当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Levski Sofia vs Spartak Varna, 22h45 ngày 21/2: Tôn trọng đối thủ 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Trước đây, khi công dân đến nộp hồ sơ trực tiếp, công chức chuyên môn bộ phận “một cửa” tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đầy đủ thì sao chụp từng loại giấy tờ, scan chuyển thành tài liệu điện tử và hướng dẫn công dân vào tài khoản cá nhân để nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công (DVC).
Thế nhưng, hiện nay tất cả công dân đều phải thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng DVC qua ứng dụng VNeID, bảo đảm đầy đủ, chính xác dữ liệu của hồ sơ, giấy tờ được số hóa.
Chị Nguyễn Bảo Uyên, công chức Văn phòng UBND phường Nguyễn Nghiêm (TP.Quảng Ngãi) cho biết, qua triển khai, việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC mang lại hiệu quả tích cực. Kết quả số hóa hồ sơ, TTHC được người dân tái sử dụng giúp giảm giấy tờ, chi phí.
Nhất là thông tin được số hóa, khi công dân có yêu cầu cấp bản sao được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện, không mất thời gian đem bản gốc đi chứng thực như trước.
“Từ đầu năm 2024 đến nay, phường đã số hóa 1.637 hồ sơ đầu vào và số hóa kết quả đầu ra 1.644 hồ sơ. Việc giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân đều đảm bảo đúng thời gian quy định”, chị Uyên thông tin.
Theo đánh giá của TP.Quảng Ngãi, lượng hồ sơ, TTHC mà các cơ quan, đơn vị, địa phương của thành phố tiếp nhận ngày một nhiều. Nếu so với thời điểm chưa triển khai Đề án 06 thì khối lượng công việc hiện đã tăng gấp 3 lần.
Hơn nữa, trước đây việc giải quyết hồ sơ, TTHC chỉ thực hiện 1 khâu, thì nay phải thực hiện đồng bộ 3 khâu một lúc, từ số hóa đầu vào, số hóa đầu ra đến việc nhập dữ liệu trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia...
Song, với tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức từ các phòng, ban của thành phố đến các xã, phường, từ đầu năm đến nay, việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC ở cấp thành phố đạt gần 100% và cấp xã đạt từ 94 - 100%. Trong đó, 22 xã, phường đạt từ 99 - 100%.
Chủ tịch UBND TP.Quảng Ngãi Trà Thanh Danh nhấn mạnh, có được kết quả trên là nhờ công tác truyền thông thực hiện Đề án 06 của tỉnh rất hiệu quả, giúp ý thức của người dân trong thực hiện các DVC trực tuyến được nâng lên.
Cùng với đó là, người dân thấy được các tiện ích mà ứng dụng VNeID mang lại. Bên cạnh đó, thành phố yêu cầu cán bộ, công chức tăng cường vai trò, trách nhiệm của mình trong thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC. Đồng thời, giao Công an thành phố theo dõi, so sánh số liệu hằng tháng để kịp thời trao đổi, nhắc nhở.
Riêng đối với hồ sơ giấy, các địa phương đưa ra nhiều giải pháp để số hóa như huy động học sinh, đoàn viên, thanh niên hỗ trợ scan, nhập liệu vào hệ thống các ngày thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần.
Nếu làm tốt việc số hóa hồ sơ đầu vào và đầu ra, cùng với các hồ sơ thành phần liên quan đến thân nhân, cá nhân đề nghị giải quyết TTHC được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia sẽ giúp cho việc tái sử dụng sau này được thuận lợi.
Do đó, cán bộ, công chức của thành phố luôn nỗ lực, trách nhiệm với công việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC.
Theo BÁ SƠN(Báo Quảng Ngãi)
" alt="Thành phố Quảng Ngãi đẩy mạnh số hóa hồ sơ"/>Một ngày hè 2018 về quê, mấy người bạn nhắc: “Dịp Tết sắp tới, tụi mình huy động cả 2 lớp họp khoá đi, có 60 “mống” nên tụ tập cả cho xôm”.
![]() |
Bộ ảnh kỷ yếu của cựu học sinh Trường THPT Tiên Lãng - Hải Phòng khiến người xem thích thú khi tạo ra cảnh giả tưởng "gặp mặt sau 50 năm" |
Gặp gỡ lặt vặt, nhóm nhỏ hay từng lớp một thì vẫn diễn ra rồi, nhưng quy tụ tầm như thế này là chưa có thật. Chúng tôi hồ hởi dự định sẽ tổ chức vào ngày nào đó sau Tết Âm lịch, vì cho rằng đó là dịp có đầy đủ bạn bè hơn cả, mọi người hầu hết đều về quê ăn Tết.
Chẳng ngờ khi kết nối 2 lớp lại với nhau, các bạn đề xuất sẽ họp vào dịp 20/11, không chỉ gặp nhau mà còn là dịp tri ân thầy cô. Cũng đã 25 năm ra trường, đúng là chúng tôi chưa có dịp trở lại “cho ra tấm ra món”.
Một ban tổ chức nhanh chóng được thiết lập, với nguyên tắc: Phải tổ chức cho tất cả cùng về được, và vui.
Câu chuyện tài chính được thảo luận và chốt lại mức đóng góp thấp nhất sẽ là 500 nghìn đồng, còn lại kêu gọi tài trợ tự nguyện, để vừa tổ chức phần lễ cho trang trọng, vừa tổ chức phần hội cho thoải mái.
“Nhóm tài trợ” cho đến nay vẫn trong vòng bí mật. Dù tôi biết có những bạn ở xa không về được vẫn âm thầm góp 20-30 triệu đồng, hay có những bạn doanh nhân cực kỳ bận rộn nhưng không chỉ “góp của” mà còn tích cực “góp công” trong những lần đi lại Hà Nội – Thanh Hoá...
Cũng vẫn là những kế hoạch thường thấy như các buổi họp lớp, họp trường khác: Quà tặng thầy cô, trao suất học bổng học sinh, tặng tranh lưu niệm cho trường... Tất cả đều được thảo luận tỉ mỉ, từ kiểu cổ áo đồng phục, hay dòng chữ gì sẽ ghi trên tấm băng rôn...
Cuối cùng thì chúng tôi chốt được dòng chữ “Yêu thương tìm về”. Nghe có vẻ... sến, nhưng đến khi trở về trong vòng tay thầy cô, bè bạn, chúng tôi cảm nhận rất rõ cảm giác yêu thương không hề là sáo ngữ. Gần 60 cô cậu học trò và 30 thầy cô đã dạy chúng tôi trong suốt những năm cấp 2 đã có buổi gặp gỡ tràn đầy xúc cảm.
Để buổi trở về mang đúng nghĩa tri ân, chúng tôi chọn ngày thứ 7 của đầu tháng 11. Còn trước đó, những bạn trong ban tổ chức sẽ về sớm một ngày để đi thăm viếng tất cả những thầy cô đã mất, thầy cô đã quá già yếu ngày hôm sau không thể đi ra cùng.
Còn một lý do nữa là chúng tôi không muốn mất thời gian của các em học sinh hiện tại, dù rằng là ở những lứa đầu của trường, nhiều bạn thành đạt của khoá có thể “truyền cảm hứng” sinh động cho đàn em sau này...
Những ngày đạp trên chiếc xe “cởi truồng” không gác-đờ-bu từ các xã xa xôi ra thị trấn, vừa đi vừa trêu chọc nhau rôm rả; hay những bữa trưa mang cặp lồng cơm rau muống trứng luộc; rồi cả khoảnh khắc đang ngồi học thì ghế bỗng sập vì có chân được kê bằng chồng gạch... cứ thế tái hiện trong bài diễn văn xúc động.
Thời điểm chúng tôi họp lớp cũng là lúc dư luận đang quan tâm tới chuyện thiền sư Thích Nhất Hạnh về chùa Từ Hiếu, thành phố Huế, nơi ông xuất gia tu học thuở thiếu thời, để "ở lại trong một thời gian rất dài".
Thế là tôi cũng thêm chút "văn vẻ" phát biểu: "Có những người nổi tiếng nhưng chẳng có quê hương để mà về. Còn chúng ta, cũng như thiền sư Thích Nhất Hạnh, đều may mắn là có quê hương để trở về. Trở về để kết nối. Chúng ta kết nối lại với bạn bè, thầy cô, kết nối với quá khứ và kết nối cả tương lai...".
Thế mà mấy cô bạn gái cũng hoe hoe mắt, còn các anh con trai thì chạy ra lắc tay: "Xúc động!".
Cô bạn giáo viên dạy giỏi một trường cấp 3 ở Hà Nội hỏi xin bài diễn văn để “làm chất liệu ra đề cho học sinh”... Bạn nói, những trải nghiệm họp lớp của bản thân là chất liệu quý để dạy học trò một cách thấm thía về sự trân trọng thời học sinh của chính mình. Để làm sao sau này, khi ký ức trở về, đó nên là quãng đời đẹp đẽ...
Mấy ngày hôm nay, một trường học cấp 3 ở Nghệ An đang vất vả giải trình câu chuyện chào mừng một cựu học sinh “lộng danh”. Nhiều người biết chuyện có trách các thầy cô sao lại để giăng cái băng rôn với những ngôn từ rổn rảng “nhà báo quốc tế, thạc sĩ, tiến sĩ, tiến sĩ danh dự...”.
Tôi thấy giận cái anh cựu học sinh kia. Dù anh cố gắng góp sức cho quỹ khuyến học của nhà trường với 20 triệu đồng; nhưng sao lại bắt các thầy cô phải chào đón theo cách như thế?
Tôi cũng giận cả những nhà báo đi cùng. Tin yêu, hồ hởi và hồn hậu với các học trò cũ, vốn là thái độ của những người thầy ở quê xưa nay. Thôi thì, thầy cô đã trót tin yêu học trò cũ, nhưng còn những đồng nghiệp khác, sao lại “không có ý kiến gì” trước hành động háo danh như thế?
Bất giác, tôi không khỏi liên tưởng xa xôi. Dường như, sự ghi nhận thành công, thành tựu của các học trò lâu nay vẫn hướng tới những danh xưng học hàm, học vị khiến quan niệm về thành công bị bó hẹp.
Trân trọng (và chào mừng) cả những học sinh bình thường, có cuộc sống lương thiện và tử tế, sẽ góp phần khiến cho kiểu cựu học sinh “lộng danh” không còn đất "dụng võ".
Hạ Anh
Việc ông Lê Hoàng Anh Tuấn về trường THPT Nghi Lộc 3 (Nghệ An) về nói chuyện và xưng là "nhà báo quốc tế", lãnh đạo Hội nhà báo Việt Nam khẳng định là “lộng danh”.
" alt="Có 20 triệu đồng, cựu học sinh sao nỡ làm thầy cũ trường xưa “mắc lỡm”?"/>Có 20 triệu đồng, cựu học sinh sao nỡ làm thầy cũ trường xưa “mắc lỡm”?
Trước đó, đội KMA.L3N0V0 của Học viện Kỹ thuật Mật mã đạt điểm cao nhất vòng thi Sơ khảo cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN” năm 2022 đã được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam - VNISA phối hợp với Bộ TT&TT giới thiệu tham dự cuộc thi an toàn thông tin quốc tế Cyber Sea Game 2022 và đã đạt chức Vô địch cuộc thi này.
Các sinh viên tới từ đội thi KMA.L3N0V0 của Học viện Kỹ thuật Mật mã bao gồm Lê Thế Thắng (sinh năm 2001), Nguyễn Quang Bá (2002), Kỷ Hưng Chiến (2002) và Nguyễn Mạnh Dũng (2003) đã mang về kết quả ấn tượng, khi vượt qua các đội của Thái Lan, Singapore để giành vị trí dẫn đầu Cyber SEA Game năm nay. Đây cũng là lần đầu tiên đội tuyển sinh viên Học viện Kỹ thuật Mật mã được chọn đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi.
Cyber SEA Game là cuộc thi về kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin dành cho các đối tượng trẻ (gồm sinh viên và kỹ sư) từ 15 - 29 tuổi của các nước ASEAN, với sự hợp tác tài trợ của Nhật Bản. Cuộc thi được Trung tâm nâng cao năng lực an toàn thông tin ASEAN - Nhật Bản tổ chức với mục đích tạo cơ hội cho các sinh viên, kỹ sư trẻ hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin của các nước trong khu vực ASEAN được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm. Tính đến nay, các đội tuyển của Việt Nam đã nhiều lần giành giải cao tại cuộc thi Cyber SEA Game, với 2 giải Nhất trong các năm 2015 và 2022, giải Nhì các năm 2019 và 2020 và giải Ba vào các năm 2017, 2018.
Đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho hay: “Thành tích xuất sắc mà các đội sinh viên Việt Nam đạt được không chỉ cho thấy năng lực chuyên môn và kỹ năng của các đội thi mà còn mang ý nghĩa rất lớn đối với ngành an toàn thông tin Việt Nam. Kết quả đáng tự hào này cũng góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy công tác giáo dục, đào tạo, phát triển nhân lực để đảm bảo an toàn, an ninh mạng”.
" alt="Bộ GD&ĐT tặng bằng khen cho 6 đội sinh viên an toàn thông tin xuất sắc"/>Bộ GD&ĐT tặng bằng khen cho 6 đội sinh viên an toàn thông tin xuất sắc
Nhận định, soi kèo Lille vs AS Monaco, 23h00 ngày 22/2: Mặt trận cuối cùng
![]() |
Hồi học cấp 2, tôi có một cậu bạn rất nghịch ngợm, hay tìm cách chọc phá trong các giờ học.
Tên cậu là Minh, trùng tên với thầy giáo dạy môn Toán. Một lần, thầy đang giảng bài, cậu ta ngồi không yên, cứ quay lên, quay xuống nói chuyện, làm ồn.
Thầy giáo bực lắm, đi thẳng xuống, xách tai cậu ta đứng lên, hỏi "Tại sao em làm ồn trong giờ học?”. Không ngờ, cậu đáp ngay “Thưa thầy, tại bạn Tĩnh chửi em là tiên sư thằng Minh".
Mặt đỏ bừng, ngay lập tức, thầy cho một cái tát như trời giáng, hằn 5 ngón tay lên má, đuổi cậu ra khỏi lớp. Cả lớp chúng tôi sợ xanh mặt, còn cậu kia đi ra khỏi lớp nhưng vẫn ngấm ngầm thách thức sau lưng thầy.
Gần 20 năm sau, tôi gặp lại câu chuyện này ở chính lớp học sinh mình chủ nhiệm.
Trong giờ môn Vật lý, khi cô giáo đang giảng bài, em Hồng Loan vẫn ngỗi dưới lớp nghịch ngợm, mất tập trung.
Thùy, cô giáo Vật lý đã nhiều lần nhắc nhở nhẹ nhàng, nhưng Loan vẫn ‘phớt” lời, thậm chí, còn cười đùa rất vô duyên.
Không kiềm chế được nữa, cô đập bàn quát “Em Loan! Không học thì ra ngoài ngay, đừng có cái kiểu láo tôm láo cá như thế trong lớp học”.
Trong tiếng ồn ào của lớp học, tiếng Hồng Loan vang lên rõ mồn một “Tiên sư đứa nào chửi tao”.
Cô Thùy lặng người. 30 tuổi đời, 7 năm tuổi nghề, cô chưa bao giờ ở trong tình thế này.
Cố gắng kìm lại cơn giận, cô nói nhẹ nhàng nhưng kiên quyết “Em nào vừa nói, đứng dậy!”. Lớp lặng im, không em học sinh nào lên tiếng, ngay cả thủ phạm.
Cô vẫn tiếp tục nhẹ nhàng “Tôi hỏi em nào vừa nói, tôi cho một cơ hội đứng dậy tự nhận lỗi”. Vẫn không ai lên tiếng, không khí lớp học căng thẳng vô cùng. Cô buồn bã lắc đầu “Xin lỗi các em, tôi không thể tiếp tục dạy tiết học này. Phần còn lại của giờ học, tôi yêu cầu lớp tự sinh hoạt”. Rồi cô lặng lẽ xách cặp đi ra.
Không biết, các em đã tự sinh hoạt, thảo luận những gì. Nhưng đến cuối giờ học, em lớp trưởng xuống phòng chờ giáo viên mời cô lên lớp.
Trong lớp học, Hồng Loan với đôi mắt đỏ hoe, nức nở khóc và xin lỗi cô giáo. Cô vẫn nói với Loan bằng những lời nhẹ nhàng, không hề trách mắng.
Sau sự việc ấy, Loan gửi cho tôi - là giáo viên chủ nhiệm - bản tường trình và bản kiểm điểm.
Trong đó, em viết "Đây thực sự là lỗi lầm lớn trong cuộc đời em. Em rất biết ơn cô Thùy vì cô đã cho em một bài học sâu sắc về lòng bao dung”.
Tôi cầm bản kiểm điểm của Loan, lại nhớ tới hình ảnh bàn tay hằn trên má của cậu bạn năm xưa và tự hỏi không biết mình sẽ ứng xử như thế nào nếu ở vào tình huống của cô Thùy? Liệu mình có đủ bình tĩnh để không cho học sinh một cái tát, hay ít ra là không đuổi học sinh ra khỏi lớp học?
Hoàng Thanh
Khi cô giáo vẽ hình tròn trên bảng, cậu học trò lập tức chạy lên xoá đi khiến cô bật khóc. Không chỉ thế, cậu còn mang gà tới lớp và khi cô hỏi, bèn ôm gà bỏ ra ngoài.
" alt="Ứng xử thầy trò: Sau gần 20 năm, có một cái tát đã không lặp lại"/>Ứng xử thầy trò: Sau gần 20 năm, có một cái tát đã không lặp lại
"Tôi nhảy tàu từ Thái Nguyên vào TP.HCM với 2 bàn tay trắng, trong túi chỉ có 2.000 đồng. Vì hoàn cảnh, tôi buộc mình làm được mọi việc mà đàn ông và phụ nữ có thể làm", ca sĩ chia sẻ.
Lương Gia Huy từng lê la hát nhà hàng, quán ăn kiếm sống cho đến khi được cố nghệ sĩ Kim Ngọc và mẹ nuôi Hoài Linh hỗ trợ.
Khi được hát tại Sân khấu Trống Đồng, 126, Thảo cầm viên... anh bắt đầu tích cóp, cộng với 2.000 USD do mẹ nuôi Hoài Linh cho mượn đầu tư sản phẩm mới, từ đó sự nghiệp phất lên.
Ra đời sớm, Lương Gia Huy sống với nỗi nhớ nhà, người thân, quyết tâm làm giàu thay đổi cuộc đời. Anh muốn sống cuộc đời tốt đẹp hơn, không chỉ mình sung túc mà còn đủ sức lo cho gia đình ổn định.
Sau nhiều năm hoạt động âm nhạc, Lương Gia Huy tự hào vẫn đắt show, được khán giả yêu thương, gọi là 'Vua nhạc sàn'. Dù vậy, anh chưa hài lòng, muốn thử sức lĩnh vực mới là kinh doanh.
Lương Gia Huy dành nhiều thời gian tìm tòi, nghiên cứu trước khi 'lấn sân' sang kinh doanh. Ca sĩ đạt được thành công bước đầu khi vừa mở cơ sở thứ 2 ở Thái Nguyên sau Hà Nội.
Khi anh trai qua đời, Lương Gia Huy luôn đau đáu lo cho cuộc sống khó khăn của chị dâu và các cháu. Vì vậy, anh giao 1 cơ sở kinh doanh cháu ruột quản lý, qua đó lo cho cuộc sống của gia đình anh trai và người em khuyết tật.
"Tôi khá bận rộn đi diễn nhưng sẽ cố gắng cân bằng 2 vai trò nghệ sĩ và doanh nhân. Tôi tin khi làm điều gì bằng tất cả chân thành và tâm huyết đều sẽ được đón nhận", 8X nói.
Lương Gia Huy được bà xã kém 18 tuổi Thùy Uyên đồng hành sát sao trong công việc ca hát, kinh doanh. Với anh, gia đình là chỗ dựa tinh thần và động lực lớn nhất. Từng trải qua đổ vỡ hôn nhân, ca sĩ càng thêm tự hào vợ hiền con ngoan, trân quý tổ ấm nhỏ hiện tại.
MV 'U40' - Lương Gia Huy
Nhờ đó, fanpage đã thu hút đông đảo người xem và lượt theo dõi, đến nay fanpage của Hội Nông dân huyện có hơn 1,9 nghìn lượt người tiếp cận.
Cùng với đó, để hỗ trợ Hội Nông dân các xã, thị trấn lập fanpage riêng, Hội Nông dân huyện đã hướng dẫn hội viên cách thức tạo tài khoản, viết bài, chụp hình, xây dựng các video quảng bá về sản phẩm, dịch vụ để đăng trên mạng xã hội giới thiệu, quảng bá nông sản; sử dụng phương thức thanh toán điện tử an toàn, tin cậy cho các giao dịch thương mại điện tử.
Là một trong những hội viên được “hưởng lợi” từ cách thức bán hàng online này, anh Trương Đức Hoàng – HTX chăn nuôi gà đồi Ba Vì chia sẻ: “Nhận thấy, hiện nay việc thay đổi nhiều hình thức để phục vụ khách hàng rất cần thiết, không có cách nào khác là phải sử dụng thành thạo nền tảng mạng xã hội.
Quả thật sau một thời gian đưa sản phẩm gà đồi, trứng gà, vịt trời, gà ủ muối hoa tiêu lên trang cá nhân và các hội nhóm, anh đã có nhiều đơn đặt hàng ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Anh Hoàng cho biết, nhờ mạng xã hội mà anh giảm được thời gian và chi phí đi giao dịch, anh rất tự tin trong việc bán sản phẩm của HTX. Hiện nay, bên cạnh việc mở cửa hàng tiêu thụ tại Hà Nội, bán hàng trên website thì có tới 60% sản phẩm gà, vịt được bán qua mạng xã hội”.
Tương tự, sản phẩm Tương Khê Thượng của HTX sản xuất và thương mại Minh Quân cũng đã tiếp cận thị trường rộng lớn hơn qua kênh bán hàng hiện đại. Nhờ sớm ứng dụng công nghệ vào sản xuất và thực hiện chuyển đổi số vào sản xuất kinh doanh, năm 2021, sản phẩm Tương Khê Thượng đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, việc tiêu thụ sản phẩm theo cách truyền thống gặp nhiều khó khăn. Để thích ứng trong tình hình mới, HTX đã linh hoạt trong sản xuất kinh doanh, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm; thực hiện đăng ký bán hàng trên sàn giao dịch điện tử Postmart, tạo điều kiện khách hàng có thể ngồi tại nhà lựa chọn và được giao hàng tận nơi, qua đó cũng giúp HTX thêm một kênh tiêu thụ cho sản phẩm.
Không chỉ tạo điều kiện để hội nông dân đăng tải, giới thiệu quảng bá trên fanpage của hội mà Hội Nông dân huyện Ba Vì còn tăng cường hỗ trợ nông dân ứng dụng và khai thác tốt các kênh thông tin từ mạng xã hội, tận dụng nền tảng trực tuyến quảng bá, kết nối tiêu thụ nông sản, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi quy trình sản xuất theo hướng hiện đại.
Hội Nông dân huyện và Bưu điện huyện đã ký kết kế hoạch phối hợp hỗ trợ nông dân Ba Vì chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa năm 2022.
Trong đó, một số sản phẩm như: Tương Khê Thượng, sữa Ba Vì, miến dong Minh Hồng đã được đưa lên giới thiệu và bán tại sàn giao dịch thương mại điện tử postmart.vn/agri-postmart.vn và hệ thống điểm bán hàng của hai bên.
Việc triển khai sàn giao dịch thương mại điện tử postmart, cũng là hoạt động nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, hội viên nông dân nâng cao nhận thức và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số nông nghiệp cũng như bắt kịp xu thế thị trường, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, cán bộ Hội Nông dân huyện còn tích cực làm cầu nối giữa các hộ sản xuất với khách hàng thông qua việc giới thiệu các sản phẩm của hội viên trong các nhóm zalo, group để hỗ trợ hội viên tiêu thụ sản phẩm nông sản và các sản phẩm OCOP như: gà đồi, giò đà điểu, ổi, dưa chuột, bưởi…
" alt="Hội Nông dân huyện Ba Vì hỗ trợ hội viên bán nông sản qua mạng"/>Hội Nông dân huyện Ba Vì hỗ trợ hội viên bán nông sản qua mạng