. Nhưng bà lại rất chủ động, nắm tay tôi và hỏi con có thích ăn gì không, hỏitôi thích đi đường nào để mẹ dẫn đi…Vừa đi, hai mẹ con vừa nói chuyện. Bà kể chotôi nghe về những người hàng xóm, về bố mẹ và về chồng tôi. Có lần bà còn bảo:Con cứ thoải mái sinh con cho khỏe mạnh, không phải lo gì hết, có gì khó khănthì nói với bố mẹ!”
Cuộc sống vợ chồng cũng không thể tránh khỏi những lúc va chạm. Mỗi lần chúngtôi to tiếng, bố mẹ lại đứng ra bênh vực tôi. Bà bảo với chồng tôi: Mày thử mangbụng bầu hộ vợ xem có khó chịu trong người không? Đàn ông con trai thì phải bỏqua, phải nhường vợ chứ…
Hôm tôi sinh trong bệnh viện, hai ông bà tức tốc đi từ quê lên (tôi sinh sớmhơn dự tính – hôm đó ông bà về quê ăn giỗ), gương mặt tỏ rõ sự lo lắng. Tôi thấyhai ông bà cứ đi ra đi vào rồi hỏi tôi thấy thế nào, muốn ăn gì để bố mẹ mua.Đến khi tôi sinh xong, xuất viện, bố chồng tôi là người đi thanh toán toàn bộviện phí và đảm nhiệm nhiệm vụ hằng ngày hầm chân giò và đu đủ cho tôi ăn.
Cuộc sống cứ thế trôi đi, giờ con trai tôi đã được 16 tháng, tôi không thuêgiúp việc nữa. Hằng ngày, vợ chồng tôi đi làm, hai ông bà ở nhà trông cháu giúp.Bố mẹ chồng tôi nói: Đêm hôm con phải thức trông thằng ku, rồi lại dậy mấy lầnpha sữa nên cứ ngủ đi, khi nào đi làm thì dậy. Và thế là vẫn giữ thói quen cũ,bà dậy sớm vo gạo nấu cháo cho cháu rồi đi chợ mua thức ăn. Còn bố, sau khi quétdọn nhà cửa sẽ nấu cơm (sức khỏe mẹ yếu nên việc gì bố tôi cũng nhận làm, khôngđể mẹ động tay vào việc gì). Ông thường chuẩn bị cơm trưa ngay từ sáng, phần đểcho tôi mang đi làm, phần để buổi trưa hai ông bà ăn, phòng trừ trường hợp cháuquấy quả không nấu được.
Ông và cháu. Ảnh: Hồng Ngọc
Ở nhà, ông bà sẽ cho cháu ăn 2 bữa cháo, 2 bữa sữa và váng sữa, trái cây…Buổi chiều tôi đi làm về, tôi sẽ tắm cho con, cho mình và chơi với con. Tôithường có thói quen tắm xong thì lau nhà, nhưng khi vừa mang cây lau nhà vào đẩythì ông đã bảo trưa nay bố lau cả rồi. Bữa cơm chiều nhiều hôm bố tôi cũng tranhnấu vì ông bảo: bà trông cháu đã mệt rồi, con chơi với con cho bà nghỉ, cả ngàyđi làm con nó nhớ lắm.
Đến quần áo của vợ chồng cái con thay ra, bố cũng thường đi 1 vòng thu gomrồi mang bỏ vào máy giặt. Buổi sáng, khi tôi đi thu cất quần áo, bao giờ cũngthấy mọi thứ đã xong xuôi, thậm chí bố còn gập gọn để sẵn, tôi chỉ việc mang vềphòng và cất vào tủ…
Tôi mang cơm đi làm và kể với mọi người là bố mẹ chồng chuẩn bị cho. Các chịvẫn hay trêu tôi: bố mẹ chồng em đúng là của hiếm, hiếm có khó tìm…
Tôi vẫn nghĩ người già thường khó tính, hay để ý, mình phải lựa, phải khéohơn để đẹp lòng bố mẹ. Và tôi luôn tâm niệm bố mẹ chồng cũng là bố mẹ mình, nàocó bố mẹ chồng nào nỡ đối xử với con dâu tệ bạc nếu con dâu thực tâm coi như bốmẹ đẻ. Có lẽ vì suy nghĩ như vậy nên đến giờ phút này, tôi vẫn không tin nhữngchuyện kinh hoàng về mối quan hệ con dâu với bố mẹ chồng khi sống chung mà cácchị ở cơ quan là sự thật!
Hồng Ngọc
" alt="Bố chồng nấu cơm cho con dâu mang đi làm" />
...[详细]
Bất cứ điều gì đang diễn ra giữa bạn và đối tác đều không nên được tiết lộ trên mạng xã hội. Đừng viết về những gì đang diễn ra trong phòng ngủ của mình với hi vọng làm tăng giá trị đặc biệt cho mối quan hệ. Nếu không, bạn có thể đánh mất sự tôn trọng và tin tưởng của đối tác.
2. Ảnh ‘selfie’ trong những sự kiện đau buồn
Ở một số sự kiện hoặc địa điểm đòi hỏi sự tôn nghiêm như đám tang, nghĩa trang, nhà thờ hoặc những nơi thờ cúng khác, bạn không nên chụp ảnh “selfie” với khuôn mặt tươi cười hoặc thái độ thiếu nghiêm túc.
3. Những bình luận gây kích động
Ngay cả khi bình luận của bạn chỉ mang tính trêu đùa thì cũng nên cẩn thận về những gì bạn đang viết. Bạn nên tránh những chủ đề liên quan đến tôn giáo, chính trị, khác biệt giới tính và các vấn đề nhạy cảm khác có thể gây tranh luận.
4. Than phiền về công việc
Ngay cả khi đồng nghiệp của bạn không có quyền truy cập vào trang cá nhân của bạn, họ cũng có thể tìm hiểu thái độ của bạn với sếp hoặc các điều kiện làm việc khác. Vì thế, cho dù có thất vọng với công việc hiện tại đến mức nào thì cũng hãy giữ cảm xúc đó cho riêng mình. Nếu không, rất có thể bạn sẽ phải trả giá.
5. Vị trí của bạn
Định vị vị trí cho phép điện thoại thông minh theo dõi vị trí của bạn ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Việc cho người thân, bạn bè biết bạn đang ở đâu bất cứ lúc nào nghe có vẻ thú vị nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro không đáng có. Nếu muốn bảo vệ mình, tốt nhất bạn không nên khoe vị trí mình đang hoạt động.
6. Lịch trình di chuyển
Việc cập nhật thường xuyên lịch trình di chuyển của mình là một sai lầm lớn. Bởi vì bạn không thể biết ai đó sẽ lợi dụng điều này để đột nhập vào nhà bạn, lấy cắp mọi thứ bạn có. Nếu thực sự muốn chia sẻ những trải nghiệm du lịch của mình, hãy đợi đến khi bạn trở về, sẽ an toàn hơn rất nhiều.
7. Giấy tờ cá nhân
Đôi khi, mọi người bị choáng ngợp trước những cột mốc quan trọng trong cuộc sống của mình, chẳng hạn như lần đầu tiên nhận bằng lái xe, lần đầu tiên mua được ngôi nhà mơ ước, đến nỗi họ muốn chia sẻ niềm vui với mọi người ngay lập tức.
Nhưng đừng quên rằng bạn càng tiết lộ nhiều thông tin cá nhân lên mạng xã hội, bạn càng tự đặt mình vào nguy cơ cao hơn. Thông tin cá nhân của bạn có thể được sử dụng để mạo danh hoặc đột nhập vào nhà bạn. Vì thế, hãy giữ kín những thông tin ghi trên căn cước công dân, hộ chiếu, vé máy bay, giấy tờ sở hữu tài sản…
8. Thông tin tài chính
Tiền bạc là một chủ đề rất tế nhị với tất cả mọi người, đặc biệt là khi chúng ta gặp rắc rối về tài chính. Vì thế, nếu bạn vừa đạt được một thành công nào đó như thăng chức, mua xe sang, đừng vội chia sẻ điều đó lên mạng xã hội.
Bên cạnh những bình luận ghen tị, bạn có thể gặp rủi ro về việc bị đánh cắp thông tin khi chia sẻ ảnh chụp thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng hoặc bất kỳ thông tin nào xác nhận tình trạng tài chính của bạn.
9. Những hình ảnh ăn chơi
Bạn không bao giờ biết được ai sẽ nhìn thấy những bức ảnh nào. Đó có thể là vị sếp khó tính hoặc ông bà của bạn. Đừng nên mạo hiểm đánh mất uy tín của mình vì một vài bức ảnh chụp lúc đang say sưa vào dịp cuối tuần.
10. Những món hàng đắt tiền
Các nghiên cứu cho thấy việc nhìn thấy những bức ảnh chụp đồ đạc đắt tiền của người khác trên mạng xã hội sẽ làm tăng cảm giác bất an và thất bại. Đồng thời, nó khiến chúng ta ghen tị và không hài lòng với cuộc sống của chính mình.
Hơn nữa, nếu bạn chia sẻ một món đồ mới, đắt đỏ lên mạng xã hội, nó sẽ thu hút sự chú ý không cần thiết của những kẻ xấu.
Hãy luôn nhớ rằng khi bạn chia sẻ điều gì đó lên mạng xã hội, những nội dung đó gần như không thể xoá bỏ hoàn toàn và bạn cũng không thể truy tìm những người đã xem thông tin. Vì vậy, hãy cực kỳ cẩn trọng trong việc lựa chọn nội dung để chia sẻ trên mạng xã hội.
Đăng Dương(Theo Bright Side)
Chàng công nhân thất nghiệp bỗng dưng trở thành ngôi sao TikTok
Với 100 triệu người theo dõi trên TikTok, Khaby Lame trở thành tài khoản được theo dõi nhiều thứ 2 trên thế giới.
" alt="10 thứ không nên khoe trên mạng xã hội" />
...[详细]
Ông Nguyễn Ngọc Thành, Giám đốc Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai (phải) thay mặt EVNSPC trao kinh phí 3 tỷ đồng hỗ trợ Sở Y tế tỉnh Đồng Nai
Theo Tổng giám đốc EVNSPC Nguyễn Phước Đức, trước bối cảnh dịch bệnh bùng phát nhanh, phức tạp tại các tỉnh phía Nam, với mong muốn cùng địa phương, các lực lượng tuyến đầu triển khai hiệu quả công tác phòng chống dịch, cũng như chăm lo sức khỏe, an toàn tính mạng của người dân trước dịch Covid-19, EVNSPC đã tham gia nhiều hoạt động phòng chống dịch tại các tỉnh phía Nam. Đặc biệt nhằm trang bị thêm thiết bị y tế phục vụ hồi sức, cấp cứu đối với người dân không may bị nhiễm bệnh nặng tại các trung tâm, bệnh viện điều trị bệnh Covid-19 tại các tỉnh phía Nam, EVNSPC đã vận dụng mọi nguồn lực, hỗ trợ đến 11 tỉnh/thành phố với tổng số tiền là 33 tỷ đồng, tương ứng mức hỗ trợ 3 tỷ đồng mỗi tỉnh/thành phố để đầu tư trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch.
Sau khi nhận được thông báo về nguồn kinh phí hỗ trợ của EVNSPC, UBND các tỉnh, thành phố đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với đại diện Điện lực tỉnh hoàn thành thủ tục tiếp nhận. Đến nay, bước đầu có các Công ty Điện lực như Long An, Vĩnh Long, TP. Cần Thơ và Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai đã đại diện cho EVNSPC trao nguồn tiền hỗ trợ 3 tỷ đến các tỉnh, thành phố để chuẩn bị đầu tư, mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác điều trị bệnh nhân Covid-19. Các địa phương còn lại đang phối hợp ngành Điện khẩn trương hoàn thành thủ tục tiếp nhận khoản tiền hỗ trợ để phục vụ trang bị về vật tư, thiết bị y tế cho các bệnh viện tuyến đầu của các tỉnh, giúp tăng thêm điều kiện chữa trị.
Ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND tỉnh Long An (phải) tiếp nhận nguồn kinh phí 3 tỷ hỗ trợ công tác phòng chống dịch do đại diện Công ty Điện lực Long An thay mặt EVNSPC trao.
Qua chương trình này, cán bộ công nhân viên EVNSPC mong muốn thể hiện trách nhiệm xã hội, gửi gắm tấm lòng, một phần công sức của người thợ điện miền Nam để cùng đồng hành, chia sẻ với các địa phương, lực lượng tuyến đầu có thêm nguồn lực, điều kiện để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân các tỉnh phía Nam không may bị nhiễm Covid-19.
Trước đó, EVNSPC và các Công ty Điện lực thành viên cũng đã tham ủng hộ nhiều tỷ đồng cho Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 tại các tỉnh, thành phía Nam; đóng góp, tài trợ hệ thống thiết bị y tế trị giá 2,5 tỷ đồng cho Bệnh viên hồi sức Covid-19 TP.HCM và Bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP.HCM; tài trợ Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 thuộc Bệnh viện Bạch Mai tại TP.HCM 50 bộ máy tính, 50 bộ máy in phục vụ công tác quản lý điều trị; tặng Bệnh viện Chợ Rẫy hơn 1.700 khẩu trang 3M 1870 và 500 bộ đồ bảo hộ y tế cấp 4 đạt chuẩn chất lượng sử dụng trong khu vực hồi sức điều trị bệnh nhân Covid-19 với tổng trị giá 150 triệu đồng.
Q. Sơn
" alt="EVNSPC ủng hộ các tỉnh phía Nam 33 tỷ đồng chống dịch" />