Các khu chung cư càng xây về phía Tây, Tây Nam thì càng ngập nhiều, đặc biệt là phía Hà Đông. Tất cả các khu đô thị mới sau này ở khu vực trên đều xây dựng trên cơ sở các hồ ao, ruộng lúa. Trước đây, nhân dân trồng lúa rất kinh nghiệm, chỗ nào trũng thì mới trồng lúa, còn cao ráo thì trồng hoa màu, cây cối. Ở cạnh đó, thường có ao hồ nhưng chúng ta lấp đi để xây dựng khu đô thị mới. Chúng ta không hề có cốt nền chuẩn của từng khu vực. Hiện nay, quy hoạch của chúng ta thiếu cốt nền. Chúng ta chỉ có cốt nền trên giấy thôi, khi thực hiện quy hoạch không ai làm.
Thứ hai, nguyên tắc khu đô thị đều phải có khu xử lý nước thải trước khi đấu nối với hệ thống chung thành phố. Ví dụ nếu thấp thì phải có hệ thống bơm áp đẩy, chuyển nước lên. Nhưng các chủ đầu tư đều ăn bớt mà không ai giám sát cả, cho nên hệ thống đấu nối của họ nối thẳng vào đường ống, bất kể khả năng đường ống đó chịu được bao nhiêu. Cho nên, việc Hà Nội bị lụt vừa rồi tôi cho là tất yếu. Chỉ có chúng ta ngỡ ngàng thôi. Bởi vì chúng ta kỳ vọng vào quy hoạch thoát nước của Hà Nội giai đoạn II. Cái đó không phải là cơ bản, mà cái cơ bản là phải có cốt nền đô thị. Và cốt nền đô thị đó phải phân bổ hệ thống thoát nước, xây khu đô thị thì phải làm thoát nước.
Hiện nay, trong quy hoạch đô thị đã quy định, khi xây dựng đô thị ít nhất phải để lại 20% diện tích để làm hồ điều hòa, đường đi lại và công viên cây xanh. Nhưng mà chẳng có khu đô thị nào có hồ cả, thậm chí Linh Đàm là khu đô thị kiểu mẫu nhưng hồ cũng lấp đi một phần. Đó là một hiện trạng bất cập của việc quản lý quy hoạch rất kém.
Ông có thể nhận định cụ thể hơn về quy hoạch của Hà Nội hiện nay?
Quy hoạch của chúng ta là quy hoạch trên giấy, quy hoạch cứ vẽ ra mô hình 3D để cho đẹp thôi. Đẹp lòng chính quyền và đẹp lòng ai đó chứ quy hoạch đó không khả thi. Điều này rất nguy hiểm trong quy hoạch đô thị. Khi chưa mở rộng, Hà Nội không hề bị ngập. Sau này Hà Nội nhập Hà Tây về thì ngập càng lớn, vì do quản lý xây dựng và quy hoạch kém. Phải nhận thức rõ như vậy. Cho nên, dù có 10 nghìn tỷ hay 20 nghìn tỷ đồng chăng nữa thì cũng không giải quyết được. Thoát được chỗ này thì sẽ ngập sang chỗ khác. Nguyên tắc của thiên nhiên là lấy cái gì từ thiên nhiên thì phải trả lại thiên nhiên cái đó. Ví dụ, ở khu vực này có một cái đầm 10 ha, do yêu cầu phát triển đô thị phải lấp cái đầm đó để xây một khu đô thị mới 10 ha, thì phải đào một cái đầm ở một vị trí khác tương ứng để đó là nơi vừa giữ sinh thái, vừa trữ nước, vừa thoát nước.
Khi quy hoạch, chúng ta chỉ nghĩ được khoảng 10 năm thôi, chứ không nghĩ đến trả giá sau này. Trận mưa vừa rồi là cảnh báo, chúng ta đang nhận hệ quả của biến đổi khí hậu nhưng chúng ta chưa quen ứng phó với biến đổi khí hậu. Chúng ta không được phép đổ lỗi cho thiên tai, bởi vì thiên nhiên sinh ra chúng ta, chúng ta phải thích ứng, sống chung. Đó là một nguyên tắc trong quy hoạch, trong kiến trúc cũng thế. Sắp tới còn nhiều trận ngập nữa.
Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng.
Giám sát quy hoạch còn nhiều lỗ hổng
Ông đã nói về việc các chủ đầu tư ăn bớt, chỉ nghĩ đến lợi nhuận, không làm theo đúng theo quy hoạch. Vậy vai trò của cơ quan quản lý ở đâu?
Ở đây chủ đầu tư là doanh nghiệp. Với doanh nghiệp lợi nhuận là ưu tiên cao nhất. Khi làm quy hoạch chi tiết thì họ vẽ rất đẹp. Tôi nói thế này, hiện chúng ta đang bị lừa bởi một loại kiến trúc 3D, vẽ rất đẹp, chiếu lên mô hình rất đẹp. Quảng cáo rất đẹp nhưng thực chất không phải như thế. Đó là điều cực kỳ sai lầm trong kiến trúc quy hoạch của Việt Nam. Cho nên giám sát quy hoạch tốt đã là quý rồi, nhưng giám sát việc thực hiện quy hoạch chúng ta lại buông lỏng. Giám sát quy hoạch là chính quyền, các cơ quan chức năng của thành phố chứ không phải ai cả. Còn chủ đầu tư phải khẳng định là họ không sai. Chủ đầu tư hoạt động vì lợi nhuận, nếu bật đèn xanh cho họ thì họ làm, kiếm tiền. Đưa ra các điều luật thì họ nghe, bởi doanh nghiệp sợ pháp luật. Bởi vì pháp luật rất nghiêm. Nhưng người giám sát để thực thi theo pháp luật thì không ai giám sát. Đây là lỗ hổng trong quy hoạch. Cái đó là chỗ xin - cho và là chỗ để lách luật.
Có ý kiến lo ngại quy hoạch một số khu đô thị của Hà Nội bây giờ bị băm nát, ông nghĩ sao?
Vấn đề đó rất rõ. Nếu theo dõi, cách đây khoảng 5 năm, khi phê duyệt quy hoạch chung Hà Nội, Thủ tướng ra văn bản, không được xây nhà cao tầng trong 4 quận nội thành, nội đô. Thế thì ai nghĩ ra câu này? Chính các chuyên gia của Hà Nội tham mưu chuyện này để ra văn bản đó. Nhưng ngày hôm nay, chúng ta lại ra văn bản được xây dựng chung cư cao tầng trong nội đô. Bằng chứng là đã công bố quy chế xây dựng nhà cao tầng. Ở đây có vấn đề, chúng ta làm không thống nhất. Như thế là không đúng. Không có nước nào ra quy định như thế cả. Ai muốn xây chung cư cao tầng ở đâu là phải theo quy hoạch.
Cảm ơn ông.
TheoTiền phong
Hà Nội phố biến thành sông: Quy hoạch đô thị có vấn đề" alt="Còn lụt nhiều vì quy hoạch bị băm nát"/>
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tặng bằng khen của Bộ trưởng GD-ĐT cho các em đoạt giải
Việt Nam là 1 trong số 40 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đoạt giải của Cuộc thi, trên tổng số 77 nơi tham dự Intel ISEF2016.
Có 4 dự án của Việt Nam cùng đoạt giải Ba lĩnh vực (Hóa học, Khoa trái đất và môi trường, Kỹ thuật cơ khí, Sinh học tế bào và phân tử) của Cuộc thi. Kết quả cụ thể:
1. Dự án “Nghiên cứu tổng hợp một số phức chất có khả năng ức chế tế bào ung thư từ tinh dầu hương nhu và bạch kim” của em Nguyễn Hà My, Nguyễn Quang Long – Học sinh trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội.
2. Dự án “Nghiên cứu tận dụng Phytolith trong rơm rạ để cố định một số kim loại nặng và giảm phát thải CO2 từ đất” của em Phạm Vũ Tuấn Phong, Nguyễn Bảo Ngọc – Học sinh trường THPT chuyên KHTN (ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN).
3. Dự án “Thiết bị di chuyển chuyên dụng vượt địa hình cho người già và người khuyết tật” của em Nguyễn Hoàng Ngân, Phạm Thanh Trúc – Học sinh trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM).
4. Dự án “Nghiên cứu khả năng gắn và tiêu diệt một số tế bào ung thư của kháng thể kháng nhân” của em Nguyễn Thu Minh Châu, Hoàng Lữ Đức Chính – Học sinh trường THPT Chuyên Thăng Long, Đà Lạt, Lâm Đồng.
Năm nay, Việt Nam có 4 dự án đoạt giải Ba, tăng 3 giải so với năm 2015 (năm 2015 có 1 giải Tư), chiếm tỷ lệ đoạt giải là 70% số dự án dự thi (trong khi đó tỷ lệ dự án đoạt giải của cuộc thi là 26%).
Bắt đầu chính thức tham gia Intel ISEF từ năm 2012 đến nay, Việt Nam đều có dự án đoạt giải. Năm 2012 có 1 dự án tham dự và đoạt giải Nhất; năm 2013 có 5 dự án tham dự và đoạt 2 giải Tư; năm 2014 có 6 dự án tham dự và đoạt 2 giải Tư, 1 giải Đặc biệt; năm 2015 có 6 dựa án tham dự và đoạt 1 giải Tư và 1 giải Đặc biệt.
Các học sinh đều được tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT và Trung ương Đoàn.
Kết quả các nước khác
Khu vực Đông Nam Á: Singapore: 1 giải Ba và 1 giải Tư; Thái Lan: 1 giải Nhì, 1 giải Ba; Malaysia: 1 giải Ba.
Các nước khác:Úc: 1 giải Ba, 4 giải Tư; Trung Quốc: 2 giải Ba, 2 giải Tư; Hồng Kông: 2 giải Ba, 1 giải Tư; Nhật: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì; Hàn Quốc: 1 giải Ba, 4 giải Tư; Nga: 1 giải Nhì, 1 giải Ba; Ý: 1 giải Tư; Pháp: 1 giải Ba; Đức: 1 giải Nhì, 3 giải Tư...
Song Nguyên
" alt="Trao thưởng cho học sinh đoạt giải quốc tế lúc 0 giờ"/>
Đây là một sự kiện đặc biệt, đánh dấu sự kết hợp lần đầu giữa hình tượng người lính và áo dài từ tơ lụa. Trong đó, hình ảnh người lính là hiện thân của sự hy sinh, khổ luyện ngày đêm vì sự bình yên của đất nước. Lụa được ví như hình ảnh người phụ nữ Việt, mềm mại, ấm áp nhưng dẻo dai, bền bỉ đi cùng năm tháng, mang đậm nét văn hoá người Việt.
Theo ban tổ chức, “Lụa” và “Lính” là hai hình tượng được lồng ghép như những người mẹ, người vợ, hậu phương vững chắc luôn đồng hành cùng người lính, là điểm tựa tinh thần to lớn cho những nỗ lực, tính kiên trì, cho những chiến thắng. Cả hai là sự kết hợp mang nhiều ý nghĩa: tôn vinh người lính trong vẻ đẹp oai hùng và vẻ đẹp thanh cao của người phụ nữ Việt Nam.
Nhà thiết kế Minh Hạnh – người phụ trách chính show diễn - cho biết chị muốn kết hợp cả 2 yếu tố lại để thể hiên ý niệm về sự hy sinh. “Chúng tôi sẽ kể những câu chuyện với những thông điệp riêng, vừa phản ánh văn hóa đồng thời cho thấy sự sáng tạo nét mới. Tham vọng của chúng tôi là mang áo dài với hình tượng người lính vươn ra quốc tế”, NTK Minh Hạnh chia sẻ.
Minh Hạnh cho biết thêm ngoài tơ lụa, các NTK còn sử dụng một số chất liệu khác. Sshow diễn gồm 12 bộ sưu tập của 12 NTK với tổng cộng 285 bộ trang phục. Chị và ê-kíp kỳ vọng sẽ mang đến một chương trình quy mô, hoành tráng nhưng đảm bảo những yếu tố chuẩn mực phù hợp với môi trường quân đội. Ngoài Minh Hạnh, các BST áo dài được các nhà thiết kế Cao Duy, Nguyễn Thúy, Lê Kyo, Công Huân, thực hiện trên nền vải lụa.
"Sau show diễn, chúng tôi sẽ trao tặng toàn bộ áo dài cho Bảo tàng Quân đội lưu giữ. Tôi không bao giờ bán các mẫu này và không cho phép các nhà thiết kế nào làm để bán trên thị trường", Minh Hạnh nhấn mạnh.
Các bộ sưu tập áo dài lấy cảm hứng từ những ca khúc đã thấm sâu vào ký ức hào hùng về người lính: Hát về cây lúa hôm naythể hiện tình quân dân thắm thiết, sâu đậm; diễn đạt bốn mùa chuyển động trên con đường Trường sơn huyền thoại được lấy cảm hứng từ ca khúc Lá đỏ, Lá xanh; nét oai hùng trong sáng của người lính là cảm hứng từ ca khúc 5 anh em trên một chiếc xe tăng...
Chương trình sẽ diễn ra vào ngày 21/12, tại Quân khu 7, TP.HCM với khoảng 700 khách mời là cán bộ các cơ quan ban ngành, giới truyền thông. Ban tổ chức cho thu hình, sau đó biên tập và phát sóng trên các kênh truyền hình cho khán giả theo dõi.
" alt="Show thời trang áo dài lấy cảm hứng từ lụa và người lính"/>
Bà Lê Minh Định (mẹ của A) cho biết, sau khi nhà trường sơ cứu vết thương A. cho thì giáo viên gọi báo sự việc nhưng không nói việc em bị đánh. “Thầy giáo nói là A. chưa vào học nhưng bị kính cắt chảy máu, lên chở cháu về. Lúc tôi đến trường thì con tôi ngồi ở căn tin. Phía trước trán của cháu có băng lại nhưng máu đang rịn ra. Tôi hỏi thì mới biết cháu bị bạn đánh. Gia đình tôi đưa cháu đi bệnh viện, nhà trường không có ai đi theo. Lên đến bệnh viện huyện quấn băng lại rồi bác sỹ kêu đưa lên bệnh viện tỉnh liền. Lúc tháo băng ở bệnh viện máu chảy nhiều lắm", bà nói.
Trường THCS Hòa Hiệp
Bà Định tỏ ra bức xúc về việc nhà trường không đưa con trai mình vào bệnh viện cấp cứu.
Liên quan đến vụ việc, tổ công tác của Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long kết hợp cùng Trường THCS Hòa Hiệp đã đến làm việc, nắm tình hình sức khỏe của em A.
Ông Nguyễn Anh Dũng – Phó hiệu trường Trường THCS Hòa Hiệp cho biết, hai em A. và L. đều bị thương do bị kính cắt. Trường đã tổ chức sơ cứu cầm máu ngay tại chỗ cho A., rồi gọi điện thoại báo cho gia đình biết.
“Chúng tôi không bỏ mặc học trò như mọi người nói. Nhà trường định đưa cháu A. đi khâu vết thương thì người nhà đã đến và tự đưa đi bệnh viện điều trị. Tôi cũng cử giáo viên chủ nhiệm thường xuyên liên lạc thăm hỏi tình trạng sức khỏe em A. Tuần tới, chúng tôi mời hai gia đình lên để làm việc, xem xét tìm hướng xử lý”, ông Dũng thông tin.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long Trương Thanh Nhuận cho biết đã yêu cầu Trường THCS Hòa Hiệp báo cáo vụ việc về Sở trong đầu tuần tới. Khi có kết quả sẽ xem xét hướng xử lý và công bố thông tin.
Xác minh thông tin nữ sinh bị đánh hội đồng chấn thương đầu tại Quảng Ninh
- Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đang xác minh thông tin một nữ sinh cấp 3 bị nhiều nữ sinh khác hành hung dẫn đến chấn thương đầu.
" alt="Nam sinh bị bạn dập đầu vào cửa kính tóe máu, phụ huynh phàn nàn trường thiếu chu đáo"/>