Video tổng hợp hàng loạt pha tai nạn không tưởng do camera hành trình ghi lại.
ữngphatainạnkhôngtưởnglọtvàocamerahànhtrìthứ hạng của osasunaGây tai nạn chết người vì vừa lái xe vừa... xem phim khiêu dâmNhững pha tai nạn không tưởng lọt vào camera hành trình
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Eintracht Frankfurt, 23h30 ngày 23/2: Không dễ thắng -
Thúy Hạnh chia sẻ với VietNamNet, hai gia đình của cô và chị gái Thúy Hằng đều đang có công việc ở Phú Quốc. Cuối tháng 6 vừa qua, mọi người ra Phú Quốc giải quyết công việc, tiện thể đưa các bé đi chơi cùng nhau vài ngày dịp hè. Không ngờ dịch bệnh bùng phát khiến sân bay địa phương đóng cửa, cả hai gia đình Thúy Hạnh - Thúy Hằng phải ở lại gần 40 ngày, hiện chưa biết ngày nào về lại TP.HCM. Gia đình Thúy HằngGia đình Thúy Hằng - Thúy Hạnh trên đảo. Vì chuyến đi phát sinh quá dài so với dự định nên gia đình cô thiếu khá nhiều đồ dùng cá nhân. Mặt khác, Phú Quốc dù chưa có ca nhiễm Covid-19 nào vẫn áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 như ở đất liền nên việc mua sắm thêm đồ đạc cần thiết cũng không dễ dàng.
"Việc ăn uống vẫn ổn vì khách sạn hỗ trợ đi chợ giúp chúng tôi. Hiện tại, hai gia đình đang thuê dạng căn hộ nên có bếp để nấu nướng. Công ty chúng tôi có ký hợp đồng hợp tác với khách sạn nên được ưu đãi giá tốt trong mùa dịch. Đương nhiên chi phí cũng vẫn cao và tốn kém so với ở tại nhà", Thúy Hạnh kể.
Chị em Thuý Hằng - Thuý Hạnh ngày ngày vào bếp nấu ăn cho gia đình. Thúy Hạnh cũng rất sốt ruột vì nhà ở TP.HCM có một cô bé giúp việc. Vì dự tính ban đầu chỉ đi khoảng một tuần nên cô không trữ thực phẩm hay để nhiều tiền ở nhà. Cựu mẫu đã nhờ hàng xóm hỗ trợ mua thức ăn cho người giúp việc.
Tổ ấm nhỏ hạnh phúc của Thúy Hạnh. Kẹt lại ở đảo 40 ngày nhưng gia đình Thúy Hạnh - Thúy Hằng vẫn lạc quan. Cô cho hay các bé vẫn vui và hào hứng vì anh chị em được ở bên nhau nhiều ngày, xem như nghỉ mát suốt mùa hè. Người lớn trong hai gia đình cũng phải thích nghi và tự hài lòng với cuộc sống hiện tại.
"Dù sao, chúng tôi cũng có một phần may mắn khi cuộc sống ngoài đảo rất trong lành và yên bình. Chúng tôi cũng mong dịch bệnh có thể kiểm soát tốt để cả nhà được về nhà. Thật lòng nhớ nhà lắm rồi! Chúng tôi vẫn nhắc nhau thực hiện đúng Chỉ thị 16, vận động thể thao hàng ngày cùng nhau để giữ sức khoẻ và nâng cao sức đề kháng", cô nói thêm.
Cẩm Loan
Vợ chồng Thúy Hạnh, Minh Khang vui sướng vì thắng 450 triệu đồng
Tại ‘Tường lửa’ mùa 2 tập 15, vợ chồng Thúy Hạnh – Minh Khang lập nên nhiều kỷ lục mới với số tiền thưởng trị giá 450 triệu đồng.
"> -
Ngày 22/1, Đại sứ quán Nhật Bản phối hợp với Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB&XH tổ chức hội thảo cung cấp thông tin đúng về thực tập sinh và du học Nhật Bản Cảnh báo những cú lừa về du học Nhật BảnĐại sứ Nhật Umeda cho hay có nhiều điểm mà các bạn trẻ cần lưu ý khi đến Nhật với tư cách là du học sinh và thực tập sinh kỹ năng.
Ông Umeda, Đại sứ Nhật Bản cảnh báo về những cú lừa du học Nhật. Theo ông Umeda, hiện có khoảng 300.000 người Việt Nam đang lưu trú tại Nhật Bản và hỗ trợ cho nền kinh tế của Nhật đồng thời hiện thực giấc mơ của bản thân.
Tuy nhiên, có một điều đáng tiếc là trong vòng 3,4 năm gần đây, Việt Nam đứng đầu trong số vụ tội phạm người nước ngoài (hơn 90% là tội trộm cắp) phân theo quốc gia và số thực tập sinh kỹ năng người nước ngoài bỏ trốn tại Nhật.
“Các bạn trẻ Việt Nam đến Nhật với nhiều giấc mơ và hoài bão, tuyệt đối không có ai đến với mục đích ban đầu là trở thành tội phạm. Tuy nhiên, có những người xem các giấc mơ và hoài bão đó của các bạn trẻ là cơ hội kiếm lời và đẩy họ vào con đường phạm tội. Đó là các môi giới hay các công ty phái cử thiếu đạo đức. Họ lừa gạt các bạn trẻ bằng những lời ngọt ngào như nếu đi Nhật thì vừa học vừa làm có thể kiếm được nhiều tiền hay sẽ cố gắng để thu xếp để các bạn có thể đi Nhật sớm. Ngoài ra, các môi giới và công ty phái cử này luôn yêu cầu phải trả phí môi giới với nhiều lý do khác nhau. Kết quả là các bạn trẻ phải mang một gánh nặng nợ trước khi đến Nhật, và nhiều người phải vay từ người thân hoặc các công ty tài chính”, ông Umeda chia sẻ.
Song, theo ông Umeda, trên thực tế, các bạn trẻ không thể vừa đi học tại trường tiếng Nhật vừa làm thêm kiếm tiền. Nếu làm thêm vào ban đêm thì ban ngày các bạn không thể học ở trường được.
“Và dù cho các bạn có vừa học ban ngày vừa làm ban đêm thì cũng không thể trả hết nợ vay. Trong điều kiện như thế, các môi giới thiếu đạo đức lại cố tình dụ dỗ và lôi kéo các bạn trẻ vào những tổ chức tội phạm ăn cắp”.
Về thực tập kỹ năng, theo ông Umeda, cũng có những doanh nghiệp Nhật Bản thiếu đạo đức và vi phạm luật. “Ví dụ như không trả tiền lương ngoài giờ cho người lao động, khi đó những môi giới dụ dỗ rằng có thể kiếm được lương cao hơn và để cho lao động bỏ trốn”.
Do đó, Ông Umeda mong rằng các bạn trẻ Việt sẽ không bị các công ty và môi giới thiếu đạo đức lừa đảo, phạm tội và bị bắt.
“Mong các bạn trẻ hãy ghi nhớ 3 điểm này và chia sẻ với gia đình và những bạn bè xung quanh: Không làm việc qua môi giới thiếu đạo đức, không trả phí môi giới cao, không đi du học vì mục đích kiếm tiền”.
Trước thông tin một bộ phận công ty phái cử nói rằng “Đại sứ quán Nhật Bản là chỗ quen biết, có thể xin được visa”, ông Umeda cho hay đó là những lời nói giả mạo tên tuổi của Đại sứ quán và hoàn toàn là lời nói dối.
“Nếu các bạn có điều gì thắc mắc, hãy trực tiếp tham vấn với Đại sứ quán Nhật Bản để nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ”, Đại sứ Nhật Bản nói.
Thanh Hùng
Du học sinh VN đóng góp 881 triệu USD cho nền kinh tế Mỹ
Năm học 2017–2018, Việt Nam tiếp tục đứng thứ 6 trong danh sách những nước dẫn đầu về số lượng sinh viên du học tại Mỹ với 24.325 người.
"> -
Chiêu giả danh ngân hàng, cuỗm tiền nạn nhân của website lừa đảoWebsite giả mạo với giao diện khiến nhiều người nhầm lẫn. Nếu để ý kỹ, tên miền của trang web này có đuôi ".xyz" thay vì ".vn". Ảnh: Trọng Đạt Theo đại diện dự án Chống lừa đảo (một tổ chức phi lợi nhuận), thời gian gần đây, các trang web giả mạo ngân hàng đang có dấu hiệu quay trở lại.
Trong 2 tuần qua, đơn vị này đã ghi nhận và ngăn chặn thành công 29 trang web lừa đảo tài chính dưới dạng giả mạo ngân hàng để đánh cắp thông tin tài khoản và tài sản người dùng.
Có thể kể tới một số website đã bị xử lý như vayshinhanbank[.]online, tpbankn[.]com, nganhangtpbank68[.]com, vib[.]mobi, hdcreditvnn[.]com, hdsaison[.]icu, quavangmomo[.]weebly[.]com, khuyenmaimomo[.]com, zalopay[.]online, zalopay[.]site,...
Trong đó, có 15 website lừa đảo bằng hình thức giả mạo hình ảnh, thương hiệu của những ngân hàng lớn tại Việt Nam như Vietcombank, VPBank, Shinhan Bank, TPBank, VIB, HDBank, ABBank, SHB Bank. Số còn lại là các trang lừa đảo, giả mạo một số tổ chức, công ty dịch vụ tài chính như MoMo, ZaloPay, mPOS...
Ở những vụ việc kể trên, đối tượng lừa đảo sẽ rải đường link tới nạn nhân thông qua nhiều hình thức khác nhau, từ Zalo, Telegram, tin nhắn SMS hay thậm chí chạy quảng cáo trên Facebook.
Link dẫn đến website giả mạo thường được gửi tới nạn nhân thông qua tin nhắn. Ảnh: Trọng Đạt Trao đổi với VietNamNet, chuyên gia bảo mật Ngô Minh Hiếu (Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia - NCSC) cho biết, trong các hình thức rải tin nhắn chứa link giả mạo, phổ biến nhất vẫn là nhắn tin SMS. Điều này đặc biệt đúng với các cuộc tấn công phishing giả danh ngân hàng.
Bên cạnh đó, những phi vụ lừa đảo giả mạo các tổ chức tài chính để cung cấp dịch vụ tín dụng đen cũng thường xuyên được phát hiện qua tin nhắn Zalo, Facebook.
“Sở dĩ kẻ xấu thường mạo danh ngân hàng và các tổ chức tài chính bởi đây là những đơn vị có uy tín, thương hiệu và được người dân tin tưởng. Đó cũng là kênh để người dân thực hiện các giao dịch điện tử hoặc gửi gắm tài sản, đầu tư. Mục tiêu cuối cùng của hacker vẫn là túi tiền của bạn”, ông Hiếu nói.
Để tránh trở thành nạn nhân của kẻ lừa đảo, người dùng cần tuyệt đối không click vào các đường link lạ. Trước khi đăng nhập vào các website để giao dịch điện tử, người dùng nên có biện pháp kiểm tra, rà soát nhằm đảm bảo đó là đường link chính thống của đơn vị cung cấp dịch vụ.
Có thể nhận biết những website chính thống, đảm bảo an toàn với tem chứng nhận Tín nhiệm mạng của Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin & Truyền thông).
Để giải quyết vấn nạn này, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cũng sắp sửa cho ra đời một dịch vụ có khả năng tra cứu tên miền. Đây được xem là giải pháp quan trọng nhằm giúp người dùng Internet Việt Nam có thể chủ động rà soát, kiểm tra các tên miền lạ, từ đó tránh việc trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo.
">