Nhận định, soi kèo Sturm Graz vs Leipzig, 3h00 ngày 30/1: Không nhiều động lực
本文地址:http://member.tour-time.com/html/69f198805.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Soi kèo phạt góc Wolves vs Aston Villa, 0h30 ngày 2/2
Chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia và Công ty VinFast phối hợp triển khai thí điểm trong năm học 2023 - 2024 tại các trường THPT ở 5 địa phương gồm: Hà Nội, TP.HCM, Nghệ An, Thanh Hoá và Hải Phòng.
Cụ thể, VinFast sẽ hỗ trợ các trường lắp đặt trạm sạc xe máy điện, giúp khuôn viên trường trở nên xanh hơn, hiện đại và an toàn hơn. VinFast cũng sẽ tài trợ kinh phí để thiết lập Góc Sống Xanh nhằm phổ biến kiến thức, thông tin về chuyển đổi xanh, lan toả thông điệp ý nghĩa về xu hướng sống xanh tới thế hệ trẻ, đồng thời tài trợ các hoạt động ngoại khóa, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Hàng năm, VinFast sẽ tổ chức ngày hội đào tạo kỹ năng lái xe điện an toàn cho học sinh trong trường, chuẩn bị hành trang cho các em tham gia giao thông an toàn, trở thành một công dân của thế hệ xanh đóng góp tích cực vào hành trình kiến tạo tương lai xanh cho Việt Nam.
Sau khi kết thúc giai đoạn thí điểm, chương trình sẽ được tổng kết, đánh giá kết quả và xem xét mở rộng quy mô ra toàn quốc.
Phát biểu tại lễ phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông năm học 2023 - 2024, bà Bùi Kim Thuỳ - Phó Tổng giám đốc VinFast cho biết: “Thông qua từng hành động nhỏ như hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần, lựa chọn xe đạp, xe máy điện, xe buýt điện để di chuyển, chúng ta đang từng ngày đóng góp tích cực vào mục tiêu giảm phát thải ròng của Chính phủ. Với vai trò là nhà sản xuất xe điện thông minh đầu tiên của Việt Nam, VinFast vinh dự và tự hào khi được đồng hành cùng thế hệ trẻ chung tay kiến tạo tương lai xanh cho các thế hệ mai sau”.
Chương trình “Tự hào cùng bạn kiến tạo thế hệ xanh” phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia là một hoạt động thiết thực của VinFast nhằm hưởng ứng chuỗi hoạt động của Quỹ Vì tương lai Xanh đang được triển khai đồng loạt ở nhiều lĩnh vực. Với mỗi chiếc xe máy điện bán ra, VinFast sẽ đóng góp 50.000 đồng vào Quỹ, trong khi với ô tô điện, VinFast sẽ đóng góp 1 triệu đồng trên mỗi xe bán ra.
Song song đó, VinFast cũng đang triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng, đồng thời hỗ trợ trực tiếp cho các dự án vì môi trường thông qua Quỹ Vì tương lai Xanh do Tập đoàn Vingroup tài trợ.
Thế Định
">VinFast kiến tạo ‘thế hệ xanh’: tuyên truyền về ‘di chuyển xanh’ tới giới trẻ
Giống như phần lớn giới hacker, nguồn cảm hứng của Dương Ngọc Thái với CNTT bắt nguồn từ niềm đam mê với trò chơi điện tử. Sau đó, khi vớ được cuốn sách hướng dẫn lập trình cơ bản, cậu thanh niên này bị cuốn hút vào chiếc máy tính không phải để chơi game mà để viết các chương trình.
Sau khi tốt nghiệp ngành CNTT tại Đại học Bách Khoa TP.HCM, Dương Ngọc Thái từng làm Trưởng phòng An ninh Thông tin, phụ trách công tác bảo mật cho Ngân hàng Đông Á. Cuối cùng, anh quyết định ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội và giờ đây đã trở thành một kỹ sư bảo mật có tiếng của Google.
Hiện Thái đang là trưởng nhóm Bảo mật/Tiền mã hóa tại Google. Công việc của anh là giúp người dùng an toàn hơn khi sử dụng Gmail, Google Search, Android, YouTube và các sản phẩm của Google khác.
25 tuổi đã là “sếp” tại Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng QG
Nhiều người vẫn giữ trong đầu định kiến khi cho rằng, môi trường nhà nước luôn thiếu cơ hội cho những người trẻ. Tuy vậy, tại Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia lại có một “anh cán bộ” vừa bước qua tuổi 25.
“Anh cán bộ” này chính là Phạm Thái Sơn - Phó Trưởng phòng Kỹ thuật nghiệp vụ của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. Thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), cơ quan này chính là đầu mối giúp đảm bảo an toàn thông tin cho người dân, doanh nghiệp và các hệ thống thông tin của Đảng, Nhà nước.
Chuyên gia bảo mật Phạm Thái Sơn của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. |
Nhiệm vụ của những người như Sơn là tìm cách “tấn công” một hệ thống nào đó. Sau khi thành công, nhóm của Sơn sẽ gửi báo cáo cho tổ chức, đơn vị bị tấn công để họ có giải pháp vá lỗ hổng, trước khi những điểm yếu này bị phát hiện và khai thác bởi giới tin tặc.
Cũng vì thói quen này, trong một buổi tối rảnh rỗi, anh đã mày mò chọc ngoáy rồi “report” một lỗi trên trang web của Ủy ban châu Âu (EC). Để rồi, Tổ chức Ứng cứu khẩn cấp máy tính châu Âu (Cert) sau đó đã vinh danh anh và đưa tên Phạm Thanh Sơn vào danh sách các chuyên gia có đóng góp bảo mật cho Châu Âu năm 2020.
Gần đây, Phạm Thanh Sơn cũng đã tìm ra 3 lỗ hổng 0-day trên các thiết bị của D-Link. Thành tích này được các tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến hàng triệu thiết bị trên thế giới.
Trong năm vừa qua, chàng cựu sinh viên khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Bách khoa Hà Nội còn trở thành 1 trong 41 cá nhân điển hình tiên tiến được tham dự Đại hội Thi đua yêu nước của Bộ TT&TT lần thứ IV.
Hành trình trở về của hacker Việt nổi danh đất Mỹ
Ngô Minh Hiếu (Hieupc) có lẽ là nhân vật được biết đến nhiều nhất và cũng để lại ấn tượng nhất trong giới làm an ninh mạng tại Việt Nam vài năm trở lại đây.
Là một “cao thủ” trong lĩnh vực bảo mật, trong thời gian theo học tại New Zealand, Hieupc dễ dàng nhận ra một lỗ hổng làm lộ dữ liệu thẻ thanh toán trên website của trường. Liên hệ với bộ phận CNTT của trường nhưng không ai quan tâm, anh đã hack toàn bộ hệ thống và bị buộc phải lên đường về nước.
Sau một thời gian sinh hoạt trên các diễn đàn tội phạm mạng, Hieupc đã chuyển mục tiêu từ hack để giải trí sang kiếm tiền do thấy việc đánh cắp dữ liệu quá dễ dàng. Dữ liệu cá nhân đánh cắp sau đó được anh rao bán trên một website tự thiết lập.
Ngô Minh Hiếu chỉ bị bắt giữ sau một chiến dịch giăng lưới được dàn dựng công phu bởi Sở Mật vụ Mỹ (USSS). Anh sau đó bị kết án 13 năm tù vì tội thâm nhập hệ thống máy tính doanh nghiệp, lừa đảo và đánh cắp thông tin của gần 200 triệu người dùng.
Theo cơ quan mật vụ Mỹ, hacker Ngô Minh Hiếu chính là người gây ra thiệt hại tài chính cho nhiều người Mỹ nhất so với tất cả các tội phạm mạng từng bị kết án.
Cựu hacker Ngô Minh Hiếu hiện tham gia rất tích cực vào các hoạt động nhằm nâng cao hiểu biết về an toàn thông tin cho cộng đồng. |
Bỏ lại sau lưng quá khứ sai lầm, Ngô Minh Hiếu giờ đây đã trở về Việt Nam và đầu quân tại Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia (NCSC).
Không chỉ trở thành một chuyên gia kỹ thuật tại NCSC, anh còn tham gia rất tích cực vào việc xây dựng nên một cộng đồng an ninh mạng lành mạnh.
Hiện nhóm “Nhận thức về an ninh mạng cùng Hieupc” của Ngô Minh Hiếu trên Facebook có hơn 21.000 người tham gia. Nhóm của anh cũng đã phát triển một công cụ dưới dạng "add-on" với tên “Chống lừa đảo” nhằm cảnh báo người dùng Internet về website lừa đảo, chứa mã độc…
Ngô Minh Hiếu cũng là thành viên chủ chốt của chiến dịch Khiên xanh. Đây là chiến dịch có mục tiêu tạo ra một môi trường Internet an toàn cho người Việt và nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề bảo mật trên không gian mạng.
Dù có xuất phát điểm cùng quá khứ khác nhau, thế nhưng những người như Dương Ngọc Thái, Phạm Thanh Sơn hay Ngô Minh Hiếu đều được mọi người yêu quý và tôn vinh bởi những đóng góp của họ đối với cộng đồng.
Con đường đi của những hacker mũ trắng này cũng cho thấy, người trẻ giỏi về an toàn thông tin hoàn toàn không thiếu cách thể hiện mình. Điều quan trọng là họ phải biết nhận thức rõ đúng sai, gạt bỏ những cám dỗ để chọn cho mình một con đường đi đúng đắn.
Trọng Đạt
Việc tấn công website hay một hệ thống nào đó nhiều người coi là một trò đùa nhưng đến khi vào vòng lao lý mới nhận ra mức độ nghiêm trọng thì đã quá muộn.
">Cộng đồng mạng Việt cũng chao đảo bởi các hacker mũ trắng
Nhiều năm qua, Mai Phương Thúy ít hoạt động nghệ thuật. Cô hiếm khi nhận lời phỏng vấn của báo chí hay tham gia talkshow trên truyền hình.
"Từ năm tôi 18 tuổi, tôi xuất hiện trước truyền thông rất nhiều. Nhưng 10 năm trở lại đây tôi, tôi ngại đứng trước máy quay. Mẹ tôi còn nói "con ơi, hay con đừng xuất hiện nữa"", chân dài tâm sự trong chương trình.
Lý giải về lựa chọn rút khỏi làng giải trí, hoa hậu 8X cho biết cô vốn không đam mê showbiz.
"Khi mình còn trẻ, mình tham gia hoạt động thiện nguyện, thi thoảng đóng phim, diễn thời trang. Ở độ tuổi đó, những việc mình làm đôi khi không yêu cầu sự chuyên nghiệp, kiểu như "còn trẻ mà, cứ thử sức đi". Nhưng tôi không đam mê sàn diễn, không đam mê đứng trước máy quay.
Tôi nghĩ năm 25 tuổi, mình phải tập trung làm nghề gì đó thật giỏi, tập trung chuyên môn để cho mình sự tự tin và niềm hạnh phúc. Sàn diễn hay đứng trước máy quay không phải thứ tôi tìm kiếm, đó là lý do tôi dần tách ra", Mai Phương Thúy kể.
Nhớ lại quãng thời gian sôi nổi hoạt động showbiz, hoa hậu 8X cho biết cô trải qua nhiều thăng trầm và rút ra được bài học về "cách sinh tồn".
Với Mai Phương Thúy, điều tốt đẹp nhất khi còn tham gia nghệ thuật là cô trở thành một phiên bản đặc biệt, phiên bản hoàn hảo trước máy quay mà "có lẽ ngoài đời không tốt đẹp đến như vậy".
Cô nói: "Nhìn lại quá trình từng hoạt động nghệ thuật, có lúc tôi thấy vui, có lúc thấy vất vả quá. Cũng có lúc tự hỏi tại sao tất cả chỉ xảy ra với mình, tại sao mình kém may mắn như vậy.
Làm người nổi tiếng rất nhiều áp lực, mình lại là phụ nữ nữa. Mười mấy năm làm hoa hậu, là mười mấy năm học cách sinh tồn, có lúc vấp ngã, gạt nước mắt đứng dậy rồi đi tiếp".
Khi chuyển sang kinh doanh, đầu tư cổ phiếu, người đẹp chấp nhận từ bỏ hào quang giới giải trí để "bắt đầu từ con số 0". Tuy nhiên cô không thấy vất vả vì quan niệm "đã đam mê với công việc nào thì sẽ luôn tìm thấy niềm yêu thích ở đó".
Hiện tại, Mai Phương Thúy dành phần lớn thời gian cho công việc. Mỗi ngày, cô dậy từ 6h và làm việc đến đêm khuya. Cô đọc nhiều sách vở, học hỏi kiến thức mới để tập trung cho việc đầu tư và hoạch định chiến lược. Khi làm việc với đúng đam mê, người đẹp thấy mỗi ngày trôi qua đều vui vẻ.
"Nói một cách hơi sến thì mình phải biết lắng nghe trái tim, biết mình thực sự thích gì, muốn gì, mình không nên tốn thời gian cho những gì mình không thích", hoa hậu nói.
Trò chuyện với Minh Triệu, Mai Phương Thúy cho biết cô tiếp nhận, nuôi dưỡng năng lượng tích cực trong cuộc sống từ công việc, tình yêu, bạn bè và... ẩm thực.
Hoa hậu cũng hé lộ trong tình yêu cô là mẫu người thích chiều chuộng "nửa kia", thường hay nhường nhịn bạn trai. Tuy nhiên, càng trưởng thành, cô càng học được cách cân bằng bởi "điều gì quá cũng không tốt".
"Trong tình cảm, tôi từng có lúc "lụy tình", tôi là kiểu người thích lắng nghe trái tim. Khi nào trái tim đau quá thì tự biết kéo mình quay về.
Bây giờ tôi sống vui vẻ, "mật ngọt" nên không nhớ những chuyện buồn quá khứ. Nhưng cách ứng xử của tôi mỗi lần gặp đau khổ là mình phải đối diện, không nên trốn tránh".
Ở tuổi 36, Mai Phương Thúy không bị áp lực chuyện kết hôn, sinh con. Tuy nhiên, cô cho rằng dù độc thân hay khi đã lập gia đình, mỗi cuộc sống đều có những điểm tuyệt vời khác nhau.
"Đến giờ, cuộc sống độc thân với tôi vẫn rất tốt. Có thể mọi thứ sẽ thay đổi khi tôi quyết định có con, bởi dù sao cũng không thể để quá muộn nên thời điểm kết hôn sẽ là lúc tôi muốn có em bé.
Một người đàn ông lý tưởng với tôi là phải giống bố tôi: Đẹp trai, tính cách thú vị, hết lòng vì gia đình, con cái", hoa hậu bộc bạch.
Mai Phương Thúy cho rằng hiện tại điều quan trọng với cô là nâng cao chất lượng cảm xúc cho bản thân.
Trước đây khi còn tuổi đôi mươi, người đẹp thích mua hàng hiệu, đi nhà hàng sang chảnh, đi du lịch đó đây. Hiện cô thích quay về những giá trị bên trong, ví dụ như có cuộc trò chuyện chất lượng, gặp được người mà cô yêu thích.
Khi Minh Triệu nói cuộc sống hiện tại của Mai Phương Thúy trọn vẹn và viên mãn, cô đáp: "Không, tôi vẫn bị ám ảnh bởi... cân nặng (cười). Tôi đam mê ăn uống nhưng rất dễ lên cân.
Nếu muốn giữ dáng, bạn không chỉ dành 1-2 tiếng mỗi ngày tập luyện mà còn phải chú trọng chế độ ăn uống. Nhưng khi làm việc, tôi rất thích tinh bột, thích đường nên để có thân hình cân đối không hề dễ".
Mai Phương Thúy sinh năm 1988 tại Hà Nội. Cô đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2006, sau đó đại diện Việt Nam tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2006 và vào top 17.
">Mai Phương Thúy hé lộ lý do rời showbiz, nói gì về việc lấy chồng sinh con?
Nhận định, soi kèo Deportivo Xinabajul vs Deportivo Achuapa, 09h00 ngày 31/1: Chủ nhà gặp khắc tinh
3 ngày trước khi qua đời, trên trang cá nhân, ca nương Đặng Tú Thanh viết những lời tâm sự: “Con xin tri ân quý Thầy đã dạy cho chúng con nhiều bài học hay trong khóa tu mùa hè Bồ Đề Tâm chùa Vẽ.
Con cũng xin cảm ơn rất nhiều đến các bà các mẹ cùng các anh chị chúng trưởng, chúng phó đã vất vả chăm lo cho chúng con, để chúng con có một khóa tu học vui khỏe và bổ ích.
Kết thúc một chuyến đi với bao sự nuối tiếc! Tạm biệt khóa tu mùa hè Bồ Đề Tâm 2023”.
Không thể ngờ được, đó là những dòng chia sẻ cuối cùng của cô bé tài hoa với người thân, bạn bè và những khán giả yêu mến Tú Thanh.
Khán giả khi nghe thông tin Tú Thanh qua đời không khỏi bàng hoàng, xót xa. Trên trang cá nhân của em, nhiều người bày tỏ sự tiếc thương cho một tài năng trẻ của bộ môn nghệ thuật truyền thống.
''Đời người sống cho trước mắt không biết một phút giây sau điều gì sẽ xảy đến với mình. Hồi còn nhỏ hơn vẫn ngồi chơi làm trò với tôi cơ mà cô nhóc này. Năm nay lớn rồi, đi khóa tu 7 ngày, biết bao kỷ niệm nhóc để lại thật đẹp cùng chùa, cùng các bạn, đang trong niềm vui này cơ mà sao lỡ bỏ đi nhanh vậy. Yên nghỉ nhé nhóc ơi!'' - bạn Sơn Tuyền viết lời tiếc thương ca nương Tú Thanh.
Tú Thanh sinh năm 2009, từng tạo hiện tượng khi tham gia loạt gameshow như Biệt tài tí hon, Người hùng tí hon, Gương mặt thân quen nhí.Cô bé gây ấn tượng khi tự tin diễn xướng nhiều môn nghệ thuật cổ truyền như ca trù, chèo, xẩm... trước đám đông và các nghệ sĩ ở độ tuổi ngây thơ, non nớt.
Năm 2016, Tú Thanh được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập Nghệ sĩ hát các dòng nhạc dân tộc cổ truyền của Việt Nam nhỏ tuổi nhất.
Lễ tang và lễ viếng của ca nương Tú Thanh được tổ chức tại nhà riêng ở Hải Phòng vào 8h30 ngày 2/7, lễ hoả táng diễn ra tại Đài hoá thân Hoàn Vũ (Ninh Hải, Hải Phòng).
Ca nương Đặng Tú Thanh hát Vu Lan Nhớ Mẹ:
">Tâm sự cuối cùng của ca nương Tú Thanh trước khi tử nạn
Chương trình hướng tới “mục tiêu kép”, đó là: Bảo vệ bí mật đời sống riêng tư và ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng để xâm hại trẻ em, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc trang bị cho trẻ em kiến thức, kỹ năng phù hợp theo từng lứa tuổi (hệ miễn dịch số) để trẻ em tự nhận biết và có khả năng tự bảo vệ mình trên môi trường mạng; Duy trì một môi trường mạng lành mạnh, phát triển hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng Việt cho trẻ em học tập, kết nối, giải trí một cách sáng tạo.
Một trong những mục tiêu cụ thể của Chương trình là 100% các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các cơ sở bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em định kỳ tổ chức chương trình tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ để tham gia môi trường mạng an toàn.
100% trẻ em là nạn nhân bị xâm hại trên môi trường mạng được hỗ trợ, can thiệp khi có yêu cầu từ bản thân trẻ em hoặc từ người thân, cộng đồng xã hội. Phấn đấu 100% tổ chức, cá nhân khi bị tố giác, phát hiện vi phạm quy định pháp luật đối với trẻ em trên môi trường mạng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Cùng với đó, các trang web tên miền quốc gia “.vn”, trang web có địa chỉ IP tại Việt Nam cần tự phân loại nội dung phù hợp với các độ tuổi của trẻ em; nếu có cung cấp dịch vụ, ứng dụng cho trẻ em, tự triển khai các giải pháp để bảo vệ trẻ em và hỗ trợ cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ quản lý việc sử dụng ứng dụng, dịch vụ của con em.
Nhiều sáng kiến, giải pháp đột phá để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Theo Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025”. có tính liên ngành cao. Cụ thể, phía cơ quan quản lý nhà nước, có sự vào cuộc của các Bộ: TT&TT, LĐTB-XH, GD-ĐT, Công an.
Chương trình còn sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và sự tham gia của các doanh nghiệp TT&TT, cơ quan báo chí.
Đặc biệt, để triển khai Chương trình hiệu quả, nhất thiết phải có sự vào cuộc của các bậc cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ.
Chương trình mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành đã đưa ra nhiều sáng kiến, nhiệm vụ, giải pháp đột phá như: Triển khai các giải pháp công nghệ mới (trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn…) để tự động thu thập, phân tích cảnh báo sớm, ngăn chặn/xử lý nội dung vi phạm pháp luật về trẻ em, nội dung không phù hợp đối với trẻ em; Thành lập và tổ chức hoạt động của "Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng" với các nhiệm vụ chính gồm nâng cao nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; tiếp nhận, phân loại, chuyển xử lý kịp thời những phản ánh, vấn đề phát sinh đối với trẻ em trên môi trường mạng.
Xây dựng và triển khai các chương trình, hoạt động hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sáng kiến, cung cấp các giải pháp kỹ thuật an toàn thông tin bảo vệ trẻ em tương tác an toàn trên môi trường mạng; đề xuất cơ chế thí điểm đặt hàng doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ do các doanh nghiệp Việt Nam phát triển để hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo trên môi trường mạng.
Tích hợp các kênh thông báo trực tuyến về các vấn đề liên quan đến trẻ em trên môi trường mạng với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111; hướng tới hình thành một ứng dụng duy nhất trên môi trường mạng để phản ánh, chia sẻ các vấn đề liên quan tới trẻ em.
Xây dựng và lồng ghép vào chương trình giáo dục việc đào tạo “bộ kỹ năng số” cho trẻ em theo độ tuổi gồm một số nội dung, kỹ năng như: kiến thức về mạng Internet, mạng xã hội; kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin tối thiểu; bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng; cách thức nhận biết khi bị lợi dụng, xâm hại trên môi trường mạng và nơi cần thông tin, phản ánh…
Đồng thời, triển khai nhiều giải pháp kỹ thuật tại trường học nhằm giám sát, chặn lọc truy cập các nội dung vi phạm pháp luật, nội dung không phù hợp với học sinh theo từng lứa tuổi.
Vân Anh
Theo Chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng của Bộ TT&TT năm 2021, Cục An toàn thông tin được giao trong quý I/2021 đề xuất lãnh đạo Bộ thành lập Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
">Thủ tướng phê duyệt Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng
Nắm bắt tâm lý mong muốn có việc làm của nạn nhân, chiêu trò lừa đảo vẽ ra rất nhiều kịch bản yêu cầu nạp tiền
Hơn 1 năm nay, chị V.T.T. (ngụ huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) gửi hồ sơ xin việc rất nhiều nơi, nhưng chưa có kết quả. Chị cho biết, ngoài làm nội trợ, chị còn bán hàng online, tình hình ngày càng ế ẩm, chỉ mong tìm được công việc văn phòng, có thu nhập ổn định để trang trải chi phí nuôi con nhỏ.
Sau thời gian ròng rã “rải hồ sơ”, chị T. chán nản, dò tìm các trang tuyển dụng trên mạng, thấy khá nhiều đơn vị tuyển việc làm, thu nhập cao. “Tôi cũng dè chừng, lấy số điện thoại khác, đăng ký thông tin giả để vào hỏi thăm tư vấn. Thấy báo, đài đưa tin lừa đảo trực tuyến, tôi thật cẩn thận, luôn tỉnh táo… Vậy mà vẫn bị lừa mất tiền” - chị thở dài.
Theo lời kể của chị T., qua một trang Facebook chạy quảng cáo, chị thấy Fanpage có tên “Tuyển dụng VNPT”. Sau khi nhận hồ sơ của chị, phía tuyển dụng gọi điện hẹn ngày, giờ có mặt tại TP. Long Xuyên để phỏng vấn. Tuy nhiên, trước tiên phải làm bài kiểm tra kiến thức trực tuyến. Tài khoản của chị T. được đưa vào một nhóm để làm bài, mỗi câu trả lời giới hạn thời gian. Vừa làm bài, một số người trong nhóm hỏi han, chia sẻ có người quen đã đi làm trước, kinh nghiệm làm bài như thế nào...
Hoàn thành xong bài kiểm tra, nơi tuyển dụng yêu cầu chị gửi số tài khoản để chuyển hoa hồng 145.000 đồng. Đề phòng bị chiếm tài khoản, chị chuyển hết số tiền trong thẻ sang tài khoản của chồng rồi mới cung cấp. Sau 2 bài kiểm tra, chị nhận được 395.000 đồng. Đến bài kiểm tra cuối cùng, bên tuyển dụng yêu cầu chị gửi ngược lại số tiền để nhận hoa hồng thêm 50%, “gói” của bài kiểm tra thấp nhất sẽ nhận được 600.000 đồng, cao nhất là 20 triệu đồng.
“Lúc này, tôi đã nghi ngờ 90% là lừa đảo, tôi chọn gói thấp nhất, vì nếu bị lừa thì chỉ mất số tiền nhỏ. Nếu bên kia chuyển tiền hoa hồng và chiêu dụ gói lớn hơn thì tôi sẽ ngưng. Tự nhủ là vậy, sau khi tôi chuyển xong thì bên tuyển dụng không hề gửi hoa hồng, yêu cầu tôi chuyển sang gói khác để lấy lại gói giá trị trước đó. Biết mình sập bẫy, tôi liền thoát tài khoản. Bình tĩnh lại thì thấy chiêu trò của họ là thao túng tâm lý, một mặt yêu cầu làm bài kiểm tra và chuyển tiền để lấy mã, gói ưu đãi. Mặt khác, những người trong nhóm liên tục hỏi han nhau, thời gian làm bài có hạn… vì thế nạn nhân mất tập trung” - chị T. trần tình.
Lần tiếp theo, gặp Fanpage tuyển dụng có tên “Giao hàng tiết kiệm”, chị T. tiếp tục tạo nick mới, vào hỏi thăm. Lần này, “nhà tuyển dụng” hướng dẫn chị làm thủ tục trực tuyến nhanh gọn, nhiệm vụ văn phòng “nhẹ tênh” mà thu nhập rất hấp dẫn. Sau một vòng thì vẫn là chiêu cũ yêu cầu nạp tiền. Từ một người đi tìm việc, chị T. chuyển sang trạng thái tò mò, tiếc số tiền đã bị mất trước đó nên tiếp tục tham gia vào nhóm của trang lừa đảo. Chị nhận ra rằng, những kẻ lừa đảo có rất nhiều chiêu trò, chúng rất cảnh giác khi bị “câu ngược”.
Cùng suy nghĩ với chị T. trong tâm thế muốn lấy lại số tiền, anh N.V.D. (ngụ huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) lại bị thêm 2 lần mắc bẫy. “Nhiều kịch bản được dựng lên không thể nào kể hết. Trong đó, một lần tôi bị lừa do nóng lòng sau khi mất tiền, tin tưởng những người có lòng tốt ngỏ ý giúp mình tìm lại.
Lần tiếp theo là thấy nhiều người chia sẻ cách “nhử” bên lừa đảo để kiếm được một số tiền rồi chọn khóa tài khoản trước. Tuy nhiên, đâu có “dễ ăn” như vậy! Theo tôi, tốt nhất mỗi người cần tỉnh táo, không nên chơi đùa với kẻ lừa gạt. Nhắm vào tâm lý của nạn nhân, chúng có rất nhiều kinh nghiệm để dẫn dắt từ người này đến người khác” - anh D. cho biết.
Hiện nay, không ít người trở thành nạn nhân của lừa đảo qua mạng. Ngoài bài học đánh đổi bằng số tiền bị mất, nhiều người còn đeo mang cảm giác nặng nề khi bị lừa gạt, người thân trách móc. Đáng nói là ở chiêu trò lừa đảo tuyển dụng, những người chọn tìm việc trên mạng có xu hướng thích “việc nhẹ, lương cao” nên rất dễ mắc bẫy. Chưa kể đến trình độ và kỹ năng, có người mong tìm được việc làm giờ giấc cố định, không tăng ca, không yêu cầu làm việc thêm ngoài giờ, thu nhập khá và ổn định.
Có người chỉ mong được ngồi tại nhà làm việc, làm bạn với máy tính mà vẫn kiếm được tiền rủng rỉnh, tranh thủ làm thêm nhiều việc khác. Đa số họ thất nghiệp hoặc công việc không ổn định, làm nội trợ… cho rằng các kênh chính thống đăng tuyển dụng việc làm rất ít hoặc không phù hợp.
Mỗi người tìm việc làm đều mong muốn chính đáng về tính chất công việc, môi trường, thu nhập, sự ổn định… Song rất ít người chịu chấp nhận thực tế là không có công việc nào thu nhập cao, làm việc nhẹ nhàng cả, nhất là trong giai đoạn kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
Điều đó không đồng nghĩa với cách nghĩ "hễ đi làm là chấp nhận lương không đủ sống, làm nhiều mà đồng dư chẳng bao nhiêu"… Mỗi công việc, ngoài mức thu nhập tương ứng, còn là môi trường cho từng cá nhân trau dồi phát triển, đóng góp vì tập thể và xã hội.
Suy cho cùng, hậu quả của những nạn nhân bị lừa đảo tìm việc làm cũng tương tự nạn nhân ở các chiêu trò khác, xuất phát từ lòng tham, yêu cầu cao hơn thực tế, thậm chí không thực tế. Dù nhiều người rất tự tin cảnh giác, nhưng vẫn rơi vào bẫy, bởi bị nắm trúng tâm lý và khả năng dẫn dắt, bày chiêu của kẻ lừa đảo rất tinh vi, khó lường trước.
TheoHoài Anh (Báo An Giang)
">Lừa đảo trực tuyến, biết rồi nhưng….... vẫn sập bẫy
Điểm mặt những nữ sinh 'hot' nhất xứ Huế
Mẫu ông già Noel 'hot' nhất mùa giáng sinh
友情链接