您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhiều nước thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc
NEWS2025-02-24 06:49:33【Bóng đá】3人已围观
简介Bộ Quốc phòng và Bộ GD-ĐT vừa ra thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT. Theềunướcthựchiệnnghgiải đứcgiải đức、、
Bộ Quốc phòng và Bộ GD-ĐT vừa ra thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT. Theềunướcthựchiệnnghĩavụquânsựbắtbuộgiải đứco đó, nếu thanh niên nhận giấy báo nhập học và lệnh gọi nhập ngũ trong cùng một thời điểm thì phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, kết quả trúng tuyển sẽ được bảo lưu.
Bộ Giáo dục lên tiếng về quy định nhập ngũ mới'Không nên lấy tri thức để trốn nhập ngũ'
Học sinh hoang mang với quy định nhập ngũ mới
很赞哦!(145)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Strasbourg vs Brest, 23h15 ngày 23/2: Bệ phóng sân nhà
- Chủ tịch TPHCM: Sắp xếp bộ máy cần gắn với củng cố đội ngũ
- Hai vợ chồng đều lập 'quỹ đen'
- Đại gia đình hiếm có nhất Việt Nam: Lấy chuyện bó đũa dạy con đoàn kết
- Nhận định, soi kèo Auckland FC vs Wellington Phoenix, 11h00 ngày 22/2: Tin vào cửa trên
- 20 điều giúp ba mẹ thể hiện tình yêu với con
- 4 vật liệu chống nóng cho sàn mái
- Chồng thất nghiệp, vợ khinh ra mặt!
- Nhận định, soi kèo Levski Sofia vs Spartak Varna, 22h45 ngày 21/2: Tôn trọng đối thủ
- Người mẫu 65 tuổi 'chất lừ' đang dẫn đầu làng mốt Singapore
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2
Chị Nguyễn Kim Anh hiện là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đài Loan. Là một nhà nghiên cứu của Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đang làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đài Loan (Trung Quốc), chị Nguyễn Kim Anh đam mê leo núi từ khi còn là cô sinh viên ngành Trắc Địa. Nhờ công việc, chị có nhiều chuyến đi thực địa ở khu vực vùng núi. Từ đó, tình yêu thiên nhiên và bản năng ưa thích khám phá đã dẫn dắt chị đến với đam mê leo núi.
Tính đến nay, chị Kim Anh đã chinh phục khoảng 15 ngọn núi, trong đó chủ yếu là những ngọn núi ở Đài Loan.
Những ngọn núi cao nhất mà chị từng đặt chân lên đỉnh gồm núi Jade (núi Ngọc Sơn) – 3.952m và núi Xue (núi Tuyết) – 3.886m. Đây được xem là 2 ngọn núi cao nhất Đài Loan và cao nhất khu vực Tây Thái Bình Dương. Các ngọn núi khác chị từng chinh phục có độ cao trung bình từ 2.200 – 3.500m.
“Leo núi là một hành trình gian nan, đòi hỏi lòng kiên trì và ý chí quyết tâm. Nhưng khi đã lên tới đỉnh, cảm giác vô cùng tuyệt vời. Mỗi lần chạm tới một đỉnh cao, mình lại cảm thấy đã vượt qua được chính mình, cho chính bản thân thấy rằng mình có thể vượt qua được những chông gai để đến đích”.
Nữ tiến sĩ cũng chia sẻ, thực ra đam mê này rất hữu ích cho công việc của chị. Bởi vì công việc của chị là làm về viễn thám, bản đồ, địa lý và môi trường, giảm nhẹ thiên tai. Vì thế, chị coi việc đi leo núi như những chuyến đi thực địa để nghiên cứu về môi trường, rừng núi. “Những kiến thức đó giúp tôi rất nhiều trong nghiên cứu”.
Hơn nữa, chị cho rằng người làm nghiên cứu rất cần đi ra ngoài thực tế, bởi vì đây là một cách thư giãn để cân bằng với cuộc sống trong phòng thí nghiệm.
Chị Kim Anh chinh phục đỉnh núi Tuyết cao 3.886m. Trước mỗi chuyến đi, chị đều chuẩn bị rất kỹ lưỡng cả về tư trang lẫn sức khoẻ. Lưu ý đầu tiên là phải giảm tối thiểu trọng lượng cho đôi vai. Đồ ăn mang theo là những thứ nhiều năng lượng và có thể để ngoài trời, dễ bảo quản khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh.
Trang phục nên là đồ chuyên dụng, nhẹ để giúp thoát mồ hôi, giữ nhiệt, thích ứng với sự thay đổi thời tiết do độ cao. Đặc biệt, người leo núi cần phải rèn luyện thể lực thường xuyên và nghiên cứu kỹ lộ trình.
Trong các chuyến chinh phục của mình, chị Kim Anh cũng gặp không ít trường hợp người leo bỏ cuộc giữa chừng vì không đủ sức khoẻ, nhất là phụ nữ.
Ở Đài Loan, các ngọn núi nổi tiếng đều có ban quản lý và trước khi đi, người leo cần lên website của họ để đăng ký và chờ được duyệt. Đó cũng là một yếu tố hơi khác với leo núi ở Việt Nam – thường là do cá nhân tự tổ chức và quyết định ngày đi về. “Ở Đài Loan, ban quản lý sẽ nắm mọi thông tin cá nhân, người liên lạc và hành trình leo của bạn để liên lạc và giảm tối thiểu rủi ro khi cần.
Thường thì họ giới hạn người leo trong ngày, cho nên để đăng ký được vào ngày mình đi, họ sẽ tiến hành bốc thăm. Nhiều khi may mắn thì mình được chọn vào thời gian mình mong đợi, còn không nhiều người cũng bị trượt và phải đăng ký lại nhiều lần”.
Kể về kỷ niệm chinh phục đỉnh Ngọc Sơn cao 3.952m, chị cho biết mình đã có nhiều cảm xúc đẹp trong chuyến đi này. Để có được một chỗ ngủ trên Paiyun Sơn Trang – nơi nghỉ chân của các tay leo núi đến từ khắp nơi trên thế giới, chị phải đăng ký trước 2 tháng. May mắn, chị được bốc thăm để leo đúng ngày mình đã chọn, bởi vì mỗi ngày có hàng trăm đến hàng nghìn hồ sơ đăng ký leo mà chỗ ngủ chỉ giới hạn cho 116 người.
Với chiếc ba lô nặng 8kg trên vai, dọc đường chị nhiều lần phải tìm một mặt phẳng để nằm nghỉ.
Trên đường chinh phục đỉnh Ngọc Sơn Khi lên đến Paiyun Sơn Trang, cũng là lúc chị thấm mệt và đôi chân dường như không còn chút sức lực nào. Chị về phòng và chui vào chiếc túi ngủ đặt trên giường không có đệm giữa cái lạnh chỉ khoảng 2 độ C. Càng về đêm, cái lạnh càng tê tái và được cảm nhận rõ ràng hơn. Sự khắc nghiệt của thời tiết và địa hình khiến chị vô cùng ngưỡng mộ những nhân viên phục vụ ở đây – những người phải vận chuyển lương thực, hoa quả, nước uống, các trang thiết bị lên núi hằng ngày bằng chính đôi chân mình để phục vụ nhu cầu của người leo núi.
Sau một đêm khó ngủ, 7h sáng đoàn của chị thức giấc để ăn vội bát mì tôm, tiếp tục hành trình chinh phục đỉnh Ngọc Sơn. Lúc này, ở điểm nghỉ chân cũng có khá nhiều người đã bỏ cuộc vì quá mệt hoặc say độ cao.
Đoạn đường còn lại để lên đến đỉnh chỉ còn khoảng 2,1km nhưng vô cùng khó khăn và gian nan vì độ dốc, mức độ hiểm trở của các vách đá, vực thẳm, cộng với cái lạnh và gió buốt thổi liên tục.
Cuối cùng, với sức mạnh ý chí kiên cường, chị đã đứng trên đỉnh của khu vực Tây Thái Bình Dương sau quãng đường leo gần 13km. Lúc này, chị có thể ngắm nhìn toàn bộ quần thể núi non xung quanh giữa bầu trời xanh cao vời vợi và chuẩn bị cho hành trình xuống núi.
Cảm xúc hạnh phúc vỡ oà vẫn còn lan toả ngay cả khi chị cùng đoàn của mình đã đặt chân trở lại điểm xuất phát trong buổi chiều ngày hôm đó. Với chị, đến với Đài Loan mà không chinh phục Ngọc Sơn sẽ là một thiếu sót đầy tiếc nuối với một người mê leo núi.
“Tôi sẽ tiếp tục theo đuổi niềm đam mê của mình bằng cách chinh phục những đỉnh núi khác bất cứ khi nào có thời gian”, nữ tiến sĩ chia sẻ.
Chị Kim Anh đặt chân lên đỉnh Ngọc Sơn sau gần 13km leo bộ. Đăng Dương
Ảnh: NVCC
8X chinh phục 8 ngọn núi trong 18 ngày, cộng đồng leo núi nể phục
Hành trình chinh phục 8 ngọn núi trong vòng 18 ngày của anh Phan Duy Linh được cộng đồng đam mê leo núi thán phục.
">Nữ tiến sĩ từng chinh phục 15 đỉnh núi để thử thách bản thân
Phát điên với mẹ chồng Nam khó chiều và mồm miệng vô duyên
Từ ngày 16/8/2021 tỉnh Hậu Giang sẽ triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.
Theo đó, UBND tỉnh Hậu Giang quyết định tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 tại các địa phương đang thiết lập vùng cách ly y tế, vùng nguy cơ/nguy cơ cao/nguy cơ rất cao thêm 7 ngày, tính từ 0h ngày 16/8.
Với các địa bàn đã thiết lập “vùng xanh”, người dân được phép được đi lại, trao đổi kinh doanh, mua bán hàng hóa, mọi hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới. Trừ các hộ mua bán, kinh doanh trên tuyến đường luồng xanh quốc gia và các hoạt động không thiết yếu như: karaoke, massage, xông hơi, trò chơi điện tử, internet công cộng, rạp chiếu phim, phòng tập thể hình, hồ bơi, bida, yoga, zumba, các cơ sở làm đẹp…, các dịch vụ xông hơi, cơ sở bấm huyệt, vật lý trị liệu, các điểm tham quan du lịch, biểu diễn nghệ thuật, hội chợ, các giải đấu thể thao, các điểm tập luyện thể thao tập trung trên 10 người, lễ hội, hoạt động vui chơi, giải trí, nghi lễ tôn giáo tập trung đông người khác…
Người dân trong “vùng xanh” cũng được yêu cầu phải nghiêm túc thực hiện quy định 5K, không tập trung trên 10 người bên ngoài công sở, trường học, bệnh viện.
Ảnh: Báo Hậu Giang UBND tỉnh đặc biệt yêu cầu người dân Hậu Giang tuyệt đối không ra đường kể từ 18 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, trừ trường hợp đặc biệt. Tiếp tục thực hiện khung giờ đi chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi hàng ngày (từ 5 giờ đến 9 giờ, từ 15 giờ đến trước 18 giờ). Đồng thời, thực hiện việc phát phiếu đi chợ cho người dân, mỗi hộ gia đình chỉ cử 1 đại diện đi chợ. Người dân xã, phường, thị trấn nào đi chợ xã, phường, thị trấn đó. Ở những nơi không có chợ, chính quyền địa phương cần chủ động có biện pháp đảm bảo việc cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho người dân.
Các nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng được phép hoạt động trở lại nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định và chỉ sử dụng người lao động cư trú trên địa bàn “vùng xanh”.
UBND tỉnh Hậu Giang yêu cầu hàng hóa được vận chuyển từ ngoài tỉnh vào phải có bãi trung chuyển, tập kết lên, xuống hàng. Hàng hóa phải được khử khuẩn trước khi chuyển sang phương tiện khác vận chuyển vào vùng xanh. Lái xe khi vào bãi tập kết hàng hóa phải có giấy xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 không quá 72 giờ kể từ thời điểm xét nghiệm.
Với trường hợp vận chuyển hàng hóa thẳng vào vùng xanh phải có địa chỉ cụ thể, có người giám sát dẫn đường, sau khi giao hàng xong phải quay về bãi tập kết hoặc về nơi xuất phát ngay.
Việc vận chuyển hàng hóa nội tỉnh cũng phải có địa điểm đã đăng ký trước. Lái xe phải có giấy xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 không quá 72 giờ kể từ thời điểm xét nghiệm. Khi giao hàng phải thông báo trước cho chính quyền địa phương nơi đến biết và tài xế không được xuống xe.
Tính từ ngày 8/7 đến nay, Hậu Giang ghi nhận 344 ca mắc Covid-19, đã điều trị khỏi 139 ca, còn đang điều trị 202 ca, tử vong 2 ca và chuyển viện 1 ca. Hiện toàn tỉnh còn 5 xã và 1 phường ghi nhận có ổ dịch trong cộng đồng, đã thiết lập 7 vùng cách ly y tế, với khoảng 262 hộ, 1265 nhân khẩu.
Theo Sở Y tế tỉnh Hậu Giang, tính đến ngày 15/8, Hậu Giang đã tiêm gần 91.780 liều vắc xin phòng Covid-19, đạt 90,09% so với tổng số liều vắc xin được Bộ Y tế phân bổ. Dự kiến đến 23/8 tới tỉnh sẽ hoàn thành 100%.
N. An
">Hậu Giang thiết lập bình thường mới ở ‘vùng xanh’
Nhận định, soi kèo Samsunspor vs Caykur Rizespor, 23h00 ngày 22/2: Khó có bất ngờ
Trước đây, vũng nước trên ruộng lúa sắp thu hoạch sẽ nhung nhúc cá - những con cá đã sống mấy tháng trời trên mảnh ruộng, lúc người ta xả nước để chuẩn bị thu hoạch lúa, chúng sẽ bị lùa lại trong các vũng nước đọng. Đa phần là cá rô đồng, cá sặc, cá lóc; móc sâu xuống bùn một chút là có cá chạch, lươn.
Mùa lúa chín cũng là lúc dân miền Tây quê tôi đi bắt cá trên ruộng, tát chừng một vũng là cả nhà ăn không hết. Mà nguyên cánh đồng thì biết bao nhiêu là vũng, bởi vậy bà con khỏi lo chuyện cá mắm trong bữa cơm. Cứ như cá để sẵn ngoài đồng, đến bữa thì xách thùng xách thau ra bắt về ăn. Ếch trong đám lúa cũng thường nhảy xuống vũng, xuống mương kiếm mồi. Chỉ cần đặt mấy cái lọp ếch, sáng ra có thể được vài ký. Ai thuộc thế hệ 7X hay 8X, từng gắn bó với ruộng đồng miền Tây, chắc không xa lạ gì những điều tôi vừa kể.
Nhưng đó là vũng nước hồi xưa, còn bây giờ, tôi ghé xem không thấy bóng dáng con cá nào, chỉ vài con ốc bươu vàng nằm lăn lóc. Cái vũng nước nhỏ khiến tôi suy nghĩ rất nhiều, có lẽ nó là một minh chứng về sự biến thiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền đất Tây Nam Tổ quốc trong những năm qua.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, suốt 20 năm qua (2000-2020), Đồng bằng sông Cửu Long luôn giữ vị thế "vựa lúa số một", với diện tích và sản lượng luôn đạt trên 50% tổng diện tích và sản lượng cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long cũng đóng góp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, phát triển được giống gạo ST-25 ngon nhất thế giới; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tạo công ăn việc làm cho 65% cư dân nông thôn của vùng.
Đó là những con số ấn tượng về sự phát triển của một vùng đất. Song, những mất mát trên mảnh đất này chưa được tính toán, thống kê đầy đủ.
Một nhiếp ảnh gia ở Hà Nội vào, nhờ tôi chở đi chụp vài bức ảnh về trẻ em miền Tây tắm sông. Tôi chở anh đi cả ngày từ An Giang qua Đồng Tháp rồi trở về, không thấy đứa trẻ nào tắm sông cả. Anh thất vọng vì chuyến đi không như mong muốn. Tôi giải thích bây giờ ít khi người ta tắm sông ở miền Tây, vì những con sông đã ô nhiễm nặng do nguồn nước xả ra từ các công ruộng sử dụng nhiều thuốc trừ sâu. Cá mắm cũng không thể sinh sống nổi, đang cạn kiệt dần. Sông rạch miền Tây bây giờ hầu như chỉ còn cá lau kiếng, một loại cá không có giá trị thương phẩm bao nhiêu nhưng lại là chúa tể hủy hoại môi trường.
Trước đây, người miền Tây cũng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nhưng không nhiều. Hàng năm, sau hai mùa lúa sẽ đến mùa nước nổi. Lượng nước lớn làm ngập sâu các cánh đồng trong vài tháng, đủ để rửa sạch ô nhiễm, đồng thời bồi đắp phù sa màu mỡ cho vụ gieo trồng sau khi nước rút. Ngày nay, mùa nước nổi hiếm khi xuất hiện ở miền Tây. Nếu có, lượng nước cũng rất ít, bởi phần lớn đã bị ngăn chặn bởi đập thủy điện của các quốc gia khu vực thượng nguồn Mekong. Lại thêm, hệ thống đê bao thâm canh tăng vụ ở nhiều tỉnh miền Tây ngăn nước tràn vào đồng, để xoay vòng khai thác mảnh ruộng hết vụ này đến vụ khác, từ năm này qua năm khác. Do đó, ruộng không được đào thải chất ô nhiễm, không được bồi đắp phù sa hàng năm. Đất càng ô nhiễm càng cỗi cằn mà muốn duy trì năng suất thì phải tăng cường sử dụng phân bón hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại. Đây cũng là lý do chi phí sản xuất ngày càng tăng cao, mà lợi nhuận ngày càng thấp.
Việc bao đê khép kín ở các vùng sản xuất thượng nguồn sông Cửu Long còn khiến lượng nước trong mùa mưa lũ không được tích trữ lại lâu trên các cánh đồng rộng lớn, mà theo các con sông trôi nhanh ra biển. Điều này phần nào khiến cho khu vực hạ nguồn thiếu nước vào mùa khô, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn. Để sản xuất nông nghiệp trong tình hình hạn mặn, người dân các tỉnh hạ nguồn phải tận dụng nguồn nước ngầm triệt để. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, việc tận dụng nguồn nước ngầm quá giới hạn đang gây ra hiện tượng sụt lún ở miền Tây, với tốc độ từ 1,0cm-2,5cm mỗi năm. Như vậy, khoảng 50 năm nữa, nhiều vùng đất ở miền Tây sẽ ngập sâu. Tương lai miền Tây rồi sẽ ra sao?
Khi vấn đề an ninh lương thực cơ bản được đảm bảo, miền Tây không nên quá đẩy mạnh sản lượng lúa gạo hàng năm. Thay vào đó, vùng này nên chú trọng nâng cao chất lượng, tăng giá trị nông sản. Đây là kiểu sản xuất tạo ra lợi nhuận cao đồng thời bảo dưỡng được tài nguyên. Việc thâm canh ba vụ lúa mỗi năm cần phải được xem xét, điều chỉnh lại để đất có thời gian "nghỉ ngơi"; phải tạo điều kiện cho nguồn nước tự nhiên bồi đắp phù sa đồng ruộng mỗi năm, đó cũng là cách giảm thiểu ô nhiễm môi trường như hiện nay.
Tại Hội nghị toàn quốc về thực hiện Nghị quyết phát triển vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ngày 22/4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: "Xây dựng và tổ chức thực hiện thật tốt quy hoạch phát triển vùng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo hướng xanh, bền vững và toàn diện; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, bảo đảm tích hợp, đa ngành; gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp và dịch vụ; giữa phát triển đô thị với xây dựng nông thôn mới; giữa phát triển kinh tế với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn; hình thành được các chuỗi giá trị ngành, sản phẩm của vùng...".
Người dân miền Tây như tôi hy vọng Nghị quyết sẽ không dừng lại trên văn bản, để cứu lấy một miền Tây đang tổn thương và cạn kiệt.
Trương Chí Hùng
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn">Miền Tây cạn kiệt
Không khí Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đang cận kề. Những ngày này, hầu hết các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đều đã cho sinh viên nghỉ học sớm hai tuần để về quê đón Tết cùng gia đình. Phần lớn các bạn trẻ đang học tập tại Hà Nội đều đã thu dọn hành lý, vui vẻ, háo hức trở về quê nhà đoàn tụ với bố mẹ, anh chị em của mình bên mâm cơm đoàn viên.
Thế nhưng, không phải ai cũng có điều kiện về quê vào dịp Tết. Một số em sinh viên do gia đình ở xa, điều kiện kinh tế khó khăn, không có tiền mua vé máy bay, vé tàu, vé xe để về quê, nên các em vẫn phải ở lại Hà Nội, tranh thủ làm thêm dịp Tết để kiếm tiền ăn học. Sinh viên của mấy trường đại học, cao đẳng mà tôi đang dạy thỉnh giảng đều có những em có hoàn cảnh như vậy.
Tết là dịp về quê để đoàn tụ gia đình. Với người xa quê điều đó lại càng có ý nghĩa. Nhưng với nhiều người, trong đó có những sinh viên nghèo học tập xa nhà, quyết định về quê lại là cả một nỗi đắn đo, trăn trở. Có em quê ở mãi Quảng Bình, Huế, Sóc Trăng, Bến Tre, Cà Mau, Vũng Tàu... mỗi lần về quê đón Tết và trở lại trường là phải mất vài triệu đồng tiền vé máy bay hay vé tàu. Mà nhà các em vốn đã khó khăn, nếu về quê, bố mẹ các em phải chạy vạy lo cho các em tiền tàu xe, rồi tiền ăn học.
Nghĩ đến cảnh Tết khi mọi người được sum vầy bên người thân, các em cũng tủi thân, nhớ nhà. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, muốn học tập để ra trường nên các em đành nén lòng mình lại. Không về quê, các em phải tìm một việc làm thêm thích hợp để vừa có tiền tiêu Tết vừa để vơi đi nỗi nhớ nhà.
Có em sinh viên chia sẻ với tôi rằng: "Bố mẹ em làm nông dân, phải nuôi bốn đứa con đang ở độ tuổi ăn học, nhà lại ở tận Bạc Liêu, phải đi máy bay nên em không có tiền về quê. Em ở lại Hà Nội xin việc làm thêm dịp Tết với hy vọng kiếm thêm một khoản tiền để đóng học cho học kỳ mới". Bạn tôi làm chân giò muối để bán dịp này phải thuê người làm việc, trả tiền công 500.000 đồng mỗi ngày và nuôi ăn cơm ba bữa. Có nhiều sinh viên xin làm luôn cả nửa tháng Tết để kiếm tiền trang trải việc học hành và phụ giúp gia đình.
Một em sinh viên khác tâm sự: "Quê em ở Quảng Bình nghèo lắm, để lo cho em đi học gia đình đã vất vả lắm rồi. Nếu Tết em chịu khó đi làm thì sẽ có một khoản đóng học phí, trả tiền sinh hoạt, đỡ được bao nhiêu cho bố mẹ. Từ trước khi được nghỉ, em đã xin được việc tại một quán cà phê nhưng phải làm đến 30 Tết, sau đó nghỉ một ngày rồi Mùng Hai Tết lại đi làm. Mỗi ngày người ta trả 400.000 đồng, được nuôi ăn ngày ba bữa. Vậy là sau Tết em sẽ kiếm được một khoản tiền kha khá, không phải xin tiền của bố mẹ".
>> Ba năm không về quê ăn Tết để dành tiền làm giàu
Những công việc sinh viên thường làm là lau dọn nhà cửa, giúp việc, phục vụ nhà hàng, khách sạn, quán café, bán quần áo, bán bánh kẹo, bán hoa, hướng dẫn viên du lịch, đi giao hàng, trông giữ xe, bảo vệ công trình... Mấy ngày Tết, được trả lương cao gấp ba lần ngày thường. Một ngày các em có thể kiếm được 300.000-500.000 đồng và còn được nuôi ăn cả ngày. Thế nên, mỗi dịp Tết, các em sẽ kiếm được 5-7 triệu đồng, đủ để đóng học phí cho cả một học kỳ tiếp theo.
Chẳng ai lại không muốn về quê đón Tết cùng gia đình, bạn bè trong dịp năm mới. Thế nhưng, với những sinh viên nghèo lại là cả một khó khăn dài. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, làm thêm trong dịp Tết đối với sinh viên không chỉ là kiếm thêm thu nhập mà còn là dịp để học hỏi kinh nghiệm trong việc ứng xử giao tiếp, nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng sống của bản thân.
Tôi rất vui vì những năm qua, cứ đến dịp Tết Nguyên đán, Ban giám hiệu của nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội lại lên kế hoạch bố trí chỗ ở cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không về quê đón Tết. Thấu hiểu nỗi niềm xa quê khi Tết đến của các em sinh viên, nhiều trường tổ chức các hoạt động giúp đỡ sinh viên. Ban quản lý Ký túc xá nhiều trường tổ chức buổi gặp mặt, chuẩn bị chu đáo các hoạt động văn nghệ và trao quà Tết tặng những sinh viên nội trú có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập.
Phòng Công tác chính trị và Quản lý Sinh viên của một số trường cũng phối hợp với một số công ty tổ chức chương trình hỗ trợ sinh viên về quê đón Tết Nguyên đán bằng những chuyến xe miễn phí. Có trường đại học còn trích ngân sách để hỗ trợ cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập về quê đón Tết với mong muốn sẻ chia một phần khó khăn về vật chất và động viên tinh thần đối với các em sinh viên đã vượt lên hoàn cảnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Có trường lại tặng tiền mặt cho sinh viên từ 100.000-500.000 đồng. Điều này cho thấy, nhà trường quan tâm, chăm lo chu đáo tới đời sống sinh viên.
Mỗi khi Tết đến, xuân về, những nỗ lực vươn lên của cá nhân mỗi sinh viên cùng với những món quà, sự hỗ trợ tuy không nhiều về giá trị vật chất của các trường đại học, cao đẳng nhưng đã mang lại ý nghĩa to lớn. Năm nay dẫu còn nhiều bạn sinh viên nghèo không có điều kiện về quê đón Tết cùng gia đình nhưng đi làm thêm cũng là cách để các em rèn luyện, trưởng thành hơn và thêm chút niềm vui nhỏ gửi đến bố mẹ ở quê. Dẫu có buồn nhưng biết suy nghĩ về hành động của mình để hướng đến mục đích tốt đẹp thì đó là niềm vui trong năm mới này. Chúc các em đón một năm mới vui vẻ, ấm áp và đầy ý nghĩa.
>> Chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng của bạn tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
">Sinh viên của tôi không về quê ăn Tết để ở lại Hà Nội kiếm tiền
Nhau thai (bánh nhau) là cơ quan kết nối thai nhi với tử cung của mẹ trong thai kỳ giúp cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Theo BS.CKI Lê Quang Hưng, Trung tâm Y học bào thai, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, nhau thai phát triển bất thường dẫn đến nhiều rủi ro sức khỏe cho thai nhi và thai phụ. Dưới đây là 5 tình trạng thường gặp.
Rối loạn chức năng bánh nhau
Đây là tình trạng bánh nhau không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Điều này có thể làm tăng nguy cơ thai chậm phát triển, dẫn đến sinh non, lưu thai hoặc biến chứng thai kỳ khác.
Nguyên nhân gây rối loạn chức năng bánh nhau gồm nhau thai quá nhỏ, bị tách khỏi niêm mạc tử cung, tổn thương, nhau hình dạng bất thường. Một số bệnh lý của người mẹ như tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim, tiền sản giật, nhiễm trùng, đông máu... mẹ bầu có thói quen hút thuốc, uống rượu bia, dùng thuốc không kê đơn... cũng có thể khiến nhau bị tổn thương.
Bệnh này không có triệu chứng rõ ràng. Nếu thai phụ xuất huyết vùng kín trong giai đoạn đầu mang thai, thai nhi ít chuyển động hơn, mẹ bầu tăng cân ít có thể là dấu hiệu cho thấy nhau bất thường.
Nhau tiền đạo
Nhau tiền đạo là tình trạng nhau nằm thấp, tràn qua lỗ trong tử cung sau 28 tuần thai, thay vì bám vào phần trên như bình thường, cản trở đường ra của thai nhi khi chuyển dạ.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như đa thai (song thai trở lên), mẹ mang thai nhiều lần, tiền sử u xơ tử cung, sẹo tử cung, bất thường cấu trúc tử cung... Các triệu chứng của nhau tiền đạo gồm chuột rút và chảy máu, thường xuất hiện sau tuần 20.
Bác sĩ Hưng cho biết bệnh ảnh hưởng đến ngôi thai, gây khó sinh, sinh mổ. Một số trường hợp nặng dẫn đến nhau cài răng lược, nhau bong non, sinh non, người mẹ mất nhiều máu, trẻ sơ sinh thiếu cân, suy hô hấp... Nếu bánh nhau không thể tách khỏi lớp niêm mạc tử cung thì bác sĩ phải chỉ định cắt bỏ tử cung, đồng nghĩa người phụ nữ không còn khả năng mang thai và sinh con.
">5 bất thường ở bánh nhau có thể tổn thương thai nhi