Nhận định, soi kèo Al
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Bình Dương vs Sông Lam Nghệ An, 18h00 ngày 22/2: Không dễ bắt nạt -
Nhiều người dân Thủ đô sáng nay tan bão, đã dong xe làm một vòng để trở về với nỗi xót xa cho những cái cây vốn đã trở thành một phần linh hồn của đô thị Hà Nội. Cổ thụ, có nên trồng trên phố?Cây đổ cũng là một trong những nguyên nhân gây thiệt mạng cho 14 người trong cơn siêu bão vừa qua.
Nhưng không chờ đến bão, thỉnh thoảng, nhánh cây già ở đâu đó vẫn thình lình rơi, cướp đi mạng sống của con người. Gần đây nhất, một phụ nữ tử vong khi đang đi trên đường An Dương Vương, quận 5, TP HCM vì nhánh cây đổ vào người.
Những thiệt hại nặng nề này khiến một câu hỏi cũ lại được đặt ra: có nên giữ lại cây cổ thụ ven đường hay mạnh dạn thay thế bằng cây nhỏ hơn, phù hợp hơn.
Về lâu dài, cổ thụ trên vỉa hè nên được xem xét thay thế bằng cây thấp hơn với tán phủ tốt hơn để đảm bảo an toàn. Các lý do chính bao gồm:
Việc trồng cổ thụ cao hàng chục mét trên vỉa hè rất ít gặp ở nhiều quốc gia. Các nước đã thực hiện chương trình thay thế luân phiên cây lớn để đảm bảo an toàn. Cây quá cao thường không che bóng hiệu quả, vì phần lớn thời gian trong ngày, bóng cây sẽ đổ vào nhà dân hơn là lòng đường.
Cây cổ thụ với bộ rễ lớn dọc vỉa hè có thể gây hư hại hạ tầng kỹ thuật, bong tróc nền đường và tốn kém chi phí chăm sóc, bảo trì hơn nhiều so với cây nhỏ.
Các giống cây lớn nên được trồng và bảo vệ ở công viên, vườn bách thảo hoặc khu vực ít người qua lại để giảm nguy cơ rủi ro từ cành cây gãy. Cây trồng dọc vỉa hè nên là các cây có chiều cao trung bình thấp, thân cành dẻo dai và có tán lá rộng để tạo bóng tâm tốt.
Chặt và thay thế cây cổ thụ luôn là vấn đề gây tranh cãi, thậm chí là nhạy cảm ở nhiều quốc gia. Nhưng việc đảm bảo an toàn cho cộng đồng phải được đặt lên hàng đầu. Ở Singapore, cơ quan quản lý cây xanh NPARKS kiểm tra định kỳ những cây đạt kích thước hoặc tuổi nhất định để quyết định giữ lại hay đốn hạ. Việc chặt tỉa và trồng mới được thực hiện luân phiên theo hình thức cuốn chiếu, tức là, cây tới tuổi được đốn bỏ luân phiên và trồng thay cây con mới, để duy trì cảnh quan và bóng mát. Những cây cao trên 20 m chỉ được trồng ở công viên, ngoại ô hoặc ven đô, nơi có không gian đủ lớn để bộ rễ phát triển.
"> -
Ca sĩ bolero Thanh Hằng bị ung thư giai đoạn 3 vẫn đi bán kẹo kéo mưu sinhThanh Hằng bên ca sĩ Long Nhật. Ảnh: NVCC Vốn tính kiên cường, Thanh Hằng buồn, sốc khi hay tin bệnh đang ở giai đoạn 3B nhưng vẫn lạc quan, tuân thủ điều trị. Chị chủ động xuống tóc trước đợt hóa trị đầu tiên vì sợ phải nhìn cảnh tóc rụng dần.
Mỗi đợt hóa trị, giọng ca bolero thường xuyên nôn mửa, đau đầu và tiêu chảy vài ngày liền. Cả người sưng phù, đau nhức, chị vẫn không than vãn.
Đến khi được thông báo tình trạng trầm trọng hơn sau 5 tháng điều trị, lần đầu Thanh Hằng khóc nhiều, gục ngã, cảm thấy cánh cửa trước mắt như đóng sầm lại.
Ký ức thần đồng và giọt nước mắt
Thanh Hằng hiện sống cùng mẹ, chồng và con gái trong một căn nhà thuê ở đường Nguyễn Văn Linh (Bình Hưng, huyện Bình Chánh). Chị lần đầu lên sân khấu biểu diễn chuyên nghiệp năm 6 tuổi, từng được yêu thích tại các chương trình tạp kỹ của những bầu sô hàng đầu như Duy Ngọc, Hương Loan, Phương Tường...
Thời nổi tiếng, lịch trình biểu diễn của nữ ca sĩ dày kín ra Bắc vào Nam. Cuộc sống như vòng lặp với "xe hơi, máy bay và khách sạn phòng VIP", được báo giới ưu ái gọi là thần đồng âm nhạc. Sau đó, chị còn góp mặt trong một số bộ phim.
19 tuổi, Thanh Hằng yêu rồi cưới ông xã hiện tại tên Hoàng Anh. "Lấy chồng theo chồng", hai người phiêu bạt khắp nơi nên chị không còn nhiều dịp biểu diễn ở TP.HCM, hầu như chỉ đi hát ở tỉnh. Dần dà, cái tên "thần đồng Thanh Hằng" đi vào quên lãng.
Thanh Hằng hát "Sao trời làm gió" cùng nghệ sĩ Kim Tử Long. Clip: Long Nhật
Sau mùa dịch Covid-19, Thanh Hằng chưa trở lại sân khấu. Ông xã Hoàng Anh cũng từng đi hát rồi sớm giã từ sự nghiệp, làm tài xế xe công nghệ mưu sinh.
Nhìn chồng chạy xe từ sáng đến tối kiếm được nhiều nhất 300 nghìn đồng lo cho 4 miệng ăn, nhà lại có mẹ già hay đau ốm, con nhỏ cần học phí, Thanh Hằng không đành lòng nên gác lại giấc mộng viển vông, đi hát rong và bán kẹo kéo mưu sinh.
Đêm đầu tiên, vì sợ gặp người quen, chị không dám đỗ xe trước quán nhậu, kết quả bán được vỏn vẹn 75 nghìn đồng.
Sau 2 ngày khóc vùi, Thanh Hằng dẹp cảm giác ái ngại, quyết tâm kiếm tiền phụ chồng. Từ đó đến nay, mỗi đêm ca sĩ có thể kiếm được vài trăm nghìn đồng.
Tổng thu nhập 2 vợ chồng khoảng 15 triệu đồng/tháng phải chi trả cho các khoản: tiền thuê nhà, điện, nước, thuốc men, sinh hoạt phí... Chi phí khám chữa, xét nghiệm và 4 đợt hóa trị đến nay hơn 80 triệu đồng.
"Dù quen mặt hết anh chị em trong nghề nhưng khán giả ngày nay không còn biết tôi là ai nữa. Giọng hát và ngoại hình đều phai tàn, tôi tự nhủ mình không còn gì để mất, phải sống và bước tiếp", chị rơm rớm nước mắt.
Điểm sáng trong cuộc đời buồn
Vì 2 cú sốc bệnh tật nối tiếp, Thanh Hằng từng gục ngã, nhờ chồng con mà có thể đứng dậy. Ngay khi biết vợ bị ung thư, anh Hoàng Anh đã bí mật cạo đầu, phát nguyện ăn chay.
"Lúc thấy anh với cái đầu trọc, mắt tôi nhòe đi. Tôi rầy: 'Trời ơi, ông khùng hả' nhưng lòng ngập tràn hạnh phúc", giọng ca 8X kể.
Con gái sinh năm 2004 thương cha mẹ nên không vào đại học mà học nghề, hiện làm nhân viên pha chế với mức lương 5 triệu đồng/tháng. Cô tự lo bản thân, thỉnh thoảng gửi mẹ 500 nghìn - 1 triệu đồng dù chị không nhận.
Thanh Hằng khóc, xúc động khi được đồng nghiệp giúp đỡ. Ảnh: NVCC Từ khi biết Thanh Hằng bệnh, con gái cũng dành nhiều thời gian ở bên tâm sự, động viên và tập tành ăn chay. Cô 20 tuổi vẫn duy trì thói quen xin phép, thông báo cha mẹ đi đâu, làm gì.
Hiện, Thanh Hằng vẫn nỗ lực đi hát rong, bán kẹo kéo, thậm chí nhận hát đám tiệc nếu có lời mời. Chị biết chiến đấu với bệnh tật là hành trình dài nên cứ đủ khỏe là ra đường làm việc, kiếm đồng nào hay đồng ấy.
Ca sĩ cho hay: "Có người thấy tôi đi bán kẹo kéo liền nói: 'Con nhỏ này còn khỏe lắm, bệnh tật gì đâu' nhưng tôi không thể ngồi yên trong tình cảnh như vậy được".
Thanh Hằng trăn trở nhất về mẹ và con gái. Chị sợ nếu phải giã từ cõi tạm sẽ không thể tiếp tục lo cho mẹ già và con gái chưa vững vàng bước vào đời.
"Khi tôi mất đi, ông xã có yêu thương đến mấy thì vài năm cũng phải có người khác. Nếu xảy ra bất trắc, tôi đã nhờ cậy anh niệm tình nghĩa vợ chồng 23 năm mà gửi mẹ mình vào viện dưỡng lão, mỗi tháng lên thăm 1 lần, cho 200 - 300 nghìn đồng là được. Tôi cũng dặn con gái tương tự. Nếu được, tôi ước được sống vài năm nữa, khi mẹ tạ thế rồi mình đi theo cũng không sao", chị trải lòng.
Về 36 năm hát, thỉnh thoảng, Thanh Hằng mơ thấy cô bé nhí nhảnh, hoạt bát trên sân khấu ngày trước rồi khóc. Dù tiếc nhớ thời đỉnh cao, chị vẫn luôn tự động viên mình còn tay chân lành lặn để lao động kiếm sống, may mắn hơn nhiều người.
Gia đình vừa là hạnh phúc vừa là niềm hãnh diện duy nhất của Thanh Hằng. Mỗi khi đồng nghiệp xuýt xoa về cuộc hôn nhân 23 năm bền chặt của mình, chị lại vui trong lòng. Dù cuộc sống không như ước mơ thuở bé, chị vẫn mãn nguyện với tổ ấm nhỏ đang có.
"> -
Dự án tranh panorama Chiến thắng Điện Biên Phủ đoạt giải báo in thế giớiTừ 4 trang in bức tranh trên báo, bạn đọc cắt và ghép thành bức tranh panorama "Chiến thắng Điện Biên Phủ" dài 3,21m. Theo ông Lê Quốc Minh, các giám khảo đều đánh giá cao sự độc đáo và sáng tạo của đội ngũ thực hiện dự án và khẳng định rằng số báo đặc biệt của báo Nhân Dân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quan trọng, truyền tải thông tin về giai đoạn lịch sử của đất nước bằng cách thức mới mẻ và sáng tạo. Điều này giúp kết nối thế hệ trẻ với quá khứ, từ đó thu hút sự quan tâm của độc giả trẻ.
Trước đó, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), báo Nhân Dân đã tổ chức đợt thông tin đặc biệt về sự kiện.
Điểm nhấn trong đợt thông tin đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ là số báo Nhân Dân hàng ngày ra mắt ngày 7/5 được tăng thêm 12 trang, trong đó, 4 trang in toàn bộ bức tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủvới hơn 4.500 nhân vật.
Đây là bức tranh tái hiện quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, khơi lại nguồn cảm hứng sáng tạo và phục vụ việc giáo dục tuyên truyền tới nhân dân.
Bạn đọc có thể cắt các trang báo Nhân Dân số đặc biệt, ghép thành bức tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ, treo trong phòng khách, nơi công cộng hoặc chụp ảnh check-in trên mạng xã hội...
Hơn 200 bài báo đã đăng tải về các sự kiện liên quan đến công trình này. Và sau một tuần sự kiện lịch sử 7/5 trôi qua, nhu cầu sở hữu ấn phẩm này vẫn chưa dừng lại. Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản phụ san từ nguồn xã hội hóa để đáp lại sự mong mỏi của bạn đọc.
Triển lãm tương tác tranh panorama Chiến thắng Điện Biên Phủ của báo Nhân Dân. Chỉ trong một tuần, triển lãm tương tác tranh panorama Chiến thắng Điện Biên Phủcủa báo Nhân Dân diễn ra đồng thời tại Hà Nội và Điện Biên thu hút gần 30.000 người tham quan. Triển lãm trưng bày bức tranh panorama bao quanh hình tròn đường kính 5,5m, cao hơn 3m và trải nghiệm công nghệ thực tế tăng cường với mô hình 360 độ.
Chia sẻ với PV VietNamNet, hoạ sĩ Lương Xuân Đoàn - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam khẳng định: "Chúng tôi đánh giá đây là kỳ tích của các họa sĩ trẻ khi mang đến cho nền mỹ thuật đương đại Việt Nam một tác phẩm hết sức xứng đáng, khẳng định sự tôn vinh những chiến sĩ Điện Biên năm xưa và bộ đội Cụ Hồ".
Ảnh: BTC
'Tranh panorama về Chiến thắng Điện Biên Phủ là kỳ tích của Mỹ thuật Việt Nam'Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Lương Xuân Đoàn cho rằng, việc tạo ra bức tranh panorama 'Chiến thắng Điện Biên Phủ' là kỳ tích của các họa sĩ trẻ mang đến cho nền mỹ thuật đương đại Việt Nam.">