Trăn nuốt chửng linh dương, linh dương mẹ đứng nhìn
Linh dương mẹ không thể làm gì hơn khi đứng nhìn con trăn nuốt chửng linh dương con.
Play
本文地址:http://member.tour-time.com/html/51d699890.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Linh dương mẹ không thể làm gì hơn khi đứng nhìn con trăn nuốt chửng linh dương con.
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Rangers vs Union Saint
Không khí ngày Tết ở Huế thường bắt đầu từ rất sớm. Vào khoảng mùng một tháng Chạp, những người phụ nữ Huế đã bắt đầu rục rịch chuẩn bị thực phẩm cho ngày Tết.
Công việc này cũng được mẹ và chị gái ông chuẩn bị rất chu đáo. Ngoài những thực phẩm quen thuộc như miến, mộc nhĩ, dưa cải phơi khô,… một món ăn không thể thiếu với người dân xứ Huế là thịt bò dầm nước mắm. Thứ bắp bò mềm mềm được ngâm cùng nước mắm dậy thơm mùi quế tiêu vẫn gây cho ông cảm giác nhớ nhung.
“Nhưng không khí Tết chỉ thực sự rõ nét vào hai ngày lễ Tảo mộ và cúng cụ tổ”.
Vào ngày này, hàng trăm người trong họ tộc cùng quây quần bên nhau chuẩn bị những mâm cỗ. Gia đình ông thường tổ chức lễ cắt thịt heo trước khi cúng cộ. Ông Tuệ nhỏ tuổi nhất luôn được cho một chiếc bong bóng lớn rửa sạch, thổi lên để chơi.
Trong lúc người lớn tất bật chuẩn bị cho mâm cỗ cúng, trẻ con chạy nhảy, nô đùa chộn rộn xung quanh.
“Tôi rất nhớ thứ tình cảm khăng khít, gắn bó ấy. Dù có đi đâu nhưng vào những ngày này, các thế hệ từ đời này qua đời khác vẫn tụ họp lại với nhau, đối xử với nhau rất tình cảm.
Tôi nhớ cả những người anh em của ông nội tôi vào các ngày giỗ chạp vẫn ở lại hàn huyên với nhau suốt cả đêm. Chưa bao giờ, văn hóa nông thôn Việt Nam lại sâu sắc đến thế.
Tôi nghĩ rằng, mối dây tình cảm xuất phát từ đạo lý chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác không chỉ thể hiện qua lời nói, lời dạy mà qua cả những hành động”, GS Tuệ kể lại.
Trong trí nhớ của GS Tuệ, cảm giác háo hức mong chờ ngày Tết còn là khi ông được mẹ may cho một bộ quần áo mới, được đóng mũ, đóng giày.
“Đó là sự háo hức của một đứa trẻ khi có cái gì đó mới để khoe”.
Đến sáng ngày mồng một Tết, bố mẹ ông đóng bộ đẹp đẽ, ngồi bề trên để con cháu đến chúc Tết trịnh trọng. Ông Tuệ mặc sơ mi trắng, quần tây, chân đi xăng đan cùng 5 anh chị em khác lần lượt tới chúc tụng bố mẹ.
Đáp lại lời chúc của các con, bố mẹ cũng dặn dò anh em ông Tuệ năm mới phải ngoan ngoãn, cố gắng học hành tiến bộ, giỏi giang.
"Tôi rất nhớ thứ tình cảm khăng khít, gắn bó từ thế hệ này sang thế hệ khác"
“Việc lo lễ cúng của gia đình trong ngày đầu năm mới luôn là ông cụ tôi lo liệu. Chưa bao giờ tôi thấy bà cụ sửa soạn bàn thờ. Từ đơm hoa đến đơm quả đều do một tay ông cụ làm hết.
Vào những ngày lễ Tết, ông cụ tôi cũng không cho đốt vàng mã. Ông bảo rằng, nếu không có tiền thì không làm cỗ cũng được. Chỉ cần hoa quả, hương đèn, trà sạch và tinh thần sáng trong”.
Cũng vào ngày đầu năm mới, một người sẽ đến xông đất cho gia đình (thường gọi là phong tục đạp đất). Người đầu tiên đến xông nhà đều được chọn lựa kỹ lưỡng bởi quan niệm “người xông nhà sẽ ảnh hưởng đến may mắn cả năm”. Do đó người được chọn thường là những người có phúc, có đức.
GS. Tuệ nhớ người thường được bố mẹ mình chọn mời đến xông đất cho gia đình là một người bạn rất thân của ông cụ - thầy Phan Văn Dật, giảng viên giảng dạy môn Hán Nôm tại Viện Đại học Huế.
“Thầy tôi cũng được nhiều người mời đến xông đất. Mặc dù không học cao nhưng ông vẫn được xem là nhà tinh thông có kiến thức rộng. Những ai khó chuyện gì, dù là nghiên cứu Hán học hay Tây học, ông đều có thể cắt nghĩa rành rọt. Rất nhiều người làm nghiên cứu về Lịch sử, Văn học, Hán Nôm đều tìm đến ông và gọi bằng “thầy Hiến””.
Khi những thủ tục của buổi sáng ngày mồng một đã xong xuôi, đến chiều, ông thường theo ông cụ ra chùa cầu may mắn.
Ngày Tết, lũ trẻ con thường được bố mẹ cho một vài đồng bạc lẻ. Anh em ông Tuệ rủ nhau đi chơi bài tới. Đó là một trò chơi sinh động. Người ta dựng chòi để người chơi ngồi vào bên trong, vè về quân bài sẽ đánh để người khác nhận ra. Mỗi quân bài tới sẽ có một bài vè nói lên ý nghĩa của nó. Thú vị nhất của trò chơi là người chơi sẽ đối đáp thông qua các quân bài. Nhiều quân bài có cái tên rất “kỳ cục” như nòng nọc, voi, gà,…
"Thầy tôi cũng được nhiều người mời đến xông đất. Mặc dù không học cao nhưng ông vẫn được xem là nhà tinh thông có kiến thức rộng".
Ông Tuệ cũng thường chọn những bài toán khó nhất để khai bút đầu năm. Ông cho rằng, niềm vui sướng khi giải được một bài toán khó sẽ giúp cả năm suôn sẻ.
Ngày mùng một thường không có cỗ bàn mà chỉ có đèn hương, hoa quả. Nhưng sang ngày mùng hai Tết – vốn là ngày Tết nhà - con cái cháu chắt sẽ tụ tập, quây quần ăn Tết.
“Nhà tôi khi ấy tương đối khả giả. Chuyện đói ăn chưa bao giờ xảy ra. Ở thời đói “cào đất không có gì ăn”, bà cụ nhà tôi vẫn nấu cơm trong chiếc nồi rất lớn. Bà để một phần cơm ra ngoài cửa, thêm một chút rau, một chút nước chấm, một vài lát thịt cho những người nghèo khổ đi ngang qua.
Suốt cả năm bà đều đặn làm việc ấy chứ không riêng gì mấy ngày Tết. Tôi nhớ khi bà cụ mất, có những người xa lạ vì nhớ ơn này mà đến thắp hương và không ngừng khóc. Người phụ nữ Việt Nam của thế kỷ XIX, dù không được học hành chữ nghĩa đủ đầy nhưng luôn khiến anh em tôi cảm phục”.
“Còn ông cụ nhà tôi về lễ nghĩa rất khó tính. Ông luôn dạy chúng tôi phải trọng nghĩa thầy trò.
Tôi có hai người thầy đặc biệt là một cô giáo dạy vỡ lòng và một thầy giáo dạy lớp Nhất. Cả hai cũng là bạn rất thân của ông bà cụ. Ngày Tết, mẹ tôi chuẩn bị món quà tết thầy cô thường là một chiếc bánh tét và một cây bánh pháo. Bố dẫn tôi đến nhà thầy cô, bắt đứng trước thầy cô mà quỳ xuống lạy. Ông cho đó là cách thể hiện sự tôn kính với các thầy”.
"Bố dẫn tôi đến nhà thầy cô, bắt đứng trước thầy cô mà quỳ xuống lạy".
Hết năm 1961, giáo sư Huỳnh Hữu Tuệ là một trong số những sinh viên xuất sắc nhận được học bổng du học tại Canada. Sau thời gian học đại học Laval, nhờ có kết quả học tập tốt, giáo sư Huỳnh Hữu Tuệ đã được giữ lại trường làm nghiên cứu sinh, đồng thời làm giảng viên của trường.
Hơn 40 năm xa quê, ông cùng những du học sinh Việt Nam vẫn ăn Tết cổ truyền ở đất bạn. Nhưng nỗi nhớ nhà, nhớ hương vị Tết quê hương cứ ngằn ngặt trong lòng chàng trai trẻ.
Đến năm 2005, GS Tuệ được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm bộ môn Xử lý thông tin, một bộ môn mới của khoa Điện tử Viễn thông, Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội. Cũng từ đó, hầu như năm nào ông cũng ăn tết Tại quê nhà.
Với một người từng hơn 40 năm sống tại nền văn hóa phương Tây, những câu chuyện về mối quan hệ gia đình, làng xóm vẫn là bài học đạo lý khiến ông ghi nhớ.
GS. Tuệ kể rằng, dù qua bao nhiêu năm, kể cả khi bố mẹ đã mất, các anh chị em ông vẫn tụ họp đầy đủ vào mỗi dịp mùng 2 Tết. “Nếp nhà” ấy vẫn được các thành viên trong gia đình giữ gìn và tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Thúy Nga - Hạ Anh
-Những ngày sát Tết, thầy Nguyễn Ngọc Ánh (Trường ĐH Duy Tân) vẫn đang rất tất bật với công việc phụ vợ bán hàng online và kiêm luôn chân chạy giao hàng.
">Ký ức Tết xưa qua hồi tưởng của GS Huỳnh Hữu Tuệ
Thi THPT quốc gia: Dùng điểm 20 thay cho điểm 10
Chân dung nữ triệu phú đầu độc 7 người chồng
Nhận định, soi kèo Atlas vs Monterrey, 08h00 ngày 30/1: Không đội nào xứng đáng thắng
"Khi nghe học sinh gọi mình như vậy, tôi không khỏi xúc động. Tôi rất vui vì mình U50 rồi còn được gọi "soái ca" thì chắc được các em thương mến lắm".
Thầy Huỳnh Thanh Phú đứng đón học sinh mỗi sáng |
Thực tế, trước đó ông Phú còn được gọi là "hiệu trưởng idol" khi còn là hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1, TP.HCM). Những biệt danh này có thể là cách học sinh thể hiện sự yêu mến người thầy của mình, nhưng ở góc độ nào đó cũng phản ánh những cố gắng mà vị hiệu trưởng này đã làm cho các em.
Cho học sinh đi giày cao gót, thoa son, dùng điện thoại di động trong trường
Từ ngày về Trường THPT Nguyễn Du, sáng nào ông Phú cũng tới thật sớm, khi đứng ở cổng chính, khi ở cổng phụ để chào phụ huynh và học sinh.
Hàng ngày, ông dành nhiều thời gian tiếp xúc với học sinh. Ông hay lân la để có cơ hội trò chuyện, tìm cách tháo gỡ những vướng mắc mà học sinh đang gặp phải. "Cute" hơn nữa, mỗi khi được chào, ông Phú lại giơ tay thành hình trái tim để chào lại, có khi còn... "hôn gió".
Khi nhận thấy nhiều học sinh mong muốn được sử dụng điện thoại trong lớp, ông đã đồng ý với yêu cầu các em biết dùng dể hỗ trợ việc học tập. Nhiều nữ sinh mong được mang giày cao gót và tô son mỗi khi tới trường cũng được ông chấp nhận.
"Tôi cũng thấy rằng nữ sinh mang giày đế cao sẽ tôn dáng hơn, thoa một chút son sẽ xinh đẹp hơn. Nhiều người nói tôi làm như vậy là chiều các em. Nhưng chiều học sinh khác với đồng tình với cái chưa hay. Ở trường, tôi luôn lắng nghe những tâm tư, trăn trở của các em để kịp thời xử lý, giải tỏa áp lực, căng thẳng từ chuyện trong trường đến gia đình. Những chia sẻ nào đúng mực và vì cái chung, tôi luôn ủng hộ" - ông Phú bộc bạch.
Trong khoảng thời gian hơn 2 năm qua, ông Phú đã tạo ra nhiều thay đổi trong chất lượng dạy học của Trường THPT Nguyễn Du. Đặc biệt, nhiều tiết học ngoại khoá, chương trình kỹ năng sống luôn tràn đầy thú vị. Các câu lạc bộ trong trường như "Dạy con giữ đạo làm người", "Người truyền cảm hứng" hay việc đổi tên các dãy nhà học A, B, C, D thành Trường Sa, Hoàng Sa, Biển Đông... đều nhằm hướng học sinh tới những giá trị văn hoá tích cực.
Vị hiệu trưởng này từng phát biểu trong một hội thảo rằng, vì học sinh hạnh phúc, nhà trường sẵn sàng chi 300 triệu để mời ca sĩ Sơn Tùng M-TP về biểu diễn.
"Ông nói chi 300 triệu mời Sơn Tùng có phải là phát biểu ngông không?" - tôi hỏi. Ông Phú giải thích việc này không khó và hoàn toàn làm được, đã có tính toán cụ thể.
"Trường chúng tôi đã chuẩn bị cho chương trình "Đêm ánh sáng" có mời Sơn Tùng M-TP, nhưng giờ cuối, cậu ấy bận đi diễn ở nước ngoài nên không nhận lời nữa. Chúng tôi đã dự kiến đầu tư 300 triệu đồng cho chương trình này, và có thể mạnh dạn như vậy là vì nếu Sơn Tùng, về vé phát hành 200.000 đồng cho 1.480 học sinh của trường cũng đã đủ chi phí rồi, huống hồ bên ngoài cũng sẽ ủng hộ. Hơn nữa, nhà trường sẽ vận động các Mạnh Thường quân, nên thực chất nhà trường chi phí không là bao".
Ông Phú cũng nói luôn đặt quyền lợi của giáo viên, nhân viên lên trên hết. Và ông mong muốn giáo viên cũng phải đặt quyền lợi của học sinh và phụ huynh lên hàng đầu. Có như thế mới thấy hết trách nhiệm của từng con người trong nhà trường. Mỗi người đều có một mục tiêu, một nhiệm vụ để cố gắng.
"Người thầy vào lớp không thể mang nét mặt ưu tư, sầu não, nỗi chán trường chuyện chồng con hay tâm sân si trút hết vào học sinh. Giáo viên đến lớp phải có trách nhiệm truyền năng lượng tích cực cho các em. Muốn như thế, họ phải xác định đúng tâm thế làm thầy và không ngừng trau dồi kiến thức, để vững tâm trước tập thể thế hệ trẻ hôm nay" - ông Phú đưa ra quan điểm.
"Nốt lặng" của vị hiệu trưởng khi Tết đến
Có nhiều câu chuyện với học sinh Nguyễn Du đã đọng lại trong tâm trí ông Phú. Một trong số đó là trường hợp học sinh tên Q. lớp 10A. Em này chia sẻ trên Facebook rằng không thích học ở lớp 10A nữa và muốn đổi sang lớp khác.
"Tôi nhớ Q. nói lý do rất tế nhị và năn nỉ xin đổi lớp. Tôi hẹn gặp Q., qua trao đổi thì biết đầu năm Q. ngồi cạnh bạn L., do L. bị mất một số đồ dùng của nữ nên sinh ra hoài nghi. Mặc dù đã hàn gắn, nhưng đến lúc này Q. vẫn cảm thấy không thoải mái với các bạn trong lớp. Q. quyết xin đổi và tin rằng sẽ học tốt hơn ở lớp mới. Nghe qua câu truyện và thần sắc của Q., tôi chấp thuận cho em sang lớp khác".
Tham gia các hoạt động với học sinh |
Hay một trường hợp khác là buổi tối trên đường đi dạy về, ông Phú gặp 2 nam sinh T. và D. đang đưa tiền cho nhau. Thấy vậy, ông ghé xe vào thì D. cất ngay tiền đi.
"Tôi nghi ngờ nên yêu cầu D. về và gặp riêng T.. Tôi hỏi "Tại sao lấy tiền của D., có chuyện gì hãy kể cho thầy nghe". Suy nghĩ một lát, T. nói D. thuê em chém M. là học sinh lớp 12A. Tôi rất bất ngờ, bởi trước đó sự việc em M. bị chém tưởng như bên phòng giám thị đã "bó tay", nào ngờ bây giờ lại tìm được thủ phạm. Qua thuyết phục, T. đồng ý cho tôi gọi báo công an và ba mẹ. Kết quả, D. và T. bị kỷ luật đuổi học một năm và gia đình bồi hoàn tiền thuốc cho M. Từ đó đến nay, D. và T. rất thương kính tôi".
Ông Phú bảo nếu không tìm hiểu được sự việc dù nhỏ, lâu dần sẽ có khoảng giữa thầy và trò, giữa nhà trường với phụ huynh.
Trước thềm Tết Nguyên đán 2019, tôi hỏi ông Phú thích được học trò tặng quà gì? Ông Phú thật thà "Quà gì cũng quý".
"Được tặng quà là vui rồi, vì chắc chắn là do tấm lòng của trò. Nhưng thích nhất vẫn là quà mang yếu tố tinh thần như thiệp chúc xuân, bức thư pháp, chậu hoa".
Mấy chục cái Tết trôi qua kể từ khi làm nghề giáo, món quà đặc biệt nhất là những cặp bánh chưng của cậu học trò Trần Văn Thắng từng được ông dạy dỗ - Thắng tự tay gói bánh tặng thầy suốt 25 năm qua.
"Cứ tới ngày 29 tháng Chạp, tôi biết thế nào Thắng cũng sẽ mang tặng cặp bánh chưng, nên những ngày ấy, tôi cứ có tâm lý như một đứa trẻ mong đồ mới".
Ông Phú cho rằng, người xưa có quan niệm "Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy" để thể hiện sự tôn sư trọng đạo, nhưng ngày nay, đạo lý và nét đẹp này ít nhiều đã bị mai một.
"Ngày xưa, mỗi làng có một ông thầy quyền uy phủ trùm, còn bây giờ, mật độ dân cư ngày càng đông đúc, một khu phố có nhiều thầy giáo. Hơn nữa, phương tiện đi lại đã thay đổi, mô tô, ô tô thay thế đi bộ, đi ghe, ai cũng có smartphone để liên lạc nên không cần phải sang tận nhà mới hỏi thăm thầy được. Rồi thì kinh tế khá hơn, đến Tết học trò đi chơi xa, thậm chí ra nước ngoài nên không thể mùng ba đến thăm thầy".
Dù là hiệu trưởng cứng rắn với "đàn con" hàng nghìn đứa, nhưng với ông Phú, điều thiếu nhất là mỗi khi xuân về là mẹ. "Từ nhỏ tới lúc mẹ mất, Tết nào tôi cũng ở cạnh bà, nên tôi luôn tâm niệm "chỉ bên mẹ là mùa xuân thôi" - ông Phú rưng rưng.
Lê Huyền
Thầy hiệu trưởng tên Zhang Pengfei đã tự học nhảy Shuffle để dạy học sinh, giúp các em vận động nhiều hơn thay vì ngồi cả ngày bên máy tính.
">Gặp thầy hiệu trưởng dám chi 300 triệu mời Sơn Tùng M
Thị trường âm nhạc Việt nhận những tín hiệu vui trong vài năm qua khi Hai phút hơn, Ghen cô Vy, Dễ đến dễ đivà gần nhất là See tìnhcủa Hoàng Thùy Linh trở nên nổi tiếng ở nhiều quốc gia. Yếu tố sáng tạo của nghệ sĩ, producer cùng sự góp sức không hề nhỏ từ nền tảng mạng xã hội là những lý do khiến một số ca khúc Việt có cơ hội được lan tỏa rộng rãi.
Sau See tình, chiến lược nào để âm nhạc Việt mở rộng thị trường, không chỉ dừng lại ở một số ca khúc viral vài chục giây trên mạng xã hội là câu hỏi đặt ra cho giới chuyên môn, nghệ sĩ.
Trao đổi với Zing, đại diện một số hãng thu âm quốc tế và trong nước cho rằng ngành âm nhạc Việt Nam cần có hướng đi bài bản, tổng thể và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tấn công thị trường thế giới.
Điều quan trọng nhất là nâng cao sự sáng tạo của nghệ sĩ, chất lượng sản phẩm nội địa để tiệm cận với thị trường quốc tế.
Gần đây, See tìnhsốt trở lại trên nền tảng mạng xã hội ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ... Ngoài việc được các ca sĩ ở nhiều quốc gia cover, bản hit của Hoàng Thùy Linh còn được những người nổi tiếng hoạt động ở các ngành nghề khác như diễn viên, vũ công, vận động viên, hoa hậu… say sưa nhảy theo.
Đến nay, MV See tìnhcán mốc 41 triệu view trên YouTube. Ở các nền tảng nghe nhạc, mạng xã hội khác, lượng streams (nghe trực tuyến) của ca khúc này vượt qua con số hàng trăm triệu. Sức hút bền bỉ của See tìnhkéo dài một năm và vụt sáng trên toàn cầu trong hơn tuần qua.
See tìnhcủa Hoàng Thùy Linh tạo được cơn sốt ở nhiều quốc gia. |
Trước See tình, nhiều sản phẩm âm nhạc trong nước như Ngẫu hứng(Hoaprox),Ngây thơ, Dạ vũ(Tăng Duy Tân ft Phong Max), Dễ đến dễ đi(Quang Hùng Master) và Hai phút hơn(KAIZ Remix ft Pháo)… cũng từng được khán giả yêu nhạc trên thế giới biết đến. Tất cả thành quả kể trên là tín hiệu tích cực cho thị trường âm nhạc nội địa.
Ông Hoàng Lê - CEO của TechBeat Records - nhận định với Zing rằng See tìnhhay những ca khúc như Hai phút hơn, Ngẫu hứng... không phải là hiện tượng ăn may. Bản thân các sản phẩm có nội lực mới đủ sức thể hiện tầm ảnh hưởng lớn ở phạm vi quốc tế và trong khoảng thời gian dài.
"See tìnhcủa Hoàng Thùy Linh ra mắt vào tháng 2/2022 là bản dance-pop pha trộn âm hưởng dân gian, đúng sở trường của nữ ca sĩ. Nhìn tổng thể, bài hát có giai điệu mê hoặc, màu sắc vui tươi, tạo cảm giác rung động thuần khiết, yêu đời. Bởi sự cuốn hút đó mà ca khúc dễ gây ấn tượng mạnh lần đầu nghe", ông Hoàng Lê nói.
Theo ông Hoàng Lê, sự lan tỏa rộng rãi của ca khúc này một phần nhờ ê-kíp của nữ ca sĩ khôn ngoan, bắt kịp trend của nền tảng mạng xã hội đang nổi, với bản phối có nhiều phân đoạn dành chỗ cho vũ đạo, đặc biệt là drop.
Từ thành công của See tìnhvà nhiều sản phẩm nội địa, ông cho rằng thị trường âm nhạc Việt đang nhiều tiềm năng.
Chung quan điểm, ông Trần Thăng Long - đại diện Universal Music Vietnam - nói việc mở rộng thị trường ra quốc tế đối với ngành âm nhạc Việt càng lúc càng khả thi hơn trong bối cảnh ranh giới về địa lý và ngôn ngữ giờ đây được xóa nhòa đáng kể.
“Ngoài ca sĩ Việt, ngay thời điểm hiện tại, chúng ta có thể thấy âm nhạc của nghệ sĩ Đông Nam Á như Zac Tabudlo (Philippines) với bài Pano, hay Fujii Kaze (Nhật Bản) với Matsuri đang được yêu thích ở toàn châu Á cho thấy cơ hội đang mở rộng hơn cho mọi nghệ sĩ không phân biệt quốc gia hay ngôn ngữ. Các nghệ sĩ trẻ chỉ cần tập trung vào sáng tạo âm nhạc và phát triển cá tính, cơ hội vẫn luôn chờ họ”, ông Long chia sẻ.
Số lượng ca khúc Việt tạo được dấu ấn trên thị trường quốc tế chỉ đếm trên đầu ngón tay. Do vậy, theo ông Hoàng Lê, để nhạc Việt không chỉ dừng lại ở hiện tượng với một số ca khúc viral vài chục giây trên mạng xã hội, mỗi nghệ sĩ cần có sự chuẩn bị và kế hoạch cụ thể cho từng thị trường mà họ hướng đến; mở rộng phạm vi bằng cách liên kết với nghệ sĩ quốc tế; tìm mọi cách để lan tỏa nhạc Việt ra khỏi biên giới.
Điều quan trọng nhất là nâng cao chất lượng của sản phẩm, tiếp cận ngưỡng âm nhạc thế giới. Trong đó, màu sắc âm nhạc phải gần gũi với khẩu vị của khán giả nước ngoài nhưng không thể thiếu đi yếu tố văn hóa Việt.
Tăng Duy Tân, Pháo, Mỹ Anh, MONO là những gương mặt được kỳ vọng của thị trường nhạc Việt. |
Ngoài ra, chiến lược phát hành, quảng bá và khai thác triệt để lợi thế của từng nền tảng mạng xã hội là yếu tố không thể tách rời trong quá trình đưa nhạc Việt ra khỏi biên giới.
CEO của TechBeat Records chia sẻ thêm hiện tại, Việt Nam chưa hình thành công nghiệp âm nhạc dù lĩnh vực này đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, với các dịch vụ sản xuất, phát hành và quảng bá âm nhạc từ online đến offline.
"Trong các buổi thảo luận về âm nhạc trong nước, các chuyên gia thường nhắc đến yếu tố quan trọng để hình thành ngành công nghiệp là "Tổng giá trị ngành" trong một khu vực hoặc quốc gia. Hiện tại, chúng ta chưa có thống kê về tổng giá trị ngành âm nhạc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định đầu tư và chiến lược phát triển cho doanh nghiệp khi họ muốn tham gia vào ngành này", ông Hoàng Lê chia sẻ.
Còn ông Trần Thăng Long cho rằng ngành âm nhạc trong nước hiện tại tương đối sơ khai so với các nước trong khu vực và thế giới. Nhưng thị trường Việt Nam luôn được đánh giá tiềm năng với nhiều nghệ sĩ có sức sáng tạo.
"Âm nhạc nước nhà sẽ cất cánh nhanh chóng khi quy trình sản xuất, phát triển nghệ sĩ tiếp tục chặt chẽ, quy mô hơn; âm nhạc có bản quyền được tiêu thụ mạnh mẽ và thói quen thưởng thức ca nhạc ở concert trở thành thói quen phổ biến với đa số mọi người", ông Long nhìn nhận.
Dự đoán về bức tranh thị trường nhạc Việt trong năm 2023, các chuyên gia cho rằng đây là giai đoạn mà các nghệ sĩ hoạt động sung sức, phát hành nhiều sản phẩm, có sự đầu tư bài bản về chất lượng, hình ảnh.
Nhiều nghệ sĩ Việt sẽ kết nối, hợp tác với người nổi tiếng của nước ngoài để xuất khẩu âm nhạc, từ đó mở rộng tầm ảnh hưởng trong phạm vi châu Á, thậm chí toàn cầu trong tương lai gần.
(Theo Zing)
">Làm gì sau 'See tình'
22 tuổi, bỏ dở trường kiến trúc khi đang là sinh viên năm thứ 3, Đỗ Đức Mười đang xây dựng doanh nghiệp khởi nghiệp ở một lĩnh vực vừa lạ vừa mới.
">Bắt cá rồi thả phóng sinh: Tưởng thiện hoá không...
Chi tiết dự kiến lịch thi THPT quốc gia
友情链接