当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Al 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Athletic Bilbao vs Real Valladolid, 20h00 ngày 23/2: Cái rổ đựng bóng
Theo thông tin từ Ban tổ chức, có tổng cộng 14 thương hiệu ô tô tham gia gian hàng tại Triển lãm gồm: Audi, Brabus, Honda, Jeep, Lexus, Mercedes-Benz, Mitsubishi Motor, Morgan, MG, RAM, Subaru, Toyota, Volkswagen, Volvo. Trong đó, Brabus (hãng chuyên về xe độ), Jeep, Morgan và RAM là các thương hiệu lần đầu tiên góp mặt tại Vietnam Motor Show (VMS).
Bên cạnh các hãng xe ô tô nổi tiếng, VMS 2022 lần đầu tiên có sự góp mặt của những phương tiện vận chuyển khác với những thương hiệu nổi bật trong ngành: Honda Motor với dòng xe phân khối lớn, LuxYatch - Du thuyền hạng sang tại Việt Nam, Dat Bike - Xe máy điện Việt Nam, Dcar Limousine.
Đối với ngành công nghiệp hỗ trợ, VMS 2022 sẽ quy tụ các thương hiệu uy tín với những sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực, mang đến sự đa dạng cho triển lãm, tiêu biểu như: Phụ tùng, phụ kiện ô tô Auto Parts Center, KATA; phim cách nhiệt STEK, Ngôi sao; lốp xe Yokohama; dầu nhờn, dầu nhớt Liqui Moly; camera hành trình Vietmap…
Ban tổ chức VMS 2022 đến phút chót đã công bố sẽ có một hội thảo về xe xăng là điểm nhấn của triển lãm năm nay. Tuy nhiên đáng tiếc là hãng xe điện Vinfast, cũng là thành viên VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam) đã không tham gia, và nhiều thương hiệu đang chiếm thị phần lớn tại thị trường ô tô trong nước như Hyundai, KIA, Mazda, BMW, Ford, Suzuki cũng vắng mặt. Điều này cho thấy, VMS trở lại lẽ ra làm sôi động ngành xe, nhưng việc các hãng lớn rút chân là điều đáng tiếc cho người chơi xe đến tham quan và tìm hiểu.
Hoàng Hiệp
Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Xe điện Vinfast và nhiều hãng lớn vắng bóng tại triển lãm ô tô Việt Nam 2022
Nhiều bộ phim do Nhà nước đặt hàng có chất lượng nghệ thuật và nội dung tư tưởng được phổ biến đến khán giả cả nước thông qua các tuần phim, đợt phim thực hiện nhiệm vụ chính trị và kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước.
Đó là các phim truyện: Truyền thuyết về Quán Tiên, Bình minh đỏ, Lính chiến, Đào, Phở và Piano, Đường xuyên rừng, Những người viết huyền thoại… (đề tài chống Mỹ cứu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng); Thầu Chín ở Xiêm, Vầng trăng thơ ấu(về lãnh tụ Hồ Chí Minh); các phim Thạch Thảo, Cô bé tóc xanh, Phượng cháy(đề tài thanh thiếu niên, gia đình); Những người con của làng, Cơn giông(đề tài xây dựng đời sống mới, xóa bỏ hận thù); Hồng Hà nữ sĩ(về nhà thơ, nữ sĩ Đoàn Thị Điểm)…
Các phim tài liệu thể hiện nhiều vấn đề của đời sống, bảo vệ biển đảo, phản ánh lịch sử chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các phim hoạt hình cũng được định hướng sáng tác để góp phần giáo dục truyền thống lịch sử của dân tộc.
Chất lượng nghệ thuật và công nghệ sản xuất phim hoạt hình của Việt Nam đã có bước tiến mạnh mẽ, nhiều phim hay, phim tốt về đề tài lịch sử và bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc.
Luật Điện ảnh, các văn bản dưới luật đều có những quy định để huy động và tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị tham gia sản xuất phim bằng nguồn kinh phí xã hội hóa. Nội dung, chủ đề, đề tài do các nhà đầu tư, các đơn vị sản xuất tự quyết định.
Bộ VHTTDL thực hiện nhiệm vụ phân loại phim để cấp giấy phép theo quy định. Hầu hết các phim Việt Nam sản xuất đều được cấp giấy phép phân loại phim.
Quá trình thực hiện cho thấy, phim truyện chiếu rạp đa dạng về đề tài, đáp ứng được nhu cầu của công chúng khán giả. Các nhóm đề tài phong phú, có yếu tố phiêu lưu, điều tra, kỳ ảo, hồi hộp, giả tưởng, hài, và phản ánh đời sống xã hội được chuyển tải với nhiều hình thức hấp dẫn, công nghệ hiện đại, thu hút đông đảo công chúng với những vấn đề được công chúng quan tâm.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đánh giá đó là sự tích cực trong đời sống xã hội, sự tác động hiệu quả của điện ảnh Việt Nam, đóng góp chung trong sự nghiệp xây dựng công nghiệp điện ảnh giàu bản sắc dân tộc, hiện đại và nhân văn.
Còn cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị xem lại phong trào xây dựng gia đình văn hóa, hiện nay kinh phí vẫn chi cho phong trào này rất nhiều.
Trong khi đó các trận lũ lụt, cơ sở vật chất trường học nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa xuống cấp, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, một số địa phương chi kinh phí xây dựng các công trình cổng chào, tượng đài, các bức phù điêu rất lớn.
Xây dựng tượng đài không có quy hoạch
Trả lời kiến nghị cử tri, Bộ trưởng VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cho biết, việc thi đua, xây dựng gia đình văn hóa trên cả nước nhằm mục tiêu động viên, thu hút, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể, hộ gia đình phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kinh phí cho hoạt động thi đua đã được quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng và do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cân đối, bảo đảm theo tình hình thực tế tại địa phương.
Theo Bộ trưởng, việc xây dựng các công trình mỹ thuật (tượng đài, tranh hoành tráng) để ghi dấu ấn lịch sử, các sự kiện chính trị, văn hóa, góp phần tích cực vào việc giáo dục văn hóa truyền thống và phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân là có cơ sở. Việc này cũng là nhu cầu làm đẹp không gian kiến trúc đô thị bằng công trình mỹ thuật trong quá trình đô thị hóa là nhu cầu tự thân của một xã hội phát triển.
Ngày 2/10/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 113 về hoạt động mỹ thuật, trong đó có quy định rõ về cơ quan quản lý mỹ thuật; kinh phí mỹ thuật trong các công trình văn hóa, thể thao và du lịch... là thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Bộ trưởng VHTTDL cho biết, sau khi Nghị định được ban hành, rất ít tỉnh/thành triển khai quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng tại địa bàn cấp tỉnh dẫn đến tình trạng xây dựng tượng đài không có quy hoạch, đặt không đúng vị trí, không phù hợp với cảnh quan môi trường....
Căn cứ quy định của pháp luật, tình hình thực tiễn, báo cáo của các địa phương về kết quả 10 năm triển khai thực hiện Nghị định số 113 và tổng hợp, rà soát các nội dung hướng dẫn quy định chi tiết về công trình mỹ thuật ngoài trời, Bộ VHTTDL đã hoàn thiện hồ sơ đề xuất, sửa đổi Nghị định số 113.
Hiện Bộ đang gửi xin ý kiến rộng rãi, dự kiến trình Chính phủ vào quý 3/2024.
" alt="Bộ VHTTDL trả lời kiến nghị về lan tỏa những bộ phim như 'Đào, phở và piano'"/>Bộ VHTTDL trả lời kiến nghị về lan tỏa những bộ phim như 'Đào, phở và piano'
Những người này khai, ban đầu xác định mức giá chỉ khoảng hơn 30 triệu đồng/m2 - có thể bán chênh được, nên đã bàn cách khống chế kết quả đấu giá qua 6 vòng bắt buộc.
Theo kế hoạch, nếu đến vòng 4 mà mức giá được các nhà đầu tư trả cao hơn 30 triệu đồng/m2 thì vào vòng 5 nhóm này sẽ "đưa ra một mức cao đột biến để thắng áp đảo". Khi đến vòng 6, cả nhóm thống nhất sẽ không tham gia nữa, với mục đích "không cho lô đất được trúng đấu giá thành công".
Tổng cộng 36/58 lô đất bị các nghi phạm này thông đồng, trả cao tới gần 100 triệu đồng/m2 rồi bỏ không đấu nữa. Cá biệt, Phạm Ngọc Tuấn trả tới mức 30 tỷ đồng/m2.
5 người liên quan vụ đấu giá '30 tỷ đồng một m2 đất' bị tạm giữ
Nhận định, soi kèo Al Salt vs Al Ahli Amman, 21h00 ngày 21/2: Đánh chiếm vị trí của đối thủ
Về câu trả lời này, anh H. cho hay: "Ngày 11/7, để kiểm tra sự cố xe của tôi, nhân viên của Ferrari Việt Nam (Trần Trung, Giám đốc bán hàng-PV) có nói về 2 tuỳ chọn. Trong đó, một là hẹn sang tuần sau, có kỹ thuật viên của hãng ra Hà Nội làm đăng kiểm nên sẽ kết hợp kiểm tra xe cho tôi. Hai là tôi có thể chuyển xe vào Trung tâm dịch vụ ở TP.HCM kiểm tra và chờ đặt phụ tùng nếu có”.
“Vì tin tưởng có kỹ sư chính hãng kiểm tra nên tôi đồng ý kiểm tra xe ở Hà Nội”, anh H. nói.
Anh khẳng định, nhân viên của Ferrari Việt Nam không hề đề xuất việc cần chờ vài tuần có kỹ thuật viên của hãng ra Hà Nội kiểm tra như thông tin hãng đưa ra công luận.
"Sau đó 4 ngày, ngày 15/7, chính nhân viên này thông báo xe của tôi được anh Trường (Đoàn Xuân Trường, Giám đốc dịch vụ Volvo Hà Nội- PV) bên Volvo Hà Nội hỗ trợ kiểm tra mà không phải kỹ sư chính hãng như thoả thuận ban đầu. Đồng thời, nhân viên này cũng thông báo lịch ra Hà Nội của “team” kỹ thuật viên chính hãng thay đổi nên đã chủ động đề xuất gửi dây cu-roa để ông Trường của Volvo Hà Nội thay cho tôi, kèm theo đó là báo giá”, anh H. chia sẻ.
"Như vậy, sự thật là hoàn toàn không có chuyện vì tôi không chờ được vài tuần nên phải chủ động xin nhờ ông Trường ở Volvo Hà Nội sửa xe. Việc này hoàn toàn do đại diện của Ferrari Việt Nam chỉ dẫn, sắp xếp," anh H. khẳng định.
Trước thông tin Ferrari Việt Nam công bố: "Tại thời điểm xảy ra tai nạn, khách hàng không yêu cầu Supreme Auto thực hiện dịch vụ sửa chữa nào với chiếc xe này", anh H lập luận: "Họ nói vậy là rất vô lý”.
“Vì tôi yêu cầu Ferrari Việt Nam sửa thì nhân viên Ferrari mới chỉ dẫn như vậy từ đầu. Xe tôi đang còn trong hạn bảo hành bảo dưỡng miễn phí cơ mà”, anh H. nói.
Anh H. nhấn mạnh: "Toàn bộ câu chuyện này đã được thể hiện qua nội dung cuộc gọi và tin nhắn giữa tôi và anh Trung của Ferrari Việt Nam, cũng như bản tường trình của anh Trường ở Volvo Hà Nội mà VietNamNet và nhiều tờ báo đã đăng".
Anh bày tỏ không hiểu sao đại diện một hãng siêu xe lớn số 1 thế giới mà lại thoái thác trách nhiệm trực tiếp như vậy.
Cũng theo anh H., nếu Ferrari Việt Nam yêu cầu phải chờ vài tuần thì anh sẵn sàng chờ và không ngại bỏ thêm chi phí. Vì ngoài chiếc Ferrari 488 GTB, anh H. còn nhiều siêu xe yêu thích khác để sử dụng nên không có nhu cầu bức thiết đến mức phải sửa ngay lập tức để phải nhờ đến Volvo Hà Nội. Thậm chí anh H. cũng có gara riêng đầy đủ điều kiện để lưu xe.
Năm 2017, siêu xe Ferrari 488 GTB đã được anh H. trực tiếp đặt mua chính hãng khi đang sống ở Mỹ. Xe được bảo hành 3 năm và bảo dưỡng miễn phí 7 năm trên toàn cầu.
Năm 2019, khi Ferrari vào Việt Nam, xe của anh H. đã nằm trong danh sách các khách hàng chính hãng được chăm sóc dịch vụ bảo hành bảo dưỡng.
Năm 2020, siêu xe của anh H. đã từng bị sự cố liên quan đến bụi bẩn bám vào cửa hút gió khiến động cơ hoạt động không ổn định. Ferrari Việt Nam đã 2 lần cử kỹ sư ra Hà Nội xử lý nhưng không hết lỗi. Anh đã phải chuyển xe vào TP. Hồ Chí Minh để khắc phục triệt để. Toàn bộ chi phí vận chuyển xe cũng như đi lại cho hai kỹ sư ra Hà Nội đều do anh H. chi trả.
"Tôi cho rằng Ferrari Việt Nam chưa báo cáo hết toàn diện về câu chuyện này cho Ferrari Hàn Quốc (công ty mẹ của Ferrari Việt Nam) và Ferrari Far East trụ sở tại Singapore (Ferrari quản lý khu vực Viễn Đông). Hiện, tôi đã làm việc với Ferrari Far East và sẽ theo đuổi vụ việc đến cùng", anh H. nhấn mạnh.
Trước đó, ngày 26/7, Volvo Hà Nội (Công ty CP Ô tô Bắc Âu Hà Nội) cũng đã có công văn gửi đến Ferrari Việt Nam đề nghị phải có trách nhiệm rõ ràng giải quyết hậu quả của vụ tai nạn siêu xe Ferrari 488 GTB, cụ thể như: kiểm tra xe, lên phương án sửa chữa..v..v.
Đến ngày 1/8, công ty này mới có trả lời qua thư điện tử, tiếp nhận đề nghị và hẹn sẽ cho người ra kiểm tra xe.
Sáng 21/7, tại khu vực ngõ 45, đường Nguyễn Văn Linh, quận Long Biên, Hà Nội, chiếc siêu xe Ferrari 488 GTB lao như bay, mất lái, tông bật cây xanh ở vỉa hè. Xe bị hư hỏng nặng toàn bộ phần đầu. Người lái xe là kỹ thuật viên Phạm Văn Doanh của Volvo Hà Nội. Anh này lái thử siêu xe trước khi giao cho khách theo chỉ đạo của kỹ sư Đoàn Xuân Trường, Giám đốc xưởng dịch vụ Volvo Hà Nội . Chủ nhân siêu xe bị tai nạn là anh H, một nhân vật chơi siêu xe kín tiếng ở Hà Nội. Trước đó, ngày 9/7 xe gặp sự cố đứt dây cu-roa. Theo chỉ dẫn của ông Trần Trung, Giám đốc bán hàng của Ferrari Việt Nam, anh H. đã đưa xe đến xưởng dịch vụ của Volvo Hà Nội và kỹ sư Đoàn Xuân Trường thực hiện sửa chữa, thay dây cu-roa. Đến nay, vụ việc đang có sự tranh cãi căng thẳng giữa chủ xe và 2 công ty Volvo Hà Nội và Ferrari Việt Nam. Cả hai công ty đều đưa ra thông tin "không nhận giao dịch sửa xe của anh H". Phía Ferrari Việt Nam cho biết, công ty chỉ bán phụ tùng dây cu-roa. Phía Volvo Hà Nội khẳng định, việc sửa xe là giao kết cá nhân giữa kỹ sư Đoàn Xuân Trường với Ferrari Việt Nam và chủ xe. Chiếc Ferrari 488 GTB của anh H. có giá lên tới 23 tỷ đồng do được cá nhân hóa. Đây là phiên bản cuối cùng của dòng 488 trước khi hãng siêu xe nước Ý chuyển sang dòng F8 Tributo (từ tháng 3/2019). |
Năm 2017, showroom và xưởng dịch vụ chính hãng của công ty CP Ô tô Bắc Âu Hà Nội- Volvo Hà Nội đi vào hoạt động tại địa chỉ số 7-9 Nguyễn Văn Linh, quận Long Biên, Hà Nội. Đây là đại lý phân phối xe tại khu vực Hà Nội và miền Bắc của Volvo Việt Nam (Công ty CP Ô tô Bắc Âu Việt Nam với 80% cổ phần thuộc Savico). Năm 2019, Ferrari chính thức vào Việt Nam với sự ra đời của Công ty TNHH Vina ASC Automotive 100% vốn Hàn Quốc. Đơn vị này trực thuộc Ferrari Hàn Quốc, Ferari Hàn Quốc trực thuộc Ferrari Far East có trụ sở tại Singapore. Đại lý duy nhất của công ty tại Việt Nam là Supreme Auto. Showroom và xưởng dịch vụ được đặt tại quận 7, TP.HCM. |
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Chủ siêu xe Ferrari bị tai nạn: Hãng đưa thông tin không đúng bản chất
Chén thuốc khiến người đàn ông đi cấp cứu chỉ sau khi uống 15 phút
Anh Trường khá bất ngờ bởi 4 lỗi vi phạm giao thông hiển thị trên hệ thống cơ quan đăng kiểm đều xảy ra ở cách xa Nam Định, gồm 2 lỗi ở Hà Nội, 1 lỗi ở Lào Cai và 1 lỗi ở Hà Tĩnh. Chiếc Honda CR-V của anh Trường mang biển số Hà Nội 30E-140.28 mua lại nhưng chưa sang tên đổi chủ, dẫn đến các thông báo xử lý phạt nguội vi phạm giao thông không đến được đúng người sử dụng hiện tại, do đó anh Trường chỉ biết khi đưa xe đi đăng kiểm.
Trong 4 thông báo phạt nguội, lỗi nặng nhất là chạy xe tốc độ 145 km/h trên cao tốc Hà Nội Lào Cai ngày 18/7/2020, quá 45 km/h so với quy định 100 km/h của tuyến đường này. Dựa theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, lỗi này bị phạt từ 10 triệu đến 12 triệu đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng. Hai lỗi vượt đèn đỏ ở Hà Nội, được quy định vào hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, bị phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng, kèm tước bằng lái từ 1-3 tháng. Ước tính tổng số tiền nộp phạt lên tới 30 triệu đồng.
Ngày hôm sau, anh Trường dùng một chiếc ô tô khác di chuyển lên Hà Nội theo lịch trình để giải quyết từng lỗi phạt nguội. Với hành vi vượt đèn đỏ, sẽ phải lên Đội chỉ huy giao thông và điều khiển đèn tín hiệu giao thông (địa chỉ 54 Trần Hưng Đạo, Hà Nội), lỗi quá tốc độ trên cao tốc sẽ xử lý tại Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1 (thôn Thạch Lỗi, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và lỗi quá tốc độ ở Hà Tĩnh. Ước tính sẽ phải mất nhiều ngày đi lại.
Khi được xem lại hình ảnh vi phạm giao thông, anh Trường cảm thấy ngờ ngợ bởi địa điểm vượt đèn đỏ cũng như chạy quá tốc độ không phù hợp với lịch sinh hoạt bản thân. Hơn nữa do nhà có hai ô tô nên chiếc Honda CR-V rất ít sử dụng. Tuy nhiên, biển số xe do camera chụp được thể hiện rất rõ đúng là xe của anh Trường.
"Lúc đó, tôi hơi băn khoăn và cố nhớ xem mình có cho ai mượn xe hay không. Nhưng chợt nhận ra một điểm bất thường trên chiếc Honda CR-V bị chụp quá tốc độ cao tốc Hà Nội - Lào Cai là có cửa sổ trời chỉ có trên bản 2.4 AT, trong khi xe tôi là bản 2.0AT không có trang bị này. Hơn nữa, về sau khi được xem video, tôi nhận ra xe vi phạm có nước sơn màu đen, xe tôi màu xám, trước đó khó phân biệt được qua ảnh chụp đen trắng", anh Trường kể lại.
Anh Trường sau đó đã làm đơn viết tay cũng như cung cấp bằng chứng gồm hình ảnh xe và sự khác biệt về trang bị như cửa sổ trời, bậc cản hông lên xuống của xe Honda CR-V. Nhờ đó, xe của anh Trường đã được ghi nhận và xóa thông tin xử lý phạt nguội trên hệ thống.
Với lỗi quá tốc độ ở Hà Tĩnh, anh Trường tiếp tục phải nghỉ việc để đến tận nơi sau khi gọi điện thoại theo số thông báo trên hệ thống đăng kiểm không được. May mắn là khi lái xe gần đến Hà Tĩnh thì liên lạc được với số điện thoại phòng CSGT Hà Tĩnh và được thông báo không thấy lỗi ghi nhận trên hệ thống.
Anh Trường cho biết đã phải mất gần 1 tuần và bỏ ra số tiền gần 10 triệu đồng để đi lại, xử lý mới có thể đăng kiểm cho chiếc Honda CR-V của mình. Anh bức xúc nói: "Đúng thời điểm công ty đang có nhiều hợp đồng công trình mà tôi phải tạm dừng để đi xử lý nộp phạt, rồi chứng minh cho lỗi vi phạm giao thông mà không phải do mình gây ra. Qua trường hợp của mình, tôi rất mong pháp luật cần xử lý mạnh tay hơn với các đối tượng giả mạo biển số xe, để không còn xảy ra vấn nạn tương tự".
Thời gian qua, qua mạng xã hội và trên các phương tiện báo chí, đã xuất hiện rất nhiều vụ việc giả mạo biển số để "che" phạt nguội. Nhiều nhất vẫn là tình trạng dán băng dính hoặc tô vẽ biển số khác đi một nét hoặc con số so với biển thật. Thậm chí có trường hợp chủ xe thật đang đi trên đường phát hiện ra, hoặc được người thân, bạn bè gửi ảnh chụp chiếc xe mang biển số giống y hệt.
Theo Nghị định 123/2021/NĐ - CP có hiệu lực từ 1/1/2022 thì mức phạt từ 4 - 6 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển. Trước đó, căn cứ Nghị định 100/2019/ NĐ - CP, hành vi che lấp một phần hoặc toàn bộ biển số ô tô (kể cả rơ moóc hoặc sơmi rơmoóc được kéo theo) bị xử phạt từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng. |
Đình Quý
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt="Giám đốc bỏ việc, mất cả tuần đi xử lý phạt nguội oan"/>