
Hiện, Meighan đã giảm 77 kg so với trước khi phẫu thuật. Thậm chí, cô còn không nhận ra chính mình. “Mọi chuyện giống như tôi đi ngủ ở tuổi 32 và thức dậy trông như người 70 tuổi”, cô tâm sự.
"Tôi hầu như không rời khỏi nhà của mình. Nếu có thể tránh nhìn vào gương, tôi sẽ làm. Trước đây, tôi từng là một người phụ nữ xinh đẹp”.
Meighan đau lòng khi tiết lộ đã mất một nửa bên ngực và có những vết sẹo ở hông, chân và mặt. Cô cũng đang trong tình trạng thất nghiệp nên gặp khó khăn về tài chính. Những lần nhập viện thường xuyên và tình trạng sức khỏe đã khiến cô không thể làm việc kể từ khi lấy tủy răng vào năm 2017.
Cô con gái 19 tuổi Deonna của Meighan phải ở nhà chăm sóc mẹ và kiếm tiền phụ giúp gia đình thay vì học đại học.
Việc ăn uống của Meighan cũng gặp nhiều khó khăn. "Tôi chỉ nhai được thức ăn mềm, tôi sống bằng trứng, mì ống, thịt gà và bánh mì kẹp thịt”, cô kể.
"Tôi thậm chí không thể ra ngoài trong những tháng mùa đông trừ khi thực sự cần thiết. Thời tiết lạnh giá làm hàm của tôi cứng lại, đó có lẽ là cơn đau tồi tệ nhất".
An Yên(Theo The Sun)
Bạn vừa chọn được một căn hộ tuyệt vời trên Airbnb, và cần tạo một tài khoản để sử dụng dịch vụ này. Khi đăng ký một thứ gì đó mới, chúng ta đều muốn "đốt cháy giai đoạn" bằng cách đăng nhập thông qua bất kỳ tài khoản nào đã có sẵn: đó có thể là tài khoản Apple, Google, Facebook, hay đôi lúc là Twitter. Hiển nhiên, bạn sẽ hoàn tất mọi chuyện nhanh hơn hẳn. Nhưng trước khi liên kết Airbnb hay bất kỳ loại tài khoản nào khác của bạn với các tài khoản Facebook, Google, Apple và Twitter, hãy ngừng lại và ngẫm nghĩ một chút. Có nhiều lý do hợp lý giải thích tại sao bạn không nên quá lạm dụng phương thức đăng nhập này.
Dưới đây, chúng ta sẽ bàn về cách hoạt động của những hệ thống đăng nhập tất cả trong một, và những điều bạn cần biết trước khi quyết định nhấn nút.
Đầu tiên, lợi ích của việc đăng nhập bằng một tài khoản bạn đã có chính là tính tiện lợi của nó.
Nếu bạn đã đăng nhập vào tài khoản chính đó trên trình duyệt desktop hoặc trên điện thoại, thì bạn sẽ có thể đăng nhập vào ứng dụng hoặc dịch vụ mới của mình mà chẳng tốn chút thời gian đáng kể nào. Thông thường, nó sẽ nhanh hơn nhiều so với việc phải điền lại tất cả các thông tin về bản thân, chọn username, đặt mật mã...
Các tài khoản được tạo theo cách này còn tương đối dễ quản lý: ví dụ, bạn có thể xem mọi ứng dụng mà bạn đang đăng nhập bằng Facebook tại đây, và mọi ứng dụng mà bạn đang đăng nhập bằng Google tại đây. Việc chặn các ứng dụng truy cập vào tài khoản chính cũng đơn giản, bởi chúng đều nằm trong các trang web này - chỉ một vài cú nhấp chuột hoặc chạm vào màn hình, chúng sẽ bị đẩy khỏi tài khoản chính của bạn như chưa từng có gì xảy ra.
Ngoài ra, cách đăng nhập này còn có một vài ưu điểm về mặt quyền riêng tư, như khả năng giấu địa chỉ email mà đăng nhập bằng Apple mang lại: Apple sẽ tự động tạo ra một địa chỉ email ngẫu nhiên để đăng ký, bạn không phải tiết lộ địa chỉ email chính của mình (và nếu email ngẫu nhiên kia bị spam quá nhiều, bạn có thể xoá nó đi hoàn toàn).
Những lợi ích nêu trên quả thực không thể chối bỏ, nhưng để có sự tiện lợi đó, bạn phải đánh đổi khá nhiều thứ (suy cho cùng trên đời này đâu có gì hoàn toàn miễn phí?)
Cuộc chiến giữa Apple và Epic đã cho thấy những vấn đề có thể xảy ra giữa công ty cung cấp ứng ụng và công ty cung cấp ID để đăng nhập. Đó có thể là vấn đề về pháp lý, về chính trị, hay về kỹ thuật, và nếu nghiêm trọng, chúng đồng nghĩa bạn phải tạo một tài khoản hoàn toàn mới.
Bất kể những lợi ích mà người dùng có được là gì, thì các công ty công nghệ lớn đều muốn bạn sử dụng các giải pháp đăng nhập của họ, bởi việc này sẽ ràng buộc bạn chặt hơn nữa vào các nền tảng của họ - nếu bạn có suy nghĩ sẽ xoá tài khoản Facebook, Google, Twitter hay Apple, thì hãy coi chừng, hậu quả có thể xảy ra với mọi tài khoản nhỏ mà bạn đã kết nối vào tài khoản chính.
Đó là chưa kể đến những vấn đề về bảo mật và quyền riêng tư. Ví dụ, nếu ai đó xâm nhập được vào tài khoản Facebook của bạn, họ sẽ có thể xâm nhập vào mọi thứ bạn đã kết nối với Facebook, từ ứng dụng bạn đang chạy, cho đến trình nghe nhạc yêu thích của bạn, bởi chúng đều sử dụng cùng một phương thức đăng nhập. Từ quan điểm bảo mật số, loại hình liên kết nối này hoàn toàn không được khuyến nghị.
Chính vì lẽ đó, bạn lúc nào cũng nên kiểm tra xem một ứng dụng hay website có thể làm gì với tài khoản mà bạn đang kết nối với chúng, bởi một số sẽ cần nhiều quyền truy cập và những đặc quyền nhất định hơn số khác. Các trang quản lý tài khoản liên kết của Facebook, Google, Twitter và Apple đều cho phép bạn xem những thông tin nào trong tài khoản mà các ứng dụng được truy cập đến, và chúng có thể thay đổi những gì. Hầu hết các ứng dụng và dịch vụ sẽ khai báo rõ ràng, đồng thời việc liên kết tài khoản cũng không đồng nghĩa bạn đang trao cho chúng "chìa khoá" mở cửa tài khoản chính (trên thực tế, bạn chỉ cấp cho chúng một tấm vé tạm thời mà thôi), nhưng cẩn trọng vẫn hơn!
Cần nhấn mạnh rằng các ứng dụng và website bên thứ ba không có được mật mã đăng nhập vào tài khoản Apple, Google, Twitter và Facebook của bạn, nhưng chúng được phép bước qua "cổng an ninh", cũng như có quyền truy cập ở một mức giới hạn đến các tài khoản đó - bạn cần nắm được mức độ truy cập khi liên kết tài khoản, và đảm bảo rằng bạn hài lòng với điều đó.
Google là một trường hợp đặc biệt, khi mà các ứng dụng bên thứ ba có thể truy cập đến lịch, email, ảnh, và các tập tin Google Drive của bạn nếu chúng yêu cầu và được phép. Một ứng dụng với toàn quyền truy cập tài khoản có thể làm bất kỳ điều gì nó thích trong tài khoản Google của bạn trừ thay đổi mật mã, xoá tài khoản, hoặc sử dụng Google Pay, do đó bạn chỉ nên trao quyền truy cập kiểu này cho những ứng dụng đáng tin cậy nhất mà thôi.
Google và các công ty công nghệ lớn khác đều có các thủ tục nhằm tìm kiếm và ngăn chặn hành vi đáng nghi từ các ứng dụng và website được liên kết đến tài khoản, nhưng những hàng rào bảo vệ đó không phải không phá vỡ được - mỗi lần bạn kết nối đến một thứ gì đó mới, bạn đang làm tăng nguy cơ bị xâm nhập thêm một chút.
Vấn đề thu thập dữ liệu thì sao? Với Google và Facebook, việc các ứng dụng và dịch vụ bên thứ ba có thể thu thập nhiều thông tin hơn về thông tin định danh của bạn, những ứng dụng bạn đang sử dụng, và những thứ bạn đang quan tâm trên nhiều thiết bị khác nhau (hoặc trong đời thực) sẽ không gây ảnh hưởng gì đến các chiến dịch quảng cáo hướng mục tiêu mà các công ty này đang thực hiện lên bạn.
Apple thì nghiêm khắc hơn về vấn đề này - đó là một lý do tại sao bạn nên đăng nhập bằng Apple - còn Twitter thường sẽ nắm ít dữ liệu về bạn hơn, nhưng dù cho bạn đăng nhập bằng dịch vụ nào, các nhà quảng cáo và nghiên cứu thị trường đều muốn điều tra càng sâu càng tốt nhằm xây dựng nên một hồ sơ chi tiết hơn nữa về bạn.
Trên đây là những yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi quyết định chọn cách đăng nhập vào một ứng dụng hay dịch vụ mới: đừng quên rằng chúng thường sẽ duy trì kết nối đến tài khoản chính của bạn trong nhiều năm trời dù cho bạn quên mất chúng đi chăng nữa. Nếu bạn sử dụng các tuỳ chọn đăng nhập bằng Google, Facebook, Apple hay Twitter, điều cần nhớ là phải thường xuyên kiểm tra và đánh giá các kết nối hiện hữu.
Có lẽ nhược điểm lớn nhất của việc tách rời mọi thứ là bạn phải nhớ hàng trăm username và mật mã - đó là lý do bạn nên dùng một trình quản lý mật mã tốt. Dù sẽ phải động tay động chân đôi chút, việc này sẽ giúp bạn an toàn hơn, nhưng chỉ khi bạn thực sự cẩn thận với mọi thông tin đăng nhập của mình.
Đối với hầu hết mọi người, giải pháp an toàn nhất là cân bằng trong chọn lựa lúc nào nên dùng các tuỳ chọn đăng nhập với các tài khoản lớn, và lúc nào không nên - ngoài ra, hãy luôn nhớ kiểm tra các quyền được cấp cho ứng dụng, và ngắt kết nối các ứng dụng khi bạn không cần đến chúng nữa.
(Theo VnReview, Gizmodo)
Ngôi sao truyền hình thực tế Kim Kardashian chia sẻ: “Tôi thích kết nối trực tiếp với mọi người thông qua Instagram và Facebook, nhưng tôi không thể ngồi im trong khi các nền tảng này tiếp tục cho phép lan truyền sự thù địch và thông tin sai lệch”.
" alt=""/>Đăng nhập bằng Google, Facebook, Twitter hay Apple đều rất tiện, nhưng vẫn có mặt tráiBộ TT&TT cho rằng, để đẩy nhanh hơn nữa tiến trình chuyển đổi số thì bắt buộc phải dùng các nền tảng (Ảnh minh họa).
Cú huých lớn về nhận thức chuyển đổi số
Để duy trì các hoạt động chuyên môn của đơn vị mình, trong thời gian thực hiện cách ly xã hội do ảnh hưởng dịch bệnh, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) đã đẩy mạnh việc ứng dụng các nền tảng công nghệ.
Cụ thể, từ trung tuần tháng 3/2020 đến nay, Học viện đã tổ chức dạy học trực tuyến cho hơn 10.000 sinh viên hệ đại học chính quy của trường thông qua phần mềm TranS. Cùng với đó, các hoạt động điều hành, quản lý của trường vẫn được đảm bảo qua các họp trực tuyến trên nền tảng ứng dụng Teams.
Theo kế hoạch, từ ngày 18/5 tới, toàn bộ sinh viên của PTIT sẽ trở lại trường, tuy nhiên Học viện vẫn tiếp duy trì hình thức học trực tuyến với một số môn học. Không những thế, trong bối cảnh dịch bệnh, tận dụng thế mạnh của trường công nghệ, thay vì tư vấn tuyển sinh trực tiếp như mọi năm, PTIT đã xây dựng các clip giới thiệu về từng ngành đào tạo của trường, đăng tải trên các kênh trực tuyến của trường.
Cùng với PTIT, giai đoạn bị ảnh hưởng của dịch bệnh vừa qua đã có buộc nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải chuyển đổi mô hình làm việc, học tập sang từ tại văn phòng, trường học sang từ xa, tại nhà với sự hỗ trợ của các nền tảng trực tuyến.
Từ thực tế của một doanh nghiệp tham gia cung cấp giải pháp hỗ trợ học tập, làm việc từ xa, ông Trần Thanh Song, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Namviet Telecom cho biết, giải pháp TranS của công ty đã có sự tăng trưởng mạnh. Cụ thể, giải pháp này đã tăng từ vài chục ngàn lượt người dùng trong tháng 2/2020 lên trên 2 triệu lượt trong tháng 3/2020 và tiếp tục tăng gấp đôi, lên 4 triệu lượt trong tháng 4/2020. Trong đó, hơn 90% là các đơn vị thuộc khối giáo dục.
Theo ông Song, hiện tại, dù số lượng dùng TranS giảm hơn 50% do nhiều học sinh, sinh viên đã trở lại trường nhưng về cơ bản so với các năm trước thì giải pháp họp trực tuyến, đào tạo từ xa của công ty sẽ có sự tăng trưởng tốt hơn nhiều.
Tại hội nghị giao ban quản lý nhà nước 4 tháng đầu năm 2020, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã một lần nữa nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 đã mang tới cơ hội trăm năm cho chuyển đổi số quốc gia, là “cú huých” để chuyển đổi số. Do vậy, Việt Nam phải làm chủ việc chuyển đổi số cho từng ngành, từng lĩnh vực.
Cũng theo Bộ trưởng, khát vọng vươn lên thông qua chuyển đổi số chính là sự xuất hiện của các nền tảng học từ xa, khám chữa bệnh từ xa, làm việc từ xa, nền tảng báo điện tử, nền tảng an toàn an ninh mạng, nền tảng về điện toán đám mây...
Thông tin cụ thể hơn về cơ hội trăm năm cho chuyển đổi số Việt Nam, Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) Nguyễn Huy Dũng cho rằng, thời gian 2 tháng tập trung phòng chống dịch Covid-19 vừa qua có thể coi là cuộc “đại thao diễn thực chiến” cho lĩnh vực CNTT.
Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, ngành TT&TT đã huy động 16 doanh nghiệp CNTT của Việt Nam, với khoảng 1.000 kỹ sư để tạo ra 22 sản phẩm phần mềm. Trong đó, có những phần mềm được tạo ra trong thời gian ngắn kỷ lục đo bằng giờ: 24 giờ, 48 giờ, 3 ngày và nhiều nhất là 7 ngày. Rất nhiều nội dung của các phần mềm do doanh nghiệp Việt Nam phát triển đã đi kịp cùng với thế giới.
Nhìn nhận ở góc độ doanh nghiệp, ông Lưu Tiến Thành, CEO Công ty Techevo, đồng thời cũng là quản trị viên cộng đồng hỗ trợ làm việc từ xa Vietnam Remote Workforce (VRW) nhận định, dịch Covid-19 đã tạo ra một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Bởi lẽ, tính chất bắt buộc làm việc từ xa trong thời gian dịch bệnh khiến cho nhiều cá nhân bắt đầu phải tìm đến các nền tảng công nghệ hỗ trợ, dần chuyển hóa thành những khách hàng tiềm năng trong tương lai của các doanh nghiệp công nghệ.
“Các doanh nghiệp công nghệ sẽ dễ dàng thuyết phục khách hàng của mình trong việc ứng dụng công nghệ vào công việc hàng ngày để tránh gặp phải những khó khăn bất ngờ như trong đợt dịch Covid-19 vừa qua”, ông Thành chia sẻ.
Còn theo ông Trần Thanh Song, đại dịch Covid-19 đã tạo cú huých rất lớn về nhận thức. “Quan trọng nhất là khâu nhận thức mà trong lĩnh vực marketing hay gọi là giai đoạn để “educate” thị trường, từ đó chuyển sang hành động. Xét ở góc độ tổng thể của xã hội, tôi cho rằng ở rất nhiều lĩnh vực, dịch Covid-19 đã giúp chúng ta rút ngắn đến cả chục năm cho giai đoạn nhận thức”, ông Song phân tích.
Phát triển các nền tảng công nghệ Việt phục vụ cuộc sống
Nhấn mạnh quan điểm Việt Nam phải làm chủ việc chuyển đổi số cho từng ngành, từng lĩnh vực, trong phát biểu tại hội nghị giao ban, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ, do thị trường Việt Nam đủ lớn, đây chính là cơ hội để Make in Việt Nam.
“Mỗi tuần, Bộ TT&TT sẽ tổ chức ra mắt các nền tảng và ứng dụng chuyển đổi số cho các ngành, các lĩnh vực. Các doanh nghiệp Việt Nam phải đẩy nhanh việc phát triển, làm chủ các nền tảng số. Bộ TT&TT sẽ cầm nhịp công cuộc chuyển đổi này”, Bộ trưởng cho biết.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng khẳng định, chúng ta không thể để toàn bộ dữ liệu của nền kinh tế số Việt Nam bị đưa ra và lưu trữ ở nước ngoài, bởi các công ty nước ngoài. Chuyển đổi số mà không có nền tảng Việt Nam thì có khi lại mang tới sự nguy hiểm. Do đó, việc làm chủ các nền tảng chuyển đổi số Việt Nam được coi là yếu tố quan trọng nhất.
Theo Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Huy Dũng, các hãng tư vấn, nghiên cứu đã đưa ra dự báo, có 6 lĩnh vực sẽ thay đổi rất lớn vì cú huých Covid-19, đó là: cách thức mọi người làm việc từ xa; học tập trực tuyến; chăm sóc y tế từ xa; xe tự hành; mua sắm trực tuyến; và sự kiện ảo.
Ông Dũng cũng cho hay, nhận thấy đây là thời cơ cho chuyển đổi số, chúng ta cần phải đẩy nhanh hơn tiến trình chuyển đổi số. Để đẩy nhanh hơn tiến trình này, bắt buộc phải dùng các nền tảng.
Số liệu thống kê cho thấy, Việt Nam có khoảng 42.000 cơ sở giáo dục, 14.000 cơ sở y tế, 24 triệu hộ gia đình với thị trường 100 triệu dân. Đây chính là cơ hội cho các nền tảng hỗ trợ chuyển đổi số.
Thời gian vừa qua, chúng ta đã khai trương, phát động việc sử dụng nền tảng quản lý dạy và học trực tuyến, nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh, nền tảng mã địa chỉ bưu chính. Sắp tới, Bộ TT&TT sẽ ra mắt nền tảng họp trực tuyến do doanh nghiệp Việt Nam phát triển và các nền tảng khác nữa phục vụ cho chuyển đổi số.
“Tuy nhiên, việc ra mắt các nền tảng trên mới chỉ là bắt đầu cho một tiến trình và đây sẽ là một quá trình thường xuyên, liên tục của Bộ và các doanh nghiệp để cùng tận dụng điểm khởi đầu này, làm sao để chúng ta làm tốt hơn, đưa các nền tảng này ứng dụng phục vụ cuộc sống được nhiều hơn”, ông Dũng nói.
Ở góc độ của đơn vị đã xây dựng nền tảng mã địa chỉ bưu chính Vpostcode để thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, logistics và dịch vụ công, Phó Tổng giám đốc VietnamPost Lê Quốc Anh cũng cho rằng, việc cho ra mắt nền tảng này mới chỉ là điểm khởi đầu.
"Việc quan trọng nhất trong thời gian tới là làm sao để nền tảng mã địa chỉ bưu chính Vpostcode và nền tảng bản đồ số Vmap đi được vào cuộc sống, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là đóng góp cho sự phát triển lĩnh vực Chính phủ điện tử cũng như cải cách thủ tục hành chính", ông Quốc Anh cho biết.
Vân Anh
" alt=""/>Doanh nghiệp Việt phải đẩy nhanh việc phát triển các nền tảng phục vụ cuộc sống