Nhận định, soi kèo Pharco vs Modern Sport, 21h00 ngày 21/2: Vượt lên top 9
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo AJ Auxerre vs Marseille, 03h05 ngày 23/2: Marseille đến đòi nợ -
Ông Nguyễn Tử Quảng làm Chủ tịch Ủy ban Trí tuệ nhân tạo của VINASAHội nghị chiến lược 2022 đã xác định mục tiêu hoạt động của VINASA trong thời gian tới. Sau khi xác định các mục tiêu hoạt động của Hiệp hội trong giai đoạn tới dựa trên 3 trụ cột chính gồm Công nghệ, Kết nối, Phát triển cộng đồng, và tinh thần của một Ban lãnh đạo trẻ, Hội nghị đã quyết định thành lập 8 ủy ban chuyên môn, bao gồm: Ủy ban chuyển đổi số cho doanh nghiệp; Ủy ban phát triển Chính phủ số; Ủy ban Thành phố thông minh; Ủy ban Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI); Ủy ban Đầu tư và phát triển startup; Ủy ban Hợp tác quốc tế; Ủy ban Chính sách; Ủy ban Phát triển cộng đồng.
Trong đó, Ủy ban chuyển đổi số cho doanh nghiệp hướng đến việc thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi số thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, kết nối, thành lập câu lạc bộ chuyển đổi số với thành viên đến từ các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp và ứng dụng quan tâm đến chuyển đổi số. Trong năm 2022, sẽ hợp tác với các Hiệp hội chuyên ngành, các địa phương với sự vào cuộc của các doanh nghiệp công nghệ đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ông Lữ Thành Long, Phó Chủ tịch VINASA, Chủ tịch MISA là Chủ tịch Ủy ban.
Ủy ban Phát triển Chính phủ số sẽ có các hoạt động hướng đến đào tạo, tư vấn, cung cấp thông tin cập nhật, đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, kết nối chuyên gia trong nước, quốc tế để hỗ trợ các cơ quan, địa phương xây dựng, phát triển chính phủ số nhanh chóng, hiệu quả. Ông Ngô Diên Hy, Phó Chủ tịch VINASA, Phó Tổng Giám đốc VNPT làm Chủ tịch Ủy ban.
Ủy ban Thành phố thông minh có hoạt động hướng đến tập hợp lực lượng chuyên gia, doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động cập nhật thông tin, đào tạo, tư vấn, đóng góp ý kiến xây dựng hàng lang pháp lý giúp đẩy nhanh triển khai các đề án thành phố thông minh của các đô thị. Bên cạnh hội nghị và giải thưởng Smart City được tổ chức hàng năm, Ủy ban sẽ xây dựng câu lạc bộ Smart City - nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các đô thị. Ông Nguyễn Mạnh Hổ, Phó Chủ tịch VINASA, Tổng Giám đốc Viettel Solution làm Chủ tịch Ủy ban.
Ủy ban Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ có các hoạt động hướng đến đào tạo, hình thành cộng đồng các nhà phát triển, ứng dụng và vinh danh những nỗ lực nghiên cứu phát triển AI tại Việt Nam. Ngay trong năm 2022, giải thưởng AI Việt Nam sẽ được triển khai để thực hiện hóa mục tiêu này. Ông Nguyễn Tử Quảng, Phó Chủ tịch VINASA, Tổng Giám đốc Bkav làm Chủ tịch Ủy ban AI.
Ủy ban AI của VINASA kỳ vọng sẽ tiên phong thực hiện Chiến lược quốc gia nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo, thúc đẩy hình thành hệ sinh thái AI tại Việt Nam (Ảnh minh họa: Internet) Ủy ban Đầu tư & Phát triển startup sẽ tập trung vào các hoạt động liên quan đến kết nối, đào tạo, mentor và đầu tư cho các startup. Ủy ban sẽ xây dựng các chương trình tuyển chọn các startup công nghệ tốt để hỗ trợ các nền tảng, giải pháp công nghệ; hỗ trợ phát triển thị trường; tư vấn quản trị, xây dựng doanh nghiệp và kết nối đầu tư. Dự kiến sẽ có khoảng 100 startup được hỗ trợ trong năm 2022. Ông Mai Duy Quang, Phó Chủ tịch VINASA, Tổng Giám đốc TFI làm Chủ tịch Ủy ban.
Ủy ban Hợp tác quốc tế có nhiệm vụ duy trì vai trò của VINASA tại các tổ chức quốc tế WITSA, ASOCIO, APICTA và hợp tác với các tổ chức tại các thị trường truyền thống, đồng thời tăng cường liên kết, phát triển các kênh hợp tác mới, phát triển các mô hình hợp tác mới để thúc đẩy phát triển các thị trường. Bà Nguyễn Thị Thu Giang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VINASA làm Chủ tịch Ủy ban.
Ủy ban Chính sách có nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, tư vấn về chính sách, pháp luật cho doanh nghiệp hội viên và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan ở trung ương và địa phương. Luật sư Lê Xuân Hòa, Phó Chủ tịch VINASA là Chủ tịch Ủy ban.
Ủy ban Phát triển cộng đồng sẽ tập trung vào các hoạt động phát triển hiệp hội, giao lưu, liên kết giữa các nhóm thành viên. Đồng thời, tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh Hiệp hội, ngành CNTT, cũng như hoạt động CSR qua đó kết nối với cộng đồng, doanh nghiệp, tổ chức ứng dụng công nghệ. Ủy ban sẽ tập hợp các doanh nghiệp quan tâm, cùng xây dựng thử nghiệm trung tâm demo sản phẩm theo từng lĩnh vực - là mô hình để các cơ quan, đơn vị quan tâm có thể xem, học hỏi, hợp tác, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số hiệu quả cho các lĩnh vực kinh tế. Ông Lâm Nguyễn Hải Long, Phó Chủ tịch VINASA, Tổng Giám đốc QTSC làm Chủ tịch Ủy ban.
Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA cho biết thêm: "Việc thành lập 8 Ủy ban chuyên môn, phân định rõ vai trò, chức năng nhiệm vụ của từng Ủy ban được kỳ vọng không chỉ tạo ra sự chuyên nghiệp, bài bản, xuyên suốt mang tính chiến lược của VINASA, mà còn thể hiện quyết tâm của Ban Lãnh đạo trẻ VINASA trong giai đoạn tới mong muốn đẩy mạnh liên kết – hợp tác – tận dụng tối đa các nguồn lực của nhau để cùng nhau phát triển, để chuyển đổi số không chỉ cho doanh nghiệp mình, cho ngành mình mà cho toàn bộ các cơ quan, tổ chức trong nền kinh tế".
Vân Anh
Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số vào năm 2030
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vừa được phê duyệt, với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.
"> -
đánh ghen ở Bic c hà ĐôngCô gái bị nhóm phụ nữ đánh đạp, xé áo không thương tiếc
Cũng trong clip này, không ít người dân xung quanh đã vào can ngăn nhưng không được. Và tiếng cô gái liên tục la hét, cầu cứu.
Cô gái liên tục kêu cứu nhưng không ai có thể can được nhóm người phụ nữ kia
Ngay khi clip được đăng tải trên các trang mạng xã hội lập tức gây ra một “làn sóng” dữ dội trong cộng đồng cư dân mạng. Những lượt “like” và “share” không ngớt. Trong đó, không ít người bày tỏ sự bức xúc của mình trước hành động được cho là “cướp chồng” của cô gái bị đánh.
Một tài khoản facebook Tên N.T.H bức xúc: “Đánh là đúng. Mọi người cứ nói cư xử không hay thế này thế nọ. Đặt mình vào trường hợp bà kia xem có lồng lộn lên không. Ba loại *** rình cướp chồng người khác đánh nhiệt tình”.
Thế nhưng, cũng không ít người lên án hành động của nhóm người phụ nữ kia. Tài khoản fcaebook T.Đ bình luận: “3, 4 bà xúm vào đánh một đứa con gái. Ghen tuông một cách hèn hạ. Nhìn bà áo vàng như thế chồng đi cặp bồ là phải”.
Tài khoản facebook L.N đồng tình: “Biết là cô này sai, nhưng mà tại ảnh tại ả chứ chả phải riêng cô gái. Mấy bà nhảy vào đánh một người thì không nên…”.
Không ít người dù trách cô gái nhưng cũng lên án hành vi đánh người của nhóm đối tượng đánh ghen
Hàng nghìn lượt bình luận trái chiều xoay quanh chủ đề ngoại tình, cặp bồ, “cướp chồng” khiến sự việc càng trở nên “hot” hơn bao giờ hết.
Ngay khi tiếp nhận tin báo, Công an phường Mộ Lao, hà Đông, Thành phố Hà Nội, đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường vụ việc, đồng thời báo cáo Ban chỉ huy Công an quận cử cán bộ chiến sỹ cùng Công an phường đưa các đối tượng về trụ sở cơ quan Công an để xác minh làm rõ.
Qua đó xác định, nạn nhân là Mai Thị A, sinh năm 1997, trú tại Vĩnh Phúc, hiện đang tạm trú tại Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội, đang học việc cắt tóc, gội đầu. Hai đối tượng tham gia vụ đánh ghen kinh hoàng là Hoàng Thị Anh (sinh năm 1989), trú tại Trần Phú, Văn Quán, Hà Đông và Vũ Thị Vân Anh (sinh năm 1994). Hai đối tượng khác tham gia đánh ghen cùng là bạn của Vân Anh hiện đang bỏ trốn.
Vũ Thị Vân Anh (bên phải) Theo lời khai của Vũ Thị Vân Anh, “tình địch” của nạn nhân Mai Thị A, khi nghe tin chồng mình có quan hệ tình cảm “bồ bịch” với Mai Thị A thì đã cùng bạn là Hoàng Thị Anh và hai đối tượng khác nữa hẹn gặp nạn nhân ở siêu thị Big C Hà Đông. Chiều ngày 15/6, khi đến siêu thị, thấy A đang đợi bên trong đã kéo cô gái này ra ngoài và đánh “hội đồng”.
Ngay khi vụ việc xảy ra, cơ quan Công an cũng đã mời chồng của Vân Anh đến làm việc. Nhìn vợ trong bộ dạng tức tối, còn cô gái được cho là người tình bị bầm dập mặt mũi, xước xát tay chân, nước mắt còn chưa kịp khô thì tỏ ra lúng túng.
Tuy nhiên, khi được hỏi, anh này hoàn toàn phủ nhận có quan hệ tình cảm với Mai Thị A, không biết vì sợ vợ hay vì sau khi ăn chơi “no xôi chán chè” nên “quất ngựa truy phong”. Trong khi đó, Mai Thị A thì một mực khẳng định có một khoảng thời gian “cặp bồ” với chồng của Vân Anh sau nhiều lần gặp gỡ, rủ nhau đi uống nước.
Vụ việc làm xôn xao dư luận và cư dân mạng "dậy sóng"
Trước thái độ của “người tình” và hành động của những người phụ nữ kia, Mai Thị A tỏ ra rất bức xúc và đặc biệt, cô cho biết, trong khi bị đánh, chiếc dây chuyền của cô đã bị ai đó giật mất.
Cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ các tình tiết có liên quan, đồng thời truy bắt hai đối tượng tham gia vụ đánh ghen kinh hoàng trên đang bỏ trốn.
Dù chưa biết kết quả điều tra ra sao, nhưng với những hình ảnh được đăng tải trên mạng xã hội trong nhiều giờ qua cho thấy, chỉ vì ghen tuông mù quáng mà những đối tượng tham gia phải đối mặt với pháp luật, còn nạn nhân thì ảnh hưởng cả về sức khỏe lẫn tinh thần, và thậm chí xấu mặt trước bàn dân thiên hạ.
Vụ đánh ghen trên chỉ là một trong số những vụ việc liên quan đến “tình tay ba” hay “tranh vợ cướp chồng” mà thời gian qua báo chí đã đề cập đến. Vì vậy, cần phải có một biện pháp xử lý mạnh tay đối với những vụ việc tương tự, để tạo tính răn đe chung trong dư luận xã hội.
(Theo Anninhthudo)
Vũ Thị Vân Anh (phải) - người phụ nữ bị chồng "cắm sừng"
"> -
Tỷ lệ sở hữu tiền mã hóa: Cường quốc Anh cũng thấp hơn nhiều so với Việt NamTỷ lệ người dân sở hữu tiền mã hóa tại Anh đang tăng lên. Theo người phát ngôn của Coinbase, với dân số lên đến 67 triệu người, nước Anh sẽ trở thành một trung tâm về tiền mã hóa hàng đầu của khu vực Châu Âu.
Công nghệ đang thúc đẩy việc ứng dụng tiền mã hóa ở Vương quốc Anh. Ngày càng có nhiều người Anh mua tiền mã hóa, nghiên cứu của Coinbase kết luận. Tuy vậy, kết quả của báo cáo này được xem là khá lạc quan.
Theo một thống kê khác do Statista thực hiện, lượng người sở hữu tiền mã hóa ở Anh chỉ khoảng 7%, thấp hơn nhiều so với kết quả do Coinbase công bố.
Trong khi đó, một báo cáo khác của Cointelegraph cũng có chung nhận định khi cho rằng số người sở hữu tiền mã hóa ở Anh chỉ ở mức dưới 10%.
Ở một chiều hướng khác, Việt Nam được tất cả các báo cáo đánh giá cao trong các cuộc khảo sát về mức độ phổ biến của tiền mã hóa.
Theo Chainalysis, Việt Nam là một ví dụ hoàn hảo về một quốc gia có mức độ tham gia vào các giao dịch tiền điện tử vượt xa so với thứ hạng nền kinh tế.
Việt Nam hiện xếp thứ 10 về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu. Điều này cho thấy người dân Việt Nam rất cởi mở với công nghệ Blockchain. Số liệu: Chainalysis Dù chỉ đứng thứ 53 về GDP với khoảng 262 tỷ USD và được xếp hạng là quốc gia có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam vẫn có mức độ chấp nhận khá cao với các giao dịch tiền điện tử.
Theo đó, Việt Nam đứng thứ 10 trong tổng số 154 quốc gia về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu. Đây là một trong những chỉ số hiếm hoi mà Việt Nam có thứ hạng tương đồng các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc hay Nam Phi, thậm chí còn hơn nhiều quốc gia phát triển khác là Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Cuộc khảo sát của Finder được thực hiện với 42.000 người trên 27 quốc gia cũng cho thấy, Việt Nam là nước có tỷ lệ chấp nhận tiền số cao nhất.
Cụ thể, 41% số người Việt được hỏi khẳng định đã mua tiền mã hóa. 20% người Việt được hỏi cho biết họ đã mua Bitcoin. Đây là mức cao nhất trong tất cả quốc gia được khảo sát.
Các quốc gia có tỷ lệ người sở hữu tiền mã hóa cao nhất theo số liệu của Finder. So với các quốc gia Châu Âu, Châu Á là khu vực cởi mở hơn khi nhiều quốc gia tại đây đã nghiên cứu, thí điểm, thậm chí triển khai các đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) sử dụng công nghệ Blockchain.
Đầu tiên, có thể kể đến trường hợp đồng Nhân dân tệ điện tử (e-CNY) của Trung Quốc. Thống kê đến ngày 31/12/2021 cho thấy, đồng nhân dân tệ điện tử của Trung Quốc đã có 261 triệu người dùng với tổng giá trị giao dịch hơn 87,5 tỉ Nhân dân tệ.
Hồi đầu năm nay, tờ Nikkei Asisa từng đưa ra thông tin cho biết, Nhật Bản sẽ phát hành một đồng tiền mã hóa với giá trị được neo giữ theo đồng Yên Nhật.
Khác với tiền pháp định truyền thống, stablecoin cho phép người dùng chuyển tài sản số trên toàn cầu với giá rẻ và thời gian thực hiện nhanh chóng hơn, trong khi vẫn duy trì sự ổn định về giá.
Ngay tại Campuchia, đồng tiền số Bakong của Campuchia đã tiếp cận với 7,9 triệu người, chiếm một nửa trong tổng số 16,7 triệu dân của quốc gia này. Hiện đã có 6,8 triệu giao dịch tại Campuchia được thực hiện qua Bakong với tổng trị giá 2,9 tỷ USD.
Một cuộc khảo sát của Bank for International Settlements vào tháng 1/2021 cho thấy, 86% trong số 65 ngân hàng Trung ương được hỏi cho biết, họ đang tham gia làm việc cùng với các đồng CBDC. Khoảng 60% các ngân hàng hàng Trung ương bỏ ngỏ khả năng sẽ phát hành những đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình trong thời gian tới.
Với trường hợp của Việt Nam, mới đây Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
Một trong những nội dung được nhắc đến trong bản kế hoạch là Ngân hàng Nhà nước sẽ nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia.
Trọng Đạt
">