当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Arsenal vs West Ham, 22h00 ngày 22/2: Chiến thắng thuyết phục 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Empoli vs Atalanta, 0h00 ngày 24/2: Không ngoài dự đoán
Mới đây, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đề xuất thêm 9 khu nhà ở xã hội tập trung, với tổng quy mô diện tích đất nghiên cứu quy hoạch gần 669ha. Trước đề xuất này, Hà Nội đã bố trí vốn ngân sách để thực hiện chuẩn bị đầu tư 5 khu nhà ở xã hội tập trung, với tổng quy mô sử dụng đất 248ha tại Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh, Thanh Trì và Thường Tín.
Về tình hình triển khai 5 khu nhà ở xã hội tập trung trên, Sở Xây dựng đã hoàn thành hồ sơ đề xuất chủ trương đối với 4/5 dự án với quy mô 203ha, hơn 0,8 triệu m2, khoảng 12.300 căn hộ.
Cuối tháng 5 vừa qua, tại cuộc họp về triển khai các khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) trên địa bàn Thủ đô, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành, địa phương phải phối hợp chặt chẽ để đẩy nhanh tiến độ và phải cam kết đến ngày 1/10 tới có thể khởi công ít nhất 1 dự án và phải bảo đảm chất lượng lâu dài.
Khu đất được quy hoạch xây dựng nhà ở xã hội tại Hà Nội (Ảnh minh họa: Hà Phong).
Ngoài Hà Nội, thị trường nhà ở xã hội đang đón một loạt dự án mới trong khoảng 3 tháng gần đây. Nguồn cung của phân khúc này tiếp tục được bổ sung ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Tại Hải Phòng, 806 căn nhà ở xã hội thuộc dự án Tổng kho 3 Lạc Viên ở quận Ngô Quyền mới được thông báo đủ điều kiện đưa vào kinh doanh. Dự án có quy mô gồm 10 khối nhà chung cư cao 15 tầng gồm 4.456 căn hộ nhà ở xã hội và 163 căn hộ thương mại cao 7 tầng, cùng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ với các khu dân cư lân cận.
Trong tháng 5 vừa qua, dự án nhà ở xã hội Nhơn Phú 2 tại phường Nhơn Phú, tỉnh Bình Định cũng mở bán đợt 1 với 209 căn hộ. Dự án được xây trên khu đất rộng hơn 3,8ha, gồm 4 tòa nhà độc lập, cao từ 9 - 12 tầng với tổng số căn hộ khoảng 714 căn, quy mô dân số 2.234 người Dự án có giá bán gần 12 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 420 - 816 triệu đồng/căn.
Trước đó, báo cáo thị trường bất động sản quý I năm nay của Bộ Xây dựng cho thấy, lũy kế từ trước đến nay, trên địa bàn cả nước có 804 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 573.992 căn, trong đó có 376 dự án hoàn thành với quy mô 195.676 căn; 127 dự án đã khởi công với quy mô 114.984 căn; 301 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 263.332 căn.
3 tháng đầu năm, theo báo cáo của 42/63 địa phương, có 13 dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành, khởi công xây dựng và được chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 16.008 căn. Trong đó, 5 dự án hoàn thành với quy mô 2.016 căn; 4 dự án đã khởi công xây dựng với quy mô 8.073 căn; 4 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 5.919 căn.
Cũng theo Bộ Xây dựng, qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, giai đoạn từ năm 2021 đến hết quý I năm nay, trên địa bàn cả nước có 503 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 418.200 căn, trong đó: 75 dự án hoàn thành với quy mô 39.884 căn; 127 dự án đã khởi công xây dựng với quy mô 114.984 căn; 301 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 263.332 căn.
Nguồn cung nhà ở xã hội cải thiện từ năm 2025 và "bùng nổ" từ năm 2026
Theo Bộ Xây dựng, Luật Nhà ở 2023 khi có hiệu lực sẽ có nhiều điểm mới khuyến khích phát triển nhà ở xã hội. Đặc biệt là quy định liên quan đến việc dành đất cho quỹ nhà ở xã hội. Cụ thể, bổ sung quy định giao trách nhiệm của UBND cấp tỉnh phải bố trí đủ quỹ đất phát triển nhà ở xã hội…
Dự kiến trong thời gian tới, khi một số quy định trong luật mới chính thức có hiệu lực, sẽ góp phần giải tỏa một số nút thắt, tạo đà cho phân khúc này phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý về việc các quy định mới này có hỗ trợ những dự án đã được phê duyệt và vướng bởi các quy định trước đó hay không.
Ông Nguyễn Thế Điệp - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - nhận định, thời gian tới, phân khúc nhà ở xã hội có thể sẽ bứt phá mạnh về nguồn cung khi các quy định mới cho phép dự án được triển khai thuận lợi hơn, nhanh hơn. Khi nguồn cung nhà ở xã hội lớn, giá nhà có thể "hạ nhiệt".
Ông Điệp cũng cho biết, các luật mới có hiệu lực sẽ phần nào tháo gỡ những nút thắt lâu nay trong quá trình triển khai dự án, từ đó giải phóng nguồn cung, giúp giảm giá nhà, ổn định thị trường. Dự báo, nguồn cung nhà ở xã hội sẽ cải thiện từ năm 2025 và giai đoạn 2026-2027 sẽ "bùng nổ" nguồn cung.
Theo thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) trong báo cáo thị trường mới đây, trong giai đoạn 2021-2025, nhu cầu về nhà ở xã hội khoảng 1,24 triệu căn hộ, và giai đoạn 2026-2030 là 1,16 triệu căn hộ. Tuy nhiên, dù vẫn thiếu nguồn cung trên tổng thể, song, tình trạng "vừa thiếu, vừa ế" ở phân khúc nhà ở xã hội vẫn chưa được khắc phục.
Nhiều chuyên gia bất động sản đánh giá, việc phát triển phân khúc nhà ở xã hội đang ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, tuy nhiên, để giải quyết nguồn cung nhà ở xã hội vẫn cần những chính sách tháo gỡ bất cập trong xử lý quy trình thủ tục, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp tham gia, đẩy nhanh tiến độ dự án, từ đó gia tăng nguồn cung ra thị trường.
" alt="Nguồn cung nhà ở xã hội bùng nổ từ năm 2026?"/>Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Công Quảng - Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thanh Oai (Hà Nội) - cho biết, với phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, hiện chỉ có 13 lô đất nộp đủ tiền. Tất cả lô này đều có mức giá trúng thấp. Lô đất được trúng giá hơn 100 triệu đồng/m2 hiện chưa nộp tiền.
"Theo quy định, hết 120 ngày mới hủy kết quả phiên đấu giá nên huyện vẫn chưa có phương án và thời hạn đấu giá lại", ông Quảng nói.
Phiên đấu giá 68 lô đất vào ngày 10/8 tại Thanh Oai đã thu hút 4.600 hồ sơ nộp tham gia (Ảnh: Dương Tâm).
Trước đó, ngày 10/8, huyện Thanh Oai tổ chức thành công phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao (Thanh Oai, Hà Nội), có diện tích 60-85m2 với giá khởi điểm từ 8,6 triệu đồng/m2 đến 12,5 triệu đồng/m2. Phiên đấu giá đã thu hút được 4.600 hồ sơ nộp tham gia, nhưng chỉ có 4.201 hồ sơ đủ điều kiện.
Phiên đấu giá này đã gây nhiều người choáng váng khi mức giá trúng cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm. Thậm chí giá trúng cao hơn rất nhiều so với giá đất khu vực xung quanh.
Mới đây, huyện Thanh Oai cũng thông báo tạm dừng tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng 57 thửa đất tại khu vực Đầm, thôn Mục Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội đợt 1. Theo đó, các khách hàng đã đăng ký tham gia đấu giá sẽ được hoàn trả lại tiền hồ sơ trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo này.
Thông tin về phiên đấu giá này, ông Quảng cho biết, hiện chưa có thời gian cụ thể tổ chức đấu giá lại. Khi nào có UBND huyện sẽ thông báo chính thức tới người dân.
" alt="Đấu giá 100 triệu/m2 đất Thanh Oai: 13 lô đóng tiền, lô cao nhất chưa nộp"/>Đấu giá 100 triệu/m2 đất Thanh Oai: 13 lô đóng tiền, lô cao nhất chưa nộp
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc tranh luận trực tiếp năm 2020 (Ảnh: Getty).
Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump đã nhất trí tranh luận trực tiếp vào ngày 27/6. Đây sẽ là cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa 2 ứng viên trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm nay.
Một số nhà phân tích tin rằng, sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, có thể là một trong những yếu tố giúp các cử tri còn do dự đưa ra quyết định ủng hộ ứng viên nào.
Cả ông Biden và ông Trump đều đang tích cực chuẩn bị cho cuộc so kè này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tập hợp các trợ lý đáng tin cậy trong tuần này và tuần tới tại Trại David, nơi nghỉ dưỡng của tổng thống trên sườn núi, để chuẩn bị và thảo luận chuyên sâu trong nhiều ngày. Họ nghiền ngẫm các tài liệu tóm tắt, mài giũa các chiến thuật chuẩn bị cho cuộc tranh luận trực tiếp với ứng viên Cộng hòa Donald Trump.
Các trợ lý đã biên soạn các tập tài liệu câu hỏi và câu trả lời về nhiều chủ đề khác nhau để Tổng thống nghiên cứu. Trong cuộc tranh luận 4 năm trước, ông Biden thậm chí được chuẩn bị trước câu trả lời chi tiết cho từng chủ đề.
Cựu Chánh văn phòng của Tổng thống Biden, Ron Klain, được cho là đóng vai trò dẫn dắt đội ngũ hỗ trợ Tổng thống chuẩn bị tranh luận.
Trong khi đó, ông Trump chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của một số ứng viên hàng đầu liên danh tranh cử phó tổng thống, cũng như các thượng nghị sĩ, chuyên gia chính sách và các đồng minh bên ngoài.
Những tuần gần đây, ông Trump đã tham gia khoảng chục cuộc họp riêng kiểu này. Chủ đề của các cuộc họp bao gồm từ việc làm sắc nét thông điệp của ông về nền kinh tế, biên giới và tội phạm, đến quan điểm của ông về phá thai, các cuộc chiến tranh ở Trung Đông và Ukraine cũng như cách đối phó với những rắc rối pháp lý.
Ở một khía cạnh nào đó, các trợ lý của ông Biden và ông Trump mô tả các mục tiêu tương tự khi hướng tới cuộc tranh luận như: tìm cách khắc họa đối thủ không phù hợp với vị trí lãnh đạo đất nước.
Cả 2 đội ngũ đã dành những tuần qua để điều chỉnh thông điệp của mình về nhiều vấn đề, từ kinh tế, đối ngoại cho đến khả năng tranh cử của đối thủ.
Cả 2 ứng viên cũng ít nhiều đều bị phân tâm bởi những yếu tố khác nhau, với ông Trump là các phiên tòa hình sự, với ông Biden là các chuyến công du nước ngoài kéo dài và rắc rối pháp lý của con trai Hunter.
Tuy nhiên, những điểm tương đồng hầu hết chỉ dừng lại ở đó. Cách mỗi người chuẩn bị cho cuộc tranh luận cuối cùng là một mô hình thu nhỏ về sự khác biệt của họ với tư cách là ứng cử viên và họ sẽ bước vào cuộc tranh luận với những mục tiêu khác nhau.
Ông Trump đang nhằm mục đích đảm bảo với cử tri rằng ông có thể là một nhà lãnh đạo vững vàng và hiệu quả hơn người kế nhiệm, bất chấp các vấn đề pháp lý xoay quanh ông và cách tiếp cận chính trị gây chia rẽ sâu sắc.
Một số công việc chuẩn bị cho cuộc tranh luận của ông ít tập trung vào chính sách mà tập trung vào hùng biện. Trước kia, ông Trump đã phải vật lộn với các cuộc tranh luận về chính sách, thay vào đó ông thích nói vòng vo và khái quát, đặc biệt khi không có máy nhắc chữ.
Theo Reuters" alt="Ông Biden và ông Trump "lên dây cót" cho cuộc tranh luận đầu tiên"/>Ông Biden và ông Trump "lên dây cót" cho cuộc tranh luận đầu tiên
Nhận định, soi kèo Arema FC vs PSIS Semarang, 15h30 ngày 24/2: Điểm tựa sân nhà
Xuất hiện "cò đấu giá đất"
Bộ Xây dựng vừa có Báo cáo số 5333 gửi Văn phòng Chính phủ về phân tích cơ cấu giá thành, giá bán và nguyên nhân tăng giá bất động sản, đề xuất giải pháp.
Bên cạnh những lợi ích đạt được, theo Bộ này, việc đấu giá quyền sử dụng đất thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế, tiêu cực. Trong quá trình tổ chức đấu giá đất tại một số nơi còn có hiện tượng "cò đấu giá", thông đồng... ảnh hưởng đến người tham gia đấu giá.
"Hiện tượng bỏ giá rất cao một số lô đất, rồi bỏ cọc, tạo mặt bằng giá ảo để thao túng thị trường, mua đi, bán lại nhiều lô đất trúng đấu giá nhằm thu lợi bất chính diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi và thậm chí mang tính tổ chức", Bộ Xây dựng nhận định.
Bộ này cũng chỉ ra một số cuộc đấu giá tại Hà Nội có kết quả rất cao, như đấu giá đất tại huyện Hoài Đức với mức trúng đấu giá cao gấp 18 lần so với khởi điểm.
Phiên đấu giá 68 lô đất tại Thanh Oai, TP Hà Nội (Ảnh: Dương Tâm).
Theo Bộ Xây dựng, có 3 nguyên nhân chính tác động đến kết quả đấu giá đất thời gian qua.
Thứ nhất là mức giá khởi điểm thấp thu hút nhiều người tham gia. Thứ hai là số tiền đặt cọc thấp. Thứ ba là trong các cuộc đấu giá có nhiều hội nhóm đầu tư chuyên tham gia đấu giá rồi bán ngay để kiếm lời. Bên ngoài khu vực đấu giá, đông môi giới chờ kết quả, sẵn sàng chào mua, bán đất đấu giá với giá chênh 200-500 triệu đồng/lô.
Thị trường bị tác động tiêu cực khi giá trúng cao gấp nhiều lần giá khởi điểm
Kết quả trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm sẽ có tác động tiêu cực đến mặt bằng giá đất, nhà ở, đến thị trường (cung, cầu) nhà ở, bất động sản. Theo đó, mức giá này sẽ được lấy làm thông tin tham chiếu, xác định giá đất rồi tạo ra một mặt bằng giá mới thậm chí cao hơn nhiều cho khu vực lân cận điểm đấu giá.
Điều này có lợi cho các dự án đã được giao đất và đã nộp tiền sử dụng đất, nhưng lại gây bất lợi cho các dự án đã được chấp thuận nhưng chưa nộp tiền sử dụng đất.
Lý do là một trong các phương pháp để xác định giá đất là phương pháp so sánh trực tiếp thông qua việc phân tích mức giá của các thửa đất trống tương tự về mục đích sử dụng đất, vị trí, khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng, diện tích, hình thể, tính pháp lý về quyền sử dụng đất đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất để so sánh, xác định giá của thửa đất cần định giá.
Ngoài ra, Bộ này cũng đánh giá việc trúng đấu giá đất với mức giá cao hơn nhiều lần so với khởi điểm còn ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư, kéo theo sự tăng giá của các sản phẩm nhà ở, bất động sản đã hoặc đang chào bán lân cận địa điểm đấu giá.
Phiên đấu giá 19 lô đất tại Hoài Đức, TP Hà Nội (Ảnh: Dương Tâm).
Thực tế, giá trúng đấu giá đất thường là giá cơ sở để các tổ chức, cá nhân tham chiếu và xác định giá mua, bán, chuyển nhượng khi giao dịch bất động sản.
"Giá đất tăng sẽ làm tăng chi phí đầu vào và kéo theo tăng giá nhà ở, bất động sản. Các doanh nghiệp khó có cơ hội đầu tư dự án bình dân, giá thấp mà bắt buộc phải đầu tư bất động sản cao cấp, siêu sang phục vụ cho các đối tượng thu nhập rất cao trong xã hội mới có thể thu hồi vốn và kinh doanh có hiệu quả. Từ đó, gây thêm khó khăn cho người dân, đặc biệt là các đối tượng có thu nhập thấp, thu nhập trung bình trong việc tạo lập nhà ở", Bộ Xây dựng phân tích.
Không chỉ đối với người dân, mặt bằng giá đất tăng quá cao sẽ khiến doanh nghiệp, chủ đầu tư không thể có phương án đầu tư, kinh doanh có hiệu quả dẫn đến không thu hút được đầu tư xây dựng trên địa bàn và làm suy giảm, hạn chế nguồn cung trong tương lai.
Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội cũng bị ảnh hưởng khi kết quả trúng đấu giá đất cao bất thường. Điều này có thể dễ kích động người dân bị thu hồi đất đã nhận hoặc chưa nhận tiền bồi thường khiếu nại đòi mức cao hơn phương án đã được phê duyệt, gây mất ổn định xã hội.
Bộ Xây dựng đề xuất nghiên cứu, hoàn thiện các quy định liên quan đến đấu giá đất đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn, theo hướng tăng tiền đặt cọc, xác định giá đất khởi điểm đem đấu sát tình hình thực tế khu vực, rút ngắn thời gian nộp tiền trúng đấu giá, hạn chế người tham gia đấu giá với mục đích đầu cơ...
" alt="Bộ Xây dựng: Xuất hiện "cò đấu giá đất", tạo giá ảo để thao túng thị trường"/>Bộ Xây dựng: Xuất hiện "cò đấu giá đất", tạo giá ảo để thao túng thị trường
Bất đắc dĩ phải tìm tới nhà không sổ hồng
Theo dõi thị trường bất động sản lâu nay, vợ chồng anh Nguyễn Văn Tú (quê Bắc Giang) nhận thấy giá nhà tại Hà Nội ngày càng tăng mạnh, gần như tháng sau tăng cao hơn nhiều so với tháng trước đó. Dự tính sẽ mua nhà vào năm 2025 nhưng vì lo sợ xu hướng tăng giá tiếp tục diễn ra, vợ chồng anh quyết định mua nhà sớm hơn dự kiến.
Đáng nói là sau khoảng 3 tháng tìm kiếm chung cư trên thị trường thứ cấp, anh Tú gần như rơi vào bế tắc vì không có căn nào phù hợp với mức tài chính 1,6 tỷ đồng của gia đình.
Anh cho biết, dù đã xác định giá chung cư sẽ cao nhưng không nghĩ cao đến vậy. Một căn chung cư đã sử dụng 10 năm ở quận Nam Từ Liêm có diện tích khoảng 60m2 được chào bán với giá hơn 3,2 tỷ đồng, tương đương hơn 53 triệu đồng/m2. Mức giá này vượt xa khả năng tài chính của vợ chồng anh Tú.
Trước tình cảnh chung cư tăng chóng mặt, vợ chồng anh quyết định chuyển sang tìm chung cư không sổ hồng. Giữa tháng 8, gia đình anh đã chốt mua một căn chung cư 67m2 có 2 phòng ngủ với giá 2,2 tỷ đồng, tương đương 33 triệu đồng/m2 tại HH Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội). Số tiền còn thiếu, vợ chồng anh vay người thân và trả dần.
Theo anh, dù biết mua chung cư không sổ hồng chỉ có thể giao dịch bằng hợp đồng mua bán sẽ có rủi ro về pháp lý nhưng vì dự án có mức giá mềm nhất hiện tại nên chấp nhận. Trước mắt sẽ có chỗ ở tại Hà Nội không phải đi thuê nhà.
Tương tự, anh Phạm Công (quê Nam Định) cho biết, gia đình anh đã hoàn tất mua lại một căn nhà 3 tầng không sổ hồng nằm trong ngõ có diện tích sàn 25m2 tại Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) với mức giá 1,6 tỷ.
Với mức kinh tế hạn hẹp, một số người lựa chọn mua nhà không sổ, bất chấp rủi ro về pháp lý (Ảnh: Hà Phong).
Anh nói, đã bươn chải tại Hà Nội hơn 10 năm nhưng càng đợi đủ tiền giá nhà càng tăng. Với số tiền ít ỏi gia đình bất đắc dĩ phải tìm tới nhà không sổ hồng dù biết sẽ có rủi ro về pháp lý. Chỉ như vậy gia đình anh mỗi tháng sẽ bớt chi phí 10 triệu thuê nhà mà có chỗ ở tại Hà Nội.
Giá chung cư Hà Nội tăng nhanh
Bộ xây dựng cho biết, giá bán chung cư tăng không chỉ ở những dự án mới mở bán mà còn ở nhiều căn hộ cũ, đã được qua sử dụng nhiều năm. Trong quý II năm nay, giá căn hộ chung cư tăng trung bình 5-6,5% so với quý trước đó và tăng 25% so với cùng kỳ.
Tại Hà Nội, giá rao bán một số dự án căn hộ chung cư trên thị trường tăng cao, cụ thể như tại các khu đô thị Royal City tăng 33%; The Pride 33%, Mỹ Đình Sông Đà - Sudico tăng 32%; Vinhomes West Point tăng 28%. Một số khu đô thị đã cũ như khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, giá chung cư cũng tăng 25%; khu chung cư tái định cư tại Nam Trung Yên có mức tăng 20%.
Dữ liệu của hãng nghiên cứu CBRE cũng cho thấy trong quý II, giá bán chung cư tại Hà Nội bình quân đã xấp xỉ 60 triệu đồng/m2 (chưa gồm VAT, phí bảo trì). Mức này đã tăng 6,5% theo năm và gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), nguyên nhân khiến giá chung cư cũ và mới tại Hà Nội đều tăng cao là nguồn cung ngày càng đi xuống, đặc biệt ở phân khúc giá rẻ và bình dân. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở của người dân ngày càng đi lên. Đồng thời, chi phí đầu vào như vật liệu xây dựng, vốn, nhân công... ngày càng cao khiến giá nhà khó giảm trong ngắn hạn.
Ông nói, trong bối cảnh nguồn cung ách tắc, cá nhân, doanh nghiệp có hàng sẽ có lợi thế trong việc đưa giá. Việc người bán đẩy giá khi chung cư hay bất kỳ hàng hóa nào khan hiếm trên thị trường là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, thực tế việc mua chung cư chưa có sổ đỏ/sổ hồng có thể sẽ gây ra nhiều rủi ro cho người mua. Do đó, trước khi xuống tiền người mua nhà cần cân nhắc kỹ tới yếu tố pháp lý.
" alt="Chấp nhận mua nhà "không sổ" vì tài chính hạn hẹp, giá nhà thì tăng cao"/>Chấp nhận mua nhà "không sổ" vì tài chính hạn hẹp, giá nhà thì tăng cao
Nga khai hỏa vũ khí về phía lực lượng Ukraine (Ảnh: Sputnik).
Trong báo cáo về tình hình chiến sự ở tỉnh Kursk hôm 26/11, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận chiến dịch "xóa sổ" lực lượng Ukraine tại biên giới Nga vẫn tiếp diễn.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết các đơn vị của Nhóm tác chiến phía Bắc đã đánh bại lực lượng Ukraine gần các khu định cư Alexandria, Viktorovka, Kruglenkoye, Lebedevka, Leonidovka, Nikolayevo-Daryino, Nikolsky, Novaya Soroshina, Novoivanovka, Plyokhovo và Sverdlikovo.
Các cuộc không kích của máy bay chiến đấu và lực lượng pháo binh Nga đã tấn công vào các vị trí của binh lính và thiết bị Ukraine ở Kursk và Sumy. Vùng Sumy của Ukraine được cho là nơi Kiev đã triển khai lực lượng để tiến quân sang lãnh thổ Nga.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Quốc phòng Nga, kể từ khi bắt đầu giao tranh ở Kursk, Kiev đã mất tổng cộng hơn 35.760 quân, 221 xe tăng, 156 xe chiến đấu bộ binh, 121 xe bọc thép chở quân, 1.197 xe chiến đấu bọc thép, 1.035 phương tiện cơ giới, 304 pháo, 40 hệ thống pháo phóng loạt, bao gồm 11 hệ thống HIMARS do Mỹ sản xuất và 6 hệ thống MLRS, cùng nhiều thiết bị quân sự khác.
Mặt trận Kursk ở Nga tiếp tục là điểm nóng giao tranh trong những ngày gần đây.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, lực lượng vũ trang Ukraine đã thực hiện 2 cuộc tấn công bằng 13 tên lửa tầm xa do phương Tây sản xuất vào các địa điểm ở Kursk trong 3 ngày qua.
Bộ Quốc phòng Nga công bố hình ảnh mảnh vỡ tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất được lực lượng vũ trang Ukraine bắn vào sân bay Kursk-Vostochny (Khalino) ở vùng Kursk hôm 25/11 (Ảnh: Reuters).
Theo Bộ Quốc phòng Nga, các tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất đã được phóng vào ngày 23/11, nhắm vào các vị trí của một tiểu đoàn phòng không S-400 ở Kursk. Vào ngày 25/11, quân đội Ukraine tiếp tục sử dụng tên lửa ATACMS để tấn công một sân bay ở Kursk.
Trong cuộc tấn công đầu tiên, hệ thống tên lửa phòng không Pantsir bảo vệ cho tiểu đoàn ở Kursk đã phá hủy 3 tên lửa ATACMS, trong khi 2 tên lửa đã đến được mục tiêu. Vụ tấn công khiến một trạm radar bị hư hại và một số quân nhân bị thương.
Trong đòn giáng thứ 2 hôm 25/11, Ukraine đã bắn 8 tên lửa ATACMS vào sân bay Kursk-Vostochny. 7 tên lửa đã bị hệ thống S-400 và Pantsir đánh chặn, trong khi một tên lửa bắn trúng mục tiêu.
Trong cuộc tấn công thứ hai của Ukraine, 2 quân nhân bị thương nhẹ do trúng mảnh tên lửa. Cơ sở hạ tầng của Nga cũng bị hư hại nhẹ.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã kiểm soát được tình hình và đang chuẩn bị hành động trả đũa.
Trước đó, vào ngày 19/11, Ukraine lần đầu tiên phóng tên lửa ATACMS vào lãnh thổ Nga, sau khi được Mỹ "bật đèn xanh". Bộ Quốc phòng Nga cho biết Ukraine đã tấn công một cơ sở ở vùng Bryansk bằng 6 tên lửa đạn đạo ATACMS. Kho vũ khí 67 của Cục Tên lửa và Pháo binh Nga, gần thị trấn Karachev, đã bị nhắm mục tiêu.
Cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký phê duyệt học thuyết hạt nhân sửa đổi, hạ ngưỡng triển khai vũ khí hạt nhân của Nga. Động thái này của Nga được cho là nhằm cảnh báo Ukraine và phương Tây về khả năng răn đe hạt nhân của Moscow trong bối cảnh lãnh thổ Nga bị tấn công.
Vào ngày 21/11, Nga đã phóng Oreshnik, một tên lửa siêu vượt âm tầm trung mới, vào thành phố Dnipro của Ukraine. Nga tuyên bố đây là tên lửa không thể đánh chặn và được xem là đòn đáp trả của Nga trước việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa.
Theo Tass" alt="Ukraine dội 13 tên lửa vào Kursk, Nga tung đòn đánh bại quân Kiev"/>Ukraine dội 13 tên lửa vào Kursk, Nga tung đòn đánh bại quân Kiev