 |
|
 |
Bà Kelly Michelle Koch trong buổi xét nghiệm sàng lọc tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương sáng 12/8 - Ảnh: M.Nhật |
Được biết, bà Kelly đã từ TP.HCM, đáp chuyến bay tới Hà Nội ngay từ đêm qua để kịp cho việc thực hiện các xét nghiệm sàng lọc. Kelly cho biết, bà không cảm thấy mệt bởi đã từng có rất nhiều chuyến đi công tác xa. “Vì dịch bệnh nên không thể đi đâu cả, tôi đã được nghỉ ngơi rất thoải mái rồi”, Kelly nói.
Cũng như người tới khám bệnh thông thường, bà Kelly và những người tới xét nghiệm sàng lọc được áp dụng tất cả biện pháp khai báo y tế, kiểm soát thân nhiệt... Việc này nằm đảm bảo chắc chắn họ không có yếu tố dịch tễ tiếp theo hoặc tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19.
Trong phòng lấy bệnh phẩm, bà Kelly được lấy máu vào 15 ống xét nghiệm, mỗi ống chứa khoảng 2 ml. Ngoài ra, bà cũng được lấy mẫu từ dịch hầu họng để xét nghiệm RT-PCR.
Là người nước ngoài đầu tiên đăng ký hiến huyết tương để cứu bệnh nhân Covid-19 nặng tại Việt Nam, bà Kelly thu hút sự chú ý đông đảo của báo giới với rất nhiều lời cảm ơn. Tuy nhiên, người phụ nữ 50 tuổi chỉ xua tay: “Không cần phải cảm ơn đâu, tôi rất hạnh phúc khi được làm điều này”.
 |
Các mẫu bệnh phẩm máu, dịch hầu họng được lấy để tiến hành xét nghiệm sàng lọc - Ảnh: M.Nhật |
Bác sĩ Vũ Thị Thu Hương, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chia sẻ, trong ngày 12/8, ngoài bà Kelly Michelle Koch, bệnh viện cũng tiếp nhận xét nghiệm sàng lọc cho 4 trường hợp khỏi Covid-19 khác đăng ký hiến huyết tương.
Tất cả những người này sẽ nhận kết quả trong từ 1 đến 3 ngày tới để biết chính xác có đủ điều kiện thực hiện hiến huyết tương hay không.
Huyết tương được đánh giá là giải pháp điều trị an toàn, đem lại hiệu quả nhất định cho bệnh nhân Covid-19, đặc biệt là bệnh nhân nặng. Huyết tương của người khỏi bệnh có chứa kháng thể với hiệu giá cao chống lại virus SARS-CoV-2; khi truyền vào cơ thể bệnh nhân nặng (có tải lượng virus cao), kháng thể sẽ phát huy tác dụng, hỗ trợ diệt virus ở bệnh nhân mức độ trung bình, nặng.
Bác sĩ Hương cho biết, các mẫu huyết tương sau chiết tách sẽ được bảo quản ở nhiệt độ âm 18-25 độ C, sử dụng trong vòng 12 tháng, có thể vận chuyển xa, đảm bảo bảo quản lạnh ở nhiệt độ âm. Hiện trong tổng số 17 người đăng ký, bệnh viện đã sàng lọc được 9 người, có 2 người đủ điều kiện và đã được lấy huyết tương, sẵn sàng cho việc điều trị.
Nguyễn Liên

Cô gái trẻ khỏi Covid-19 vượt nỗi sợ hãi 20 năm để hiến huyết tương
Yến chia sẻ, niềm mong mỏi được giúp đỡ người khác, được góp sức cùng các bác sĩ cứu người lớn hơn rất nhiều so với những nỗi sợ hãi.
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android Link tải Bluezone trên iOSSau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.
">