
Trong suốt quá trình lấy giác mạc, người con trai đứng lặng lẽ một góc phòng (Ảnh: T.D).
Cán bộ Ngân hàng Mô chia sẻ: "Trong suốt quá trình thu nhận, người con trai cụ chỉ đứng lặng lẽ quan sát từ một góc phòng. Chỉ đến khi các kỹ thuật viên đã lấy giác mạc xong, người con trai ấy mới lại gần, đặt tay lên mái tóc của mẹ, rồi ôm lấy mẹ mà bật khóc... Anh ôm mẹ lần cuối cùng sau khi hiến tặng giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho người khác".
Được biết, mẹ của bác sĩ Trung là Đại úy Lê Thị Hồng Minh, nguyên nhân viên khoa dược tại Bệnh viện Quân y 103.
Trước khi mất, bà đã bày tỏ di nguyện muốn hiến tặng giác mạc của mình để giúp đỡ những bệnh nhân mù lòa. Con trai bà là bác sĩ chuyên khoa mắt, đã kìm nén nỗi đau mất mẹ để thực hiện di nguyện cao cả này.
Anh ôm chầm lấy mẹ lần cuối, khi giác mạc của mẹ đã được lấy (Ảnh: T.D).
Giác mạc của Đại úy Minh đã được ghép thành công cho 2 bệnh nhân, ở 2 bệnh viện khác nhau.
Theo thống kê, tại Việt Nam có hơn 30.000 người mù vì bệnh lý giác mạc, họ cần được thực hiện phẫu thuật ghép giác mạc để tìm lại ánh sáng.
Trong giai đoạn 2007-2023, cả nước có 45.000 đăng ký hiến tặng giác mạc, trong đó đã có 963 người tặng giác mạc sau khi qua đời của 20 tỉnh thành trong cả nước, người hiến nhỏ tuổi nhất là cháu bé 4 tuổi và lớn tuổi nhất là cụ già hơn 107 tuổi.
Tuy nhiên, con số ghép được là rất ít ỏi. Hàng dài bệnh nhân phải chờ đợi 5-6 năm vẫn không có nguồn giác mạc để hiến. Vẫn có hàng trăm nghìn bệnh nhân đang phải chấp nhận sống trong cảnh mù lòa, chờ đợi vào nguồn giác mạc duy nhất từ người hiến sau khi qua đời.
Trong số bệnh nhân chờ ghép giác mạc, nhiều nhất là ở độ tuổi 30-60, có cả trẻ em. Các bác sĩ kêu gọi người dân trong cộng đồng đăng kí hiến giác mạc nếu không may qua đời.
Việc lấy giác mạc không ảnh hưởng gì đến hình thể đôi mắt. Một người hiến giác mạc có thể đem lại ánh sáng cho 2 người (Ảnh: T.D).
Giác mạc chỉ được thu nhận sau khi người hiến tặng qua đời. Thời gian tốt nhất để lấy giác mạc là trong khoảng 6-8 giờ sau khi người hiến mất.
Bất cứ ai cũng có thể hiến giác mạc sau khi qua đời, không phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính. Những người có thị lực kém và ngay cả những người mắc bệnh nan y như ung thư hay đái tháo đường… vẫn có thể hiến tặng giác mạc.
" alt=""/>Vị bác sĩ bật khóc, ôm mẹ lần cuối khi hiến giác mạc của bà cho y họcHình ảnh khối nhu mô gan hạ phân thùy V gan phải kích thước 25x36 mm, sau tiêm ngấm thuốc (vòng tròn đỏ).
Theo PGS.TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được chẩn đoán bị ung thư đại tràng sigma di căn gan (giai đoạn 4). Hội chẩn hội đồng chuyên môn đã họp và chỉ định phẫu thuật triệt căn (phẫu thuật cắt đoạn đại tràng sigma và nhân di căn gan), sau đó điều trị bổ trợ sau phẫu thuật. Tuy nhiên, gia đình và bệnh nhân không đồng ý phẫu thuật. Vì vậy, các bác sĩ đã lựa chọn phương án liệu pháp toàn thân kết hợp với đốt sóng cao tần nhân di căn gan.
Sau 6 chu kỳ điều trị hóa chất, về lâm sàng bệnh nhân không còn đau bụng hay rối loạn tiêu hóa, tăng được 2kg. Các chất chỉ điểm u giảm rõ rệt và nằm trong giới hạn bình thường.
Bệnh nhân được phẫu thuật cắt đoạn đại tràng sigma, lập lại lưu thông tiêu hóa. Sau đó ông Thành tiếp tục phác đồ điều trị hóa chất kết hợp kháng thể đơn dòng, cuối cùng là điều trị duy trì với Capecitabine đơn chất.
Kết quả khám định kỳ theo hẹn, sức khỏe bệnh nhân ổn định, không thấy tổn thương tái phát di căn, tổn thương gan giảm kích thước và không ngấm thuốc.
Như vậy, bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn với điều trị, các triệu chứng lâm sàng được cải thiện tốt. Phác đồ điều trị đã giúp kéo dài thời gian sống thêm không tiến triển, sống thêm toàn bộ cho người bệnh. Đồng thời, đốt sóng cao tần nhân di căn gan có thể là phương pháp điều trị thay thế phẫu thuật đối với bệnh nhân không đồng ý phẫu thuật hoặc không đủ điều kiện phẫu thuật.
Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng thứ 5 trong các bệnh ung thư của cả 2 giới. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ. Một số yếu tố nguy cơ là chế độ ăn ít rau, nhiều chất béo, mắc các bệnh lý đại - trực tràng (viêm loét mạn tính, polyp, bệnh Crohn, bệnh đa polyp đại trực tràng...).
GS.TS Mai Trọng Khoa, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết trong các loại ung thư đường tiêu hóa, ung thư đại trực tràng là loại có liên quan chặt chẽ với các yếu tố nguy cơ gây bệnh cũng như các yếu tố di truyền. Bệnh nếu được chẩn đoán sớm tiên lượng tốt, có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Do vậy việc sàng lọc, chẩn đoán sớm đóng vai trò quan trọng. Chẩn đoán xác định dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng.
Ở giai đoạn sớm, phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật. Các phương pháp hóa trị, điều trị đích thường được chỉ định khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, đã có di căn xa. Việc sử dụng các thuốc điều trị đích (các thuốc chống tăng sinh mạch, kháng thể đơn dòng như Bevacizumab, Cetuximab…) kết hợp với hóa trị cho các bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn di căn (bước 1, bước 2) đã giúp tăng thời gian sống thêm và chất lượng sống cho người bệnh.
* Tên nhân vật đã được thay đổi.
" alt=""/>Phớt lờ dấu hiệu báo động đỏ, bệnh nhân vào viện đã di căn gan