Nhận định, soi kèo Bologna vs Como, 2h45 ngày 2/2: Ưu thế sân nhà
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Reims vs Nantes, 23h15 ngày 2/2: Gặp khó trước vua hòa -
Giả mạo trung tâm chăm sóc sức khỏe để lừa đảo chiếm đoạt tài sảnTheo các chuyên gia, những hình thức lừa đảo trực tuyến xuất hiện trên thế giới sẽ sớm được các nhóm lừa đảo trong nước sử dụng để lừa người dùng trong nước. Ảnh minh họa: NCSC Sau khi nhấn vào đường link, nạn nhân được chuyển hướng tới website giả mạo có giao diện, logo tương tự cổng thông tin chính thống. Tại đây, nạn nhân được yêu cầu điền thông tin cá nhân, sau đó nhận được danh mục các khoản phí cần đóng đính kèm mã QR để thanh toán.
Ngoài việc chiếm đoạt các khoản phí được nạn nhân chuyển, đối tượng còn dùng thông tin của nạn nhân để giả mạo danh tính, đăng ký dùng những dịch vụ khác của trung tâm chăm sóc sức khỏe với mục đích chiếm đoạt tiếp phí bồi thường, trợ cấp...
Lưu ý người dùng trong nước cũng cần cảnh giác trước chiêu thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản kể trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần xác minh kỹ địa chỉ email, số điện thoại nhận được; không truy cập vào các đường link lạ; không cung cấp thông tin cá nhân cũng như không làm theo hướng dẫn của các đối tượng.
Khởi động chiến dịch trang bị 5 nhóm kỹ năng chống lừa đảo cho toàn dân Việt NamChiến dịch ‘Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng’ được triển khai trên diện rộng từ ngày 10/10 đến 20/11, tập trung trang bị cho người dân 5 nhóm kỹ năng chính."> -
Hủy kết quả của học viên 'không đủ điều kiện thi vẫn đỗ tốt nghiệp THPT'Trước đó, như VietNamNet đã thông tin, năm học 2022-2023, H.C.G - học viên lớp 12 của Trung tâm GDNN-GDTX quận Bình Tân, không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 nhưng vẫn đi thi và có kết quả đỗ tốt nghiệp.
Ở học kỳ I, học viên này có học lực trung bình, hạnh kiểm tốt; học kỳ II có học lực trung bình và hạnh kiểm khá. Đánh giá cả năm, học viên G. có học lực trung bình, hạnh kiểm khá.
Tuy nhiên, H.C.G đã nghỉ không phép 38 ngày ở học kỳ I và 29 ngày ở học kỳ II. Tổng cộng cả năm học, H.C.G nghỉ tới 67 ngày không phép.
Theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT tại Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT (ban hành kèm theo Quyết định 23/VBHN-BGDĐT ngày 23/8/2014), tại Điều 17 quy định rõ "Những học viên thuộc một trong những trường hợp sau đây không được lên lớp:
1. Nghỉ học quá 45 buổi học trong một năm học (kể cả trường hợp nghỉ có phép và không phép).
2. Học lực cả năm xếp loại kém.
3. Học lực và hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu.
4. Xếp loại học lực cả năm yếu sau khi đã kiểm tra lại nhưng không đạt loại trung bình.
5. Không đạt hạnh kiểm loại trung bình sau khi được rèn luyện thêm trong dịp hè.
6. Bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên đối với những học viên không thuộc đối tượng xếp loại hạnh kiểm".Như vậy, theo quy định này, học viên H.C.G không đủ điều kiện để tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tại học bạ, ở phần đánh giá học viên được lên lớp thẳng hay ở lại lớp, trung tâm cũng đã đóng mộc dòng chữ: Không được thi tốt nghiệp. Học bạ được bà Nguyễn Thị Minh Loan - Phó Giám đốc (phụ trách chuyên môn) của Trung tâm GDNN-GDTX quận Bình Tân, ký tên, đóng dấu vào ngày 19/5/2023.
Dù vậy, được biết trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 vừa qua, học viên H.C.G vẫn được cung cấp Giấy báo dự thi; vẫn đi thi và có kết quả thi bài thi: Ngữ văn 4,4 điểm; Toán 6,5 điểm, Lịch sử 6,75 điểm và Địa lý 5,75 điểm. Với kết quả này, H.C.G được xét đỗ tốt nghiệp.
Sự việc chỉ được phát hiện khi vào ngày 24/7, Trung tâm GDNN-GDTX quận Bình Tân phát giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.
TP.HCM: Thông tin mới nhất về vụ 'không đủ điều kiện thi vẫn đỗ tốt nghiệp THPT'Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết căn cứ vào các quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT về điều kiện dự thi tốt nghiệp, từ đó có hướng giải quyết phù hợp. Nếu học viên không đủ điều kiện dự thi, sẽ không được công nhận kết quả thi."> -
Vợ đòi thêm tên vào sổ đỏ, chồng đi nước cờ khó lường làm sụp đổ hôn nhânẢnh minh họa: Sohu.
Chồng của Lệ - Mạnh - kém cô ba tuổi. Hai người gặp nhau trong một buổi hẹn hò qua mai mối và đã dành thời gian tìm hiểu. Lệ từng qua vài mối quan hệ nhưng vì nhiều lý do mà chẳng đi đến đâu. Độc thân suốt bao năm, cuối cùng cô nghe lời bố mẹ bắt đầu đi hẹn hò qua mai mối.
Khi đó dù đã 29 tuổi nhưng yêu cầu của Lệ không hề thấp, tất cả đều liên quan đến vật chất. Tiền dẫn cưới 300 triệu đồng, chú rể phải có nhà và ô tô. Căn nhà phải có tên cô trong giấy tờ. Nếu ngôi nhà mua trước khi kết hôn thì phải thêm tên cô vào, mua sau hôn nhân thì đương nhiên vợ chồng cùng đứng tên. Cô còn yêu cầu lương tháng của bên kia phải không dưới 30 triệu đồng, vì bản thân cô đã có lương 17 triệu.
Buổi hẹn hò lúc đầu không mấy suôn sẻ vì Lệ hơn tuổi Mạnh, cả hai chỉ đơn giản để lại thông tin liên lạc và không liên lạc quá nhiều. Nhưng tình cờ vì có chung sở thích chơi game nên họ tiếp xúc nhiều hơn, lâu dần thành một cặp và bắt đầu yêu nhau.
Khi cưới, Lệ giảm tiền dẫn cưới xuống còn 200 triệu vì gia đình Mạnh kêu 300 triệu nhiều quá. Nhưng cô nhất quyết đòi đứng chung tên sở hữu nhà. Cả hai đính hôn và mua nhà. Cứ nghĩ mọi chuyện sẽ diễn ra theo những gì mình mong đợi, nhưng nhìn thấy cách cư xử của Mạnh sau khi kết hôn, Lệ bắt đầu cảm thấy bất lực.
Mạnh không đưa tiền lương cho vợ hàng tháng, cũng không hỏi lương của vợ, nhưng mỗi tháng khi trả tiền thế chấp nhà, anh đều yêu cầu Lệ chi một nửa. Điều này làm cho Lệ cảm thấy khó hiểu. Cô hỏi tại sao, Mạnh nói:
"Căn nhà đứng tên hai người, phải cùng nhau trả nợ. Mẹ anh nói căn nhà vốn của nhà anh mua, nhưng em đòi thêm tên vào, thì phải chia ra mỗi bên trả một nửa. Anh sẽ trả phần còn lại của chi phí sinh hoạt, còn em phụ trách việc ăn uống".
Lệ rất buồn khi nghe điều đó. Cô nói thẳng: "Anh đã bao giờ thấy ai lấy chồng mà sống thế này chưa? Chúng ta là vợ chồng, có cần phải phân chia rạch ròi như vậy không?".
Nhưng Mạnh nói:
"Anh còn chưa thấy ai đòi "lễ đen" đám cưới 200 triệu, trong khi anh còn mang ít đồ đạc, đồ dùng gia đình sang đây. Gia đình anh đã trả tiền mua nhà và nhà có tên em. Em kết hôn không có gì cả, mẹ anh nói, em nhiều tuổi hơn anh, nếu anh nghe em thì sau này thành cái gì trong nhà này?".
Lệ đành bất lực chấp nhận cách sống sòng phẳng của chồng. Sau một năm, nghĩ tình cảm vợ chồng đã gắn bó hơn, cô hỏi vay chồng 50 triệu, bịa ra lý do rằng cần dùng việc trong gia đình, tháng sau sẽ trả lại. Mạnh đồng ý, nhưng sau một tháng, Lệ không trả. Cô bảo chồng: "Em thực sự không có tiền. Sao anh không cho em luôn, nếu không em sẽ tiết kiệm trong mấy năm trả dần".
Mạnh không hài lòng và nói: "Hiện tại mỗi tháng em chỉ kiếm được 17 triệu chưa trừ tiền trả mua nhà, rồi em còn chi tiêu việc em, ước tính còn lâu em mới trả tiền anh được. Quên trả dần đi, đợi đến khi tiết kiệm đủ thì trả".
"Nếu em không trả anh sẽ làm gì? Sau một năm là vợ chồng, anh lo cho nhà anh, em lo cho nhà em, không phải là quá kỳ lạ sao? Như vậy là vợ chồng à?", Lệ hỏi.
Mạnh nói: "Sống thế không tốt à? Chúng ta không can thiệp vào kinh tế của nhau".
Sau khi nghe xong, Lệ không nói nữa, nhưng trong lòng rất thất vọng. Sau khi suy nghĩ cả đêm, hôm sau cô thu dọn đồ đạc và nói:
"Anh có thể trả món nợ mà tôi phải trả, căn nhà thuộc về anh, còn tôi sẽ không sống ở đây nữa. Chúng ta chờ ly hôn".
Mạnh choáng váng: "Tại sao lại ly hôn? Anh mới kết hôn được một năm. Có chuyện gì vậy? Em không hài lòng với việc phải trả lại tiền cho anh? Em còn đang mang thai. Giờ ly hôn thì sao? Còn con thì sao?".
Nhưng Lệ bảo:
"Năm ngoái tôi còn lưỡng lự chuyện ly hôn nên quyết định cho qua. Dù gì thì tôi cũng mới kết hôn, nhưng giờ tôi chịu đủ rồi cách sống của gia đình anh. Sòng phẳng phát sợ, đi ăn gia đình về cũng phải tất toán. Đây không phải là cuộc sống mà tôi mong muốn.
Tôi đã nghĩ rằng chúng ta sẽ giống như một gia đình khi thời gian trôi đi. Nhưng một năm đi qua, bây giờ vẫn thế. Quên đi, ly hôn sớm đi. Trả lại tôi khoản cầm cố năm qua tôi đã trả, không thì thôi, để bù lại tiền tôi vay anh. Còn con ư? Anh nghĩ tôi sẽ không ly hôn vì con sao, nực cười!".
Vì đã có con chung nên Mạnh cũng hết lần này đến lần khác níu giữ nhưng Lệ không chấp nhận. Gia đình chồng cũng đến tìm Lệ với mong muốn hai người tái hôn nhưng Lệ không đồng ý. Cô chọn cách im lặng.
"Nếu tôi tái hôn mà vẫn sống như vậy thì tái hôn làm gì, tôi sống một mình cũng được. Tôi không thể chung sống với một người đàn ông chỉ biết nghe lời mẹ", Lệ nói, trong lòng vẫn bức xúc.
Theo Dân trí
Vợ chồng U70 trao nhau chiếc nhẫn đầu tiên sau 45 năm chung sốngKhoảnh khắc đôi vợ chồng U70 trao nhẫn và nói những lời yêu thương với bạn đời khiến những người có mặt rơi nước mắt vì xúc động.">