您现在的位置是:Thế giới >>正文
Diễn viên Ngọc Huyền Thương ngày nắng về công khai chồng sắp cưới
Thế giới19939人已围观
简介Ngọc Huyền sinh năm 1999, vốn là sinh viên mỹ thuật. Trước khi làm diễn viên, cô được biết đến với t ...
Ngọc Huyền sinh năm 1999,ễnviênNgọcHuyềnThươngngàynắngvềcôngkhaichồngsắpcướlịch đá bóng việt nam hôm nay vốn là sinh viên mỹ thuật. Trước khi làm diễn viên, cô được biết đến với tư cách người mẫu ảnh. Năm 2022, Ngọc Huyền được khán giả yêu thích với vai Vân Vân trong phim Thương ngày nắng về. Năm ngoái, nữ diễn viên tham gia phim Món quà của chanhưng không mấy thành công.
![409447736 3629046114083404 4849653943213052486 n.jpeg](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2024/1/6/409447736-3629046114083404-4849653943213052486-n-543.jpeg?width=768&s=-Z7UAd4Y2oMzpqofOyc1hQ)
Qua bức ảnh cưới được một nhiếp ảnh gia đăng đầu tháng 12/2023 nhiều khán giả mới biết Ngọc Huyền sắp kết hôn. Trước đó cô kín tiếng về đời tư, không chia sẻ bất cứ điều gì về chuyện tình cảm. Dù xác nhận sắp kết hôn nhưng Ngọc Huyền giấu kín danh tính chú rể và không đăng ảnh có mặt chồng sắp cưới suốt thời gian qua.
![414354676 10231624537972621 7848660129312885787 n.jpeg](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2024/1/6/414354676-10231624537972621-7848660129312885787-n-544.jpeg?width=768&s=yFQDdy2Hwcyl4ax5109-9Q)
Ngày 6/1, Ngọc Huyền đăng loạt ảnh cưới theo phong cách truyền thống và lần đầu khoe cận mặt chồng sắp cưới. Trong ảnh, cặp đôi đều mặc áo dài đỏ và mỉm cười hạnh phúc. Các diễn viên Lan Phương, Huyền Lizzie, Hương Giang, Phạm Ngọc Anh, Quốc Anh... đều để lại lời khen ngợi và chúc mừng Ngọc Huyền trên trang cá nhân.
![417871395 3647012925620056 1437626912987243637 n.jpeg](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2024/1/6/417871395-3647012925620056-1437626912987243637-n-545.jpeg?width=768&s=lIwlPkTgcu5ywUSuUMOU5g)
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Nữ diễn viên sẽ tổ chức đám cưới vào ngày 20/1 tới tại Hà Nội. Trước đó, Ngọc Huyền chia sẻ với VietNamNet về chồng sắp cưới: "Anh ấy là một người đơn giản và chân thành, một người bình thường, không phải đại gia hay thiếu gia và cũng không làm trong giới nghệ thuật. Tôi quyết định kết hôn khi cảm thấy được sự hết mình trong tình yêu mà anh ấy dành cho".
Quỳnh An
Ảnh: FBNV
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/12/12/ngoc-huyen-thuong-ngay-nang-ve-chong-toi-khong-phai-dai-gia-490.jpg?width=260&s=AYlXwoUrfu3b55DBo8OjNw)
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo FC Goa vs Odisha, 21h00 ngày 6/2: Đòi lại ví trí top 2
Thế giớiPha lê - 05/02/2025 21:32 Nhận định bóng đá g ...
【Thế giới】
阅读更多NSND Kim Xuân đóng phim dịp Tết Giáp Thìn cảm động về gia đình
Thế giớiTrong đó, câu chuyện chính của phim lấy cảm hứng từ chính gia đình Minh Dự. "Tôi đã thấy nhiều người phải bán nhà, không còn người thân bên cạnh. Tôi luôn tự hỏi với mỗi người, Tết là gì, phải chăng là chậu mai, bao lì xì, quần áo mới...? Với tôi, Tết phải là người thân, còn người thân là còn Tết", anh tâm sự.
Minh Dự bên NSND Kim Xuân, diễn viên Puka. Kim Xuân - Minh Dự tiếp tục vào vai bà - cháu, đại diện cho thế hệ xưa và nay, quá khứ và hiện tại, gửi gắm thông điệp: "Người già là lý do để người trẻ gặp nhau".
Bên cạnh các cảnh tâm lý, xúc động, phim ngắn Tết còn nhiều miếng hài súc tích, duyên dáng để người xem giải trí, xả stress.
Trong phim, Minh Dự biến hóa với vai Tí - người cháu trai hiểu chuyện, lễ phép đồng thời một người trẻ hiện đại, có suy nghĩ riêng. Anh cũng sắp xếp 1 tình huống tái hiện nhân vật Bảy Súc từng ghi dấu ấn trong web drama Gia đình cục súc.
Diễn viên muốn ngoài thế mạnh diễn hài còn chinh phục người xem bởi các phân đoạn lấy nước mắt. Phân cảnh anh đút cơm cho bà bên bờ sông là điểm nhấn cảm xúc của phim.
Minh Dự đang tâm huyết cho phim ảnh với vai trò biên kịch. Năm 2023, anh phải dừng viết sách để dồn sức chỉnh sửa, hoàn thiện kịch bản. Anh áp lực khi thực hiện Chuyện nhà Tí 3 - Còn Tếttrong thời gian ngắn.
“Trước ngày quay 1 tuần, tôi từng nhắn tin quản lý nói muốn ngừng quay vì áp lực quá lớn. Cuối cùng, tôi động viên mình phải làm để có một tác phẩm chỉn chu, ý nghĩa gửi đến khán giả dịp Tết", diễn viên cho hay.
Minh Dự đầu tư mạnh tay vào phần nhìn, mời đạo diễn hình ảnh chuyên phim điện ảnh để đạt chất lượng như mong muốn.
Trong tương lai, anh muốn phát triển mảng phim ngắn cũng như thử sức với phim chiếu mạng có thời lượng tương đương phim điện ảnh.
Minh Dự ngày tập kịch cùng NSƯT Hữu Châu, đêm viết luận văn thạc sĩSau vai diễn trong phim điện ảnh "Đảo độc đắc", diễn viên Minh Dự lại miệt mài tập kịch và viết luận văn cao học.">...
【Thế giới】
阅读更多Hút bồ đà: Giới trẻ đang sa đà với làn khói nâu
Thế giới...
【Thế giới】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Sharjah, 23h00 ngày 6/2: Tự tin trên sân nhà
- Đêm tân hôn cay đắng của cô dâu “không còn cái ngàn vàng”
- Người miền núi nuôi con kiểu Nhật?
- Bài văn ứng xử trước nỗi đau khiến giáo viên phải học hỏi
- Nhận định, soi kèo Bravo vs Primorje, 21h00 ngày 7/2: Out trình
- Meta mất 200 tỷ USD vốn hóa vì tham vọng của Mark Zuckerberg
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Kapaz vs Neftchi Baku, 19h00 ngày 5/2: Tin vào chủ nhà
-
Chương trình tiểu học trong dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể bị chia nhỏ thành quá nhiều môn.
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (viết tắt là Chương trình) đã phần nào thể hiện, cập nhật những thành tựu của nền giáo dục hiện đại.
Tôi nhận thức rằng Chương trình đi theo trường phái giáo dục tiếp cận phát triển năng lực (người học). Bởi vậy, tôi chỉ góp ý trong khuôn khổ, đứng trên quan điểm của trường phái giáo dục này.
Nên xem xét lại những phẩm chất cần bồi dưỡng
Về những phẩm chất cần bồi dưỡng cho học sinh, tôi thấy 2 phẩm chất “chăm học”, “chăm làm” có phần hơi bị chẻ nhỏ, giao thoa với nhau. Tôi đề nghị thay bằng một phẩm chất là “yêu lao động”.
Hai phẩm chất “chăm học”, “chăm làm” có phần hơi bị chẻ nhỏ, giao thoa với nhau
Lao động chủ đạo của học sinh là hoạt động học tập nên tất nhiên nó đã bao hàm phẩm chất “chăm học”. Tuy nhiên, phẩm chất “yêu lao động” còn cần thiết khi học sinh đã trưởng thành, bước vào đời sống.
Ngoài ra, theo tôi, những phẩm chất cần bồi dưỡng cho học sinh phải hài hòa giữa lợi ích cá nhân và xã hội, giữa trách nhiệm và quyền lợi chứ không thể một chiều được.
Vì vậy, tôi đề nghị thêm ít nhất là 3 phẩm chất: yêu gia đình và có tư duy độc lập, tư duy phê phán.
Ở tiểu học nên chia ít môn
Việc thiết kế chương trình vẫn còn rơi rớt lại tính hàn lâm mà thiếu tính thực tế, thiết thực.
Ví dụ: ở lớp 10 số lượng môn học bắt buộc còn nhiều, trong đó có môn Giáo dục kinh tế và pháp luật. Tôi đề nghị thay bằng môn Tài chính cá nhân (Personal finance) thì thiết thực cho học sinh hơn. Phần Pháp luật có thể tích hợp vào môn Giáo dục công dân.
Tôi xin đưa ở đây ý kiến của bạn Mai Anh mà tôi đồng tình:
“Tôi có quan tâm đến chương trình tiểu học. Quan điểm của tôi là chương trình tiểu học bị chia nhỏ thành quá nhiều môn.
Cụ thể, ở cấp Tiểu học, các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu xã hội, Tìm hiểu tự nhiên, Tìm hiểu công nghệ. Các môn học bắt buộc có phân hóa: Tìm hiểu tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Môn học tự chọn là tiếng dân tộc thiểu số.
Tại sao Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta và Tìm hiểu xã hội không ghép vào một môn Xã hội thôi? Tìm hiểu Tự nhiên, Tìm hiểu công nghệ thì ghép vào môn Khoa học tự nhiên và kỹ thuật công nghệ? Hiện tại thì tất cả đang nằm trong môn Tự nhiên xã hội ở lớp nhỏ, lớp 4, 5 có bổ sung Lịch sử và Địa lý. Vì tôi thấy nhiều nước ở tiểu học họ chỉ chia các môn Language Arts, Math, Social Studies, Science. Chia nhỏ nhiều môn như thế, mỗi môn một yêu cầu thì các con càng dễ bị quá tải, giáo viên càng phải kiêm nhiệm dạy nhiều môn, rồi SGK cập nhật thường xuyên nữa, sẽ là một số tiền không nhỏ.
Tôi thiết nghĩ là cấp tiểu học nên chia ít môn thôi, vì nội dung học chưa có chiều sâu. Càng lên cao, thì mới nên chia nhỏ ra nhiều môn học và học sâu hơn”.
Thêm “Nhập môn Triết học”
Để tăng cường năng lực tự chủ, sáng tạo cho học sinh tôi đề nghị thêm một môn học tự chọn ở lớp 12 – “Nhập môn Triết học”.
Nếu không có Triết học thì sẽ không có các tư tưởng, tư duy ở tầm cao làm nền tảng cho nhiều phát minh trong các lĩnh vực khác! Chỉ còn lại những suy nghĩ cụ thể kiểu tàu hủ, nước mắm, xì dầu...
Ví dụ, nếu không có Phương pháp luận hoài nghi của R. Descartes sẽ không có sự phát minh ra Hệ trục tọa độ cùng với Hình học giải tích (Đại số hoá Hình học). Tôi không biết khi đó liệu các máy bay, tàu không gian sẽ vận hành ra sao? Còn không có I. Kant thì không có vũ khí sắc bén là phương pháp phê phán...
Cao hơn nữa, nếu không có biện chứng pháp của Hegel (được K. Marx phát triển về sau) thì liệu Vật lý học có thể hiểu đúng những quy luật vận động của vật chất ở cấp độ nguyên tử và dưới nguyên tử, cũng như cấp độ thiên hà, vũ trụ...? Hay nói tổng quát, là sự vận động của tự nhiên nói chung? Đó là những thứ mà con người không thể thấy bằng mắt thường hay bất cứ dụng cụ nào - kính hiển vi điện tử, kính thiên văn, mà phải nhìn bằng tư duy, bằng con mắt biện chứng!
Lê Đình Thông(Tiến sĩ Giáo dục học)
" alt="Chương trình tiểu học nên có ít môn">Chương trình tiểu học nên có ít môn
-
Giáo viên trường Tiểu học Trung Môn (Yên Sơn) sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy.
Theo báo cáo về chuyển đổi sốcủa Sở Giáo dục và Đào tạo, đến nay 100% cơ sở giáo dục trong tỉnh đã sử dụng phần mềm quản lý nhà trường Smas hoặc vnEdu kết nối đồng bộ lên cơ sở dữ liệu ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng bộ lên cơ sở dữ liệu ngành IOC của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Tỉnh đã trang cấp bổ sung 230 phòng học tin học với trên 500 máy vi tính mới cho các trường tiểu học, THCS, THPT; trang cấp phòng sinh hoạt chuyên môn trực tuyến, dự giờ trực tuyến cho 22 trường tiểu học; trang cấp cho trên 200 trường màn hình tương tác để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới và chuyển đổi số; Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn Vingroup tài trợ 182 bộ máy vi tính cho 8 trường tiểu học, trường liên cấp Tiểu học và THCS trên địa bàn các huyện: Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn và Sơn Dương với tổng giá trị tài trợ gần 2 tỷ đồng.
Các trường học đã tổ chức kết nối, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nền tảng số như: nền tảng dạy học trực tuyến, lớp học trực tuyến, lớp học mở, trường học mở KAV trên nền tảng Khan Academy; xây dựng Kho học liệu số, phần mềm K12 online, phần mềm vnEdu Content school; phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về trường, lớp, học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng vnEdu, Smas, IOC (trung tâm điều hành giáo dục), hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu ngành; phần mềm quản lý sổ điểm điện tử, học bạ điện tử, quản lý văn bằng chứng chỉ, phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục; phần mềm quản lý tuyển sinh đầu cấp;...
Bên cạnh đó, các trường học cũng đã chú trọng phát triển, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu ngành giáo dục (dữ liệu học sinh, nhân sự, cơ sở vật chất, tài chính,…) có tính kế thừa, liên thông giữa các cấp học và với các cơ quan quản lý giáo dục để phục vụ điện tử hóa quá trình quản lý, chỉ đạo, điều hành đảm bảo tiện lợi, chính xác và nhanh chóng.
Những năm gần đây, trường THPT Nguyễn Văn Huyên (TP Tuyên Quang) được coi là điểm sáng trong chuyển đổi số của ngành giáo dục.
Bà Nguyễn Thị Hòa, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, trong hai năm học 2022 - 2023 và 2023 - 2024 đánh dấu bước chuyển đổi số mạnh mẽ của thầy và trò trong nhà trường. Hiện nay, trong công tác quản lý và dạy học, nhà trường đều ứng dụng hiệu quả các phần mềm hỗ trợ. Nhà trường đã nâng cấp kết nối internet tốc độ cao, mua phần mềm dạy và dự giờ trực tuyến Vmeet.
Giáo viên và học sinh trường THPT Nguyễn Văn Huyên sử dụng màn hình tương tác trong dạy và học.
Nhà trường đã tổ chức hội thảo, tập huấn phát triển năng lực công nghệ số cho cán bộ, giáo viên cụ thể là về sử dụng phòng trực tuyến để dạy học và dự giờ trực tuyến, sử dụng màn hình tương tác, sử dụng phần mềm Mozabook, sử dụng hệ thống quản lý hồ sơ điện tử bằng eDOC,… giúp cán bộ, giáo viên nhà trường nắm vững các công cụ và phương pháp mới trong giảng dạy và quản lý.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên nhà trường đã sử dụng ứng dụng làm bài tập trực tuyến trên K12 Online, sử dụng nền tảng Khan Academy để khai thác câu hỏi trong dạy học môn Toán… Từ năm học 2023 - 2024, nhà trường cũng sử dụng phần mềm quản lý thư viện để học sinh thuận tiện trong việc đọc sách trực tuyến cũng như nhà trường thuận tiện trong quản lý việc mượn, trả sách.
Cô giáo Nguyễn Thu Thủy, giáo viên Tin học của nhà trường cho biết, chuyển đổi số tuy làm cho đội ngũ giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu và tự học nhiều hơn song việc ứng dụng chuyển đổi số cũng nâng cao rất rõ rệt chất lượng công tác dạy và học, làm cho mỗi tiết học thêm sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, phát huy được tính sáng tạo của học sinh.
Tại trường Tiểu học Trung Môn (Yên Sơn) chuyển đổi số không còn là khái niệm chung chung mà đã đi vào từng nhiệm vụ cụ thể, từng tiết giảng dạy của giáo viên và học sinh. Đây là ngôi trường có tỷ lệ học sinh ứng dụng các phần mềm để học trực tuyến cao nhất của huyện Yên Sơn.
Bà Nghiên Lan Thanh, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trong công tác quản lý, cán bộ nhà trường ký duyệt trên nền tảng số, duyệt hồ sơ, giáo án các tổ chuyên môn cũng đều trên nền tảng số. Đối với công tác giảng dạy, phần lớn giáo viên sử dụng phần mềm Khan Academy, sơ đồ tư duy, phần mềm “5 phút thuộc bài - Tâm Trí Lực”…
Ngoài ra, mỗi năm học, nhà trường phát động phong trào mỗi giáo viên tự tạo 2 học liệu số để đưa lên kho dữ liệu số của nhà trường và của ngành để phục vụ cho các giáo viên khác trong khai thác tư liệu số dạy học. Từ năm học 2023 - 2024, nhà trường xây dựng cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đối số của giáo viên, phân công người thực hiện, nhiệm vụ cụ thể. Trong năm học, nhà trường thường xuyên theo dõi và cuối năm có tổ chức đánh giá.
Theo bà Nghiên Lan Thanh, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, chuyển đổi số ở nhà trường bước đầu còn hạn chế do cơ sở vật chất còn thiếu thốn và năng lực ứng dụng chuyển đổi số của một số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhận thức được những hạn chế này, cán bộ, giáo viên nhà trường đã tích cực hỗ trợ nhau, giao việc cụ thể. Do đó, những khó khăn trên đã từng bước được khắc phục. Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản lý và dạy học của nhà trường đã giúp công tác quản lý được chặt chẽ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp và công tác giảng dạy được đổi mới, khơi dậy được tinh thần chủ động, sáng tạo của cả giáo viên và học sinh.
Trên cơ sở nỗ lực của các thầy cô, học sinh cùng với sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang bị kỹ năng, phương pháp của tỉnh, của ngành, chuyển đổi số ở các trường học đang được giáo viên và học sinh tích cực hưởng ứng, tạo ra những chuyển biến rõ nét về chất lượng dạy và học.
" alt="Tuyên Quang sử dụng hiệu quả các nền tảng số trong ngành giáo dục">Tuyên Quang sử dụng hiệu quả các nền tảng số trong ngành giáo dục
-
- Trước kỳ tuyển sinh lớp 10, nhiều phần thưởng đã được phụ huynh “treo” lên với hi vọng tiếp lửa cho con. Chỉ cần đỗ, cái gì cũng chiều
Bà Nguyễn Thị Lý (Quận Thủ Đức) ngay từ đầu tháng 3, đã thuê hẳn 3 gia sư môn Toán và Văn,Ngoại ngữ dạy kèm cho con gái đang học lớp 9 trường THCS Lê Quý Đôn với mục tiêu: Cô con gái út có một suất vào trường THPT Nguyễn Hữu Huân.
“Đây là trường học tốt nhất khu vực quận Thủ Đức và có lớp chuyên. Cả quận đều nhìn vào đây. Điểm chuẩn mọi năm cũng cao lắm nên tôi phải tăng tốc cho con. Tôi cũng động viên con rằng nếu vào được trường này con thích gì tôi cũng chiều” - bà Lý cho biết.
Hiện nay, con gái bà Lý học liên tục cả ngày lẫn đêm. Buổi sáng học thêm ở trường do các cô giáo dạy, buổi chiều học thêm ở nhà cô chủ nhiệm, buổi tối học tại nhà với gia sư đến 11 giờ đêm. Cô bé cứ quần quật cả ngày với lịch học dày đặc, chỉ còn ít ỏi thời gian còn lại cho việc cá nhân, thư giãn.
Còn anh Nguyễn Trí Tâm, ngụ đường Dương Văn Cam (Quận Thủ Đức) cũng cho biết để “tiếp lửa” cho con vào lớp 10, ngay từ đầu năm học lớp 9 gia đình đã hứa nếu con đỗ vào trường chuyên sẽ mua hẳn cho một cái xe máy SH mode trị giá 60 triệu đồng để đi lại.
“Truyền thống của gia đình là treo thưởng cho con. Từ tiểu học tôi đã thưởng cho con đồ chơi, lên cấp 2 là điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay. Giờ lên cấp ba rồi, phần thưởng phải lớn hơn chứ” - anh Tâm cho biết.
Theo anh Tâm, dù treo thưởng lớn nhưng không sợ con hư, mà con nhìn vào như một động lực để học tập và ý thức rằng mình phải làm cái này, thì sẽ được cái này. Anh Tâm cũng cho biết, sở dĩ anh treo thưởng xe máy cho con vì con trai, lên cấp ba phải tự đi lại, bố mẹ sẽ hạn chế đưa đón. “ Tất nhiên tôi sẽ phải chở cháu khi nào đủ tuổi học bằng lái xe thì mới giao chìa khóa cho nó” – anh nói
Với chị Nguyễn Thị Mơ (Quận Bình Thạnh), việc con trai đầu Võ Duy Hùng vào lớp 10 là nhiệm vụ của cả gia đình. Vì vậy, ngay từ đầu năm học cả gia đình đã thuê sẵn giáo viên về dạy cho con. Hùng cũng được học tất cả các chứng chỉ Anh văn, tin học để đáp ứng môi trường trường chuyên khi hết cấp.
"Tôi bảo với thằng bé, con phải biết rằng nếu học trường Trần Đại Nghĩa thì bất kì trường đại học nào cũng đỗ. Thằng bé cũng nghe lời mẹ, nó học ngày, học đêm nên tôi yên tâm lắm. Tôi cũng hứa sẽ thưởng bất kì thứ gì nếu con muốn”.
Chi cả trăm triệu cho con đi chơi
Để động viên tinh thần cô con gái trong năm học bản lề, dịp Tết âm lịch vừa qua, vợ chồng chị Thu Hòa (Quận Tân Bình) đã cho con đi Hàn Quốc chơi một chuyến.
Còn phần thưởng dành cho kết quảthi vào lớp 10 cũng đã được vợ chồng chị công bố từ đầu năm học.
“Nguyện vọng của con là vào được Trường Lê Hồng Phong, con cũng đã dự thi vào Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐHQG TP.HCM. Tuy nhiên, con thích trường Lê Hồng Phong hơn. Vợ chồng tôi đã treo thưởng chuyến đi Châu Âu 8 ngày trị giá hơn 50 triệu đồng, qua Hà Lan - Bỉ - Pháp nếu con trúng tuyển vào trường này. Cho con đi, nhưng không thể để nó đi một mình, nên tôi phải đi cùng. hai mẹ con tốn cả trăm triệu đồng”.
Chị Hòa cho biết mấy hôm nay cô con gái tỏ ra khá căng thẳng, thường xuyên cáu gắt với mẹ. “Tôi biết là nó lo lắng cho kỳ thi nên đành phải nhịn nó dăm bữa, thỉnh thoảng cũng phải mang chuyến đi chơi ra trấn an tinh thần cho nó”.
Giải thích vì sao lại chọn cho con đi du lịch chứ không phải món quà đắt đỏ nào đó, chị Hòa cho rằng một phần vì con thích, một phần vợ chồng chị cũng luôn muốn cho con đi đây đó để mở mang. “Tuổi trẻ nếu biết được càng nhiều nơi thì càng tốt. Trong lúc mình có điều kiện tôi muốn tranh thủ cho cháu đi. Nói thật, treo thưởng thì cứ treo thế thôi, để cháu có động lực phấn đấu, chứ giờ này thủ tục đã gần xong hết. Nếu không trúng con vẫn cứ được đi thôi” - chị Hòa cười cho biết.
Bé Lan, con gái chị Hòa cũng kể nhiều bạn trong lớp cũng được bố mẹ hứa thưởng lớn nếu trúng tuyển vào các trường top đầu như Trần Đại Nghĩa, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai. “Các bạn cũng thường được bố mẹ thưởng cho đi chơi, nhưng chỉ có con là được cho điChâu Âu thôi. Con sẽ cố gắng để được nhận thưởng một cách “chính đáng”” – Lan bày tỏ quyết tâm.
Ngân Anh - Lê Huyền
Ngày 23/6 công bố điểm thi vào lớp 10
Kì thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TP.HCM diễn ra trong hai ngày 11 và 12/6. Toàn thành phố có 68.932 thí sinh dự thi, giảm gần 9.000 em so với năm ngoái. Thí sinh làm bài thi ba môn Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ và môn chuyên (nếu đăng kí dự thi vào trường chuyên). Kỳ thi năm nay có 123 hội đồng thi, trong đó có 113 hội đồng thi cho khối lớp 10 thường và 10 hội đồng thi cho khối 10 chuyên.
Lịch cụ thể như sau:
Ngày 11/6: Buổi sáng, thi môn Ngữ văn (120 phút); Buổi chiều, thi môn Ngoại ngữ (60 phút).
Ngày 12/6: Buổi sáng, thi môn Toán (120 phút); Buổi chiều, thi môn chuyên (120/150 phút).
Ngày 13/6: Hội đồng chấm thi làm việc.
Ngày 15/6: Chấm thi.
Ngày 21/6: Hội đồng chấm thi lên điểm, dò kết quả, ghép điểm thi.
Ngày 22/6: Công bố điểm thi.
Ngày 22-24/6: Thí sinh nộp đơn phúc khảo tại trường phổ thông các em đang học lớp 9, không giới hạn môn phúc khảo và không phải nộp lệ phí.
Ngày 29/6: Công bố kết quả phúc khảo.
Ngày 11/7: Công bố điểm chuẩn và danh sách trúng tuyển vào lớp 10 các trường THPT.
Xem thêm:
Tuyển sinh lớp 10: Những sự cố hy hữu" alt="Tuyển sinh lớp 10: Treo thưởng cả xe máy SH">Tuyển sinh lớp 10: Treo thưởng cả xe máy SH
-
Nhận định, soi kèo Iskenderunspor vs Trabzonspor, 17h00 ngày 5/2: Không cùng đẳng cấp
-
- Cha mẹ nào cũng mong nuôi dạy con ngoan, trở thành những công dân mẫu mực. Tuy nhiên, có không ít những hành xử hàng ngày của các bậc phụ huynh đã vô tình gieo vào đầu trẻ suy nghĩ tiêu cực, khó điều chỉnh… Hàng ngày, bạn dễ dàng gặp ở đâu đó những lời dạy bảo kiểu như: Con đừng làm thế, hư lắm; Trẻ con không được nói dối; Con phải vứt rác vào đúng nơi quy định chứ… Thế nhưng vẫn có những phụ huynh nói vậy nhưng làm khác?
Mỗi ngày đón con từ trường mẫu giáo về, anh Hưởng (Nguyễn Trãi, Hà Nội) không khỏi bức xúc: Cái sân trường bé tí mà bố mẹ đón con thì chẳng có ý thức gì. Tiện đâu là đỗ xịch cái xe xuống rồi chạy lên lớp. Anh thường đón con sớm nên nhiều hôm xuống đến nơi chiếc xe máy của mình đã bị chắn hết lối ra. Lúc vắng xe thì có thể di chuyển xe của họ để tìm lối ra, nhưng lúc xe khóa cổ hoặc hết chỗ rồi thì hai bố con chỉ biết đứng chờ.
Cho con vượt rào...vào Công viên nước Hồ Tây năm 2015(Ảnh: VietNamNet) Có lần anh gặp một ông bố dựng xe kiểu chướng mắt đó nhưng lại cho con chơi cầu trượt mãi mới ra về đã nhẹ nhàng nhắc: Lần sau anh dựng xe thì phải để ý cho người đến trước có lối ra chứ. Vị phụ huynh đó thản nhiên đáp: Sân nhà anh đâu mà ý kiến.
Chuyện dựng xe kiểu “mạnh ai nấy làm” cũng thường xảy ra mỗi khi họp phụ huynh. Rất nhiều người chỉ nghĩ tiện cho mình mà quên mất người khác sẽ thế nào, đi muộn nhưng ngại tìm chỗ trống nên cứ tùy tiện chặn luôn đường ra của xe khác. Trẻ mẫu giáo chưa hiểu gì nhưng học sinh tiểu học, trung học mà thấy bố mẹ dựng xe tùy tiện như thế liệu có bị ảnh hưởng không - anh băn khoăn.
Trường mầm non của con có tủ đựng đồ (ba lô) cho học sinh, hai bạn dùng chung một ngăn, có ghi tên rõ ràng. Thế nhưng anh Hưởng thường xuyên phải đi tìm ba lô của con dù buổi sáng anh đã để đúng ngăn quy định. Có hôm anh phải mở tất cả các ngăn đồ ra để tìm mới thấy, có hôm thì thấy vứt lăn lóc bên ngoài.
Lúc đầu anh còn tưởng con tự ra lấy đồ rồi để không đúng chỗ, nhưng con không phải thay quần áo, không sử dụng thứ gì dự phòng trong đó và cũng không đủ cao để với tới ngăn để đồ. Anh thắc mắc với giáo viên và được các cô nhận lời sẽ nhắc nhở phụ huynh của bé cùng dùng ngăn đồ đó. Thế nhưng chuyện đó thỉnh thoảng vẫn diễn ra. Anh tự hỏi, có lẽ phải dành riêng cho họ một ngăn để đồ mới đủ dùng. Người lớn còn như thế thì con trẻ sẽ được huấn luyện thành thế nào?
Cấm nhưng vẫn sờ
Ở các bảo tàng thường có biển “Không sờ vào hiện vật” nhưng nhiều phụ huynh vẫn làm ngơ để con thoải mái khám phá và chụp ảnh kỷ niệm. Chị Hằng kể: Lần đầu tiên đưa con đến bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, cả mẹ và con đều cảm thấy rất ngạc nhiên trước những bộ sưu tập vô cùng phong phú. Bọn trẻ ngay lập tức lao vào nhìn, ngắm, với những vật không trưng bày trong tủ kính thì cố gắng chạm vào bằng được.
Ngay trong sân bảo tàng là hình ảnh mô phỏng chú khủng long rất lớn, đó cũng là điểm nhấn của bảo tàng. Vì có biển “không sờ vào hiện vật” nên các bố mẹ bảo con xếp hàng phía dưới để chụp ảnh. Trời nắng, ai cũng muốn chụp thật nhanh nên nhóm này chưa chụp xong bố mẹ khác đã lôi con vào xếp hàng tạo thành khung cảnh nhốn nháo. Bản thân chị đã rất cố gắng chờ đợi để có bức ảnh chỉ có các con thôi nhưng không được. Nhiều bé còn được bố mẹ khuyến khích trèo lên cao để có thể chạm tay vào chú khủng long chụp ảnh cho hoành tráng dù trời nắng chang chang và chú bảo vệ thì yêu cầu xuống ngay.
Ảnh minh họa(Ảnh: Người đưa tin) Bên trong bảo tàng, có mẹ còn bế con lên để có thể dễ dàng chạm vào những hiện vật hay bảo con đặt tay vào hiện vật để chụp ảnh kỷ niệm… Nhân viên bảo tàng cầm loa liên tục nhắc nhở khách tham quan không sờ vào hiện vật, không bật đèn flash khi chụp hình… Người nghe được thì nhắc nhở con, còn người không để ý thì vẫn cứ vô tư để con, sờ, chạm, vuốt ve cho thỏa chí tò mò rồi chụp ảnh. Chỉ có nhân viên bảo tàng vẫn liên tục phải nhắc nhở.
Sân nhà bà đâu mà cấm…
Khu phố nhà chị Quỳnh có rất đông trẻ con. Hà Nội vốn thiếu những điểm vui chơi công cộng nên con chị Quỳnh và những đứa trẻ khác thường tụ tập chơi đùa, đá bóng ngay trong ngõ. Trẻ con hiếu động và ồn ào, chỉ cần một nhóm từ ba đứa trở lên là đã đủ náo loại cả khu rồi.
Khu vực ngõ rộng nhất là nhà một bà khá lớn tuổi, luôn tỏ ra khó chịu khi thấy bọn trẻ đá bóng bình bịch, hò hét ngay trước cửa nhà mình. Mỗi lần như thế bà và cả cô con gái lại quát mắng bọn trẻ không được đá bóng ở đây, đuổi chúng ra chỗ khác chơi vì “ồn ào, đau đầu không chịu nổi”.
Mẹ của một cậu bé không đồng ý với thái độ đó đã “bật” lại: Sân nhà bà đâu mà bà cấm, bao giờ chúng nó đá bóng vào nhà bà thì hãy kêu chứ. Bà không cho chơi ở đây thì chúng đi đâu chơi bây giờ?
Cách nói chuyện của chị đã được con học theo và lần sau khi bị “đuổi” cậu bé cũng lặp lại y chang: Cháu chơi ngoài đường có liên quan gì đến nhà bà đâu!
Con trai chị Quỳnh thì thắc mắc với mẹ: Bọn con chơi đá bóng vui thế sao bà lại cấm hả mẹ? Vì ngại va chạm với hàng xóm, sợ mất lòng nhau nên chị dặn con không đá bóng cùng các bạn nữa… Chị cũng không biết giải thích thế nào để con hiểu được lý lẽ của người lớn. Dù biết con không được đá bóng sẽ buồn nhưng chị tuyệt đối không muốn con cãi lại người lớn tuổi như cậu bé kia.
Trong cuộc sống có vô vàn tình huống tuy nhỏ nhặt nhưng nếu cha mẹ không để ý hoặc giải quyết không đúng đắn sẽ làm ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ và hành động của con trẻ - chị Quỳnh chia sẻ.
Bạn đã gặp những tình huống tương tự hoặc cách hành xử đẹp trước mặt con trẻ - hãy chia sẻ với Góc phụ huynh tại địa chỉ [email protected] Bài viết phù hợp được đăng tải trên Góc phụ huynh.
- Quyên Đỗ
‘Sân nhà bà đâu mà cấm…’