Phát biểu tại sự kiện “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng” gần đây, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá, ngành ngân hàng đang tiên phong trong việc áp dụng công nghệ mới để đổi mới. Người đi đầu là người đi vào vùng 5%, khi mới có 5% người dùng đầu tiên chúng ta đã mạnh mẽ bước vào. Đó là người bản lĩnh và dấn thân. Tài chính ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, do đó, ngân hàng chuyển đổi số nhanh, sẽ thúc đẩy cả nước chuyển đổi số nhanh. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đồng hành với ngành ngân hàng trong quá trình đổi số.
Trần Thủy
Ngân hàng kiến nghị công nhận chữ ký số để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
Trong mục tiêu thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, Phó Tổng giám đốc VPBank kiến nghị cần xem xét công nhận chữ ký số cho các giao dịch vay mua nhà, mua xe, hay hợp thức hóa việc định danh trực tuyến." border="0"/>
"SGK hiện hành đã được áp dụng đại trà từ năm 2002 đến nay đã bước sang năm thứ 16 rồi thì còn bài nào khó mà giáo viên chưa thảo luận nữa?" (Ảnh: Nguyễn Như Sỹ)
Phải nói rằng chuyện họp hành ở nhà trường hiện nay rất nhiều. Mỗi tháng thường có họp hội đồng, họp chi bộ, sinh hoạt tổ chuyên môn (2 lần), họp chủ nhiệm, họp tổ trưởng, họp công đoàn, họp khi lớp có học sinh vi phạm, họp xét học bổng… họp liên tù tì.
Tất nhiên, khi đi họp thì giáo viên phải ghi chép vào sổ hội họp, cho dù cuộc họp đó được nhà trường, công đoàn hay tổ chuyên môn đã in nội dung vào tờ A4 và phát đến tận tay giáo viên. Nếu không ghi chép như vậy thì khi thanh tra, kiểm tra đương nhiên là bị ghi vào biên bản!
Điều phi lý nhất là khi họp tổ chuyên môn được quy định trong thời gian 3 tiếng đồng hồ. Mỗi tổ chuyên môn có số lượng dao động 5-7 người, thậm chí có tổ chỉ 3 người, chỉ có một số trường lớn, một số tổ ghép mới có số lượng lớn hơn.
Với chừng ấy con người thì lấy đâu ra ý kiến mà thảo luận lắm thời gian đến thế. Vậy mà hàng năm, khi kiểm tra nội bộ, kiểm tra chuyên đề nhiều lãnh đạo cứ chăm chăm vào nội dung biên bản thảo luận của tổ để góp ý, nhận xét. Nhiều người thấy nội dung biên bản ít thảo luận thì hạch sách, cho là tổ họp qua loa, không thảo luận chuyên môn.
Chao ôi, sách giáo khoa hiện hành đã được áp dụng đại trà từ năm 2002 đến nay đã bước sang năm thứ 16 rồi thì còn bài nào khó mà giáo viên chưa thảo luận nữa? 16 năm dạy 1-2 cuốn sách giáo khoa, mỗi năm dạy đi, dạy lại mấy lần thì còn gì mà thảo luận lắm thế?
Đổi mới giáo dục muốn thành công thì trước hết phải đổi mới về cách quản lý giáo viên. Tư duy, cách quản lý hiện nay của một số lãnh đạo trường, một số địa phương còn bảo thủ và lạc hậu lắm.
Thời đại công nghệ thông tin rồi mà lãnh đạo ngành không vận dụng những tiện ích của công nghệ để quản lý, điều hành. Vẫn là cách quản lý con người qua hồ sơ sổ sách, quản lý hội họp bằng thời gian chết thì đổi mới kiểu gì? Bao giờ giáo viên mới được cởi trói, bao giờ lãnh đạo mới “cởi trói” giáo viên đây?
Nguyễn Đăng
Giáo viên Singapore được trả lương "cao không tưởng"
Theo một cuộc khảo sát toàn cầu trên 35 quốc gia, giáo viên tại Singapore có thời gian làm việc dài thứ hai sau New Zealand. Tuy nhiên, họ lại được trả gần gấp đôi so với mức lương giáo viên tự cho là công bằng với họ.
评论专区