当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Fagiano Okayama vs Yokohama F. Marinos, 10h55 ngày 29/3: Bắt nạt tân binh 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Fatih Vatanspor Nữ vs Galatasaray SK Nữ, 19h00 ngày 27/3: Phá dớp đối đầu
Gần đây nhất, vai đồn trưởng đồn biên phòng trong phim Cuộc chiến không giới tuyến đã giúp Việt Anh nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Bộ phim này cũng đồng thời nhận đề cử Phim truyền hình ấn tượngở VTV Awards 2023.
Danh hiệu NSƯT là sự ghi nhận cho nỗ lực của Việt Anh suốt 2 thập kỷ làm diễn viên với nhiều bộ phim đáng chú ý như:Chạy án, Tình yêu không hẹn trước, Người phán xử, Sống chung với mẹ chồng, Mê cung, Sinh tử, Hồ sơ cá sấu, Hướng dương ngược nắng, Hành trình công lý, Cuộc chiến không giới tuyến...
Thành công trong sự nghiệp nhưng Việt Anh lại gặp trắc trở trong đời sống hôn nhân. Anh chia tay với người vợ đầu và nhiều năm không được gặp con gái. Nam diễn viên cũng chia tay với người vợ thứ 2 và mới đây phải lên tiếng vì bị ngăn cản không được gặp con trai, tranh cãi với vợ cũ về tiền chu cấp cho con...
Khi được hỏi: "Đã trải qua 2 cuộc hôn nhân, liệu anh có nghĩ tới lần thứ 3?" Việt Anh nói: "Trải qua hai lần đổ vỡ, Việt Anh thuộc về những người sống cô độc và có lẽ cũng nên sống một mình để bớt ảnh hưởng đến người khác. Vì thế, câu chuyện của tôi chỉ dừng lại ở con số 2 thôi".
Nam diễn viên bày tỏ, vì đã qua 2 lần đổ vỡ nên anh sợ khi nghĩ đến hôn nhân. "Dừng lại ở con số 2 cũng là tránh chuyện không hay trong tương lai. Tôi cảm thấy quá mệt mỏi và không còn đủ sức chịu đựng thêm một lần nào nữa".
Việt Anh trong 'Cuộc chiến không giới tuyến':
Cùng có tên trong danh sách 102 NSƯT mới được phong tặng lần này là Quách Thu Phương.Nữ diễn viên sinh năm 1977 từng ghi dấu ấn trên màn ảnh qua bộ phimCủa để dànhcủa đạo diễn Đỗ Thanh Hải.
Quách Thu Phương xuất thân là diễn viên sân khấu nhưng được khán giả biết tới nhiều trong lĩnh vực phim truyền hình. Sau một thời gian dài vắng bóng trên màn ảnh, năm 2020 Quách Thu Phương trở lại với vai mẹ của Ngọc (Quỳnh Kool) trong phim Đừng bắt em phải quên.
Sau đó nữ diễn viên tiếp tục diễn xuất ấn tượng với vai Xuân trong Hương vị tình thân. Trong phim Quách Thu Phương vào vai vợ Chủ tịch Khang và là mẹ của Long (Mạnh Trường). Năm 2022, Quách Thu Phương vào vai mẹ Lam (Lương Thu Trang) - vợ ông trùm trong phim Đấu trí và hồi đầu năm tiếp tục góp mặt trong phimĐừng nói khi yêu với Mạnh Trường nhưng lần này cô vào vai mẹ của Tú (Đình Tú).
Phía sau màn ảnh, Quách Thu Phương có cuộc sống kín tiếng. Cô kết hôn sớm khi mới 21 tuổi và ly hôn với người chồng đầu sau thời gian ngắn. Nữ diễn viên sau đó tái hôn nhưng nhiều năm không chia sẻ về người chồng thứ hai.
Quách Thu Phương quyết định dừng nghiệp diễn khi đang ở thời đỉnh cao, dừng đóng phim, rời Nhà hát Tuổi trẻ để chuyên tâm lo cho gia đình, vắng bóng màn ảnh suốt 13 năm. Mãi tới năm 2020, Quách Thu Phương mới trở lại đóng phim và liên tục tham gia các dự án từ điện ảnh tới truyền hình suốt 3 năm qua.
Quách Thu Phương nhận mình là người phụ nữ luôn hướng về gia đình và muốn chăm sóc cho chồng con. Từng là mỹ nhân tài sắc trên màn ảnh thập niên 1990, ở tuổi U50, Quách Thu Phương được nhận xét ngày càng trẻ đẹp nhờ biết chăm sóc bản thân.
Quách Thu Phương trong 'Hương vị tình thân'
Quỳnh An
Hai diễn viên quen mặt trên phim giờ vàng VTV được phong danh hiệu NSƯT
Khoảng thời gian cuối tháng 10, đầu tháng 11 với bà Đỗ Hồng Phấn (SN 1933, Đống Đa, Hà Nội) luôn là khoảng thời gian đặc biệt.
Nó gợi nhớ cho bà những kỷ niệm về quãng đời học sinh, bà tham gia hoạt động kháng chiến và bị bắt nhốt tại nhà tù Hỏa Lò.
![]() |
Bà Đỗ Hồng Phấn thăm lại nhà tù Hỏa Lò vào một buổi sáng cuối tháng 10. |
Bà Phấn bị bắt giam ngày 7/11/1950, cách đây hơn 68 năm. Khi đó, bà đang là học sinh lớp 2B đệ nhị chuyên khoa toán trường Chu Văn An, Hà Nội (lớp 11 trung học phổ thông ngày nay).
Nhớ về khoảng thời gian này, bà Phấn cho biết, Hà Nội khi đó đang bị chiếm đóng bởi thực dân Pháp. Bà là học sinh trường Chu Văn An nhưng được Thành đoàn phân công làm bí thư chi đoàn học sinh kháng chiến trường Trưng Vương. “Vì trường Trưng Vương lúc ấy chỉ có cấp cơ sở, học sinh còn ít tuổi”, bà Phấn nói.
Đầu năm học 1950 - 1951, thấy chiến thắng biên giới đang vang dội, chi đoàn Học sinh Kháng chiến Trưng Vương của bà Phấn hân hoan đưa ra kế hoạch mừng chiến thắng bằng các hoạt động: Treo lá cờ đỏ sao vàng bằng vải, đốt pháo, rải truyền đơn… vào ngày 7/11/1950. Cuộc chào mừng đã thành công trọn vẹn nhưng hàng loạt học sinh Trưng Vương đã bị bắt ngay tại trường.
“Tôi học bên trường Chu Văn An nên không biết. Tan học, tôi đạp xe đến nhà một ủy viên Ban Chấp hành chi đoàn trường Trưng Vương để hỏi tình hình. Chưa chuyện trò được gì nhiều thì mật thám xuất hiện.
Họ khám nhà người bạn này, phát hiện mớ vải đỏ và vàng còn nguyên vết cắt sao vàng năm cánh nên bắt cả hai về sở Mật thám.
Tại sở Mật thám, chúng khám cặp sách của tôi và phát hiện trong cặp tôi có một hộp ảnh chiến thắng biên giới. Chúng tát tôi tối tăm mặt mũi. Sau đó, chúng dồn chúng tôi xuống nhà giam”, bà Phấn nhớ lại.
![]() |
Bà Phấn (đứng thứ 4 hàng trên từ phải qua) chụp cùng Lớp 3B trường Nữ trung học Trưng Vương năm học 1948-1949 (ảnh tư liệu). |
Trong nhà giam của sở Mật thám, bà Phấn cũng như nhiều người bị bắt giam khác phải trải qua những cuộc tra tấn.
“Chúng tra máy điện vào người và đánh tôi búi bụi, bắt tôi phải khai ra cấp trên của mình… Tôi không thể làm việc đó nên sẵn bát cơm, tôi đập vỡ ra, cắt mạch máu tay để kết thúc việc bắt bớ…”, người phụ nữ sinh năm 1933 nhớ lại.
Sau khi phát hiện sự việc, sở Mật thám đưa bà Phấn vào bệnh viện Phủ Doãn. Tại đây, bà Phấn được bố trí nằm phòng riêng, có hai nhân viên canh gác ngày đêm. Mẹ bà Phấn vào cũng chỉ nói được vài câu thăm hỏi.
“Sau đó, trong tình trạng tôi nửa tỉnh nửa mê, một nhân viên đưa cho tôi tờ giấy gì đó, bảo tôi ký thì được thả ngay. Tôi gạt đi.
Rồi một nhân viên khác lại tiếp cận tôi, to nhỏ với tôi mấy tiếng đồng hồ như thể anh ta là cán bộ nằm vùng được cấp trên của tôi giao cho việc liên lạc . Nhưng sau đó, chỉ một câu nói: “Có nhắn gì anh Thủy (cấp trên của tôi) thì tôi sẵn sàng giúp”. Tôi choàng tỉnh ra, nhẹ nhàng cảm ơn”, bà Phấn nhớ về những ngày nằm trong bệnh viện nhưng liên tục phải đối phó với kẻ địch.
Sau đó, bà bị đưa sang nhà tù Hỏa Lò (nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
![]() |
Toàn cảnh nhà tù Hỏa Lò nhìn từ trên cao. (Ảnh tư liệu) |
Tại nhà tù Hỏa Lò, bà Phấn được đưa vào trại phụ nữ. “Tôi nhớ, trại dài hun hút, ở giữa là lối đi, hai bên là hai dãy bệ xi măng đầy tù nhân. Mọi tù nhân phải nằm sát vào nhau mới đủ chỗ. Cuối dãy, chúng để một thùng đựng nước tiểu. Tất cả mọi người trong dãy xi măng đều đi tiểu ở đó nên rất hôi hám”, bà Phấn kể.
Ở trại giam này được một thời gian thì bà Phấn lại bị chuyển vào buồng biệt giam.
“Trong buồng, chúng tra tấn tù nhân bằng cách thắp đèn cả ngày cả đêm. Thứ ánh sáng này khiến đầu tôi ong ong khốn khổ, hai mắt thì nhức nhối mà không thể ngủ được. Tôi phải đậy cả mớ quần áo lên mắt, mãi mới tạm quen.
![]() |
Máy quay điện nhà tù thực dân dùng để tra tấn bà Phấn và các tù nhân nữ khác. |
Thế rồi một hôm, tên chúa ngục người Pháp đi qua buồng giam hỏi tôi: “Có biết tiếng Pháp không”. “Biết”, tôi trả lời.
Hắn lại hỏi: “Có muốn đọc truyện không?". "Có", tôi nói.
Thế là ông ta đưa cho tôi mấy tờ báo và quyển truyện “Cuốn theo chiều gió”. Truyện hay, tôi đọc liền một mạch cả ngày lẫn đêm, cũng là nhờ thứ ánh sáng khủng khiếp kia”, bà Phấn kể tiếp.
Hôm trả sách, chúa ngục hỏi bà Phấn: “Truyện thế nào?”, “Hay”, bà Phấn trả lời, “Hay thế nào?”, gã hỏi tiếp.
“Thứ nhất, nhân vật chính trong truyện là người phụ nữ can trường đầy bản lĩnh, vượt lên mọi cái thường tình để theo đuổi ước mơ của mình. Thứ hai, chế độ nô lệ ở Mỹ đã tan rã, không sao cứu vớt được thì chế độ nô lệ nào rồi cũng thế”, bà Phấn trả lời dõng dạc, ánh mắt đầy tự tin.
Gã chúa ngục lặng bỏ đi. Hôm sau, gã đưa cho bà Phấn 3 quyển truyện khác.“Tôi hí hửng mở ra xem, nào ngờ toàn truyện khiêu dâm. Tôi trả lại ngay”, người phụ nữ sinh năm1933 nhớ về những ngày đã cũ nhưng khiến bà không thể nào quên.
Ngày 21/1/1951, địch thả bà Phấn. 8/1952, Thành đoàn gọi bà ra vùng tự do.
“Lúc đó ở nội thành, phong trào học sinh kháng chiến tuy bị khủng bố hết đợt này đến đợt khác nhưng không hề tan vỡ. Nhiều đoàn viên nối tiếp nhau vào Sở Mật Thám và Hỏa Lò nhưng phong trào vẫn lan rộng khắp các trường, liên tục cho đến ngày 10/10/1954, Thủ đô được hoàn toàn giải phóng”, bà kể lại.
Câu chuyện sau đó được khép lại vì đã quá trưa, tuy nhiên trước khi chia tay, bà nhắc lại câu hỏi mà trong một lần giao lưu với thanh niên Hà Nội bà đã đặt ra khiến nhiều người trong số chúng tôi bối rối.
Bà bảo: "Ngày nay, nước nhà độc lập rồi, động lực vươn lên của các bạn là gì? Là cuộc sống ổn định, là âm nhạc, là du lịch… hay còn điều gì nữa cho đất nước mình?".
Vừa bước chân xuống cầu để nắm tình hình buôn lậu thuốc lá, trinh sát Trịnh Thị Hà và một đồng chí nữa đã bị 4 chiếc xe máy rồ ga lao đến, đẩy xuống sông Vàm Cỏ…
" alt="Cô nữ sinh trong phòng biệt giam của nhà tù Hỏa Lò"/>Phần 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- 0,5 kg thịt ba chỉ, rửa sạch, thái miếng vừa ăn
- 2 thìa cà phê riềng xay
- 3 muỗng cà phê mẻ
- ½ thìa cà phê mắm tôm
- 1/2 thìa cà phê bột nghệ
- 1 thìa cà phê đường
- 3 thìa cà phê dầu ăn
- 2 thìa cà phê hạt nêm
- 2 củ hành khô, bóc bỏ, băm nhỏ
![]() |
Phần 2: Sơ chế
Bước 1: Thịt cho vào bát tô, thêm riềng, bột nghệ, mắm tôm, mẻ, đường, hành khô, dầu ăn, bột nêm.
![]() |
Bước 2: Trộn đều các nguyên liệu rồi ướp thịt khoảng 30 phút.
Bước 3: Xếp sẵn thịt thành lớp mỏng lên vỉ nướng, bên dưới là khay để khi nướng thịt chảy nước xuống.
![]() |
Phần 3: Chế biến
Bật lò nướng trước 10 phút, sau đó cho vỉ thịt nướng (có cả khay bên dưới) vào lò, nướng thịt ở nhiệt độ 200 độ C.
Thịt nướng chín bỏ ra khỏi lò rồi xếp lên đĩa. Thịt nướng riềng mẻ chấm kèm tương ớt sẽ rất ngon.
![]() |
![]() |
Chúc bạn thành công và ngon miệng với cách làm thịt nướng riềng mẻ!
(Theo Khám phá)Tác giả Nguyễn Quang Chánh xuất thân là nhà khoa học nhưng lại có mối quan tâm đặc biệt đối với ngành tình báo. Năm 2020, ông ra mắt Những anh hùng sống mãi trong lòng dân, Kể chuyện Cụm Tình báo H.63 anh hùng. Cuốn sách Sống để kể lại những anh hùng là sự tiếp nối mạch đề tài đó.
Cuốn sách Sống để kể lại những anh hùng gần 400 trang với gần 30 câu chuyện kể về những con người anh hùng trong chống Mỹ cứu nước đã đi vào huyền thoại của Quân đội nhân dân Việt Nam như: Đại tá, nhà văn, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (AHLLVTND) Nguyễn Văn Tàu (tức Tư Cang), AHLLVTND Lê Bá Ước (tức Bảy Ước); Đại tá, phi công Nguyễn Văn Bảy, AHLLVTND, nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không - Không quân; Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn; nhà tình báo Lê Hữu Thúy...
Nói về cơ duyên viết Sống để kể lại những anh hùng, tác giả chia sẻ: “Tôi không phải nhà văn. Trước đây tôi có cộng tác viết báo nhưng không chuyên về công việc này. Tuy vậy, những cuộc gặp tình cờ với những người anh hùng như chú Bảy “phi công”, chú Tư Cang… được nghe câu chuyện của họ quá hay nên dù không phải nhà văn, nhà báo, không có khả năng viết bóng bẩy tôi vẫn mong muốn được viết lại. Viết theo cách nghe sao viết lại như thế, giản dị và chân thành…”.
Tác giả cuốn sách Sống để kể lại những anh hùnggiải thích nhan đề của tác phẩm là “kể lại” mà không phải là “kể về” là vì ông mong những câu chuyện về anh hùng có được sự lan tỏa, sự tiếp nối từ người này qua người khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác, đặc biệt là đến được với trái tim thế hệ trẻ.
Tác giả Nguyễn Quang Chánh cho biết ông chỉ là người ghi lại, mọi thứ phía sau cần để cho chính nhân vật, chính câu chuyện tự bật lên. Theo quan điểm của tác giả, nếu viết bóng bẩy quá thì nội dung câu chuyện và những nhân vật của mình đều không còn thật với những gì mình được nghe, vì thế ông chọn cách viết trung thực, không bình luận nhiều.
Nhà văn Nguyễn Quang Chánh chia sẻ thêm: “Các bài viết, ghi chép về người thực, việc thực của những người anh hùng trong cuộc trường chinh 30 năm đầy gian khổ của dân tộc mà tôi đã từng gặp ngoài đời hoặc từng trực tiếp được nghe người thân, đồng chí, đồng đội của họ kể lại một cách chân thật. Cuốn sách viết về những anh hùng của lực lượng tinh nhuệ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Họ thầm lặng nhưng đóng góp vô cùng to lớn và mỗi bài viết về họ là một câu chuyện hy sinh thầm lặng cho đất nước".
Theo nhà văn Nguyễn Quang Chánh, ngày hòa bình, họ lại lui về phía sau, sống một cuộc đời khiêm nhường của người lính, xứng danh anh bộ đội Cụ Hồ, không bon chen, không kể công, không thu vén cho cá nhân, khiêm tốn kể lại chuyện đánh giặc giữ nước cho con cháu nghe.
Có mặt tại buổi lễ, nhà văn Trầm Hương - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM chia sẻ: “Tôi thật sự rất biết ơn những thế hệ cha ông đã anh dũng để bảo vệ và xây dựng đất nước… Tôi rất trân quý những người chọn viết về những câu chuyện trong chiến tranh bởi đây là một đề tài rất khó vì đòi hỏi tác giả phải tìm tòi, khai thác sâu và phản ánh đúng sự thật. Nhìn thấy Sống để kể lại những anh hùngcủa tác giả Nguyễn Quang Chánh được xuất bản tôi rất mừng vì trong giai đoạn văn hoá đọc đang gặp nhiều khó khăn nhưng những cuốn sách nói về chiến tranh vẫn được nhiều độc giả yêu mến và đón nhận”.
Cuốn sách là những tư liệu chân thực, quý giá về sự hy sinh và lòng dũng cảm của người bộ đội Cụ Hồ trong chiến tranh, với thông điệp giáo dục về truyền thống cách mạng cho lớp trẻ.
Phước Sáng
Cuốn sách tái hiện lại câu chuyện cảm động, hào hùng về người bộ đội Cụ Hồ
Ông Lê Văn Ban, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám xác nhận, chiều 20/11, sau khi được phòng nội vụ và phòng tài chính hướng dẫn làm các thủ tục ký lương rồi chuyển qua kho bạc huyện duyệt chi, khoảng 9h ngày 21/11, tất cả cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường đã nhận được lương tháng 11.
Vụ hiệu trưởng bỏ nhiệm sở nhiều ngày: Huyện vào cuộc xử lý lương cho giáo viên
Còn anh Đạt vẫn rất nhớ tình huống trên cao tốc Ninh Bình hôm 7/2/2019, chỉ chậm phanh một tích tắc là đầu xe của anh sẽ chạm phải đuôi chiếc Toyota Vios chuyển từ làn giữa sang làn trái trong khi hai xe đang ở ngưỡng gần 110 km/h. “Tài xế không quan sát gương chiếu hậu hoặc có thể không phán đoán được khoảng cách với xe phía sau qua tấm gương nên dễ dẫn tới quyết định sai”, thầy Văn Sang nhận định tình huống này.
Hiện nay, theo Nghị định 46/2016, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng đối với các hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước.
Bên cạnh những lỗi “ú òa” như ví dụ trên, nhiều tài xế kể cả “tài già” vẫn có thói quen bám đuôi xe phía trước với khoảng cách không an toàn. Đã có nhiều vụ tai nạn “dồn toa” xảy ra khi một xe dẫn đầu phanh gấp. Ở tốc độ cao thì gần như rất khó để xử lý tình huống bất ngờ này.
![]() |
Chiếc SUV màu trắng chuyển làn trên cao tốc Pháp Vân không quan tâm tới khoảng cách xe phía sau |
Một số lái mới thú nhận rằng họ thấy khó nhất chính là căn được khoảng cách đầu xe bên phải với môi trường xung quanh. Đây cũng là lý do khiến cho rất nhiều hư hỏng, xước sát khi tài xế đỗ xe hoặc đi qua đường hẹp. “Cảm giác căn đo khoảng cách chỉ tốt dần lên theo thời gian cầm vô-lăng. Tốt nhất là tài xế nên tập kỹ năng này ở nơi vắng và có sẵn cọc nhựa trước khi tự tin ra đường”, thầy dạy lái Nguyễn Văn Sang nói.
Thống kê mới nhất từ Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết trong 9 ngày nghỉ Tết Kỷ Hợi, cả nước đã xảy ra 280 vụ tai nạn giao thông, khiến 183 người chết và bị thương 245 người. So với Tết năm ngoái, giảm 78 người chết và ngay cả so với tháng 1 đầu năm 2019, số người chết cũng giảm đáng kể. Có thể hiểu việc các phương tiện vận tải hàng hóa lớn tạm nghỉ cũng góp phần giảm số vụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, vì ý thức kém, hoặc trình độ lái xe "non" của nhiều tài xế đã góp phần không nhỏ trong việc xảy ra va chạm, tai nạn giao thông trên.
Minh Quân
Bạn thấy gì về ý thức lái xe phổ biến trên đường dịp Tết vừa qua? Mọi ý kiến chia sẻ, tin bài xin gửi về email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
"Người đầu tiên làm chủ cuộc đời của bạn, sinh mệnh của bạn chính là bạn chứ không phải là cơn say", nhà văn Trang Hạ nói về thói quen lái xe sau bia rượu.
" alt="Đi ẩu, tài non, ác mộng lái xe dịp Tết"/>